Lên mạng ngày 9/8/2015
Người Việt cần biết rỏ hơn nữa về:
Mã lai Á ngày nay
G S Tôn Thất Trình
(sau các bài đã trình bày chi tiết cập nhật phát triễn, ở nhiều trang web tập san ... về Trung Quốc, Nhựt Bổn, Đài Loan ,nước Mông Cổ - Ngoại Mông và Nội Mông ( Cỗ ) , Lào ,Căm Bốt, Thái Lan )
Mã Lai Á - Malaysia là một nền liên bang quân chủ hiến pháp - federal constitutional monarchy nằm trong Đông Nam Á. Mã Lai Á gồm 13 xứ, nước - states và 3 lảnh thổ liên hiệp federal territories, tổng diện tích lục địa là 329 847 km2 ( 127 350 dặm Anh vuông ), lớn hơn Việt Nam đôi chút . Biển Nam Hải , Biển Tây và Biển Đông Việt Nam, chia lảnh thổ ra hai phần diện tích gần bằng nhau : Bán đảo Malaysia và Đông Malaysia hay Bornêô Malaysia Borneo. Bán đảo Malaysia chia sẽ biên giới biển và đất liền cùng Thái Lan, và biên giới biển cùng Singapore , Việt Nam và Inđônêxia. Đông Malaysia chia sẽ biên giới đất liền và biển với Brunei và Inđônêxia, và biên giới biển với Phi Luật Tân. Thủ đô là Kuala Lumpur trong khi Putrajaya là nơi chánh phủ liên bang cư ngụ. Năm 2015, tổng dân số là trên 30 triệu người, một phần ba dân số Việt Nam , đứng hàng thứ 43 thế giới về phương diện sĩ số. Điểm cực Nam của lục địa Âu Á -Eurasia là Tanjung Piai thuộc Mã Lai Á trong vùng nhiệt đới - tropics .
Đôi dòng lịch sử
Mã Lai Á có nguồn gốc các vương quốc Mã lai- Malay kingdoms, hiện diện trong vùng từ thế kỷ thứ 18, trở thành thần dân của Đế Quốc Anh - British Empire. Những lảnh thổ Anh quốc đầu tiên tên gọi là Các xứ Định cư Eo bIễn - Straits Settlements được thành lập sau khi Anh Quốc bảo hộ các vương quốc Mã lai . Lảnh thổ Bán đảo Mã Lai Á thống nhất đầu tiên tên gọi là Liên Hiệp Mã Lai - Malayan Union năm1946. Năm 1948, Mã Lai tái cấu trúc thành Liên Bang Mã Lai - Federation of Malaya và độc lập ngày 31 tháng 8 năm 1957. Malaya thống nhất cùng Bắc Borneo, Sarawak và Singapore ngày 16 tháng 9 năm 1963 . Năm 1965, Singapore tách rời ra khỏi Liên Bang .
Quốc gia Mã Lai Á ,đa tộc dân và đa văn hóa, đóng vai trò lớn lao về chánh trị. Hiến Pháp tuyên bố Hồi Giáo - Islam là quốc giáo, trong khi vẫn cho dân Mã Lai Á không Hồi giáo tự do tín ngưỡng. Hệ thống chánh quyền gần như y hệt hệ thống quốc hội Westminster ( vương quốc Anh ) và hệ thống luật pháp căn cứ trên luật lệ thông thường. Chủ tịch nước là vua, tên Mã Lai là Yangdi-Pertuang Agong, là vua được 9 nhà cai trị truyền thống xứ Mã Lai bầu tuyễn lựa, cứ 5 năm một lần . Đứng đầu chánh phủ là thủ tướng .
Kể từ khi độc lập, Mã Lai Á có những ghi chép kinh tế tốt nhất Á Châu ; GDP nước nhà tăng trung bình 6.5 % trong gần 50 năm . Truyền thống nền kinh tế Mã Lai Á được tài nguyên thiên nhiên thúc đẩy , nhưng nay nới rộng thêm đến những lảnh vực khoa học, du lịch , thương mãi và du lịch y khoa, Nay Mã Lai Á đã có một nền kinh tế thị trường công nghệ hóa , đứng hàng thứ 3 Đông Nam Á và hàng 29 thế giới. Mã Lai Á là một thành viên sáng lập Hiệp Hội Các Quốc gia Đông Nam Á - ASEAN, Thượng đỉnh Đông Á - East Asia Summit, Tổ chức Hợp tác Hồi Giáo, và thành viên của Hợp tác Kinh tế Á Châu -Thái Bình Dương , APEC, Khối Thịnh Vượng Chung Các Quốc Gia - Commonwealth of Nations và Phong trào Không liên kết - Non aligned Movement .
Nhân khẩu học, dân số, các tộc dân phân chia hành chánh
Dân số và các tộc dân
Theo kiểm kê 2010, dân số Mã Lai Á là 28 334 135 người. Ước lượng năm 2015 là 30 675 000 người, ⅓ dân số Việt Nam ngày nay .Như đã nói trên, Mã lai Á gồm nhiều nhóm tộc dân- ethnic groups . Mã Lai - Malay chiếm 50.1 % , Tàu - Hoa chiếm 22.6% , 11,8% là các tộc dân địa phương , 6.7 % là Ấn Độ và 8.8 % là các tộc dân khác . Năm 2010, công dân Mã Lai Á hay bumiputera chiếm 91,8 % sỉ số . Theo hiến pháp định nghĩa , Mã Lai - Malays là Hồi Giáo , thực thi phong tục và văn hóa Mã Lai. Tình trạng Bumiputera cũng đuợc cấp cho các dân điịa phương không Malay gồm có các tộc dân Thái, Khmers , Chàm và các dân địa phương Sabah và Sarawak . Bumiputera Không - No Malay chiếm hơn phân nữa dân số Sarawak và trên hai phần ba dân số Sabah. Ngòai ra còn có các nhóm thổ dân đầu tiên-aboriginal sỉ số nhỏ hơn trên Bán đảo, tên gọi chung họ là Orang Asli. Luật lệ cho ai có được bumiputera thay đổi tùy theo tiểu quốc , tiểu bang . Các thiểu số khác không có bumiputera , cũng chiếm khá nhiều dân Mã Lai Á. 24 % tổng số dân nguồn gốc Tàu ( Hoa ) và 7.3 % nguồn gốc Ấn Độ . Theo dòng lịch sử dân Tàu chủ trì cộng đồng thương mãi và doanh vụ ; ở tiểu vương quốc Penang dân Tàu chiếm đa số dân. Dân di cừ từ Ấn , đa số là Tamils đã đến Mã Lai Á từ đầu thế kỷ thứ 19 . Công dân Mã Lai Á không đương nhiên cấp cho ai sinh đẻ ở Mã Lai Á, nhưng lại cấp cho con trẽ sinh ở ngọai quốc cả hai cha mẹ là Mã Lai Á. Không ai được phép có hai quốc tịch cả. Quyền làm công dân ở các tiểu bang Sabah và Sarawak ở Borneo Mã Lai khác biệt hẳn quyền công dân ỏ Bán đảo Mã Lai Á, vì các mục đích di cư . Mọi công dân đều được cấp một thẻ căn cước chip thông minh sinh trắc học- biometric smart chip tên là Mykad, từ khi lên 12 tuổi và phải luôn luôn đeo thẻ này .
Phân chia hành chánh
Mã Lai Á là một liên bang của 13 quốc gia, xứ ( tiểu vương quốc) - states và 3 lảnh thổ liên bang- three federal territories . Mã Lai Á chia ra làm 2 vùng : 11 xứ và 2 lảnh thổ liên bang ở Bán đảo Mã Lai Á và hai xứ cọng thêm một lảnh thổ liên bang ở Đông Mã Lai. Mỗi xứ chia ra làm nhiều tỉnh, quận ( ? ) - districts . Tỉnh lại chia ra làm nhiều mukim - huyện ( ? ) . Ở Sabah và Sarawak, tỉnh gọp lại thành miền( ? ) - divisions . Các quốc gia - tiểu vương ở Bán đảo là: Perlis. Kedah , Kelantan , Penang , Terengganu, Perak , Pahang , Selangor, Negeri - Sembilan , Malacca , Johor .
Quyền cai trị các xứ chia nhau giữa các chánh phủ liên bang và các xứ ; mỗi xứ lại nắm giữ những quyền hành khác nhau. Chánh phủ liên bang - liên xứ cai trị trực tiếp các lảnh thổ liên bang . Quản trị cấp thấp do các chức quyền địa phương đảm trách . Gồm có các hội đồng -council thành phố, tỉnh - quận và các thị trấn và nhiều cơ quan thể chế tự trị, có thể do liên xứ hay các xứ tạo ra, để giải quyết nhiều vấn đề đặc biệ . Hiến pháp liên xứ- liên bang đặt các chức quyền địa phương ngòai các lảnh thổ liên bang, dưới quyền trực tiếp của chánh phủ xứ , dù trong thực tế, chánh phủ liên bang can thiệp vào sự việc các chánh phủ xứ địa phương . Hiện nay có 144 chức quyền địa phương, gồm 11 hội đồng thành phố, 33 hội đồng thị trấn và 97 hội đồng tỉnh - quận.
Sở dĩ có 13 xứ là dựa trên lịch sử các tiểu vương quốc- kingdoms Mã Lai , và 9 trong số 11 xứ Bán Đảo, tên là các xứ Mã Lai, vẫn giữ tư cách hòang gia - royal families , Vua - The King được 9 tiểu vương bầu lên để trị vì 5 năm. Vua bổ nhiệm các tổng trấn - governors cai quản 4 năm cho các xứ không có tiểu vương , sau khi hỏi ý kiến thủ tưởng xứ này. Mỗi xứ có quốc hội tên gọi là Quốc Hội Lập Pháp Xứ - State Legislative Assembly và có hiến pháp viết riêng. Sabah và Sarawak tương đối tự trị hơn các xứ khác , đáng kể ra nhất là các chánh sách và kiểm sóat di cư riêng rẽ và tình trạng cư trú độc đáo.
Dân số và vị trí 10 thành phố quan trọng Mã Lai Á (tính theo năm 2010)
Hạng Tên thành phố -city Xứ Dân số
1 Kuala Lumpur Lảnh thổ liên bang 1 4875 337
2 Johor Bahru Johor 916 409
3 Ipoh Perak 704 572
4 Shah Alam Selangor 671 282
5 Petaling Jaya Selangor 638 516
6 Kuching Sarawak 617 887
7 Kota Kinabalu Sabah 462 963
8 Kuala Terengganu Terengganu 343 284
9 Malacca City Malacca 331 790
10 Alor Setar Kedah 295 624
Dân số Bán đảo Mã Lai Á là nơi chừng 20 triệu của 28 triệu dân Mã Lai Á sinh sống. 70% dân số sống ở đô thị -thị thành. Như đã nói , Kuala Lumpur là thủ đô, thành phố lớn nhất Mã Lai Á, trung tâm chánh thương mãi và tài chánh. Putrajaya, xây dựng năm 1999 là vị trí chánh phủ , khi nhiều ngành hành chánh và tư pháp chánh phủ liên bang - liên xứ dời đến đây, hầu giảm bớt tắt nghẽn của thủ đô Kuala Lumpur mỗi ngày mõ!i quá đông thêm. Vì công nghệ dùng nhiều lao động bừng lên, Mã Lai Á hiện có hơn 3 triệu công nhân di cư đến , nghĩa là 10% tổng dân số . Cơ quan không chánh phủ- NGO căn cứ tại Sabah, ước lượng trong số 3 triệu dân Sabah, 2 triệu là dân di cư bất hợp pháp Mã Lai Á chứa chấp chừng 171 500 dân tị nạn và tìm trú ẩn chánh trị. Trong số này 79 000 từ Miến Điện, 72 400 từ Phi Luật Tân và 17 000 từ Inđônêxia. Các chức quyền Mã Lai Á bị bá cáo là đã trả các người bị đuổi đi - deportees trực tiếp qua các tay buôn lậu người năm 2007, và sử dụng RELA, một tổ chức bán quân sự tình nguyện, đã có một lịch sử đầy tranh cải, để thực thi luật di cư Mã Lai Á .
Tín ngưỡng
Hiến pháp Mã Lai Á bảo đảm tự do tín ngưỡng , dù đã dùng Hồi Giáo là tôn giáo quốc gia . Theo kiểm tra 2010 về dân số và cư ngụ, các con số hình dung tộc dân và tín ngưỡng tương liên mật thiết nhau. Gần 61.6 % dân số theo Hồi Giáo,19.8% theo Phật Giáo, 9.2 % theo Thiên Chúa Gíao, 6.3 % theo Ấn Độ Giáo, 1.3 % theo Khổng Giáo , Đạo Giáo- Taoism và các tôn giáo truyền thống Tàu khác . 0.7 % tuyên bố không có tín ngưỡng nào hết và1.4 % không cung cấp thông tin . Ngành Hồi Giáo ngự trị ở Mã Lai Á là Sunni Islam , trường phái Shafí’i.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chánh thức Mã Lai Á là tiếng malaysian, một dạng tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ Mã Lai - Malay language . Thuật ngữ theo chánh phủ là Bahasa Malaysia, nhưng luật pháp tiếp . Năm 1967 ,dưới Đạo Luật Ngôn Ngữ Quốc Gia, chữ viết - script của ngôn ngữ quốc gia là chữ viết Rumi - La Tinh ; miễn là điều này không ngăn cấm gì chữ viết MaLay, tên gọi thường lệ là chữ viết Jawi. Anh Ngữ là ngôn ngữ thứ hai rất tích cực, được phép dùng trên vài mục đích chánh thức , theo đạo luật Ngôn ngữ Quốc gia năm 1967. Anh Ngữ kiểu Malaysian, còn có tên là Anh Ngữ Tiêu Chuẩn Malaysian, là một lọai Anh Ngữ thóat thai từ Anh Ngữ vuơng quốc Anh- British. Anh Ngữ Malaysian rất thông dụng ở doanh nghiệp , song song với Manglish , là một dạng Anh Ngữ hội thọai - colloquia bị ảnh hưởng nặng nề của Malay , Tàu , và Tamil. Chánh quyền ngăn cản sử dụng Malay không tiêu chuẩn , nhưng không đủ sức làm rào cản hay phạt vạ những ai dùng Malay không đúng qui tắc trên các quảng cáo.
Mã lai Á có đến 137 ngôn ngữ . Riêng Bán đảo Mã Lai Á có 41 ngôn ngữ có người nói . Các bộ lạc địa phương của Đông Mã Lai Á có những ngôn ngữ riêng cho mình liên quan đến tuy rằng dễ phân biệt với Malay. Iban là ngôn ngữ bộ lạc chánh cho Sarawak , trong khi Dusunic và Kadazan là các ngôn ngữ của dân sinh trưởng ở Sabah. Dân Tàu Mã Lai Á thường nói các phương ngữ -dialects Tàu các tỉnh miền Nam Trung Quốc như các tiếng Quảng Đông - Cantonese , Quan Thọai - Mandarin , Phúc Kiến ( ? ) - Hokkien , Hẹ - Hakka , Hải Nam - Hainanese và Phúc Châu- Fuzhou . Tiếng Tamil do dân Tamils thường dùng, vì Tamils là đa số dân Ấn Độ Mã Lai Á. Các ngôn ngữ khác Nam Á cũng thông dụng tỉ như tiếng Thái. Mộ t số nhỏ dân Mã Lai Á tổ tiên là dân cáp ca - caucasian nên nói ngôn ngữ crê ôn - creole ( lai ) tỉ như Crê Ôn Malaccan , căn cứ trên tiếng Bồ Đào Nha và ngôn ngữ Chavacano , căn cứ trên Tây Ban Nha .
Địa lý
Tổng diện tích đất đai Mã Lai Á là 329 847 km2 ( 127 355 dặm Anh vuông ), chỉ nhỏ hơn Việt Nam 331 114 km2 tí xíu . Biên cương Đất Liền giáp Thái Lan ở Tây Mã Lai Á , Inđônêxia và Brunei ở Đông Mã Lai Á . Nối liền với Singapore bằng một bờ đường đắp cao lát đá - causeway hẹp và một cây cầu - bridge. Mã Lai Á có biên giới biển cùng Việt Nam và Phi Luật Tân. Biên giới Đất Liền được định rỏ một phần lớn bằng các đặc điểm địa chất, tỉ như Sông Perlis River, Sông Golok River và Kênh Pagalayan Canal , trong khi vài biên cương biển còn đang trong vòng tranh chấp. Brunei hình thành gần như là một bao thể, đất lọt - enclave của Mã Lai Á với xứ Sarawak , chia ra làm hai phần. Mã Lai Á là quốc gia duy nhất có lảnh thổ trên cả hai : là lục địa Á Châu và quần đảo Mã Lai - Malay archipelago . Như đã biết Tanjung Piai nằm ở miền Nam xứ Johor là điểm chót cực Nam Á Châu lục địa . Eo biển Malacca nằm giữa Sumatra và Bán đảo Mã Lai Á, là một trong những đường thủy chánh quan trọng nhất cho thương mãi tòan cầu, chiếm 40% tổng thương mãi thế giới .
Hai phần Mã Lai Á , biển Nam Hải phân cách nhau ra, chia sẽ một cảnh quan lảnh địa giống như nhau, vì cả hai Bán đảo Mã Lai Á và Đông Mã Lai Á đều chứa các đồng bằng bờ biển, trồi lên thành đồi và núi . Bán đảo Mã Lai Á chiếm 40 % Đất Liền Mã Lai Á , kéo dài 740 km ( 460 dặm Anh ) từ Bắc xuống Nam, bề rộng tối đa là 322 km ( 200 dặm Anh ). Dãy núi Titiwangsa Mountains chia bờ biển Tây và bờ biển Đông; đỉnh cao nhất Núi Korbu cao 2183m ( 7 162 bộ Anh ) là thành phần một lọat các dãy núi chạy dài xuống trung tâm bán đảo. Các núi này đầy rừng rú gồm chánh yếu là đá thạch cương - granit và các đá lữa - ignous rocks tạo thành . Đa số đã bị xói mòn tạo nên viễn cảnh vùng đá vôi - karst landscape. Dãy núi này là nguồn vài hệ thống sông ngòi Bán đảo Mã Lai Á. Các đồng bằng bờ biển bao quanh bán đảo rộng tối đa là 50 km ( 31 dặm Anh ) và bờ biển bán đảo dài gần 1 931 km ( 1200 dặm Anh ), tuy rằng các hải cảng chỉ hiện diện về phía Tây mà thôi. Mã Lai Á là quốc gia độc lập Nam Á - Austronesian duy nhất có lảnh thổ ở lục địa Á Châu. Đông Mã Lai Á trên đảo Borneo , có bờ biển dài 2607 km ( 1620 dặm Anh chia ra giữa các vùng bờ biển, đồi và thung lũng và nội địa núi non. Rặng Crocker Range chạy dài hướng Bắc từ Sarawak , chia xứ Sabah . Ở đây có Núi Mount Kinabalu cao 4095 m ( 13 435 bô, ) là núi cao nhất Mã Lai Á , cao hơn núi Phăng xi Păng cao nhất Việt Nam. Núi Kinabalu nằm trong Công Viên Quốc Gia Kinabalu được UNESCO bảo vệ như thể là một trong bốn Vị trí Di sản Thế Giới, ở Mã Lai Á . Sarawak chứa các hang động - caves Mulu caves ,là hệ thống hang động rộng lớn nhất thế giới ở Công viên Gunung Mulu National Park (còn hệ thống động PhongNha - Kẻ Bàng hang động Sơn Đoòng, Quảng Bình ? ) công viên này cũng là một Vị trí Di sản Thế gíới ở Mã Lai Á . Các dãy núi cao nhất làm thành biên giới giữa Mã Lai Á và Indônêxia. Quanh hai nữa Mã Lai Á này là vô số đảo , lớn nhất là Banggi .
Khí hậu
Mã Lai Á có khí hậu xích đạo , đặc điểm là gió mùa Tây Nam hàng năm từ tháng tư đến tháng mười và gió mùa Đông Bắc từ tháng mười đến tháng hai. Nhiệt đọ được các biển đại dương bao quanh điều hòa . Ẩm độ thường rất cao. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2500 mm ( 98 ngón - inches ). Khí hậu Bán đảo và vùng Đông khác biệt nhau, vì khí hậu trên Bán đảo bị ảnh hưởng trực tiếp gió từ lục địa thổi đến, đối kháng thời tiết biển hơn ở vùng Đông. Có thể chia ra làm 3 khí hậu địa phươnng: cao nguyên, vùng thấp và bờ biển. Thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến mực nước biển và lượng mưa , tăng gia hiểm nguy lũ lụt và đưa tới hạn hán.
Đa dạng sinh học
Mã Lai Á đã ký Công ước Rio Convention về Đa dạng Sinh học - Biological Diversity ngày 12 tháng 6 năm 1993, trở thành hội viên công ước ngày 23 tháng 6 năm 1994 . Rồi sau đó làm ra Một kế họach Hành động và Chiến lược Đa dạng Quốc gia , công ước nhận ngày 16 tháng 4 năm 1998. Mã Lai Á rất đa dạng sinh học gồm một số lớn lòai - species và nhiều mức đặc hửu - endemism cao. Các mức đặc hửu cao tìm thấy ở các rừng đa dạng các núi Borneo, nhờ các lòai phân cách nhau bằng các rừng vùng thấp. Đếm được 210 lòai vật có vú ở xứ sở này . Cũng ghi chép được hơn 620 lòai chim tại Bản đảo Mã Lai Á. Nhiều lọai đặc hửu trên các núi . Một số lớn lòai chim cũng đặc hửu cho Borneo Mã Lai Á . Quốc gia này cũng đã ghi chép 250 lòai bò sát , gồm khỏang 150 lòai rắn và 80 lòai rắn mối - lizards . Cũng tìm thấy 150 lòai ếch nhái - frogs, và hàng ngàn lòai sâu bọ- insects . Các lòai đời sống hoang dã đáng kể ra là : chim mỏ to - hornbill, rùa biển mỏ diều hâu , mỏ chim ưng- hawkbill sea turtle , khỉ vòi - proboscis monkey và cọp, hổ Malaysian ... Vùng đặc trưng kinh tế - exclusive economic zone Mã Lai Á lớn 1.5 lần diện tích đất đai và vài vùng biển trong Tam gíác San hô - Coral Triangle là những điểm nóng - hotspot đa dạng sinh học. Nước biển quanh đảo Sipadan là nơi đa dạng sinh học nhất thế giới. Biển Sulu, biên giới Đông Mã Lai Á cũng là một điểm nóng đa dạng sinh học chứa 600 lòai san hô và 1200 lòai cá. Đa dạng sinh học độc đáo của các hang động Malaysian Caves, luôn luôn hút dẫn các kê say mê du lịch sinh thái - ecotourism từ khắp thế giới.
Mã Lai Á đã ghi chép gần 4000 lòai nấm, khuẩn -fungi. gồm cả các lòai hình thành địa y( rong rêu )- lichen forming Trong 2 nhóm nấm, có số loài lớn nhất Mã Lai Á , nhóm Nấm Nang - Ascomycota ở trạng thái vô tính - asexual được khảo sát trên vài sinh thái ( gỗ mục , biển và nước ngọt , cũng như các ký sinh vài cây và như là các tác nhân thóai hóa sinh học), chưa hay làm khảo sát kém cỏi trên các sinh thái khác ; nhóm Nấm Đảm - Basidiomycota chỉ mới được khảo sát bán phần : nắm dấu ngoặc - bracket fungi , nấm ăn được- mushroom và nấm độc- toadstools đã được nghiên cứu , nhưng các nấm rĩ -rust và muội than- smut vẫn còn chưa biết rỏ. Lẽ dĩ nhiên là nhiều lòai nấm Mã Lai Á chưa được ghi chép và nhiều lọai này rất mới mẽ cho khoa học .
Rừng bao phủ ⅔ diện tích Mã Lai Á , nhiều rừng đã xưa cỗ 130 triệu năm. Nhóm họ dầu dipterocarps ngự trị rừng xứ sở này. Rừng vùng thấp chiếm vị trí dưới cao độ 700m ( 2 490 bộ ) và nguyên Đông Malaysia được rừng mưa rậm - rainforest này bao phủ, do khí hậu nóng nực và ẩm thấp hổ trợ. Có chừng 14 500 lòai cây và cây thân gỗ phát hoa . Vài lòai như Rafflesia có hoa to, đường kính trên 1m ( 3.3 bộ ), to nhất thế giới, hoa rất hôi . Họ Địa nhãn - Rafflesiaceae ở Việt Nam, hoa màu vàng tươi, màu đỏ khi non, cũng rất hôi , chỉ rộng 12- 13 cm, thuộc lòai Sapria himalayana ký sinh trên rễ Cissus ở rừng dày Đà Lạt ; loài Sapria poilanei, ký sinh rễ Tetrasigma ở rừng dày Cam Bốt , hoa có ống cao 4- 6cm,màu hường; và lòai Mạo Hùng Mitrastemma yamamotoi , cũng ký sinh rễ các lòai họ Fagaceae, hoa lưỡng phái trên ngọn ở rừng cao độ 1300- 1700m . Ngòai rừng mưa rậm, còn có 1 425 km2 ( 142 500 ha , 550 dặm Anh vuông ) rừng sác - mangroves và một số rừng than bùn - peat forests . Ở cao độ lớn hơn, cây sồi - oaks , cây giẻ - chesnuts và đổ quyên -rhododendrons thay cho các cây họ dầu. Ước lượng Mã lai Á chứa 8500 lòai cây có mạch - vascular plants ở Bán đảo Mã Lai Á và 15000 lòai khác ở Miền Đông. Rừng Đông Malaysia là sinh thái của 2 000 lòai cây thân gỗ và cũng là một trong những vùng đa dạng sinh học nhất thế giới , cứ mỗi hecta lại có 240 lòai cây thân gỗ khác nhau .
Chánh phủ liên bang đã thiết lập 28 công viên quốc gia , 23 ở Đông Malaysia và 5 ở Bán đảo. Rừng bị phá nhiều để thiết lập các đồn điền cao su , cọ dầu v..v. ; theo tốc độ phá rừng trước nay thì rừng sẽ mất hết năm 2020. Các rừng còn sót lại hiện nằm trong các công viên quốc gia. Du lịch bị hạn chế ở những vùng đa dạng sinh học như đảo Sipadan . Buôn bán động vật cũng là một vấn đề lớn; chánh phủ Mã Lai Á đang thương lượng với các chánh phủ Brunei và Inđônêxia để tiêu chuẩn hóa các luật chống buôn bán động vật- thú vật .
( sẽ tiếp theo phần II về kinh tế, Irvine- Ca Li ngày 4 tháng 8 năm 2015 )