Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  => Cuộc đời và di huấn của nữ thiền sư
  => Năm dê nói chuyện mèo
  => 31 ngày rong chơi... 170 -171
  => Cây sơ ri Gò Công
  => Tái cơ cấu sản xuất lúa gạo VN
  => Nhà sáng chế laser Charles Townes qua đời
  => Tai nạn hạt nhân
  => Bệnh tiểu đường
  => Dỏm khắp mọi nơi
  => Ba cái chuyện ruồi bu kiến đậu
  => Thế giới thực vật quanh ta
  => Mừng ngày quốc tế phụ nữ
  => Chúng ta không còn nơi nào ẩn núp
  => Rèn luyện kiến tạo nguyên tố mới
  => Chỉ là một chuyến đi
  => 31 ngày rong chơi...172-173
  => 31 ngày rong chơi...174-175
  => Những sách nói về Châu Á..
  => Từ sữa bò đến sữa người
  => Thất bại đa văn hóa
  => Thực phẩm và phóng xạ
  => 31 ngày rong chơi... 176-177
  => 31 ngày rong chơi...178-179
  => Biết rõ hơn đôi chút...
  => Bonjour Việt Nam
  => Ứng dụng vàng trong y khoa
  => Chó tây chó ta
  => Hảy trân quý cuộc sống ngày hôm nay
  => Tóc tơ vàng
  => Thời trang Paris
  => 31 ngày rong chơi..180-181
  => 31 ngày P 182-183
  => Tình trạng chạy đua vũ khí..
  => Máy gia tốc hạt nhân
  => Có nên ăn chay hay không
  => 31 ngày rong chơi..184-185
  => Dồn điền đổi thửa ở Miền Trung và ĐBCL
  => Xử dụng kim loại đất hiếm
  => Bệnh than kinh niên
  => 31 ngày P 186-187
  => Nói láo hay nói thiệt
  => Tiến bộ ở ngành sinh học
  => Dồn điền đổi thửa Miền Trung
  => 31 ngày rong chơi 188-189
  => Cọ dừa Oil palm
  => Đăng cay ngọt bùi mùa phục sinh
  => Phát minh khoa học... P1
  => 31 ngày lang thang P 190-191
  => Du khách mang siêu khuẩn..
  => 31 ngày rong chơi 192-193
  => Ngừa ung thư tùy thuộc
  => Hiểu thế nào là Cửu huyền
  => Kỳ thị chủng tộc tại Canada
  => Vỏ khí hạt nhân - P 1
  => Vỏ khí hạt nhân . Phần 2 và 3
  => Phát minh khoa học từ bắt chước ... P2
  => 31 ngày P 194-195
  => Phải chăng chuyện động đất...
  => Thời trang Cali năm 2015
  => Nỗi khổ của phiến quân...
  => 31 ngày rong chơi 196-197
  => Mục và súc khác nhau thế nào
  => Tản mạn về tôm hùm Bắc Mỹ
  => Đã và sướng gì đâu
  => Anh hùng kín đáo...
  => Dã man, tàn nhẫn...
  => Nước và con người P1
  => Discreet hero - Vargas Llosa
  => 31 ngày P 198-199
  => Khi Bác sỷ bị ung thư não
  => Kỹ thuật sinh học Crispr
  => Nuôi dế làm thịt bíp tết
  => Chuyện ngày về
  => 31 ngày rong chơi miền Đất Phật. P 200-201
  => Xử dụng nọc độc nhện
  => Nước và con người P2
  => 31 ngày P202-203
  => Học trường quản trị...
  => Xém chết vì rượu
  => Nghiên cứu phát triển Phú Quốc
  => 31 ngày rong chơi...204-Hết
  => Tìm hiểu sinh thái nhân văn
  => Động đất tại Nepal
  => Tiến bộ khoa học - Phần 2
  => Chó và người
  => Chào đón ngày lễ Mẹ
  => Ông uông bà chê
  => Bình thường mới ở Trung Quốc
  => Phim Cô Bé Lọ Lem
  => Cải tổ đại học ở Trung quốc
  => Chấm dứt cải cách ở TQ ?
  => Vô thường - Vô ngã
  => Thách thức thực sự...
  => Khi cao niên mất ngủ
  => Bí mật về xác ướp thú vật ở Ai Cập
  => Chấm dứt cải cách ở Trung Quốc - P2
  => Đụng tường
  => Nướng vỉ, nướng sắt và hội chứng BBQ
  => Thách thức thực sự ở Thái Bình Dương
  => Trường sinh bất tử
  => Ăn nhiều muối và bệnh tăng huyết áp
  => Vùng thiên nhiên Bình Trị Thiên...
  => 20 điều biết hơn..
  => Thư của GS Tôn Thất Trình
  => Hoa Kỳ khảo cứu...
  => Vần đề chủng tộc ở Trung Quốc
  => Bán ảo tưởng
  => Trận động đất sắp tới xảy ra ở đâu
  => VN muốn mua ...
  => Bia Việt Nam - Phần 1
  => Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Listeria
  => Tại hải ngoại dân nghỉ hưu hay làm gì?
  => Bệnh kém trí nhớ
  => Thuốc kháng sinh
  => Khi cơm chẳng lành canh chẳng ngọt
  => Bia Việt Nam - Phần 2
  => Non cao tuổi vẫn chưa già
  => Tìm hiểu về loài ong
  => Những bộ mặt mới về năng lượng ở Hoa Kỳ năm 2015
  => Thế giới loài hoa trong thi ca Việt
  => Tìm hiểu loài ong - Phần 2
  => Vui buồn ngày Lễ Cha
  => Một người cha tuyệt vời
  => GS Robert Barone
  => Bệnh cảm
  => Nguyên tố Uranium
  => Những bộ mặt mới ... Phần 2
  => Sức khỏe trong tay bạn
  => Khi tui nấu tui ăn
  => Bệnh cúm
  => Mừng hụt
  => Mồ hôi
  => Fast food hay fat food
  => Ngành khoa học dữ liệu
  => Sáu giờ ba mươi
  => Sao Diêm Vương
  => Báo Đất Việt phỏng vấn TS Trần Văn Đạt
  => Bệnh đậu mùa
  => Hội chứng viêm phổi Trung Đông Mers-CoV
  => Chất béo Trans rất nguy hiểm cho sức khỏe
  => Cha mẹ già hải ngoại
  => Chiến tranh tương lai - Phần I
  => Bệnh lao
  => Thịt chó thịt mèo
  => Chiến tranh tương lai - Phần 2
  => Việt Ba lô trên miền đất lạ
  => Bệnh Si đa
  => Tìm hiểu về loài ong - Phần 3
  => Bớt ăn thịt là tốt nhất
  => Sức mạnh mềm của Trung Quốc - Phần 1
  => Bệnh phong đòn gánh
  => Người Việt trồng lúa tại Camargue Pháp
  => Sinh tố B12
  => Cái ngàn vàng của cọp đực
  => Bệnh sốt rét tê liệt
  => Sức mạnh mềm Trung quốc -- Phần 2
  => Tôi có một ước mơ
  => Vợ chồng già lớp tuổi 70
  => Hố đen trong vũ trụ
  => Nội, Ngoại Mông ngày nay
  => Bệnh quai hàm
  => Chuyện khó nói của con kiki
  => Nước Lào ngày nay
  => Nghiện ngập - Phần I
  => Trai hay gái
  => Kiếp tha hương
  => Thèm chất ngọt và bệnh tiểu đường
  => Lycopene trong tomato là gì?
  => Dầu mỡ và sức khỏe
  => Du lịch Canada
  => Hip-hop - P 1
  => Bệnh ban đỏ
  => Nghiện ngập. Phần 2
  => Trời u ám
  => Hip-hop. Phần 2
  => Bệnh ho gà
  => Chúng ta biết gì về Pluto
  => Động đất cấp 9.2
  => Bễ mánh rồi
  => Nước Cam Bốt ngày nay
  => Thèm cơm
  => Bệnh sốt xuất huyết
  => Thời tiết bất thường năm 2015
  => Chúng ta biết gì về hành tinh Kepler-452b
  => Cam bốt ngày nay - Phần 2
  => Uống sữa bò có tốt cho sức khỏe không?
  => Niềm vui cao niên
  => Bệnh dịch tả
  => Hoa dại làm mù lòa
  => Thái Lan ngày nay - Phần I
  => Bệnh giun chỉ
  => Bệnh tâm thần
  => Bệnh nói láo
  => Bệnh đau gan C
  => Bàn tay lông lá của tập đoàn kỹ nghệ thực phẩm
  => Giải quyết lương thực trong hiện tại và tương lai
  => Nước Thái Lan ngày nay - Phần 2
  => Bệnh sốt Đức Rubella
  => Khuyên đừng uống rượu
  => Súp Vi Cá
  => Giải quyết lương thực ... Phần 2
  => Mã Lai Á ngày nay
  => Đời đẹp như mơ
  => Vai trò của sinh tố trong cơ thể
  => Mùa vu lan
  => Tôi phạm tội sát sanh trợ tử thú y
  => Giải quyết lương thực. Phần 3
  => Mã Lai Á ngày nay - Phần 2
  => Singapore ngày nay - P 1
  => Nhà máy phát điện không thải khí nhà kiếng
  => Gai cột sống
  => Mí mắt sụp một bên
  => Cẩn thận với thuốc thiên nhiên
  => Singapore ngày nay - P 2
  => Du Lịch Thánh địa
  => Bệnh Multiple Myeloma
  => Bệnh ngứa của người bơi lội
  => Đưa em lên đỉnh tuyệt vời
  => Chúng ta có thể đảo ngược lão hóa được không?
  => Lạm bàn phát triển tỉnh Đồng Nai - Biên Hòa
  => Thánh Địa Indein
  => Bệnh tuyến giáp trạng
  => Dược thảo và tác dụng phụ nguy hiểm
  => Nam nữ bình quyền
  => Long An - Phần I
  => Bệnh Paget
  => Trở lại Kalaw, Mayamar
  => Trồng nho độc đáo trên đất núi lửa
  => Việt nam trước nguy cơ nước biển dâng cao
  => Chuyện du học bằng ghe
  => Nước biển đang dâng cao trầm trọng
  => Long An - Phần 2
  => Hải phòng xưa và nay
  => Cá tôm sò ốc ăn sống được không
  => Ung thư máu
  => Tìm hiểu về loài kiến
  => Obama và Á châu
  => Hiện có bao nhiêu cây rừng trên thế giới
  => Bệnh viêm gan B
  => Bệnh suyễn
  => Nhiệm vụ của phổi
  => Hạnh phúc đối diện tử sanh
  => Xã hội đen
  => Nạn phá rừng hiện nay trên thế giới
  => Nhức đầu
  => Bệnh lao bò
  => Ngày tàn của thuốc kháng sinh
  => Áp dụng biến đổi di truyền sản xuất thuốc trị ung thư
  => Chất béo trong máu
  => Nghĩ về tâm từ và nhân ái
  => Xã hội đen Nhật
  => Tại sao sâu keo bài tiết phân lên đọt bắp
  => Ho
  => Guayule
  => Không có chết, không có sợ
  => Hảy an nhiên trong tỉnh thức
  => Tảo xanh có thể trị mắt mù
  => Hảy nhìn Trung quốc Tập Cận Bình làm gì?
  => Xã hội đen Nhật - Phần 2
  => Bệnh thống phong
  => Palm oil và sự mất dần rừng nhiệt đới
  => Đạp xe, một cái mode đang lên tại hải ngoại
  => Trứng gà tại...
  => Uống cà phê chiều tối và giấc ngủ
  => Kỷ thuật - Technology ngày nay là gì đây ?
  => Bịnh Đính Xương
  => Virus influenza
  => Chồng giận thì vợ bớt lời
  => Thế giới chấm dứt phá rừng vào năm 2030
  => Kỷ thuật - Phần 2
  => Cần sa
  => Bệnh mắc toi
  => Ông đi đường ông, tui đường tui
  => Vua Quang Trung vị anh hùng dân tộc
  => Săn heo rừng ở Phi Châu
  => Bải biển Silicon Beach Nam Cali
  => Thoái vị của xương
  => Bác sỉ thú y nói chuyện về gạo
  => Nạn đói đang hoành hành thế giới do thất mùa
  => Trần Hưng Đạo đánh tan quân Nguyên - Mông
  => Mi Nô và tôi
  => Tương lai thực phẩm
  => Bệnh vẩy nến
  => An toàn vệ sinh thực phẩm trên thế giới, một ảo tưởng
  => Nắng mưa là bệnh của trời
  => Đổi đời
  => Nhớ về đồng nghiệp xưa
  => Tỉnh Vân Nam - Phần 1
  => Bệnh loãng xương
  => Lê Lợi đánh thắng quân Minh
  => Gió đã xoay chiều: cỏ ngọt Stevia
  => Chuyện tám trứng
  => Cỏ cây cũng biết phỉnh lừa
  => Sông ngòi Miền Trung
  => Tỉnh Vân Nam - Phần 2
  => Bệnh Giang mai
  => Trồng lúa cổ truyền - P 1
  => Về những phản hồi II
  => Áp dụng sinh học di truyền vào công nghệ thẩm mỹ
  => Chữ Tâm trong văn học Việt
  => Molly
  => Tình Quảng Tây - Phần 1
  => Trồng lúa cổ truyền - Phần II
  => Chuyện hưu nai
  => Tại sao động vật chọn sắc đẹp làm tiêu chuẩn chọn bạn tình
  => Tỉnh Quảng Tây - Phần II
  => Triệu chứng tiên khởi bệnh gan
  => Phát triển trồng lúa nước thời cỗ đại - Phần 1
  => Nhứt vợ nhì trời...
  => Khoa học có khả năng làm trẻ hóa con người
  => Con Thắm
  => Bản nhạc mùa hè
  => Tỉnh Quảng Đông - Phần 1
  => Bịnh tiểu đường
  => Trồng lúa nước thời cỗ đại - Phần 2
  => Cá salmon tại Bắc Mỹ
  => Phỉnh gạt để sinh tồn
  => Thần dược
  => Quảng Đông - Phần 2
  => Bệnh ung thư
  => Đông Tây Tam kiệt
  => Trồng lúa cỗ truyền thời Bắc Thuộc - P 1
  => Loài động vật thủ đoạn lưu manh
  => Hiện tượng thực phẩm chức năng
  => Xa kê Nhật ngày nay
  => Chập chờn bóng ma
  => Hai kiểu trang sức thiếu nữ Âu Mỹ thời nay - Phần 1
  => Ngôi nhà ma
  => Bệnh phong cùi
  => Trồng lúa cỗ truyền - Phần 2
  => Hai kiểu trang sức ... Phần 2
  => Tui làm "Chuyên Gia" ở Phi Châu
  => Tản mạn về thịt bò thịt trâu
  => Bình trữ điện
  => Bệnh tim
  => Bộ óc trẻ sáng lạng nhất năm 2015
  => Tui làm "Chuyên Gia" ở Phi Châu - P 2
  => Nên chọn thịt đỏ hay thịt trắng
  => Cầu Mỹ Lợi và kinh tế Gò Công
  => Bình trữ điện - Phần 2
  => Bệnh sốt rét
  => Bệnh giời ăn
  => Chào đón ngày tử tế 13 tháng 11
  => Phát triển trồng lúa cải tiến thời Pháp thuộc- P 1
  => Áp dụng siêu-vi-thể kim loại trong canh tác hoa màu
  => Tui làm "Chuyên Gia" - Phần 3
  => Pê Ru
  => Tuyến não thùy
  => Phát triển trồng lúa cải tiến thời Pháp thuộc - P 2
  => Về hưu mới thấy cuộc đời đáng yêu
  => Làm sao tế bào "nói chuyện" với nhau
  => Brooklyn
  => Từ căm thù chính mình đến hận thù kẻ khác
  => Medulla Oblongata
  => Khôi phục rừng ngập măn Kiên Giang
  => Ki Ki
  => Biến đổi khí hậu toàn cầu - P 1
  => Nước Miến Điện
  => Nhân biến cố Paris nghĩ về tâm an trong nghịch cảnh
  => Biến đổi khí hậu - Phần 2
  => Con chim con
  => Nước Miến Điện - Phần 2
  => Nhớ về xứ Mali
  => Tai biến mạch máu não
  => Muốn tới đâu thì tới
  => Biến đổi khí hậu - Phần 3
  => Nấm thông đỏ Nhật Bổn
  => Bạch huyết cầu
  => Thuốc phê captagon
  => Biến đổi khí hậu - Phần 4
  => Tại sao LA lại mất hết nhuệ khí kinh tế so với SF
  => Túi Mật..
  => Thế hệ sandwich VN tại hải ngoại
  => Tại sao đàn bà sống lâu hơn đàn ông?
  => Cập nhật vũ trụ
  => Cá hồi sửa đổi di truyền
  => Khuyến mãi xanh hay tẩy não xanh
  => Tại sao có nhiều bệnh xuất hiện theo mùa
  => Sản xuất lúa hiện đại - Phần 1
  => Dây thanh âm
  => Béo phì
  => Sản xuất lúa hiện đại - Phần 2
  => Nước lạnh nước mát tuyệt vời
  => Thuốc mới trị chứng đau nhức
  => Giấc mơ con đường tơ lụa mới
  => Trà sữa
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian
  => Tai hại của độc canh một giống thuần chủng
  => Vài câu chuyện tiến bộ kỷ thuật
  => Cái lưởi
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - Phần 2
  => Nhà Tây Sơn
  => Tầm quan trọng của giáo dục và khuôn mẫu
  => Vài câu chuyện tiến bộ kỷ thuật ... Phần 2
  => Yếu tố môi trường gây ung thư
  => Con mắt
  => Thiên đường tại thế đâu xa
  => Chú Hai Nhân
  => Nhà Tây Sơn - Phần 2
  => Tiến bộ kỷ thuật - Phần 3
  => Làn da
  => Từng ngày một
  => Chừng nào cả vũ trụ nổ tan tành
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - Phần 3
  => Rượu vang ngày nay
  => Tiệc tùng cuối năm ăn vô biết liền
  => Triễn vọng kỹ thuật năm 2016
  => Đôi môi
  => Mất ngủ
  => Bệnh tim mạch
  => Tiên đoán khí hậu năm 2016
  => Công ăn việc làm tương lai thế giới
  => Người Việt hải ngoại nghĩ gì về bệnh tiểu đường
  => El Nino ảnh hưởng vào đời sống như thế nào
  => Cập nhật hiểu biết "mới" từ năm 2016
  => Năng lượng cơ thể
  => Giấc Ngủ
  => Từ Darwin đến H5N1
  => Khả năng biến đổi hành vi qua ức chế gen
  => Cập nhật hiểu biết mới
  => tuổi trưởng thành
  => Norovirus trên du thuyền
  => Ảnh hưởng của El Nino vào sản xuất ngũ cốc
  => Dân Hoa Kỳ uống rượu thay thế sâm banh nào?
  => Công nghệ ô tô điện
  => Ung thư
  => Lúa gạo qua văn hóa - P4
  => Nước Úc - cập nhật
  => Tâm sự cuối năm
  => Vài khám phá mới cho nông nghiệp
  => Bệnh lẫn
  => Giấc mơ làm giàu
  => Bổ sung bảng hóa học tuần hoàn
  => Đừng nên uống bia....
  => Rượu và sức khỏe
  => Sản xuất và thương mại lúa gạo
  => Phát minh ở đầu thế kỷ 21
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian- P 7
  => Món mặn ngày xuân
  => Biến đổi khí hậu và con người
  => Bạn biết gì về Facebook. Phần 1
  => Ngừa ung thư bằng thực phẩm
  => Bạn biết gì về Facebook. Phần 2
  => Sông ngòi miền Cao Nguyên Việt Nam
  => Một kỷ niệm dạy Lịch Sử
  => Ung thư làm sụt cân
  => Burundanga là gì
  => Mẹo vặt tránh táo bón
  => Dinh dưỡng cơ thể
  => Chuyện tình Bìm và Bip
  => Nhà ơi! Tôi gọi mình là nhà tôi
  => Khoa học tiến bộ như thế nào trong 20 năm tới
  => Có những giấc mơ
  => Phải chăng đây là một chuyện giả tưởng
  => Tỏi
  => Vũ khí Laser của Hoa Kỳ
  => Chiến tranh và hòa bình của Leo Tolstoi
  => Hồi tưởng biến cố sóng thần Fukushima
  => Có loại cholesterol nào tốt cho sức khỏe?
  => Cần sa y khoa
  => Atmospheric aerosol và sự thay đổi khí hậu
  => Môi trường và các vấn nạn ở VN
  => Chuyện bếp núc và kẻ thù vô hình
  => Hong Kong
  => Tôi tốt nghiệp trường làng
  => Chuyện nhà quê
  => Liệu pháp miễn dịch trị ung thư
  => Coi chừng chó tại phi trường Canada
  => Sinh thái Đồng Bằng Cửu Long
  => Thiên đường trốn thuế
  => Tại sao chúng ta cần ngủ
  => Sông ngòi miền Bắc Việt Nam
  => Chuyện vui vơ chồng
  => Tuổi già và niềm vui ảo
  => Đương đầu với hiện trạng xấu dần của ĐBCL
  => Thời trang Cali 2016
  => Trình diễn thời trang Cali - Phần 3
  => Yogurt
  => Trở lại Kalaw(tt)
  => Chào mừng Ngày lễ Mẹ
  => Độc hại của đường fructose
  => Trồng cao su thiên nhiên
  => Thủy triều và con người
  => Hai trái cây kỳ diệu
  => Phán xét người
  => Tổ chức quản lý và giáo dục NN Việt Nam
  => Trở lại K
  => Tổ chức quản lý và giáo dục NN - Bài 2
  => Biết ăn gì đây hở trời
  => Thực vật là nhà toán học tài ba
  => Hạnh nhân nhiệt đới - cây bàng
  => Trận tử chiến giữa kiến vàng và kiến hôi
  => Người mang tim heo
  => Cây trái nhàu - Noni
  => Vận động thường xuyên và sức khỏe
  => Thực vật và con người
  => Liên hệ giữa ung thư và điện thoại di động
  => Bông hồng xanh dương
  => Bắn chim
  => Kính chào sư phụ trong ngày lễ cha
  => Món ăn đặc sản địa phương VN
  => Chuyện vui về ngày lễ cha ở hải ngoại
  => Dùng tế bào gốc chửa trị đột quỵ
  => Hiện thực mới của Nhật
  => Tại sao gạo tím đen ...
  => Thay đổi chánh sách Nhật
  => Nghĩ về tuổi thọ
  => Tế bào -B hay không tế bào -B
  => Hạnh phúc 2.0*
  => Molly nhà tôi bị bịnh rồi !
  => Khám tổng quát
  => Bệnh bao tử
  => Bệnh viêm
  => Thằng Cà Quẹo
  => Resveratrol
  => Ngộ độc thực phẩm
  => Cá mập
  => Resveratrol - Phần 2
  => Hội chứng trống ổ
  => Đối kháng thuốc trụ sinh
  => Coi chừng chó dữ
  => Các mặt trăng
  => Tiến trào vì sao TZO
  => Từ hận chính mình đến câm thù kẻ khác
  => Sâm ngoại quốc và sâm VN
  => Bệnh bạch cầu
  => Tình Cầm
  => Bệnh lú lẫn Alzheimer
  => Lỗ đen
  => Giải thoát
  => Mùa vu lan...
  => Đạo thờ Bà
  => Cập nhật tiến bộ thiên văn
  => Cao nguyên phố núi ..Phần 1
  => Tỉnh Hải Nam
  => Cao nguyên phố núi - P2
  => Bênh ZiKa
  => Môi trường không khí
  => Bệnh EboLa
  => Thảo mộc - 1
  => Chém cha cái khó
  => Tham dự MeKong...
  => Thảo mộc và tâm linh 2
  => Thão mộc và hành vi P3
  => Bệnh Dịch
  => Đại dương và biến đổi khí hậu
  => Đạo đức và di truyền học
  => Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ
  => Tưởng nhớ Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
  => GS Phạm Hoàng Hộ 1929-2017
  => Điếu văn lễ tang GS PH Hộ của TDH
  => Điếu văn của GS Trương trong tang lễ GS PH Hộ
  => Những năm ảo vọng- Giáo Sư....
  => Sản xuất&Thương mại lúa gạo...
  => Duyên nợ với quê hương
  => Chuyện gạo lứt muối mè
  => Ba thê, núi sập...
  => Những đứa con tinh thàn
  => Ba Thê, Núi Sập cung đường...
  => Sức khỏe và tuổi già
  => Sức khỏe và tuổi già P2
  => Sức khỏe và tuổi già P3
  => Hải đảo Haiti và tôi
  => Bỏ cái tật ghiền
  => Sức khỏe và tuổi già P4
  => Rừng và con người
  => Mùa lễ ăn kiêng Phục Sinh
  => Hiện trạng rạn san hô...
  => Hydropower and....
  => Cách mạng kỹ thuật ...
  => Hydropower ...P2
  => Cách mạng kỷ thuật sinh học P2
  => Cách mạng công nghệ...P3
  => Biển và con người
  => Cách mạng công nghệ...P4
  => Cách mạng kỷ thuật 5
  => Biễn và con người P2
  => Cách mạng kỹ thuật...P6
  => Cách mạng kỷ thuật sinh học P7
  => Cách mạng kỹ thuật sinh học P8
  => Thầy Thái Công Tụng
  => GS Thái Công Tụng:-Rừng lá phổi....
  => Cực đoan và di truyền
  => Ngỡ lòng miǹh là rừng
  => Bài phát biểu trong tang lễ...
  => Đức tin và di truyền
  => The nao la 4D trong toan cau hoa
  => Môi trường là gì
  => Các đại tuyệt chủng sinh vật ...
  => Nữ khoa học gia Tara VanToai ...
  => Yes We Can
  => Nhà maý điện nhiệt hac̣h
  => Moi truong va suc khoe
  => Nha may nang luong nhiet hach
  => Tình trạng sản xuất lúa gạo...
  => Mùa gió chướng
  => Ăn Tết ngày xưa
  => Chó tiến hóa thành bạn thân của người
  => Hoa và mùa Xuân trong thi ca Việt
  => Làm sao để sống thọ
  => Chuyện nhà quê -MPM
  => Coffea Arabica
  => Nguồn gốc lúa Á Châu
  => Người Mẹ can cường
  => Madrid, mùa thu trong mắt ai ...
  => Tiến triẻ̉n liệu pháp miễn dịch trị ung thư
  => Tiến triển liệu pháp miển dịch trị ung thư. Phần 2
  => Bạn biết gì về ung thư
  => Những vị ân sư...
  => Bạn biết gì về ung thư
  => Khi Mẹ hơn trăm tuổi
  => To say Hello, Việt Nam
  => Hoa mai và Mùa Xuân trong thi ca Việt
  => Hoa và Mùa Xuân trong Thi Ca Việt
  => Hoa thủy tổ
  => Đông Tây tam kiệt,
  => Số phận Đồng Bằng Sông Cửu Lông
  => Du Lịch Aruba. . .
  => Con đường xuyên Úc
  => Chuyện cá basa . . . .
  => Thả cá về thiên nhiên
  => Chuyện về người Pháp cho. . .
  => Nobel Y Học 2019
  => Về Tân Châu học nghề cá
  => Phép trắc nghiệm CAT4
  => Các giống lúa từ thời nguyên thủy
  => Cá linh
  => Tiến trình kiến thức về virus corona
  => Khi nào dịch Covid-19 chấm dứt
  => Coronavirus covid-19 có đáng lo sợ quá không
  => Dịch virus Corona và cá tra.
  => Thế kỷ 21, thế kỷ của rong biển
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Long An - Phần I
27/8/2015

 

                          Long An và thị xã Tân An, tỉnh ngõ cửa về   vựa lúa “ Đồng bằng sông Cửu Long”  và đường vào trủng cỏ lau sậy “ Đồng Tháp Mười” , một nôi phát xuất  phía Bắc văn minh - văn hóa hóa Ốc Eo từ thời đại đồng thau đến sơ kỳ thời đại sắt  cùng niên đại văn minh sông Hồng miền Bắc và văn minh Sa Hùynh miền Trung,  đã phát triễn như thế nào đến năm 2014  cho vùng I tỉnh nhà chuyên về lúa gạo , thủy sản , rau hoa xứ nóng như làng hoa Thành Tâm, vùng II – vùng đệm, độn tránh nạn đô thị hóa và công nghệ hóa , vùng III Vàm Cỏ Đông công nghệ - đô thị hóa  cho mau đạt lợi tức mỗi đầu người dân Long An bằng trung bình dân Sài Gòn ngày nay,  hơn là phải chờ  5 năm sau, mãi đến năm 2020 ?  

G S Tôn Thất Trình

                                             

Anh không thương em, đừng nói chuyện sập sò,

Giả như ( Ông Trượng )Tiên Bửu, đưa đò Giang Tân ( bến trên sông Vàm Cỏ Đông ).

Bình bồng ở giữa Giang Tân,

Bên tình bên nghĩa, biết phân bên nào.

( Bớ này em ơi! Nhứt lê, nhị lựu, tam đào,

Bên tình bên nghĩa, bên nào cũng đồng thân )

Anh về đập đá ( Đồng Tháp ) đưa đò,

Trước đưa quan khách, sau dò ý em.

… ( Ca Dao miền Nam do tiến sĩ Phan Tấn Tài sưu tập –  Nam Ca Li, 2005 ?  )

 

                               Vị trí

                                 

                   Long An  là một tỉnh  trong số 12 vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nay gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp , An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang , Cần Thơ  - Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là thành phần phía Nam nước nhà: các vùng khác là Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc,  Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.  Phía Bắc tỉnh Long An  giáp tỉnh Tây Ninh: phía Đông giáp  Sài gòn-Thành phố Hồ chí Minh, Cam Bốt; phía  Nam giáp tỉnh Tiền Giang và phía Tây giáp tỉnh  Đồng Tháp .  

                     Diện tích Long An là  4 492 km2, nằm trong  vĩ tuyến Bắc 10040’ và kinh tuyến Đông 106010’.  Trên phương diện hành chánh, Long An gồm  một thị xã là tỉnh lỵ Tân An (diện tích là 81. 79 km2  =31.58 dặm Anh vuông ) và  13 huyện là Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành ( Tầm Vu ? ), Đức Hòa( Hậu Nghĩa ? ), Đức Huệ (Đông Thành ? ), Mộc Hóa, Tân Hưng, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa và Vĩnh Hưng. Tỉnh lỵ Tân An được nâng cấp từ thị trấn lên  thành phố, thị xã – city ngày 26 tháng 8 năm 2009. Thị xã Tân An có  9 phường – wards là các phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, Khánh Hậu  và Tân Khánh;  cùng 5 xã – communes là An Vĩnh Ngãi, Bình Tâm, Hướng Thọ Phú, Lợi Bình Nhơn và Nhơn Thạnh Trung.

    Dân số thị xã Tân An, năm 2005 là 121 5000 người ; năm 2009 là 165 214 người, như vậy năm 2012 dân số Tân An đã có thể trên 200 000 người . Còn dân  số  tỉnh Long An  năm 2000 là 1 330 300 người, năm 2006  1 402 100 000 người , năm 2010 là  1 448 000 người và năm  2012 có lẽ  đã hơn 1 500 000 người. Các tộc dân Long An đông nhất là Kinh – Việt, thứ đến là  Khmer , Tày , Hoa … Tân An nằm phía Tây Nam thành phố Sài Gòn- HCM cách trung tâm Tân An chừng 47 km và được các đơn vị hành chánh  sau này vây quanh:  ở phía Bắc là huyện Thủ Thừa,  phía Đông là hai huyện  Tân Trụ và Châu Thành,  phía Tây và Tây Nam là tỉnh Tiền Giang. Tân An là trung tâm chánh trị, văn hóa, kinh tế, khoa học và kỷ thuật của tỉnh Long An. Thị xã  thuộc vùng phát triễn kinh tế then chốt Miền Nam nước nhà, ngõ cổng kinh tế về các tỉnh Châu thổ Sông Cửu Long,  có đường xá và đường sông xuyên qua trung tâm, quốc lộ 1A,  quốc lộ 62 và sông Vàm Cỏ Tây.  Phường 1  là trung tâm  kinh tế, chánh trị và văn hóa Tân An ngày nay. Quốc lộ  62  nối Long An  đến cửa khẩu Bình Hiệp  gần Mộc Hóa giáp biên giới Cam Bốt. Quốc lộ 50 nối Mỹ Tho  đến Thành phố HCM qua Chợ Gạo, Gò Công  của tỉnh Tiền Giang  và thị trấn nhỏ Cần Đước thuộc tỉnh Long An.  

 

                 Suôi dòng thời gian

     

         Hình thành  lịch sử Đồng Nai – Cửu Long.

         Đa số địa thế Long An ngày nay  ở trong  một khu lòng chảo rộng mênh mông có lẽ trên 200 000ha, bao gồm hai tĩnh cũ Kiến Phong và Kiến Tường và một phần tỉnh Hậu Nghĩa  thời Đệ Nhất Cọng Hòa. Theo nghiên cứu của  nhà địa chất học H. Fontaine khỏang đầu thập niên 1950,  từ  cuối thời kỳ Plêistoxen – Pleistocen đến đầu Hôlôxen- Holoxen  từ 100 000 dến 11 000 năm trước, nước biển hạ thấp từ 100 đến 120 m. Biển Đông khô cạn, chỉ còn là một vũng nhỏ, tạo điều kiện cho động vật từ Châu Á tràn sang châu Đại Dương  giúp cho hệ động vật gần nhau giữa hai châu. Từ 10 000 năm trước công nguyên- BC trở lại đây, đã có 4 lần biển tiến dâng cao, và lùi xuống thấp. Đặc biệt là  trong hai lần tiến của biển, lần thứ ba và lần thứ tư, có liên hệ mật thiết tới sự thành hình và tan biến của vương quốc Phù Nam. Trong lần nước biển  lên cao lần thứ ba, từ năm 200 năm trước công nguyên đến năm 50 sau công nguyên -AD , nước biển ở đồng bằng sông Cửu Long đã ngăn chặn bước tiến của các dân sống ở vùng Đồng Nai qua định cư ở vùng này. Rồi khi nước lùi  từ năm 50 AD  đến thế kỷ thứ V, người  Mã Lai –Polynesians  từ các  đảo ngòai biển vào đây định cư, làm thành vương quốc Phù Nam với nền văn minh Ốc Eo tiêu biểu của họ. Tiếp theo đó trong lần dâng cao thứ tư, kéo dài 800 năm  từ năm 350 đến năm 1150, với điểm cao nhất vào khỏang năm  650, nước biển đã làm ngập cả đồng bằng sông Cửu Long, khiến không còn ai  có thể sinh sống được trong vùng.  Vương quốc Phù Nam tan rả, một phần người Phù Nam lên miền núi cao sinh sống và phần khác  trở về các đảo trong Châu Đại Dương. Từ thế kỷ  thứ XII, nước biển xuống thấp trở lại  ở mức bình thường như ngày nay. Và cũng từ đó  nước Chân Lạp thành hình, chiếm  cả vùng đất Phù Nam trước kia ( Nguyễn Thanh Liêm, Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai – Cửu Long -tháng 7 năm 2006 ) .

            Theo thư tịch cỗ thì Trung Quốc gọi  một vương quốc tập hợp nhiều các sắc tộc- tộc dân nguồn gốc  Mã lai Á – polynesian  Phù Nam – Founan vì đó là một nước nổi phù, quanh năm ngật lụt, chỉ nổi trên mặt nước vào mùa khô hạn  ở phía Nam Trung Quốc. Nhưng giáo sư cỗ học người Pháp G. Coedes lại cho rằng Phù Nam là do tiếng Khmer- Khơme “ Phnom” đọc trại ra. Sử nhà Lương( năm  502- 556 ) đặt nước Phù Nam về phía Nam Quận Nhật Nam, trong một cái vịnh lớn  ở phía Tây Biển, cách Nhật Nam chừng 7000 lý và cách Lâm Ấp, tiền thân của nước Champa- Chiêm Thành hơn 3000 lý.  Một con sông lớn ( sông MêKông ), từ Tây Bắc  chảy  về phía Đông và  đổ  ra biển ( Le Founan của P. Pelliot) . Điều đáng lưu ý là đồng bằng Đồng Nai- Cửu Long do sông Đồng Nai,  hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây và sông Cửu Long, tạo ra hình  dạng “ Trũng Cỏ lau sậy Đồng Tháp- Plain of Reeds, Plaine des Joncs” nay phần lớn là đất đai hai tỉnh mới sau 1975 là Đồng Tháp và Long An,  lúc đó đang còn là một vùng đất bồi, chưa chắc đã hiện hửu vào thời điểm này. Vương Quốc Phù Nam  cũng chưa xác định chủ quyền lảnh thổ. Như vậy có thể chắc chắn là cả Phù Nam lẫn Chân Lạp chưa bao giờ xác lập chủ quyền lảnh thổ  trên đồng bằng Đồng Nai và Cửu Long. Riêng vùng Ốc Eo – Vọng Thê, Thọai Sơn, An Giang,  các nhà khảo cổ có tìm thấy vết tích của  tộc dân Naravana, tồn tại  từ thế kỷ thứ I, sau đó họ  bị Phù Nam thôn tính và bỏ đi nơi khác. Vào cuối thế kỷ thứ VI, Phù Nam bị Khơme là một tộc dân ở phía Bắc đánh bại, đẩy các tộc dân  Phù Nam lẫn Naravana ra vùng hải đảo. Nước phía Bắc đó là Bhava, sử liệu Trung Quốc gọi là Chân Lạp- Chen La.  Trung tâm khởi thủy  dân Khơme  của Vương quốc Chân Lạp là  nơi  hội tụ  của Sông Sê Mun ( Korat- Cò Rạt , Thái Lan ngày nay )  và trung lưu  sông Mê Kông địa điểm Vat Phu (nay là miền Nam Lào Champassak ). Vương Quốc Chân Lạp có lúc  tách thành 2 nước riêng biệt: Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp, luôn luôn kình chống nhau.  Một bộ phận định cư  theo sông Sê Mun, một bộ phận khác định cư ở trung lưu  sông Mê Kông phía Bắc Biển Hồ Ton Le Sap; có nghĩa là chưa bao giờ đến đồng bằng sông Đồng Nai và Cửu Long ( theo luật sư Lưu Vĩnh Khương, Địa Linh Nhân Kiệt Vĩnh Long, Nam Ca Li, 2006).                  

              Đầu thế kỷ thứ  IX, Jayavarman II  sáng lập vương triều theo văn minh Ấn Độ. Các vương triều  Jayavarman đưa Chân Lạp đến cực thịnh, xây nhiều đền tháp Angkor, nổi danh là Đế Quốc Angkor. Vào thời Cực Thịnh, Chân Lạp  đã chinh phục cả vùng trung hạ lưu sông Mê Nam( Xiêm La – Thái Lan),  tiến đến Vạn Tượng – Vientiane ,Viêng Chăn vùng đất Thái – Lào, mở rộng  quyền lực đến biên giới Miến Điện – Myanmar.  Thời gian này Chân Lạp cũng chiếm được Chiêm Thành, đặt người làm vua Chiêm Thành.Trong thời  gian thống trị Chiêm Thành, vào thế kỷ XII, họ đã nhiều lần gây hấn Đại Việt, sang cướp phá Nghệ An. Sau cuộc “chiến tranh một trăm năm”  giữa Chân Lạp và Chiêm Thành, cả hai bắt đầu suy yếu. Giữa thế kỷ XIII, tiểu quốc Ayuthia ( Xiêm La – Thái Lan )  ở lưu vực sông Mê Nam, địa bàn Thái Lan, giành quyền tự trị và thu phục các tộc dân trong khu vực, hình thành  một vương quốc. Lào cũng tách ra  lập vương quốc riêng. Nước Ayuthia trong 2 thế kỷ, liên tục hơn 10 lần đánh phá  Angkor, uy hiếp và thống trị Chân Lạp. Năm 1432, vua Chân Lạp  Ponhea Yat bỏ  Angkor dời xuống   phía Nam ở vùng Chakdomut – PhnomPênh. Năm  1520 lại bỏ  chạy về  Lovek- La Bích ? Năm  1595, Ayuthia  đốt phá kinh thành Lovek, bắt tòan bộ  quan quân  Chân Lạp. Từ đây việc phế lập các vương triều Chân Lạp đều do Ayuthia quyết định.  Điều đáng lưu ý  là người Ayuthia tuy đánh Chân Lạp, nhưng không chủ đích  chiếm đóng Angkor, chỉ cướp của và lùa bắt nông nô. Đây là giai đọan dân Khmer lưu tán,  chạy trốn về đồng bằng Đồng Nai – Cửu Long. Về phía Việt Nam, Chúa Sải xứ Đàng Trong là Nguyễn Phúc Nguyên, nối nghiệp cha là Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, đã khéo léo  ngọai giao  với Chiêm Thành và Chân Lạp ở phương Nam, để phát triễn đất Thuận Quảng. Năm 1623  chúa cho lập hai trạm thu thuế và  đồn quân bảo vệ an ninh và trật tự ở Prey Nokor và Kas Kobey ( Sài Gòn – Bà Rịa ).

  

      Những  danh nhân ít khi nói đến, đã” khai hoang”  Đồng Nai -Cửu Long

 

1-    Công nữ Ngọc Vạn, công đầu Nam Tiến vùng này,  bị bỏ quên

Năm 1618, vua  Chey Chetta II lên ngôi, quyết  thóat khỏi sự kiềm chế người Xiêm. Ông dời đô về Oudong, U Đông– Kompong Luong , bỏ việc xưng thần và cống nạp cho Xiêm. Để đương đầu với người Xiêm, vua Chetta II tìm cách dựa vào thế lực của Chúa Nguyễn. Năm  1995, bộ gia phả mới của Nguyễn Phước  tộc ( Nguyễn Phúc tộc, trước khi có lệnh của Vua Minh Mạng- không còn  gọi là Minh Mệnh, phải gọi theo các từ phổ thông  miền Nam, Phúc là từ miền Bắc, Phước là từ miền Nam ), bỏ quan điểm cũ, chỉ trọng nam quyền không cho phụ nữ  tham dự chính trị  ( cho nên ở Đại Nam Liệt Truyện chỉ ghi : Hòang nữ Ngọc Vạn , em cùng mẹ với Hòang Trưởng Kỳ “ khuyết truyện , có nghĩa là không biết tiểu sử bà, không biết chồng con bà ra sao ), có ghi năm Canh Thân 1620, Chúa Sải có gả người con gái thứ nhì là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn cho  vua Chân Lạp Chey Chetta và  cũng không ghi sự nghiệp gì cả.  Phần công nữ Ngọc Khoa gả cho vua Chiêm Po Rô Mê , sử sách cũng không ghi chép bà đã làm gì trong  triều đình Chiêm Thành, chỉ biết truyền thuyết cũng như tục ngữ Chàm đều có ý phẩn nộ, cho rằng bà đã dùng sắc đẹp  làm cho vua  Po Rô mê mê muội, khiến ông này chặt bỏ cây Kraik, biểu tượng thiêng liêng của vương quốc Chàm, vì vậy nước này bị diệt vọng.  Công nữ Ngọc Khoa đã tạo điều kiện  cho người Việt mau lẹ vượt qua Chiêm Thành, tràn xuống vùng Đồng Nai – Cửu Long. Chúa Sải đã biết được vùng đất hoang vu trũng thấp  mà chánh quyền Chân Lạp chưa bao quát nổi, không quan tâm đến. Người Chân Lạp cũng không quen canh tác ruộng nhập nước ; đất Thuận Hóa  và Quảng Nam lúc chúa Sải trấn thủ  thì quá nhỏ hẹp và càng ngày càng chật thêm, vì những thành phần trung thành với chúa Nguyễn từ miền Bắc  bắt đầu qui  tụ về.

Công Nữ (lúc này chúa xứ Đàng Trong chưa xưng Vương – Vua nên con gái chưa  là công chúa được ) Ngọc Vạn  Hoàng Hậu Sam Đát ( Sodach Prea … ) , là người khôn khéo, nói được tiếng Khmer, biết viết chữ Pa Li, biết mặc xà rong ,  bới tóc cao …  nên gây được cảm tình  và ảnh hưởng lớn  trong triều đình Chân lạp. Ngay sau hôn nhân, bà đã  xin với chồng cho phép người Việt được  chánh thức khẩn hoang vùng Đồng Nai – Mô Xòai ( Bà Rịa – Bình Phước, Phước Long).  Theo chân bà , một số người Việt đến tận Oudong, Pnom Pênh … mở xưởng đóng tàu, lập hiệu buôn …, thu đạt về cho tổ quốc một lảnh thổ lớn; bà là viên tướng tiên phong  mở đường cho một giai đoạn mới Nam Tiến, từ Bà Ria- Tây Ninh xuống tận Rạch Giá – Cà Mau. Năm 1625 , vua Chetta II  đột ngột qua đời. Triều chính Chân Lạp rối lọan, các hòang thân, hòang tử  ai cũng thấy ngôi vàng là của mình. Để tránh khỏi vòng tranh chấp, bà mượn cớ  đi lập chùa, đưa hai con về ẩn thân ở vùng Đồng Nai - Mô Xòai,  nơi 5 năm trước bà đã chánh thức lập xóm làng. Sử Cao Miên – Cam Bốt chép: khi quốc vương thăng hà, tất cả  vùng thuộc miền Nam từ Prey Nokor đến ranh giới Chiêm Thành, các tỉnh Bà Rịa và Kampeap Srekatret ( Biên Hòa )  đều do người Việt cai trị.

 Năm 1642, hòang tử Ponhea Chan,  ta gọi là Nặc Ong Chân, con người vợ Lào của vua  Chetta II, lên ngôi, cưới vợ người  Mã Lai và theo đạo Hồi. Người Chân Lạp gọi Nặc Ong Chân là “Vua Tà Đạo” vì muốn đem Hồi Giáo thay thế Phật giáo làm quốc giáo. Năm 1658, thành phần chống đối chạy trốn về vùng  Bà Rịa – Mô Xóai  xin Thái Hậu  Ngọc Vạn che chở.  Bị Nặc Ong Chân truy kích đến tận Bà Rịa, bà cầu cứu cháu là Chúa Hiền Nguyễn Phước Tần.  Chúa Hiền phái Nguyễn Phúc Yên trấn thủ Phú Yên, đem 3000  quân cứu cô ruột, đánh tan hạm đội quân  Miên ngòai khơi Bà Rịa, bắt nhốt Ponhea Chan  vào củi sắt  đem về Quảng Bình và Ponhea Chan băng hà ở đó. Năm 1660, chúa Hiền  đưa con trưởng của bà Ngọc Vạn lên làm vua  Chân Lạp, tước hiệu là  Batom Reachea , đóng đô ở Oudong. Cả hai vua Ponhea và Batom Reachea đều ký hòa ước nhận  triều cống chúa Nguyễn hằng năm. Riêng vùng đất Prey Nokor và Kas Kobey, Chúa Hiền lại đặt con thứ hai của bà Ngọc Vạn  làm Nhị Vương, sử việt gọi là Nặc Ong Nộn, đóng đô  ở Prey Nokor – Sài Gòn .  Năm  1672, Batom Reachea bị  con rễ giết chết.  Ang Chey, sử ta gọi là Nặc Ong Đài, con trưởng  của Batom Reachea giết được kẻ phản nghịch và  được triều  đình  Chân Lạp đưa lên ngôi. Năm 1674, Nặc Ong Đài  đưa quân Xiêm tấn công vùng Đồng Nai, đánh đuổi chú ruột Nặc Ong Nộn. Chúa Hiền sai Dương Lâm đi cứu. Đang đêm Dương Lâm  đánh úp, phá các lũy Sài gòn ( lần đầu tiên chánh sử Việt năm 1674, gọi tên Prey Nokor là Sài Gòn Ong Đài lập ra) và Bích Đôi. Ong Đài thua chạy và  bị đồng bọn giết chết. Em là Ang Saur, sử gọi là  Nặc Thu, được chúa Nguyễn cho lên làm vua lấy hiệu là Chey Chetta IV. Năm kỷ mùi 1679, Chúa Hiền  giáng dụ sang Cao Miên,  bảo Thu Vương để đất cho Dương Ngạn Địch ở.  Quân tướng này là một trong hai nhóm  trên 3000 người di thần trung thành với nhà Minh – Trung Quốc  cùng 50 chiến thuyền, không chịu thần phục nhà Mãn Thanh, đến cửa Đà Nẳng xin tá túc. Cả hai Thu Vương, chính vương ở Oudong và Nhị Vương Nặc Ong Nộn  đóng đô ở Sài Gòn, nhanh chóng chấp nhận không điều kiện, không thắc mắc.                                                                                

   Công lao, sự nghiệp của Công nữ Ngọc Vạn đối với việc mở mang đất nước  thật là to tác, nhưng ngày nay, thờ bà chỉ có một tháp nhỏ bé ở chùa Kim Cang , xã Vĩnh An tỉnh Đồng Nai – Biên Hòa mà thôi! Đáng lý Việt Nam phải xây chùa tháp đồ sộ thờ bà ở một khu Sài Gòn và ở Bà Rịa mới phải !

 

 2- Thống Xuất Nguyễn Hữu Cảnh, người tuyên bố chủ quyền  lảnh thổ Đồng Nai – Cửu Long

     

   Sau khi chúa Hiền can thiệp với Thu Vương cho hai nhóm di thần nhà Minh  vào khai thác đất Đồng Nai và Mỹ Tho, nhóm ở Biên Hòa  tập trung ở Cù Lao Phố, mở mang  phố xá, thu hút nhiều thương nhân nước ngòai đến buôn bán , mỗi ngày mỗi thịnh vượng …  Còn nhóm ở Mỹ Tho  cũng lập chợ búa, mở cảng buôn bán thuyền buôn đến tấp nập “ ruộng đất bằng tốt… có những vườn cau xum xuê. ”. Năm 1689, phó Vương Nặc Nộn  không còn ở Sài Gòn nữa, về sống ở Srei Santor. Cho nên  đất miền Nam trên nguyên tắc vẫn là vô chủ. Cư dân là dân tứ xứ hội tụ. Từ  nê địa hoang vu không ai thèm quan tâm, nay đã trở nên giàu có, phồn thịnh làm Xiêm, Lào thèm thuồng, Chân Lạp tiếc rẽ, chưa kể  kể các thế lực người Hoa đang bành trướng trong nội địa.  Để ổn định việc cai trị lâu dài, bảo vệ lưu dân người Việt, Minh Vương Nguyễn phúc Chu  sai Thống suất Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh ( có khi gọi là Kính, Chưởng cơ là lữ đòan trưởng, Thống xuất Chưởng cơ là sư đòan trưởng,  cấp bậc ít nhất là trung tướng ngày nay), con tướng Nguyễn Hữu Dật dòng dõi Nguyễn Trãi, vào Nam kinh lược. Đại Nam Thực Lục Tiền Biên  mô tả họat động của Nguyễn Hữu Cảnh trên vùng đất mới như sau : - Bắt đầu đặt phủ Gia Định : Chúa sai  Nguyễn hữu Cảnh kinh lược  đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố lấy xứ Đồng Nai  đặt làm huyện Phước Long, dựng dinh  Trấn Biên – Biên Hòa . Lấy xứ Sài Côn ( Sài Gòn ), dựng dinh Phiên Trấn (Gia Định ). Mỗi dinh đặt chức Lưu Thủ, Cai Bạ, Ký Lục và các cơ đội  thuyền, thủy, bộ tinh binh và thuộc binh. Mở rộng đất nghìn dặm, được hơn 4 vạn hộ, bèn chiêu mộ những  dân siêu dạt  từ Bố Chánh  trở vào Nam  cho đến ở cho đông. Thiết lập xã, thôn, phường ấp, chia cắt giới phận, khai khẩn ruộng nương, định lệ thuế tô dung, làm sổ đinh điền, lại lấy  người Thanh ( người Hoa đời nhà Thanh ) đến buôn bán  ở Trấn Biên, lập xã Thanh Hà. Ở Phiên Trấn, lập xã Minh Hương. Từ đó, người Thanh  ở buôn bán  đều thành dân hộ của ta ( xác định quốc tịch ). Hành vi  pháp lý này rất quan trọng và thật đúng lúc. Thống xuất Nguyễn Hửu Cảnh không phải  là tiền hiền xung phong đi khai khẩn  mà là hậu hiền khai cơ, nói nôm na Thống Xuất Nguyễn Hữu Cảnh  là người đã đặt tên  và chánh thức khai sanh đồng bằng  Đồng Nai- Cửu Long miền Nam nước nhà. Một điều đáng lưu ý là kể từ đây, lảnh thổ Việt Nam đã được phân định, nên những phần đất nhập vào lảnh thổ Việt Nam sau này, mặc dù vẫn còn hoang vu chưa người khai thác, chánh quyền Chân Lạp cũng chưa bao giờ  đặt chân cai trị, nhưng Trần đại Định, Mặc thiên Tứ  đều yêu cầu các quốc vuơng Chân Lạp chánh thức dâng hiến cho Việt Nam: Nặc Tha dâng đất Longhor Mesa ( Long Hồ, Mỹ Tho), Nặc Nguyên dâng đất Tầm Bôn, Lôi Lạp ( Gò Công, Tân An ), Nặc Nhuận dâng đất Trapeang, Bassac ( Trà Vinh, Ba Thắt ), Nặc Tôn dâng đất  Tầm Phong Long ( Long Xuyên ).  

    Năm  1699, Nặc Thu lại làm phản đắp lũy Bích Đôi- Nam Vang - Cầu Nam đưa quân cướp bóc dân buôn. Chúa Minh lại sai Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống xuất, lấy binh dinh Bình Khang, Trấn Biên, Quảng Nam, cùng binh tướng Long Môn Trần Thượng Xuyên  đi đánh. Quân Việt tiến vào Nam Vang, Nặc Thu bỏ thành chạy trốn. Năc Yêm, con Phó Vương Nặc Nộn ra hàng. Thống xuất vỗ an dân chúng, tuyên bố chủ quyền của hai nước  và chánh sách chiêu mộ  dân ở vùng đất mới, đối xử  bình đẳng giữa các tộc dân nên được dân Chân Lạp hết sức hoan nghênh. Sau này có nhiều  đợt người Miên  di dời lập nghiệp  miền Hậu Giang và dân Khmer lập đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh tại Nam Vang và tôn xưng ông là Thành Hòang Nam Vang. Thống xuất báo tin thắng trận rồi lui binh. Quân về theo sông Tiền Giang  đến Cù Lao Tiêu Mộc ( Cồn Cái Sao – Chợ Mới, Long Xuyên ), ba quân và ông bị phát bệnh  dịch ( Theo Gia Định Thành  Thông Chí ), hai ngày sau  đến Rạch Gầm  ngã ba sông Tiền, ông trút hơi thở cuối cùng. Ông được sắc phong  Thượng Đẳng Thần Lễ Thành Hầu. Một số  binh bản bộ của ông còn ở Cồn Sao lập nghiệp, khai khẩn vùng đó và đặt tên là Cù Lao Ông Chưởng  ( Thống Suất  Chưởng Cơ – Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh ). Ông  là người được dân miền Đồng Nai – Cửu Long  sùng bái và lập đền thờ nhiều nhất.

 

3-Chánh thống Cai Cơ Nguyễn Cửu Vân đào kinh Bảo Định, khai khẩn đất Tân An- Gò Công.

Năm 1705,  nội bộ Chân lạp chia thành hai quyền lực: Ong Thu làm Chính Vương và  Ong Nộn làm Nhị Vương. Nội bộ thường tranh chấp, nước lọan triền miên. Sau khi Ong Nộn mất, Ong Thu phong con Ong Nộn là Ong Yêm làm quan. Đến đời con Ong Thu là Ong Thâm lại xích mích. Ong Thâm viện binh Xiêm và Ong Yêm  chạy sang Gia Định cầu cứu. Chúa Nguyễn sai Chánh Thống Cai Cơ( theo quân sự nhà Nguyễn Phước, cai cơ tương đương với tiểu đòan trưởng – cấp bậc ít nhất là thiếu tá ngày nay, Chánh thống Cai cơ là Trung đòan trưởng . ) Nguyễn Cửu Vân  đem quân đánh Nặc Thâm. Đến Sầm Giang, quân Vân đánh tan viện quân của Xiêm. Nặc Thâm chạy sang Xiêm. Quân Vân hộ tống NặcYêm về thành La Bích, lập lại ngôi vua. Nước Chân Lạp nay đã yên, Vân bèn khai khẩn  ruộng ở Cầu Uốc . Ông  lại cho rằng, giặc thường  vào ngầm đất ấy quấy rối phía sau quân ta, bèn cho đắp lũy dài từ Quán Gai đến chợ Lương Phú, đào thông hai ngòi Cầu Uốc – Mỹ Tho, dẫn nước về làm hào ngòai lũy, để việc phòng thủ được nghiêm mật. Năm  1711, ông được thăng Trấn Biên Phó Tướng. Vân cho đắp lũy và đào kinh cho Rạch Vũng Gù và Rạch Mỹ Tho  ăn thông nhau, nối liền sông Vàm Cỏ Tây qua sông Tiền. Về sau Vân lại cho đào sâu thêm, nhưng vì có giáp nước khiến phù sa hai đầu dồn vào nên bị cạn, thuyền to phải chờ nước lớn mới qua được. Năm 1772,  con Cửu Vân là Cửu Đàm đào kinh Ruột Ngựa nối liền Rạch Cát đến kinh Lò Gốm .Như vậy  đã có tạm đường nước thông thương từ Mỹ Tho qua Vũng Gù, Vũng Gù thông qua Vàm Cỏ Đông đến Bến Lức, theo dòng nước đến Ba Cụm, rồi theo sông Bình Điền tới Chợ Lớn. Đây là đường huyết mạch hết sức quan trọng để chuyên chở lúa gạo từ đồng bằng Cửu Long lên Sài Gòn. Thuở đó đường bộ chưa thông, khi đất nước đã định hình, năm 1819 phải dùng non 10 000 người sửa lại cho rộng và đào sâu thêm. Đào xong vua đặt tên là Bảo Định Hà. Cùng năm 1819,  Huỳnh Công Ly, Phó Tổng Trấn Gia Định Thành cũng đốc xuất dân  đào con kinh nói nối từ cầu Bà Thuông đến kinh Ruột Ngựa, vua đặt tên là An Thông Hà. Nguyễn Cửu Vân tuy có công lớn trong việc khởi xướng đào kinh Bảo Định, ngòai việc đưa  nước vào đồng ruộng mở rộng  canh tác khai khẩn vùng đất Tân An – Gò Công, còn có giá trị lớn tới ngày nay trong chiến lược và trong giao thông vận tải,  nên được phong làm Trấn Biên PhóTướng. Nhưng bên cạnh đó có sự “dụng công vi tư”, nên  Chúa Minh có lời quở trách. Khi mất Nguyễn Cửu Vân được truy phong là  Chính Thống Vân Trung Hầu.

4-Tiền Quân Kiến Xương quận công Nguyễn Hùynh Đức liều thân cứu chúa

            Miền Bắc thường nêu lên câu chuyện Lê Lai liều thân cứu Lê Lợi. Nhưng trong Nam, lại ít người biết đến  Nguyễn Huỳnh Đức, ròng rã  suốt đêm trường  quạt muổi cho chúa Nguyễn Phúc Ánh  ngủ yên, sau khi thất trận ác chiến với quân Tây Sơn ở Tứ Kỳ Giang ( thuộc Gia Định ), năm 1782. Chúa đã  sánh công trạng này với chuyện  xưa kia Nguyên  ( Mông Cỗ )Thái Tổ bên Tàu,  lúc thất trận chạy vào sa mạc đêm khuya không nơi đùm đậu, tuyết xuống lạnh buốt cả người.  Khi ấy có hai tôi trung của vua Nguyên là Mộc Bá Lê và Bác Nhĩ Mộc  cởi hết áo quần đang mặc đắp cho vua ấm  và đứng sửng  suốt đêm giữa đồng, giăng lá cờ trên mình vua cho khỏi bị tuyết rơi xuống. Từ dạo ấy, Hùynh Tường Đức được chúa Nguyễn xem như người trong thân tộc, đổi tên Hùynh Tường Đức  thành  Nguyễn Hùynh Đức.

              Nguyễn Hùynh Đức còn là người sinh quán  năm 1748, tại giồng Cái En làng Tường Khánh, nay là xã ( phường ) Khánh Hậu  thuộc tỉnh lỵ Tân An, tỉnh Long An ngày nay. Khánh Hậu cũng là nơi một nhóm nhà chánh trị xã hội học Hoa Kỳ nghiên cứu chi tiết văn hóa, xã hội làng xã đồng bằng Đồng Nai- Cửu Long, trên căn bản Mỹ ( ? ) đầu tiên ( ? ) ở Việt Nam, cuối thập niên 1950 ( ? ). Tên tộc  của ông như vừa kể trên là  Hùynh Tường Đức, con  của một võ quan triều Lê là cai đội  Hùynh Công Lương. Năm1780, Nguyễn Ánh xưng vương hiệu tại Sài Gòn. Lúc bấy giờ Đỗ  Thành Nhân  đã chiêu tập một đội nghĩa quân  trên 3000 người, dựng cờ đề hai chữ  “ Đông Sơn “  để chống với Tây Sơn, hầu đưa hòang tử Nguyễn Phúc Ánh lên  ngôi cữu ngũ. Huỳnh Tường Đức hồi đó đã 33 tuổi, từ giã vợ con, vai mang cung kiếm đến xin gia nhập nghĩa quân Đông Sơn .  

                Năm 1783, Nguyễn Hùynh Đức cầm binh đánh với Tây Sơn Nguyễn Huệ tại Đồn Tuyên ?, bị sanh cầm, bỏ tù xa  giải đến Nguyễn Huệ.  Huệ nghe danh Nguyễn Hùynh Đức từ lâu, truyền quân sĩ mau mở tù xa, giắt Đức  đến trước mặt rồi tự tay mở trói cho Đức, khuyến dụ Đức qui hàng. Đức trả lời vô lễ, không chịu đầu hàng. Nhưng Huệ mến tài Đức, không nỡ giết và đối đải trọng hậu, mong một ngày nào đó Đức sẽ hồi tâm qui phục Tây Sơn. Năm 1786, Nguyễn Huệ  đem Đức ra miền Bắc đánh chúa Trịnh vì sợ Đức vượt ngục tìm chúa cũ, thêm vi cánh cho Nguyễn Ánh còn ở trong miền Nam. Diệt xong chúa Trịnh, Nguyễn Huệ đem quân về và khiến Đức đóng binh ở Nghệ An làm phó tướng cho Nguyễn văn Duệ cai trị Nghệ An. Lúc bây giờ chúa Tây Sơn là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ chia rẽ nhau, ai cũng muốn làm hòang đế. Duệ nguyên là tướng của Nguyễn Nhạc, thời thế bắt buộc phải làm tôi cho Nguyễn Huệ,  nên giờ phút nào Duệ  cũng mong muốn thóat thân trở về  với Nhạc. Tin Nguyễn Hùynh Đức thật lòng muốn  phò Nhạc bỏ Huệ, Duệ  giao cho Đức một đội kỵ binh 5000 người, khiến vòng theo núi mà vào Qui Nhơn, vì Nhạc đóng đô ở đây. Nhưng sau một tuần lễ, Đức viết thơ cho Duệ khuyên Duệ bỏ Tây Sơn theo chúa Nguyễn Ánh trong Nam. Duệ đem quân rượt theo, nhưng Đức cùng ba quân ngày đêm băng rừng leo núi, noi theo  châu Lạc Hòan, tắt sang đất Vạn Tượng – Lào đi, sang nước Xiêm tìm Nguyễn Ánh. Đến Xiêm, Đức mới được biết là Nguyễn Ánh đã trở về Gia Định rồi. Nghe danh Đức, vua Xiêm muốn lưu Đức lại  để phò trợ mình, song Đức  chẳng hề thay lòng đổi dạ. Cuối cùng vua Xiêm  cấp thuyền bè cho  Đức trở về Gia Định. Nguyễn Ánh gặp lại Đức, phong cho Đức làm Khâm Sai Chưởng Cơ quản Trung chi tướng sỉ .

 Lúc ấy, Lê Văn Duyệt  cũng đã ra phò Chúa Nguyễn rồi. Thấy Đức hơn mình 17 tuổi, Duyệt bèn bái kiến Đức làm nghĩa phụ để học hỏi  võ nghệ lược thao. Năm 1790, Đức được thăng  Chưởng Quân Hửu Quận Dinh.  Đức là cánh tay mặt của chúa Nguyễn . Từ mùa thu năm 1790 đến mùa thu năm 1801, Đức đúng như câu đối ở nhà thờ  làng Khánh Hậu, cách tỉnh lỵ Tân An chừng 3 km, Đức là hổ tướng khai quốc công thần nhà Nguyễn Phước: Bắc Nam tam tổng trấn, vạn lý binh quyền; Tiền Hửu lưỡng tướng quân lục sư sóai lịnh. Năm 1802, Vua Gia Long phong cho Đức  tước Quận công ( nhắc lại là tước theo lớn nhỏ là : “quận” công, hầu, bá, tử, nam ) sai đi trấn thủ thành Bình Định và giữ chức Tiền Quân thay cho Nguyễn văn Thành. Năm 1808, Đức làm tổng trấn Bắc Thành. Năm 1816, vua Thế Tổ  lại cho Đức vào làm tổng trấn Gia Định thay Lê Văn Duyệt. Sợ  không đương nổi trọng trách, xin thêm người giúp thì Vua Thế Tổ Gia Long cho Trịnh Hoài Đức vào ở chức Hiệp Tổng Trấn.  Ngày mồng 9 tháng 9 năm Kỷ Mão ( 1819 ),  Đức mất, thọ 72 tuổi. Nhà vua truy tặng ông là: “ duy trung  dực vận công thần, đắc tiên phụ quốcThượng tướng quân ,Thượng trụ quốc, Thái phó quận công, thụy trung nghị”. Năm Minh Mạng nguyên niên 1820, ông được thờ tại miếu Trung Hưng Công Thần, Huế- Thừa Thiên .

  Tuy Long An chiếm một phần quan trọng cho đất đai chiến khu Đồng Tháp Mười, nhưng các căn cứ kháng chiến thời Pháp thuộc do đốc binh Kiều  thành lập  năm 1862, nghĩa quân xây đắp  một cái tháp cao 10 tầng ( khoảng 42m )  để làm đài thám thính, lại nằm  trong huyện Mỹ An, gần kinh Tháp Mười, nay lại  thuộc tỉnh  Đồng Tháp – Cao Lãnh, Sa Đéc, nên không ghi danh đốc binh Kiều ở tỉnh Long An được. Dù rằng Long An  thuở xưa  chỉ có ba lối đi vào  chiến khu Đồng Tháp Mười, một lối  từ Gò Bắc Chiên đi xuống ( thuộc tỉnh Kiến Tường- Mộc Hóa cũ ) mới thuộc đất tỉnh Long An. Lối Đồng Bắc Chiên tỉnh Long An,  cũng có tiền đồn Bắc Chiên án ngữ, có hào lũy bao quanh  như ba đồn chánh Mỹ An ( đồn Tiền, đồn Tả , đồn Hửu ), ngòai lũy có hào sâu cắm  chông nhọn, có  100- 150 nghĩa quân  trấn giữ và có từ 15 đến 25 súng  “ bắn đá”. Khi vua Tự Đức nhường ba tỉnh miền Đông  cho Pháp, anh hùng Trương Công Định  lập chiến khu “ Đám Lá Tối Trời”  ở Gò Công để đánh quân Pháp xâm lăng thực dân và Gò Công nay lại thuộc tỉnh Tiền Giang - Mỹ Tho. Sau  khi Trương Công Định chết, anh hùng Võ Duy Dương  dựa vào căn cứ Đồng Tháp Mười  đã đánh quân Pháp khắp miền Hậu Giang.  Ngày 15 tháng 4 năm 1865, Pháp vây kín  căn cứ Đồng Tháp Mười, Võ Duy Dương  và nghĩa quân rút về  Cao Lảnh rồi sang vùng Vàm Cỏ Tây, lập căn cứ  kháng chiến mới. Tại đây, ông mắc bệnh thương hàn rồi chết. Thời Nam Bộ Kháng chiến, năm 1946, tướng Trần Văn Trà  tái lập chiến khu Đồng Tháp Mười, để trường kỳ kháng chiến chống Pháp, cùng lúc với  Nam Bộ tổ chức  chiến khu U Minh, chiến khu Dương Minh Châu và chiến khu D. Năm 1948 Pháp mở cuộc hành quân càn quét  chiến khu Đồng Tháp Mười, nhưng hành quân đại qui mô  này lại không chạm trán với địch quân Việt Minh ( Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, sau năm 1960 mới gọi là Việt Cọng ). Việt Minh đã ngụy trang khéo léo các công sự chiến đấu, nên Pháp không nhận ra, và bộ đội Việt Minh  đã rút  đi trước khi  quân đội viễn chinh  siết chặc vòng vây. Ngày  31.7 1951, tướng Chanson, tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở miền Nam  đi thị sát  công cuộc  bình định ở miền Nam, bị quân Việt Minh ám sát chết tại Cao Lảnh,  tỉnh Đồng Tháp. Năm 1963, quân Việt Nam Cộng Hòa  dưới sự cố vấn  và chỉ huy của John Paul Vann - Hoa Kỳ, bao vây một tiểu đòan  chủ lực Việt Cọng ở Ấp Bắc thuộc tỉnh Tiền Giang, nhưng ở trong lòng chiến khu “mới” Đồng Tháp Mười, áp dụng chiến thuật  thiết vận xa M113 và trực thăng vận mà quân đội VNCH chưa quen thuộc, để tiêu diệt bộ đội Việt Cọng. Quân VNCH và Hoa Kỳ thiệt hại nặng nề, vì tướng John Paul Vann  không rành  địa thế  sình lầy, trống trải  Đồng Tháp Mười và  chiến thuật đóng chốt của quân Việt Cọng, khiến cho bộ binh và chiến vận xa M113  không thể tiến nhanh được và làm mồi cho hỏa lực Việt Cọng. Quân dù từ trên cao bị rừng tràm che mắt, không thấy được  quân Việt Cọng, núp trong các công sự chiến đấu. Trái lại quân Việt Cọng thấy rất rỏ  quân dù, từ các công sự  chiến đấu. Trực thăng võ trang UH-1B không thể xuống thấp  để oanh kích vì bị hỏa lực chụm bắn nà. Vì vậy mà  suốt 14 giờ chiến đấu, từ mờ sáng đến  tối, VNCH và Hoa Kỳ thiệt hại rất nhiều về quân số, thiết vận xa  M113 và trực thăng võ trang UH1B.  ( chiếu theo Thiện Phương Đặng Như Tây, Đồng Nai – Cửu Long số 2 – 2005 ? )

 

             Phần II : Lạm bàn Phát triễn tỉnh Long An

 

                   Địa hình , đất đai , khí hậu, sông ngòi- kinh rạch

Đường vào Mộc Hóa  xa xôi

Dầu cao đứt đọ, sao rơi cánh chuồn!  

Gió đưa hơi lạnh chiến trường

Ngàn năm di hận, Kiến Tường còn trơ!

         Kể từ cải cách năm xưa

Dụ  Năm – Mươi- Bảy có vừa lòng dân ?

Dinh Điền, Trù Mật còn không ?

Ấp nào Chiến – Lược thù trong  giặc ngòai ?

Người Cày Có Ruộng trong tay

Tấn công Bình Định, dựng xây oán hờn!

Để rồi lộng giả thành chơn

Vùng Kinh Tế Mới, mồ chôn sống người!

Trại gì Cải Tạo nực cười

Kẻ  ngu vác mặt dạy đời người khôn! …

( “Bài Thơ Đồng Tháp”, Hòang Châu )         

 

Địa hình , khí hậu, sông ngòi, kênh rạch .

Địa hình tổng thể LongAn chia ra làm nhiều vùng nhỏ hơn vì một hệ thống chằng chịt sông ngòi và kinh rạch trầm tích bùn – silt từ  hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây  làm cao thêm địa thế  và tăng gia mức phì nhiêu của Long An cho phát triễn nông nghiệp.  Địa hình  tỉnh nhà rất bằng phẳng, ngọai trừ vài đồi, gò ở phía Bắc tỉnh. Phần phía Tây là  Đồng Bằng Lau Sậy – Plain of Reeds, Plaine des Joncs, nhưng Việt Nam lại gọi là trũng Đồng Tháp , đồng của những “tháp” xưa cỗ thời văn minh Ốc Eo - Phù Nam ? hay Đồng Tháp Mười ( tháp mười tầng Đốc binh Kiều xây dựng ) . Khí hậu tỉnh  thuộc khí hậu gió mùa vùng nhiệt đới.

 Mùa mưa kéo dài  từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô  từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.  Nhiệt độ trung bình tỉnh nhà là 27.4 0 C . Lượng mưa trung bình mỗi năm là  1620mm. Ba sông chánh ở Long An là sông Vàm Cỏ Đông , sông Vàm Cỏ Tây và sông Rạch Cát ( còn gọi là sông Cần Giuột, sông Sòai Rạp, chảy ra cửa Sòai Rạp, biên giới hai tỉnh Tiền Giang và Long An ngày nay). Sông Vàm Cỏ phát nguyên từ Căm Bốt có 2 nhánh: sông Vàm Cỏ Đông còn có tên là  sông  Bến Lức , dài 300km, chảy xuống tỉnh Tây Ninh ( Trảng Bàng – Gò Dầu ) rồi Long An và đổ ra cửa Sòai Rạp , sông Vàm Cỏ Tây  chảy qua Mộc Hóa đến Thủ Thừa, qua cầu Tân An  tỉnh lỵ Tân An , rồi nhập cùng Vàm Cỏ Đông  để đổ  ra cửa Sòai Rạp , còn gọi là cửa Vàm Láng ( theo Thái công Tụng- 2005 ) .

 Ngòai một số kênh đào thời chúa Nguyễn  (  Bảo Định Hà , An Thông Hà ), thời các vua Gia – Long Minh Mạng  đào tay các kinh  nhỏ và ngắn  kinh Bà Bèo phía  sông Vàm Cỏ Tây, kinh Ông Hống, kinh Cái Cỏ  nối rạch Cái Cái với  Svay Rieng ( năm 1815) , đào sâu và kéo dài 20 km , kinh Bảo Định năm 1819, nối liền sông Vàm Cỏ Tây  với sông Tiền    kinh tên Pháp là Arroyo de la Poste, từ Tân An đến Mỹ Tho... Lúc còn an ninh, Đệ Nhất Cọng Hòa đã đào kinh Đồng Tiến giữa trủng Đồng Tháp ngang qua hai tỉnh Đồng Tháp và Long An ngày nay và chiến tranh đã cản trở công cuộc  phát triễn thủy nông thủy lợi ở tỉnh Long An. Từ năm 1981 đến năm 2000, riêng hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp  ( một phần ngang qua tỉnh Long An ) đào thêm 600 km  đường sông,  và trên 2300 km  đường kinh  dùng đất đào làm thành đường bộ đến các thôn xã . Sau năm 2001, tổng số chiều dài sông ngòi, kênh rạch hai sông Vàm Cỏ tăng gia đến trên 8912 km , nhiều nhất trên sông Vàm Cỏ Đông; đưa nước sông Đồng Nai – La Ngà ( đập Dầu Tiếng ) về rửa phèn, ngăn phèn trồi lên mặt đất mùa khô… thay vì chỉ lưu ý đến nước hạ lưu sông Cửu Long mà thôi, khai thác Đồng Tháp Mười  làm 2 – 3 mùa lúa cao năng, biến vùng dân thưa thớt thành những thị trấn đông đúc như thị trấn Mộc Hóa ở tỉnh Long An , thị trấn  Tân Phước tỉnh Tiền Giang và thị trấn  Mỹ An, tỉnh Đồng Tháp…

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,

 Nước  Tháp Mười long lánh cá tôm.

Muốn ăn bông súng mắm kho,

Thì vô Đồng Tháp ăn no  đã thèm.

Đồng xanh điểm trắng cánh cò,

Thương em vì bởi câu hò có duyên .

Đốt than  nướng cá cho vàng,

Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi

(Ca Dao Miền Nam ,  Phan Tấn Tài sưu tập )

    Đất đai dầu có linh hồn,

Mấy lần đổi chủ  đất còn nhớ  chăng ? 

Đất phèn vàng gốc cỏ năng

Hởi nhà trị thủy , biết chăng … Tháp Mười

(   Bài Thơ Đồng Tháp, Hòang Châu )

 

                                                                 

         Vùng trũng  Đồng Bằng Lau Sậy đất  ẩm thấp-wetlands, rộng chừng 1 300 000 ha ( 13 000 km2 ),  bao gồm ở Việt Nam  phần lớn đất đai tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Tiền Giang và  tỉnh Long An  và một phần vùng Svay Reang ( Pray Veng, Svey Rieng ) ở Căm Bốt. Diện tích ở Việt Nam là trên 700 000 ha ( ? ).  Phần  Đồng Lau Sậy Việt Nam  gọi là Đồng Tháp Mười chiếm 360 000 ha gồm tòan là đất phèn – acid sulphated soils, trong tổng số 1 600 263 ha đất phèn nuớc nhà ( Đồng Tháp Mười, Tứ Gíác Long Xuyên, Trũng Sâu Vị Thanh tỉnh Cần Thơ – Hậu Giang và trũng Vũng Liêm- Long Hồ tỉnh Vĩnh Long v.v…).  Theo Thái công Tụng ( Việt Nam môi trường và con người – 2005 ), đất phèn được hình thành trên các trầm tích ở các cửa sông vào giai đọan  biển lùi  thời kỳ Holocen muộn  với các sản phẩm  trầm tích đầm lầy nước lợ, giàu hửu cơ và có chứa một lượng lưu huỳnh khá lớn. Căn cứ vào tầng sinh phèn, tầng phèn và độ sâu  xuất hiện những tầng này trong phẩu diện đất, có thể phân biệt  ra hai lọai chánh.  Lọai thứ nhất là  đất phèn tiềm tàng ( tiềm thế ) Sulfaquents, gặp ở các địa hình những vùng ngập nước sâu nhất như vùng trũng Đồng Tháp Mười; đất thường bị ngập nước và dưới lớp đất mặt có một tầng đất nhiều xác bả và ống rễ thực vật: đó là tầng đất chứa vật liệu sinh phèn như pyrit  tức sulfite sắt( FeS2). Tầng sinh phèn xuất hiện không sâu, nên nếu mực thủy cấp trong đất bị hạ thấp hơn so với điều kiện tự nhiên thì tầng đất sinh phèn sẽ bị oxyhóa, gây độc ( chất độc sắt, chất độc aluminium - nhom, chất độc hửu cơ do yếm khí- ngập nước tạo ra và những nơi thủy triều xâm nhập là chất độc mặn… ), cho cây trồng. Lọai thứ hai là đất phèn họat động, ( đất phèn Sulphat trẻ ) Sulfaquepts,  pH thấp hơn đất phèn tiềm tàng ( acid, chua hơn ), tạo ra từ đất phèn  tiềm tàng bị thóat thủy hoặc ở địa hình hơi cao hơn, có  điều kiện để  phèn tiềm tàng bị oxyhóa mạnh mẽ  tạo ra tầng phèn nằm rất cạn và khá dày: đất bị oxyhóa nền tầng pyrit chuyễn thành tầng jarosit  màu vàng rơm( “ sét cứt chuột”), pH dưới 3.5. Khi phèn bốc lên  đất mặt mà màu trắng-  có vẩn xanh, nông dân gọi là phèn lạnh. Khi nổi váng đỏ vì có nhiều chất sắt, họ gọi là phèn nóng. Hàm lượng phèn biến đổi theo thời gian và không gian.  Nước phèn di chuyễn từ nơi cao xuống nơi trũng thấp, kéo phèn xuống tích tụ ở các rốn phèn tức là những lòng chảo hứng phèn của các nơi cao xung quanh. Như vậy các đất phèn  tỉnh nhà còn bị lũ  lụt Sông Cửu Long  thay đổi tình trạng ngập nhiều ít mỗi năm. Lọai đất quốc tế gọi là đất phèn già , sulfic tropaquepts là lọai đất có tầng sulphuric sâu hơn 50 cm từ mặt đất, ở các cánh đồng Luzon – Phi Luật Tân và Bangkok – Vọng Các – Thái Lan cũng như ở những vùng đất khá cao Đồng Tháp Mười, ven biên giới Việt Miên từ  Mộc Hóa xuống Tân Châu là các gò, giồng là lọai đất phèn già, tương đối dễ xử lý, cải thiện hơn.

 Cũng theo Thái Công Tụng, nước lũ chuyễn về Đồng Tháp Mười  từ biên giới Căm Bốt chiếm đến 77 % khối lượng nhưng chất lượng kém, vì trước khi chảy vào nước ta đã phải chảy qua cánh đồng phèn Cam Bốt  và bị cây cỏ lọc gần hết phù sa. Nồng độ phù sa  sông Cửu Long là 0.250kg/m3 và thể tích hàng năm  lên đến hàng trăm triệu tấn. Nhắc lại là lưu lượng trung bình sông Cửu Long là 10 700m3/giây, vào mùa lũ lụt cao có khi lên đến 53 000m3/giây;  vào mùa kiệt  các tháng 3 -4,  lưu lượng chỉ còn 2 000m3/giây . Khi lưu lượng nước trong sông  vượt 25 000m3/giây , 25 % đất đai châu thổ đã bị ngập nước. Vào mùa khô, khi lưu lượng sông Cửu Long nhỏ hơn 6 000m3/ giây, nước ngọt đã bắt đầu khan hiếm và dòng chảy sông đã yếu, nên nước biển theo thủy triều lấn sâu vào nội địa, các vùng ven biển  nhiễm mặn. Ủy Ban sông Mê kông ( NIAPP- 1989 ) đã chia ra  6 vùng thời gian ngập nước ( xem hình) từ không ngập nước đến  ngập nước ít hơn 3 tháng,  ngập nước 3-4 tháng, 4-5 tháng và lâu hơn 5 tháng. Thị xã Tân An, các vùng Long An  dọc theo Vàm Cỏ Đông đến Mộc Hóa thời gian ngập nước ít hơn 3 tháng, phía trên Cao Lảnh  ở các trũng “tứ giác” giữa  Đồng Bắc Chiên, Cái Cái, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa  ngập lâu nhất từ 4-5 tháng đến trên 5 tháng. Ngòai  ngập lụt, điều kiện khai thác đất đai còn bị trở ngại vì nước mặn xâm nhập  mùa khô sâu xa, quá Bến Lức trên sông Vàm Cỏ Đông và Thủ Thừa trên sông Vàm Cỏ Tây ( xem hình ). Trên sông Cửu Long nước triều mùa khô lên đến Kong Pong Cham trên nhánh sông Mê Kông giữa Nam Vang – Pnom Penh và  Kratie  ở Căm Bốt. Long An có chế độ  nhật triều không đều, có nghĩa là số  ngày bán nhật triều ( một  ngày có hai lần thủy triều lên  xuống ) nhiều hơn số ngày nhật triều ( một ngày chỉ có  một lần thủy triều lên, một lần thủy triều xuống). Mực nước thủy triều có ảnh hưởng lớn đến đồng bằng Long An, Đồng Tháp Mười, từ  chuyên chở trên sông, kinh, rạch đến rút nước phèn, đưa nước vào ruộng tưới tiêu … Cũng vì vậy mà  NIAPP, Ủy Ban Ban sông Mê Kông, năm  1989, đã chia  đồng bằng Vàm Cỏ - Châu Thổ sông Cửu Long Việt Nam  ra thành 15 tiểu vùng sinh thái đất đai và thủy tính- agro ecological zonation, tùy thuộc độ phèn, độ mặn, ngập nước sâu cạn và lượng mưa thấp hay cao.  Đất đai dọc biên giới Việt Miên từ Tân Châu ( tỉnh  An Giang ) đến Mộc Hóa, Nông Trường Đồng Tháp , Đức Huệ…   thuộc nhóm 4 nghĩa là ít cản trở về phương diện đất,  mực nước ngập cạn: vùng Bến Lức thuộc nhóm 12 mùa khô bị mặn, đất đai không mấy phèn, lượng mưa thấp;  vùng trũng Bắc Chiên, Vĩnh Châu,  Bắc Hòa, Tân Thạnh, Nam Mộc Hóa…  thuộc nhóm 5, đất đai khá phèn, ngập sâu; vùng Lương Hòa, kinh Bo Bo phía Bắc Thủ Thừa thuộc nhóm 6, đất  rất phèn và ngập sâu; vùng từ Tân An xuống Mỹ Tho, bến đò  Mỹ Thuận , thuộc nhóm 8  đất không phèn , ngập cạn …Thế nhưng phân chia sinh thái này của chuyên viên Ủy Ban sông Mê Kông, hầu  giúp qui định  chánh sách khai thác Đồng Tháp Mười, sau các năm 2001- 2003, đều tỏ ra có phần bi quan.

               

      Thực vật và động vật

       Đồng Tháp Mười nguyên là một vùng  rừng cây cỏ rậm rạp um tùm, nhưng nay phần lớn đã được khai thác trồng lúa; chỉ còn  lại hai vùng thiên nhiên nhỏ được bảo vệ.  Ở tỉnh Long An là Láng Sen, còn sót lại một khu rừng tràm bán thiên nhiên dọc theo một rạch thiên nhiên, vì vậy còn giá trị đa dạng sinh học quan trọng. Diện tích  bảo vệ ở Láng Sen là 3280 ha, trong đó rừng tràm thiên nhiên chiếm khỏang 700 ha. Những liếp hoa sen- lotus và trảng cỏ cũng chiếm chừng 700 ha. Diện tích còn lại ở Láng Sen  nay đã trở thành ruộng lúa. Đồng Tháp Mười kiểm kê được 127 lòai thực vật, theo 3 sinh thái chánh :      

                    _-  Trảng cỏ ngập  theo mùa lũ chia ra nhiều thứ. Thứ cỏ ngự trị là lòai cỏ năng( spike rush ) Eleocharis dulcharis ? – dulcis  họ Lác Cyperaceae làm  đồ ăn chánh cho Sếu, đặc sắc cho vùng đất phèn nặng  mùa nước nổi, một thực vật đa niên nhờ củ nhỏ, thân có thể cao vài mét  ( không nên lầm với  mã thầy hay năng củ – water chesnut, chataigne d’eau ,trồng nhiều ở miền Bắc và nay cũng trồng bán siêu thị Á Đông, Hoa Kỳ tên la tinh là E. dulcis var. tuberose ) và lúa ma- lúa trời Oryza rufigopon ( tên cũ là O. sativa f. spontanea), một loài lúa thiên nhiên nhưng đa niên thay vì hàng niên như lòai lúa hoang dại gần gủi là Oryza  nivara , hột dễ rơi rụng, xen lẫn  vài đám tràm. Lúa trời là một lòai lúa hoang dại hiếm có của tông chi   Lúa Oryza, một lòai cỏ hòa bản mọc theo nước lũ được, thân lá có khi dài hơn  4m và trấu có  chóp lông gai- awn dài 11cm.  Lòai cỏ năng khác  thấy nhiều ở Đồng Tháp là cỏ năng nĩ, bụi thưa chỉ cao 20- 50cm, thân xốp dùng làm nệm, tên la tinh là Eleocharis ochrostachys.         

              - Các đồng lầy sen súng – lotus swamps cũng là một đặc điểm thực vật của Đồng Tháp, nhưng nay diện tích sinh thái này càng ngày càng eo hẹp. Lòai sen hoang dại Đồng Tháp là Nelumbo nucifera họ Nelumbonaceae  hoa trắng hay hường -tim tím  căn hành- củ, cuốn là tròn, có gai nhỏ, phiến lá hình lọng to, bế quả ăn được,tiểu nhụy  mũi cong cũng dùng ướp trà,  hột đen , mầm- ngòi  màu lục đậm dùng làm thuốc trấn an , làm ngũ .  Các lòai súng( water lilies ), họ Súng Nymphaeaceae  thường thấy là lòai súng lam ( Blue  Lotos of India, Indian Blue Water lily )  Nymphaea  nouchali, căn hành tròn tròn, cuống dài cả 2m, mặt dưới lá màu đỏ, hoa rộng 7- 15cm  màu lam lợt hay trắng nở từ  sáng đến trưa, lòai súng trắng (  night lotos ) Nymphaea pubescens , phiến lá xanh đậm láng mặt trên ,mắt dưới đầy lông mịn màu nâu ( khác với lòai sen súng Ai Cập- Egyptian Sacred Lotos mặt dưới lá không lông ), hoa trắng hay hường, chỉ nở sáng sớm;  và lòai súng chỉ -súng vuông- súng co Nymphaea tetragona là lòai hoa súng cây nhỏ nhất trong tông Nymphaea .

               - Các rừng ngập nước  gồm những đám  rừng tràm rải rác bán thiên nhiên  liên kết với những lòai trâm Sygysium spp. họ Sim Myrtaceae, lòai năng ẩm thấp Eleocharis hygrophilus, lòai sung - gừa đại mộc Ficus microcarpa , họ dâu tằm Moraceae, lòai Ô môi Cassia grandis họ-phụ Điệp  Caesalpinoideae và các rừng tràm trồng lại ở nhiều giai đọan tăng trưởng, từ cây tràm con đến cây trưởng thành đốn được rồi, thân cao đến 9m.  Rừng tràm Đồng Tháp như vậy không  còn ngút ngàn như thời xa xưa nữa, khác với rừng tràm nay  còn mênh mông vùng U Minh Thượng – U Minh Hạ hai tỉnh Kiên Giang – Rạch Gía và Cà Mau. Tràm  ( cajeput tree, paper bark tree, Niaouli )  theo Phạm Hòang  Hộ, Cây Cỏ Việt Nam - 2003 ) tên la tinh là Melaleuca  cajuputi Powel, không phải là Melaleuca  leucadendron L.f. là lòai tràm lá hẹp hơn, gié ở chóp chánh chỉ tìm thấy ở  Úc Châu, Tân Ghi nê và Molucca ( theo Blake từ năm 1968 ) M. cajuputi là một đại mộc cao đến 20m , thân to 30cm, vỏ trắng xốp làm nguyên liệu sản xuất giấy tốt, lá rất thơm  chưng cất cho tinh dầu màu lục, phiến lá thon không lông, mùa hè hoa nở trắng xóa, huơng hoa tràm quyến rũ ong từ các nơi về hút mật hoa. Cũng xin nhắc lại là ở  rừng tràm, các cây mốp  và nhất là  dây chọai  ngâm nước có độ bền bỉ không kém song mây, mọc um tùm khác với rừng đước  nền là bải sình trống trải. Chọai – Chại  tên la tinh là Stenochlaena- Polypodium palustris  một dây ráng – fern, fougère,  thân leo rất dài có khi đến 20m, phiến là  lưỡng hình dài đến 1m. Ngòai vấn đề  rạch, kênh , mương bị  bèo lục bình- bèo Nhật Bổn ( water hyacinth, jacinthe d’eau ) Eichornia- Pontederia crassipes , nguồn gốc Brasil không phải  gốc Nhật,  xâm  chiếm Việt Nam từ năm 1902,  cản trở giao thông như trên khắp thế giới, đáng lưu ý là một lòai trinh nữ đầm lầy thay vì là Trinh nữ - Mắc cỡ ( lòai Mimosa pudica ) phát hiện đã xâm nhập Đồng Tháp Mười từ năm 1995, năm 2005 đã lan rộng trên 2000 ha ở Tràm Chim và  gần Mộc Hóa, tỉnh Long An.  Cỏ Trinh nữ nhọn hay bèo Mai dương tên la tinh là Mimosa nigra L.  là một cây cứng cao 2- 3 m, bụi  có khi cao đến 4m, sóng lá mang một gai đứng cao 1.5cm giữ mỗi cặp thứ diệp, lá khi đụng tới cũng xếp lại, nhưng chậm hơn Mắc cở M .pudica,  hoa đầu vàng không màu hường như hoa Mắc cỡ…   

               Cách Láng Sen khỏang 23 km phía Tây Nam là Công viên Quốc gia Tràm Chim(  huyệnTam Nông ) rộng  7 740 ha, có 53 km kinh rạch, chia công viên ra làm 6 nhóm sinh thái. Phần lớn thuộc tỉnh Đồng Tháp. Nguyên thủy  thiết lập năm 1985 là một khu bảo tồn có mục đích  bảo vệ sinh thái đất ẩm thấp- wetland ecosystem  vùng Tam Nông và Sếu Sarus Crane. Tháng 12 năm 2012, Công viên Tràm Chim được  Tổ chức Qui ước Ramsar về Đầm Lầy-  Đất Âm Thấp- Ramsar Convention on Wetlands công nhận có tầm quan trọng quốc tế, vì đây là một trong những mảnh đồng thiên nhiên còn sót lại của 700 000 ha vùng Đồng Tháp Việt Nam. Vị trí này cũng là một vài địa điểm đặc sắc có Lúa Ma Trấu Râu, mũi trấu nhọn dài- Brownbeard  Rice Oryza rufipogon. Công Viên Tràm Chim còn giúp bảo tồn 9 lòai chim và 5 lòai cá có nguy cơ tuyệt tích trên thế giới là cá Bengal Florican, Houbaropsis bengaliensis, và cá chép khổng lồ - Giant Barb – Catiocarpio siamensis. Tràm Chim cũng nhận mùa khô mỗi năm 20 000 chim nước – water birds  mà hơn 1% sĩ số là  lòai Sếu đông phương đầu đỏ, không mào- Eastern Sarus Crane, Red head Bare necked Crane,  Grus antigone sharpii, và đặc biệt là Cò Trắng –White herons, Storks … Sếu đầu đỏ là một lòai Sếu lục địa, hiếm có ,thuộc về lòai Chim đang bị hiểm nguy tuyệt tích.  Thường bay từ Cam Bốt và Lào… đến đậu ở  vùng Tam Nông từ tháng chạp đến tháng tám.  Chúng phải thiên di tránh mùa lũ ngập Đồng Tháp Mười.  Chúng sống trung thành từng đôi ( từng cặp ), và đẻ trứng vào mùa xuân.  Dân Việt  và ngọai quốc thích ngắm chim trời , cá nước…  xem chúng là vật quí hiếm .  Đáng tiếc là theo quan sát các nhà khoa học Việt Nam, năm 1988 đếm được hơn 1050 con Sếu Đông Phương Sarus Crane, năm 2011 chỉ còn đếm được 100 con thôi, có lẽ vì diện tích  cỏ năng Eleocharis dulcis, củ nhỏ thực phẩm chánh cho sếu, giảm nhiều. Như vậy cần tăng gia bảo vệ Cò( Sơn ) Trắng – Painted Stork, một lòai cò lớn nặng đến 10 kg, đứng cao hơn 1m  và cánh mở rộng đến 1.5 m . Cò Trắng Đồng Tháp cũng đã được xếp vào lọai bị hiểm nguy tuyệt tích. Thêm vào đó nên chú ý thêm đến  đàn Bồ Nông - Cormorants lòai chim to lớn Đồng Tháp, cùng Sếu Sarus và Cò ( Sơn ) Trắng là những động vật đặc sắc thu hút khách thăm viếng. Ban quản lý Công viên  vùng Tràm Chim kiểm kê được 231 lòai chim ( trong đó có 32 lòai chim hiếm có, 130 lòai cá nước ngọt, 110  động vật  sống  nước nổi – floating animals, trong đó 23 lòai sống dưới đáy nước, cùng nhiều lòai lưỡng cư,  ếch nhái - amphibians  bò sát – reptiles. Tháng 7 năm 2005, Việt Nam khám phá ra lòai cá sấu xiêm hoang dã – siamese wild crocodile  Crocodylus  siamensis tưởng đâu là đã tuyệt tích ở nước  nhà và được xem là động vật đang bị hiểm nguy tuyệt tích trên thế giới.

       Mùa khô, nước vùng Tràm Chim chỉ còn sâu 40 -50 cm. Mùa lũ nước ngập 1- 1.2 m. Cũng như  bèo Mai Dương, cỏ Trinh nữ nhọn, ở nhóm động vật đất ẩm thấp, lọai ốc bưu vàng – golden snail nguồn gốc Nam Mỹ xuất hiện năm 1986,  khởi đầu  phá hại sinh thái ẩm thấp Đồng Tháp – Tràm Chim rồi lan rộng khắp đồng ruộng miền Nam. Lúa Ma-Lúa Trời Oryza rufipogon,  cỏ hội đòan cỏ  Mồm Ấn Ischaemum indicum  Merr. họ hòa bản Gramineae – Poaceae, một thực vật có căn hành –củ  cao 0.5 -1m, phát hoa hình trụ gồm 2 gié, hột dài 5 cm vỏ trấu dưới có có cánh, các củ  cỏ năng Eleocharis spp., các đám cỏ Môi, Bấc- rice cut grass Leersia hexandra, một lọai cỏ đa niên có chồi dài mọc thành đám, phiến lá hẹp và dài có bìa rất sắt,cắt đứt da, nhưng trâu bò rất thích ăn, hột trấu tương tự các giống lúa trồng trọt… là những thực phẩm chánh cho ốc bưu vàng, lọai ốc cạnh tranh mảnh liệt với các ốc địa phương. Sau vụ lúa hè thu, ruộng ngập nước và mùa lũ kéo dài, ốc bưu vàng sinh trưởng và phát triễn mau chóng. Trung bình sau mùa lũ, mỗi ha ruộng sau khi bơm nước ra làm vụ lúa đông – xuân, bắt  được cả tấn ốc lớn, ngòai vô số kể ốc con. Nếu không diệt được ốc bưu vàng, chúng sẽ ăn sạch lúa. May mắn là từ năm 2009, thay vì phải dùng thuốc trị ốc, tốn kém và tai hại môi sinh, nông dân vùng Đồng bằng Cửu Long phát hiện là dùng thịt ốc bưu vàng ( 2kg ốc vỏ cho 1kg thịt ốc )  làm nguồn thức ăn nuôi cá tra, cá trê ,tôm càng xanh , cua đồng… thay thế cá tạp, cám, thức ăn công nghiệp- tổng hợp thì thấy tôm cá cua  ăn nhiều và mau lớn hơn. Vịt đẻ cũng rất thích ăn ốc bưu vàng hơn là lúa, cho tỷ lệ trứng rất cao.    

 

                 Du lịch Long An

  

         Cheo xuồng ba lá giữa rừng tràm

         Chèo xuồng ba lá thăm viếng rừng tràm rất địa phương hấp dẫn. Xuồng  ba lá làm bằng ba mảnh gỗ  ráp lại.  Thường do một cựu nữ quân nhân du kích  miền Nam từ thời Kháng chiến, mặc áo quần bà ba đen miền Nam, đầu đội mủ vải mềm, chèo với mái chèo, mau lẹ đẩy  xuồng lướt  băng băng trên kinh rạch sâu, nhưng khi rạch cạn thì chống  xuống tiến tới bằng một sào tre dài.  Xuồng  có thể chở 2-3 người, tùy cân lượng nặng nhẹ. Muốn  du ngọan vườn tràm thì nên  khởi hành từ  Xẻo Quýt tỉnh Đồng Tháp, hơn là từ một vị trí rừng tràm Long An. Xẻo Quýt là một căn cứ chiến khu Đồng Tháp thời kháng chiến chống Pháp và thời chống  quân đội VNCH và quân đội Hoa Kỳ (  từ năm 1964- 69 có sư đòan 9( ? ) bộ binh  Hoa kỳ đóng ở căn cứ Đồng Tâm và rút đi năm 1969 ? )  sau đó. Rừng tràm là một nơi giữ  nước ngọt lớn,  chống lại xâm nhập nước mặn thủy triều và nguồn trồi phèn chua- acid lên mặt đất, điều hòa ẩm độ đất vào mùa khô.Thời kỳ chiến tranh, đây là vùng đất lý tưởng cho “quân giải phóng” và bộ đội miền Bắc. Kinh chằng chịt, xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 19, nay đã trở thành những đường chuyễn vận, giúp dân gian địa phương  khai khẩn đất hoang, trồng lại rừng tràm và ngừa lữa cháy rừng. Phát triễn “văn hóa, xã hội , kinh tế rừng tràm “ được khuyến khích mạnh mẽ sau 1986, liên kết cùng lịch sữ quốc gia  khai khẩn hoang địa và bảo vệ lảnh thổ quốc gia. Rừng tràm  ngập nước đỏ nâu đầu mùa mưa là một sinh thái  điển hình miền nhiệt đới cho chim chóc, cá và động vật hoang dã vừa kể trên.  Gỗ tràm mềm dẻo, kháng mục nát hay dùng xây cất nhà cửa, làm sàn nhà. Cho nên ngày nay Việt Nam thiếu gỗ trầm trọng, rừng tràm hay bị tàn phá, lạm thác trong một nền kinh tế chuyễn động về thị trường theo trào lưu hội nhập quốc tế, nếu chánh sách bảo tồn và trồng lại rừng yếu kém, quản lý không mấy hửu hiệu. Hơn nữa mùa khô, cây tràm dễ cháy, gây ra những đám lữa rừng lớn khó chửa, như đã xảy ra năm 1984. Mùa mưa, thăm viếng rừng tràm vô tận, mênh mông khu Đồng Tháp Mười là một chuyến du lịch hi hửu. Chèo ghe, xuồng trong rừng tràm Xẻo Quýt cần phải khéo léo.  Muốn tiến tới xuồng phải lướt đi giữa các hàng cây tràm rễ  chắc nịch  và võ  nhiều  lớp  mỏng màu nâu.  Nhưng  khí  trời mát lạnh, ẩm ướt và hương hoa tràm thơm ngát. Thỉnh thoảng lại được nghe chim hót và tiếng động cá nhảy vọt vang dội trong bầu không khí yên tĩnh.  Rừng tràm trông  tựa một phong cảnh vẽ trên mặt nước nổi. Ánh dương làm sáng chói những hàng cây tràm đầy dây chọai leo quấn, tạo dựng một sắc khí đầy sống động, hoang sơ. 

                

         Di tích Bình Tạ ( ?) cỗ xưa    

        Một trong những điểm  chưa hút dẫn  nhiều du khách vào tỉnh Long An là  giá trị nhân sinh của nền văn hóa Ốc Eo, phát huy ở Châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ thứ I- 1 đến thế kỷ VI- 06 sau công nguyên, mang  nhiều đặc tính văn hóa Ấn Độ.  Như chúng ta ít biết , trên các đồi đất đỏ miền Đông Nam bộ cũng như trên các giải đất cao ven sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ, các nhà khảo cổ đã phát hiện  một hệ thống di tích thời đại  đồng thau  đến sơ kỳ thời đại sắt, tương đương niên đại Phùng Nguyên – Đông Sơn  văn minh Sông Hồng và  văn minh Sa Hùynh - Quảng Ngãi.  Các nhà khảo cỗ Pháp, từ những kết quả thu lượm được qua các khảo sát bằng máy bay các luồng nước trong vùng Tứ Giác Long Xuyên và các khai quật  di tích Ốc Eo đầu thập niên 1940 của Malleret, đã làm sống lại một nền văn hóa  một thời tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á : đó là văn hóa Ốc Eo. Trước đây người ta chỉ  mới biết đến các di tích ở vùng Ốc Eo cạnh chân núi Ba Thê thuộc tỉnh An Giang và vùng bìa rừng U Minh với di tích Trăm Phố, sau Chiến tranh Tương tàn Nam Bắc, ngày nay chúng ta được biết  là văn hóa Ốc Eo đã vượt qua Sông Hậu  sang tận Đồng Tháp- Long An, tới thượng du Sông Đồng Nai. 12000 đồ vật đã được thu thập từ 20 vị trí di tích tiền sử và gần100 di tích thời Ốc Eo.  Ngòai ra, ngay ở tỉnh  Long An cũng có đến  trên 40 đền đài công sự kỷ niệm  quan trọng cách mạng và lịch sử quan trọng đất nước, những cơ cấu và viễn cảnh danh tiếng như  nhóm di tích Bình Tạ ( Đức Hòa ), các  đền đài kỷ niệm vùng Vàm Nhựt Tảo, nhà Trăm Cột …Di tích  cỗ xưa Bình Tạ  nằm ở xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa  tỉnh Long An, cách thị xã Tân An chừng 40 km về phía Đông Bắc, trên con đường Tân An- Bến Lức- thị trấn Đức Hòa và cách đường tỉnh lộ  mới số 824 ( nguyên là  tỉnh lộ số 9 ) 800m về phía Đông. Đây là một trong số hơn 60 di tích  khảo cỗ tập trung ở huyện Đức Hòa.  Di tích Bình Tạ thuộc nhóm 16  kiến trúc cổ tích có hồ xưa cũ bao quanh,  như  Gò Xòai , Gò Nam Tước , Gò Đồn.  

 

        Di tích Gò Xòai

      Gò Xòai là một đền thờ xây bằng gạch, hình thể có phần vuông vức, mỗi cạnh dài 20m. Cấu tạo nền đền thờ rất chắc chắn và rất phức tạp vì những vật liệu xây dựng rất khác nhau tỉ như basalt, sỏi đá cuội, sạn đỏ, cát trắng, cát hồng v.v… Kiến trúc Gò Xòai chứa một lỗ hổng vuông làm nơi thờ phụng, mỗi cạnh dài 2.2 m  và sâu trên 2. 5m  cho tro xương cốt người quá cố và trưng bày những thu thập đồ vật có giá trị, gồm các  vật thể  khắc chạm linh thiêng lốm đốm hạt vàng kim như rùa, rắn, voi và đá quý hiếm đặt trong những vòng –kiềng và kim khí, cùng bảng ghi văn hóa Sanskrits – Pa Li  gần dưới đáy lỗ mồ chôn. Cấu trúc Gò Xòai được liệt vào  loại tháp – chùa chứa thi hài sư sải Phật Giáo, vào thời kỳ xưa cỗ sớm nhất ở Đồng bằng Công Cửu Long, mang đậm nét phong cách Tây Phương Thiên Trúc.

 

        Đền thờ Gò Nam Tước

        Là một  đền thờ kiến trúc bằng gạch  dài 17.2m và rộng 11.1 m. Phần trên đền thờ đã  đổ nát, nhưng vẫn còn tiêu biểu cho kiến trúc của văn hóa Ốc Eo.Tỉ như  cơ cấu góc cạnh bẻ gãy, gạch rất thẳng hàng ở các đường nền và  cổng vào ba cửa hình bán nguyệt nữa tròn về phía Đông , chứng minh là cơ cấu đền thuộc về Ấn Độ Giáo.

 

         Tháp đền thờ Gò Đồn

           Cũng là một kiến trúc xây bằng gạch, dài 78.5 m  theo hướng Đông Tây, rộng 60m theo hướng Nam Bắc, trước khi khai quật, tổng thể là một ngôi mộ, phần  mộ gần mặt đất nhất  sâu 0.4 m. Các đồ vật bằng đá trưng bày  trong mộ là tượng  Thần giữ đền -Dvarapala genie, đầu tượng Thần Ban Phước Lành-  Ganessa genie , nhiều vật thể thờ phụng gồm linga , yoni, mi, cửa vào  khắc đẻo những hình hoa-lá, ống dẫn nước thánh (somasutra) cùng nhiều vật thể đồ gốm bình -chậu thu thập khi khai quật. Ở lỗ chôn  thờ cúng, trung tâm di tích , sâu 3m là một vật thể  đã bị bễ vở linh thiêng yoni và rất nhiều đá cuội, nghi là đá thờ phụng.

 

         Viện Bảo Tàng Long An

            Thiếp lập ở  trung tâm Thị xã Tân An, thuộc phường 4. Rất nhiều cỗ vật giá trị và hiếm có, nhiều ý nghĩa văn hóa, nghệ thuật được trưng bày ở đây, đa số là đồ vật khai quật từ các di tích  văn hóa địa phương, rất hấp dẫn cho tham quan và khảo cứu . Đặc biệt  tượng Quan Thế Âm Bồ Tát – Goddess of  Mercy  một ngàn tay ( thiên thủ), một ngàn mắt ( thiên nhãn )    một cỗ vật  khắc trên gỗ  duy nhất được trưng bày, đã được nghệ nhân tỉnh nhà sao chép lại  từ tượng Quan Âm chùa Bút Tháp ngòai Bắc. 

         

          Nhà trăm cột

        Đây cũng là một  cơ cấu xưa cỗ khắc đục, thường có tên là nhà trăm cột – one hundred column house,  vì đã được dựng lên trên hơn một trăm cột, do dân gian  xã Long Hửu Đông làm ra. Diện tích là 882m2, nhà trăm cột được xây cất trong một khu vườn  rộng 4 044m2 , mặt tiền nhà  hướng về  Tây Bắc. Tòan thể nhà làm bằng gỗ lọai quý như gỏ mật- rose wood, honey wood, gỏ đỏ, gỏ  đỏ Vua Bà Rịa - Barian King wood, mái lợp hai lớp ngói và tầng ( ? ) xây  bằng đá khắc đẻo, cao 0.9 m,  mặt sàn nhà lớp bằng gạch lục giác. Trên họa đồ nhà trăm cột có hình chữ “ Quốc    gồm  ba gian – compartments , hai chái- leantos. Nhà chia ra làm hai: phía trước là căn thờ phụng  và phòng khách ngoại, phía sau dùng cho gia đình ở. Toàn thể hệ thống giàn, vì kèo – trusses  chạm nổi và điêu khắc tỉ mĩ! Đề tài là những đám mây hóa rồng, cây cỏ bốn mùa : dây leo –  song mây, lá và hoa theo đặc điểm  điêu khắc Huế. Gian thờ phụng và khách ngọai  điêu khắc theo phương thức cổ điển  nghệ thuật  đa lọai và phong phú,  tỉ như bốn  siêu nhân –tứ bất tử thần thông, 8 trái cây- bát bửu tượng trưng cho  Phúc - Lộc – Thọ  và cây trái miền Nam  như mảng cầu, bình bát, khế, măng cụt … đều được  nghệ nhân địa phương  tỉ mĩ, khéo tay biểu hiện  kỷ thuật nhà nghề trên bao lơn- ban công, khung rầm đơn vị, tường vách, bàn thờ, ghế, bàn tròn ,bàn dài.

 

           Núi Đất , một di tích đẹp tỉnh nhà   

         Từ thị xã Tân An dọc theo  tỉnh lộ số 49 cách thị trấn Mộc Hóa chừng 65 km, sau khi đến ngã rẽ Biên Phòng, quay qua phía trái chừng 500m, bạn sẽ thấy Núi Đất -Earthy Mountain . Mặt mày bạn sẽ cảm giác gió núi nhẹ, mát mẽ thổi qua khi đến gần núi. Từ xa, Núi Đất tưởng như  một hòn đá lớn  mọc lên giữa một hồ  xanh ngắt, trong sáng, yên tĩnh và thơ mộng. Núi Đất chia ra làm  ba đảo nhỏ. Đảo nhỏ đầu tiên là một núi  cao 10m, đảo nhỏ nhất chỉ cao 5m. Đa số đá lớn các đảo phủ đầy rêu, gió núi thổi qua vi vu, xói mòn đá : những cổ thụ đã trăm tuổi chen lẫn  trên đá, tỏa bóng  lối mòn bậc thang. Quanh Núi, những lối mòn  trải đất, có đê đá chắn sóng  dọc theo bờ nước hầu bảo đảm an tòan cho du khách.  Đảo nhỏ  thứ hai là một núi xây dựng từ mặt đất có một cầu nhỏ, dài  bắt qua đảo lớn nhất. Đảo nhỏ thứ ba ở phía  trái  một hồ sen  có hình dạng một chuông tuyết- snowbells  đá. Giữa hồ có hai đình tạ nổi để du khách  hưởng không khí tươi mát và trò chuyện.  Bên bờ hồ là những nhà làm việc, phòng tiếp khách, khách sạn, vùng trồng hoa, cây kiểng bonsai, chim chóc và động vật Long An.

 

            Di tích lịch sử  Vàm  Nhựt Tảo

             Khúc cắt ngang  sông Vàm Cỏ Đông và sông  Nhựt Tảo  là Vàm -cửa sông nhỏ Nhựt Tảo, một vùng yên tĩnh và an lành của xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Ngày nay, khi  đi tàu - ghe từ  Sông Vàm Cỏ Đông xuống địa phận xã An Nhựt Tân, du khách có thể thưởng ngọan vẽ quyến rũ của Vàm Nhựt Tảo. Sông Nhựt Tảo tuồng như khá rộng, trong như  pha lê, rất đẹp nhờ những nhà thu mình núp dưới  các hàng  dừa nước Nipa sp. và vài lòai hoang dã  như cây rừng sác đại mộc Bần chua Sonneratia caseolaris L. Sương đang tan dần, trải khắp mặt nước dòng sông ửng hồng vì ánh sáng mặt trời  mọc và giọng hò khoan  ngư dân vọng lại từ xa. 

 

           Vùng Miếu Bà Cố

            Đây là một ngôi đền nhỏ đã hiện diện hơn 150 năm nay ở thôn Bình Trị,  xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành.

  Nơi đây, vào ngày 24/02/1954, tiểu đòan 309 và bộ đội  Châu Thành đã phục kích, đánh tan tành một tiểu đòan và một đại đội địch quân, sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

            

          Vườn hoa và kiểng bonsai Thành Tâm

            Thiết lập ngay giữa trung tâm thị xã Tân An. Vườn trưng bày nhiều hoa mới cũ và  kiểng, có  chậu đã trên 100 tuổi thọ. Rất nhiều  chậu đã đọat giải thưởng ở hội thi đua hoa- kiểng miền Nam, vào mỗi mùa Xuân. Nhiều nghệ nhân tài ba tỉnh,  đã có tầm nhìn xa xăm,  nhắm vào các nghệ thuật  núi Phú Sĩ ( Nhật ), đền đài Angkor ( Cam bốt), Kim Tự Tháp Ai Cập , thành  quách nội ngọai Huế …

 

              Đền Miếu Vĩnh Phong

       Có lẽ không nên quên  Miếu cũ Vĩnh Phong ,gần thị trấn Thủ Thừa , thờ kỷ niệm  Mai Thủ ( Tự ? )  Thừa,   lập ra các làng quanh đó, sau đó đông thêm dân cư,  lớn mạnh thành  thị trấn Thủ Thừa   ngày nay.

  

               Và Chùa Phước Lâm

           Xóm Chùa, do ông Bùi Văn Minh ság lập  năm 1880 , vừa thờ Phật vừa thờ  tổ tiên  họ Bùi  vào khai  phá Long An , thời các Chúa Nguyễn ( ? ).

            

 

Đọc tiếp Phần II
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1062229 visitors (3175754 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free