21/8/2016
Cập nhật hiểu biết về tiến bộ Thiên văn ngày nay trên thế giới : ( chiếu theo bà Sarah Scoles, chuyên viết về Khoa học ở thành phố Denver – bang Colorado – Hoa Kỳ, thích theo dấu vết sao chổI, uống cà phê nhiều cà phê in và đọc sách ; nguyệt san Khám phá – Discover tháng 9 năm 2016.)
CẬP NHẬT TIẾN BỘ THIÊN VĂN
GS Tôn Thất Trình
Những đe dọa tuyệt tích chu kỳ tính khối lượng, biết và không biết ẩn nấp cho Trái Đất, khi bay quanh Mặt Trời, Thái Dương Hệ chúng ta và Giải Ngân Hà, từ sao chổi - comets đến các tia vũ trụ - cosmic rays.
Những khảo cứu mới đây còn gợi ý rằng chúng có cơ gây ra những tuyệt tích chu kỳ tính khối lượng cyclical mass extinctions
· Tận số Khủng long- dinosaurs
Năm 1977, sau một chuyến thám hiểm khoa học, nhà địa chất học Walter Alvarez, đem về tư Ý đại lợi, một mẩu đá kỳ lạ phóng ra từ một khối đá vôi trước đó nằm phía dưới một đại dương đã mất hút từ lâu rồi. Các lớp đáy xưa cổ hơn, đầy nhóc hóa thạch – fossils. Nhưng trên chúng, lại không có một hóa thạch nào cả. Lớp này chụp bắt một sự cố cách đây 66 triệu năm, khi cái gì đó gây ra một tuyệt tích khối lượng, giết chết 75% mọi loài trên hành tinh kể luôn cả Khủng long T. Rex và thằn lằn khủng long ba sừng -triceratops.
Vậy chớ việc gì đã xảy ra đưa tới ý niệm tuyệt tích chu kỳ khối lượng,trong 30 năm qua là một đề tài bàn cải sôi nổi, vẫn còn tiếp tục ngày nay. Ngay ở tầng lớp sét khi các hóa thạch chập chờn ra khỏi lớp, chỉ là một dấu vết, nhưng lại nhiều hơn là chờ đợi. Lõi Trái Đất chứa đầy iridium, nhưng iridium lại rất ít ở võ Trái Đất. Iridium đổ bộ xuống vỏ Trái Đất có thể do các thiên thạch-meteorits bốc chaý đụng vào khí quyễn, rơi xuống. Alvarez tự hỏi là số lượng bất thường từ đâu đến và nó liên hệ gì tới vụ cái chết khủng long ?. Có lẽ từ các đại dương chăng ? Hay từ một siêu sao – supernova phóng xạ tới Trái Đất? vài năm sau khi chú ý tới iridium,Muller nhắc lại ý kiến thuộc về cách ngôn của Alvarez : nếu một sao nhỏ- asteroid rộng một dặm Anh hay sao chổi đụng đập tan vỡ vào Trái Đất, nó sẽ đẩy ra một đám mây bụi, ngăn che mặt trời, và dập tắt đời sống. Vụ đi đến và đụng độ tan vỡ sẽ giải tỏa ra iridium từ đá không gian, và iridium sẽ vất vưỡng lang thang xuyên qua Địa Cầu và cư ngụ ở bề mặt Trái Đất rồi trở thành một miếng - mảnh của viên đá Alvarez đang cầm trên tay. Đúng vậy,theo lời Alvarez, một đá to bự đã tan vỡ trên Trái Đất, giế’t chết không những khủng long mà luôn cả ¾ mọi lòai- species trên hành tinh.
Năm 1984, Alvarez mở thùng thư và tìm thấy một phong bì từ hai nhà khảo cỗ học Viện đại học Chicago David Rup và John Sepkoski ; trong đó một bài bản khoa học của họ gợi ý rằng trong 250 triệu năm qua, niên đại những cái chết của nhiều họ động vật biển tuồng như trồi đĩnh lên, cứ 26 triệu năm một lần trong một tá khác biệt nào đó:” Sự cố tuyệt tích –extinction event. Các nhà khoa học tin là một cái gì ngoài xa ( xăm) Trái Đất đã làm ra thời biểu- schedule này. Alvarez nghĩ rằng tin tưởng này có vẽ điên cuồng, và đang sửa sọan bài trả lời cho Rup và Sepkoski, cố tâm bác bỏ ý kiến của họ, từng điểm một. Nhưng khi làm xong ông đưa bài trả lời cho đồng nghiệp Muller xét đoán thiệt hư. Trong cố tâm chứng minh là bạn minh sai lầm, Muller lại tự thuyết phục mình là các nha khảo cỗ học đang trên đường đi đến một cái gì mới, dù cho ông không biết chắc chắn đó là cái gì. Cho nên Muller cố giải thích là cái gì đã gây ra nhiều loài đi tới tuyệt tích cứ 26 000 thiên kỷ- millennia một lần.
* Săn bắt Nemesis – hành tinh thứ chín
Muller tiến tới ý kiến là có một vì sao bí mật trên một qủi đạo to lớn (một qủi đạo dài 28 triệu năm với mặt trời). Nếu nó nhỏ bé và mờ mờ, chúng ta có thể không bao giờ biết là có nó ở đó. Nhưng Muller và các đồng nghiệp cũng nhận thức là khi vì sao đến gần mặt trời, trọng lực nó kéo theo hàng tỉ sao chổi từ các qủi đạo xa xăm của chúng và tung chúng về phía bên trong hệ thống mặt trời và đôi khi đến ngay cả Trái Đất. Alvarez và Muller làm một tính tóan mau lẹ nhìn xem là nếu một qủi đạo như thế nó có thể hiện diện bền vững không và hút dẫn các sao chổi về phía Trái Đất không . Có thể được. Luis Alvarez, một nhà tin tưởng vào tóan học và qúa kinh ngạc, ông gọi điện thọại cho các nhà khảo cổ, nói với họ về kẻ chung sức tiềm thế của mặt trời. Sau đó, nhóm theo gợi ý của Muller, gọi tên là Nemesis. Louis Alvarez chết năm 1988, nhưng Muller tiếp tục tin rằng có ngôi sao chết ở đó. Năm 2007, các nhà thiên văn Mikhail Medvedev và Adrian Melott thuộc Viện đại học Kansas, gợi ý rằng các tia vũ trụ - cosmic rays, đứng phía sau các sự cố tuyệt tích chu kỳ 62 triệu năm. Cách đây hai năm, năm 2014, các nhà thiên văn Lisa Randall, và Matthew Reece, thuộc Viện Harvard, trỏ ngón tay là chất liệu đen- dark matter có chu kỳ 35 triệu năm, sau đó rút xuống còn 32 triệu năm, căn cứ trên ngày sanh của những miệng núi lữa lớn từ những đụng độ tan vỡ của các sao chổi. Gần đây nhất, Daniel Whitmore Viện đại học Arkansas ở Fayyetteville làm sống lại ý kiến là Hành tinh X tiềm năng cũng được biết dứới tên là Hành tinh thứ chín, một thế giới giả thiết kích thước cở sao Hải Vương –Neptune .Các nhà khảo cứu Caltech tim ra chứng cớ đầu năm 2016, có thể gây ra những xáo động sao chổi chu kỳ- cyclical comet disturbances. Ngày nay, đồng tâm tổng qúat đã thay đổi. Nếu tuyệt tích chu kỳ xảy ra là do các chuyến hệ thống mặt trời di chuyễn quanh giải thie^n hà thay vì là một di chuyễn sao quanh hệ thống mặt trời, chúng làm ra những cái chết. Khi mặt trời bay quanh trung tâm giải thie^n hà, hệ thống mặt trời dao động vào trong hay ra ngoài các vòng xoắn ốc của giải thie^n hà. Chúng ta cũng trồi lên, trụt xuống, từ xích đạo dày đặc của thie^n hà đến các vĩ tuyến rối bù nhẹ như làn khói của thie^n hà. Những thay đổi địa lý này phơi bày hệ thống mặt trời cho những lực khác như của trọng lực và phóng xạ. Môi trường thay đổi của hệ thống mặt trời có thể thay đổi các điều kiện trên Trái Đất làm chúng chết chóc hơn,
Năm 2007 chẳng hạn, Melott viết các tia vũ trụ của thiên hà, có thể là thủ phạm. Ông nhấn mạnh là nhiều tia vũ trụ sẽ đến từ phía Bắc của Giải Thiên Hà. Cho nên, khi hệ thống mặt trời du hành trên phần này của Thiên Hà, cứ 62 triệu năm một, nhiều tia vũ trụ sẽ đụng nhằm Trái Đất gây ra phóng xạ trực tiếp, tăng thêm các tia cực tím và có thể thay đổi mô hình thời tiết. Melott cũng biện cứ chống lại Nemsis là nguyên nhân của tuyệt tích chu kỳ năm 2010 cũng như năm 2013.Theo các khám phá của ông, đa dạng sinh học - bio diversity, một lọai đời sống, sẽ rơi thẳng xuống trong một sự cố tuyệt tích khối lượng cứ mỗi 27 triệu năm . Chu kỳ chính xác đến nổi một ngôi sao lén lút cũng không kéo nó ra được : lúc này nó sẽ du hành đem theo Nemesis quanh mặt trời, nhưng chỉ sẽ thay đổi mỗi qủi đạo vài triệu năm thôi.
* Các lý thuyết song đôi kiếm
Coryn Bailer -Jones, một nhà Khoa học Viện Max Planck cho Thiên Văn học ở Heideberg, Đức Quốc và là một thanh viên của Nhóm Gaia, viễn vọng kiến CƠ quan Căn cứ không gian Âu Châu. phóng lên cuối năm 2013 lại đặt vấn đề với các tính toán bên sau các mô hình Melott. Gaia đang làm đồ bản 3-D cho Giải Ngân hà- Milky Way bằng cách đo lưo+`ng vị trí và di động của một tỉ ngôi sao. Đo lường của Gaia sẽ giải tỏa năm 2020, sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rỏ hơn lối mòn của hệ hống măt trời chúng ta quanh thie^n hà, và hiểu rỏ các bao xung quanh đặc thù một thời gian nào đó. Các đo lường này sẽ tiết lộ là du hành xuyên qua những vùng nguy hiểm ( tỉ như-qua những vùng có nhiều tia vũ trụ hơn hay những túi dày đặc sao ), có thể phơi bày lọai tuần tự này, giải thích nổi các sự cố tuyệt tích đều đặn. Bailer – Jones cho rằng các tuyệt tích này không cần có một nguyên nhân chung. Đó có thể là nổi dậy hỏa diệm sơn - volcanism, đụng độ khối lượng, các ngôi sao mới.
* Cái chết và chất liệu đen.
Tháng giêng 2106, nhà vật ly’ học thiên văn hồi hưu, Daniel Whitmore xuất bản khảo cứu liên kết hành tinh Planet X ( cũng có tên là hành tinh Chín- Planet Nine ) chưa xác nhận, đến các rối lọan sao chổi chu kỳ.
Trong khi cá nhà khoa học vẫn còn ý kiến khác biệt nhau về thời gian của các tuyệt tích định kỳ và thủ phạm quanh chúng là ai : mọiý kiến đều là các kết luận nguyên thủy của Raup và Sepkoski : nguyên nhân ngoai Trái Đất. Cuối cùng ra, chúng ta đã biết là đôi khi các ngôi sao phóng các sao chổi đến chúng ta. Chúng ta biết chất liêu đen - tối- dark matter hiện diện thật sự. Các tia vũ trụ có đủ thì chúng có thể thay đổi môi trường và khí hậu. Chúng ta đang chạy mau lẹ xuyên qua thiên hà, đôi khi quá gần không mấy thõa mãn các ngôi sao khác.
Những điều bên ngoài khí quyễn đã viết ra lịch sử chúng ta. Chúng sẽ viết tương lai chúng ta nữa. Các nhà khoa học có thể có ý kiến khác biệt là tương lai sẽ ra sao, và nó co' liên quan gì đến những chu kỳ dài hàng triêu năm không? :. Nhưng mọi nhà khoa học thảy đêu đồng ý đến một điều ; “ Cái gi chúng ta thích thú trong đó là chúng ta từ đâu tới và tại sao chúng ta lại ở đây “, Theo lời Muller, tinh thần nhân lọai muốn biết là cách nào chúng ta thích nghi, nối khít vào thế giới và chúng ta thích nối khít với vũ trụ nơi nào.
Vũ trụ đã xào nấu Trái Đất, từ các mảnh- miếng còn sót lại của các ngôi sao đã chết. Vũ trụ nuôi dưỡng đời sống, rồi lại xóa bỏ nó đi. Cái gì sẽ tới, sẽ tới- Qué será será và ở điểm nào đó đúng theo số năm tiên đóan bây giờ hay không. Qué será sẽ không đẹp đẻ gi cả. Điều gì đó sẽ đến với chúng ta. Điều gì đó đã đến với 99% số loài đã sinh sống. Chúng ta chỉ là loài lưu ý tới nó trươ’c thời gian !