25/10/2015
Lạm bàn về:
Tỉnh Quảng Đông
tỉnh phía Nam nhất lục địa Trung Quốc,
GDP lớn nhất mọi tỉnh Tàu…
GS Tôn thất Trình |
Phần II: Phát triễn Quảng Đông
Kinh tế Quảng Đông đủ lớn để xếp ngang hàng nhiều quốc gia . Năm 2014 , Sản phẩm Nội địa Ròng – Gross Domestic Product , GDP là khỏang 1 104. 75 tỉ $ US , và đứng đầu Trung Quốc về GDP kể từ năm 1989 . Quảng Đông chiếm 10.66 % của 10.36 ngàn tỉ $ US của Trung Quốc. GDP Quảng Đông đã lớn hơn GDP của Inđônêxia, đứng hàng thứ 16 về Sức Mua Tương Đương- Purchasing Power Parity . Tính theo đô la Mỹ , GDP Quảng Đông chỉ đứng sau 5 nước -tiểu bang - thành phố , theo cách xếp hạng thế giới là : Anh Quốc , California , Texas , New York và Tokyo . Ngang hàng GDP của Đại vùng đô thị - metropolitan area TP Los Angeles . Mức tiến triễn GDP của Quảng Đông như sau : năm 1980 là 24 521 triệu Yuan - RMB; năm 1985 là 55 305 triệu ; năm 1990 là 140 184 ; năm 1995 là 538 132 ; năm 2000 là 966 223 ; năm 2008 là 3 570 000 ; năm 2009 là 3 908 000 ; 2010 là 5 596 000 triệu gấp hơn 20 lần 30 năm trước.
Sau cuộc Cách Mạng Cọng Sản và mãi cho đến lúc khởi đầu các cải cách của Đặng Tiểu Bình năm 1978 , Quảng Đông là một nền kinh tế lạc hậu , dù cho một nền kinh tế ngầm , căn bản dịch vụ lớn luôn luôn hiện diện . Các chánh sách phát triễn kinh tế đã khuyến khích phát triễn công ( kỷ ) nghệ các tỉnh nội địa Trung Quốc , nối kết yếu kém Quảng Đông qua hệ thống chuyên chở. Chánh sách tự túc của Chánh phủ làm cho vị trí Quảng Đông tiến ra các đại dương không thích nghi. Chánh sách Đặng Tiểu Bình mở cửa thay đổi hòan tòan nền kinh tế Quảng Đông , nhờ lợi dụng ưu điểm tỉnh có đường ra các đại dương, gần Hông Kông và các nối kết lịch sử với Hoa Kiều . Thêm vào đó mãi cho đến thập niên 1990, khi hệ thống thuế khóa Tàu được cải cách , Quảng Đông thừa hưởng tỉ xuất thuế tương đối thấp chánh phủ trung ương thiết đặt ,vì Quảng Đông lúc đó thuộc vào lọai tình trạng lạc hậu kinh tế sau Giải Phóng .
Mức phồn thịnh kinh tế Quang Đông bắt đầu các năm đầu thập niên 1990 và kể từ đó lan rộng qua các tỉnh lân cận , khiến cho họ lôi cuốn dân số tỉnh vào bên trong , nội địa. Tăng trưởng kinh tế Quảng Đông tùy thuộc lớn vào chế tạo giá trị cộng thêm thấp , là đặc điểm ( hiện vẫn còn định nghĩa phát triễn theo nhiều phương hướng) nền kinh tế tỉnh tiếp theo các cải cách Đặng Tiểu Bình . Quảng Đông không chỉ là tỉnh xuất khẩu hàng hóa lớn nhất Trung Quốc mà còn là nơi nhập khẩu lớn nhất nước .
Ngày nay , Quảng Đông là một trong những tỉnh giàu nhất quốc gia , có nhiều tỷ phú nhất lục địa Trung Quốc , và như đã nói trên là tỉnh có GDP cao nhất Trung Quốc , dù rằng tăng trưởng lương bổng chỉ mới bắt đầu tăng thêm , nhờ có một dòng lao động di cư lớn đến từ các tỉnh khác . Năm 2011, GDP danh nghĩa tập hợp đạt 5.3 ngàn tỉ RMB ( 830.60 tỉ $US) và GDP mỗi đầu người là 47 689 RMB , gần 7000 $US . Nhắc lại là GDP mỗi đầu người TP Sài Gòn lớn nhất mọi tỉnh - TP Việt Nam, năm 2011 chỉ mới khỏang 3360 $ US. , và cuối năm 2013 là 4500 $US . Đến cuối năm 2015, chánh quyền tỉnh Quảng Đông hy vọng là công nghệ dịch vụ sẽ chiếm hơn 50% GDP tòan tỉnh và chế tạo cao kỷ sẽ đạt 20% GDP. Năm 2009, công nghệ sơ cấp Quảng Đông trị giá là 201 tỉ yuan , thứ cấp 1.93 ngàn tỉ , và tam cấp 1.78 ngàn tỉ . Năm đó , GDP mỗi đầu người là 40 748 yuan ( chừng 5 965 $US ). Quảng Đông góp phần chừng 13% tổng sản xuất quốc gia Tàu . Nay , Quảng Đông có 3 trong 6 Vùng Kinh tế Đặc Biệt của Trung Quốc là : Thẩm Quyến – Shenyen , Sơn Tú- Shantou và Chu Hải - Zhuhai. Tuy nhiên , giàu có- phồn thịnh Quảng Đông vẫn luôn luôn tập trung gần Châu thổ sông Châu. Năm 2008, thương mãi quốc ngọai cũng đã tăng thêm 7.8% so vớ inăm 2007. Và cũng lớn nhất Trung Quốc . Tính theo con số , thương mãi quốc ngọai Quảng Đông lên đến 638 tỉ $US , nghĩa là trên 25% tổng số thương mãi quốc ngọai của Trung Quốc là 2.5 ngàn tỉ $ US .
Nông nghiệp
Từ nhiều thế kỷ qua , nông nghiệp là nền tảng kinh tế Quảng Đông . Nhưng tỉ xuất nông nghiệp tỉnh giảm dần kể từ thập niên 1980. Một phần vì đô thị hóa mau lẹ, kể từ cuối thập niên 1980, đã chiếm nhiều đất đai trồng trọt, nhất là quanh các thị trấn chánh . Và thêm vào đó , giá trị tương đối của hàng hóa chế tạo công nghệ tỉnh đã tăng lên cao kịch tính ngạc nhiên, từ thập niên 1980.
Lúa gạo là cây trồng chánh . Vì chỉ có 1/5 đất đai là canh tác được, bắt buộc nông nghiệp phải thâm canh triệt để và đất gieo trồng giới hạn phần nào được bù chì lại nhờ làm nhiều mùa liên tiếp trên cùng mỗi thửa một năm. Tiến bộ về tưới tiêu và kiểm sóat lụt lội làm kiểm sóat nước nôi đồng ruộng làm được trên tất cả ruộng vườn , nên sản xuất năng xuất luá gạo rất cao. Canh tác và tưới tiêu mỗi ngày mỗi cơ giới hóa thêm , và đặc biệt ruộng vườn bón nhiều phân bón hóa học.
Hai mùa lúa một năm trên mọi đất canh tác và ở châu thổ sông Châu thường là 3 mùa một năm . Thế cho nên, mặc dù năng xuất trung bình hoa màu - lúa gạo thấp hơn trung bình Tàu , năng xuất hàng năm lại lớn hơn. Dù ngũ cốc làm thực phẩm chiếm gần hết diện tích trồng trọt, các mùa màng công nghệ và cây trái được trồng trên các đất đai không trồng ngũ cốc , cũng quan trọng cho Trung Quốc . Quảng Đông sản xuất gần như phần lớn sản xuất mía ở Tàu. Tại phần Quảng Đông nhiệt đới ,một số cây công nghiệp trồng thành công gồm cây cao su, sợi sisal , dầu cọ - palm oil , sợi gai dầu- hemp , cà phê, và tiêu đen . Các sản phẩm nông nghiệp truyền thống khác là khoai lang , đậu phụng ( lạc ), và trà ( chè ). Hơn 300 lọai trái cây đ+ợc vun trồng , đáng kể ra nhất là cây có múi ( cam quýt – citrus ) vãi ( lệ chi ), thom dứa , và chuối .
Quảng Đông, nhờ bờ biển dài, sản xuất 1/5 tổng số cá Trung Quốc. Sản xuất cá có khi chiếm đến 1/3 lợi tức của vài địa phương . Cá đánh bắt ở nhiều ngư cảng Quảng Đông, gồm hơn 400 lọai cá nước mặn là cá ngạn vàng – yellow croaker, cá trích trắng – white herring, cá thu – mackerel , cá chuổi vàng – golden thread và cá chim – pomfret … Nuôi cá trong ao hồ hay dọc theo các bờ sông và bơ, biển rất thịnh vượng .
Công nghệ
Vào những năm đầu giữa thế kỷ thứ 20 , Quảng Đông trải qua kinh nghiệm một tăng trưởng cận đại khi Quảng Châu phát triễn thành một trung tâm công nghệ , thương mãi và chuên chở . Nhưng vì nghèo nàn các trầm tích sắt nên ít ai chú ý tới Quảng Đông trong Kế họach Ngũ Niên Thứ Nhất ( 1953- 57 ). Khám phá ra các khóang chất khác đề xướng phát triễn vài công nghệ nặng gồm cả kim lọai, và biến chế hóa chất dầu lữa, chế tạo máy móc và đóng và sửa chửa tàu thủy . Đa số công nghệ này vẫn còn tập trung Quảng Châu .
Dự trữ than đá và các trầm tích măn gan , phần lớn có vị trí ở miền Bắc và Đông Bắc tỉnh gần Sào Quan - Shaoguan và Mỹ Châu- Meizhou , dù một vài than đá hạng thấp hơn cũng tìm thấy ở Bán đảo Leizhou. Các trầm tích diệp thạch chứa dầu- oil shale cũng được khám phá gần Mao Minh – Maoming , ngay phía Bắc bán đảo. Tungsten thường liên kết với bismuth , molybdenum và các trầm tíchthiếc , cũng được khai thác gần biên giới Giang Tây – jiang xi , nơi đây cũng tìm ra uranium. Tỉnh có các dự trữ germanium và tellurium và cũng có vài mỏ chì và antimony .
Công nghệ nhẹ luôn luôn đáng kể trong tỉnh . Ngòai thủ công ra , công nghệ nhẹ , đặc biệt là biến chế thực phẩm và chế tạo tơ sợi chiếm một lảnh cực lớn công nghệ sản xuất. Sau khi 3 vùng kinh tế đặc biệt đầu tiên Trung Quốc được thiết lập ở Quảng Đông vào đầu thập niên 1980, sản xuất công nghệ nhẹ tăng trưởng phi thường ,đặc biệt ngành áo quần, giày dép và nước ngọt . Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ thứ 21 , tỉ xuất giá trị công nghệ nhẹ giảm xuống kịch tính trong nền kinh tế tỉnh, so với những lảnh vực công nghệ phát triễn mau lẹ , đáng nêu lên là ngành điện tử và kỷ thuật thông tin . Các chế tạo chánh yếu khác gồm có ô tô và mô tô, máy móc điện , hóa học dầu lữa , vật liệu xây xất , giấy và dược phẩm . Đa số các công nghệ này nhắm về xuất khẩu , đáng nêu lên là của những xưởng thiết lập trong 3 vùng kinh tế đặc biệt.
Danh sách các vùng phat triễn kinh tế và kỷ thuật Quảng Đông ngày nay
- Vùng Mới Quốc gia va Phát triễn Công nghệ Cao Kỷ Phố Sơn- Foshan
- Quận ( district ) Phát triễn Quảng Châu
- Vùng biến chế xuất khẩu Quảng Châu
- Vùng Thương mãi Tự do Quảng Châu
- Vùng phát triễn kinh tế và kỷ thuật Nam Sa – nansha, Quảng Châu
- Vùng Nghĩ Dưỡng – Resort ( Quan điểm Tàu ) khu du lịch Hồ nam – Nanhu , Quảng Châu
- Vùng Mới và Phát triễn Cao Kỷ Quảng Châu
- Vùng phát triễn kỷ thuật và kinh tế Huy Châu – Huizhou Đại Diên Văn- Dayawan
- Vùng phát triễn Cao Kỷ Huy Châu - Trung Khải – Zhongkai
- Vùng Thương mãi Tự do Nam Sa - Nansha
- Vùng Thương mãi Tự do Sơn Tú – Shantou
- Vùng Thương mãi Tự do Sa Tú Giao ? – shatoujiao
- Vùng chế biến xuất khẩu Thẩm Quyến
- Công viên Công nghệ Cao kỷ Thẩm Quyến
- Vùng Thương mãi Tự do Diên Thiên ? - Yantian
- Vùng Phát triễn kinh tế kỷ thuật ( quan điểm Tàu ) Trương Giang – Zhanjiang
- Vùng phát triễn quốc gia công nghệ cao kỷ Chu Hải –Zhuhai
- Vùng Thương mãi Tự do Chu Hải
- Vùng phát triễn công nghệ cao kỷ Đuốc- Torch Trung Sơn – Zhongshan
Nhắc lại là năm 2006; Sài Gòn có hai công viên cao kỷ là Công viên Phần mềm – Software Quang Trung và công viên Cao kỷ SHTP , 3 khu chế xuất – export processing zones và 12 công viên công nghệ ; năm 1995 Hà Nội đã có 9 khu tập trung công nghê : Minh Khai, Vĩnh Tuy, Thượng Đình , Đông Anh , Cầu Diễn- Nghĩa Đô , Gia Lâm – Yên Viên , Trương Định -Đuôi Cá , Văn Điễn – Pháp Vân , Chèm , Cầu Bươu và các khu chế xuất và khu tập trung kỷ nghệ cao : khu chế xuất Sóc Sơn, Khu công nghiệp tập trung Sài Đồng –Gia Lâm, khu công nghiệp tập trung Đông Anh và Phía Nam Cầu Thăng Long …
Giao thông
Hệ thống sông Châu nối kết các vùng Quảng Đông khác nhau về kinh tế và văn hóa. Thêm vào đó, một số đường tàu thủy chuyên chở bờ biển hay Quốc tế nối liền hơn 100 hải cảng nhỏ lớn tỉnh . Các hải cảng lớn gồm luôn cả hải cảng của Quảng Châu là Hòang phố - Huangpu, Trương Giang- Zhanjiang và Sơn Tú ( Đầu ? ) - Shantou đều có tầm quan trọng quốc gia . Chuyên chở đường thủy chiếm đến 2/5 tổng số hàng hóa Quảng Đông , các đường thủy luôn luôn được duy trì nhờ đào vét , mở rộng và làm sạch dòng .
Liên lạc với các tỉnh khác tùy thuộc chánh vào đường bộ. Quảng Đông đã kiến thiết ra một trong những mạng lưới xa lộ tốt đẹp nhất Trung Quốc, chạy dọc theo các thung lũng sông. Cả xa lộ lẫn đường xe lữa liên tỉnh, thường chạy theo hướng Bắc Nam. Đường xe lữa khẩn thiết Bắc Bình - Quảng Châu có hai cặp đường rầy vào thập niên 1960. Giữa năm 1990, một đường xe lữa chánh Bắc Nam từ Bắc Bình đến Kowloon ( Jiu Long ) tại Hồng Kông được khánh thành . Ưu tiên thấp bé đặt cho hướng Đông Tây là thiếu đường xe lữa chạy song song sông Tây- xi River và sự kiện là đường Quảng Châu - Trương Giang chỉ mở chạy năm 1963 . Tuy nhiên, đường này nối với một đường khác hòan tất năm 1956 chạy theo hướng Tây Bắc đến Lý Đường - li tang ở Quảng Tây, nối tỉnh bằng đường rầy với tỉnh kế cận phía tây . Một đường xe lữa mới nối Quảng Châu với Sơn Tú ngang qua Mỹ Châu ( phía Bắc Sơn Tú ) được khánh thành giũa thập niên 1990 và kéo dài phía Đông đến tỉnh Phúc Kiến năm 2000. Cọng thêm là một số xa lộ cao tốc đã xây cất để nối các thành phố lớn Quảng Đông và Hồng Kông , Ma Cao với các tỉnh láng giềng , ngọai trừ tỉnh đảo Hải Nam.
Quảng Đông cung cấp một nối kết thiết yếu cho các đường hàng không dân sự nội địa và quốc tế. Dịch vụ máy bay nối tỉnh với nhiều thành phố quốc tế. Để giải quyết chuyễn vận máy bay mỗi ngày mỗi gia tăng , phi trường Bái ( Bạch ? ) Vân Quảng Châu đã dược mở rộng và cận đại hóa thêm .
Những đặc điểm khác của Quảng Đông
Địa điểm du lịch đáng kể Quảng Đông là Núi Đan hạ - Danxia, V iệt Xi’u ? – Yuexiu ở Quảng Châu , Hồ Sao – Star Lake và Vách đá cheo leo Bảy Sao- Seen Star Crags , núi Đình Hồ - Dinghu , công viên kỷ niệm Tôn Văn- Sun Yat-sen ở Trung Sơn – Zhongshan.
Tổng quát , bệnh viện , nhà thương tư và rất nhiều trạm y tế , kể luôn cả các trung tâm hộ sinh đều có tại mức địa phương . Các bệnh viện trang bị và nhân viên tốt hơn được duy trì tại mức quận huyện và tỉnh . Giáo dục y tế đã được mở mang thêm nhiều và gồm luôn cả một Viện Đại học Đông Y Tàu . ( tỉ như châm cứu và thuốc cây cỏ ). Nhiều lớp huấn luyện y khoa thời gian ngắn hạn được tổ chức cho các nhân viên y tế biệt phái về nông thôn . Phát triễn các dịch vụ y khoa , song song với cải thiện tổng quát về giáo dục vệ sinh và y tế đã thành công lọai bỏ nhiều lọai bệnh thường thấy trước đây như sốt rét – malaria, sán máng – schistosomiasis và giun chỉ- filariasis .
Về giáo dục đáng lưu ý là tỉnh quan tâm đến giáo dục các tộc dân thiểu số . Các trường tân lập gồm luôn một đại học quốc gia tộc dân ( thiểu số ) đã được thiếp lập tại các cộng đồng thiểu số . Vài tá tổ chức cao học nằm ở nhiều thị trấn khác nhau trong tỉnh , đặc biệt ở Quảng Châu gồm có Viện Đại Học Tôn Dật Tiên ( thiết lập năm 1924 ), Viện Kỷ Thuật Nam Trung Quốc ( 1952 ) và Viện Đông Y Tàu Quảng Châu ( 1956 )
( Irvine , Nam Ca Li - Hoa kỳ ngày 17 tháng 10 năm 2015 )