10/12/2015
Béo phì (obesity) là cơ thể mập quá mức ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Dinh dưỡng học có công thức định vị cho cơ thể là BMI (body max index): BMI= W/H2, W là trọng lượng cơ thể Kilogram, H là chiều cao tính theo mét. Bác sĩ khuyên bệnh nhân nên ăn uống kiêng cữ nhằm giữ cho cơ thể cân xứng, không quá mập cũng không quá ốm o gầy còm theo như bảng BMI hướng dẫn. Thí dụ một người cao 1,60m cần sức nặng lý tưởng là 52 Kg.
Người có cơ thể quá mậpvới thân hình phì nộn, nặng nề... có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn chất béo trong máu, áp huyết cao, tai biến mạch máu não, sạn thận, bệnh tiểu đường, đau khớp xương, ung thư…Hiện nay tình hình thừa cân béo phì đang tǎng lên với tốc độ báo động không những ở các quốc gia phát triển mà ở cả các quốc gia đang phát triển.
Tại các nước đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. Ở Việt Nam tỷ lệ thừa cân và béo phì khoảng 6,5% ở các thành phố lớn; 10,7% ở lứa tuổi 15-49 và 21,9% ở lứa tuổi 40-49 theo thống kê năm 2013. Theo thống kê năm 2014 tại Hoa Kỳ cho biếtlà tỉ lệ 35,9% trên dân số có người obesity.
Béo phì là điều kiện sức khỏe mà trong đó lượng chất béo trong cơ thể tích lũy quá nhiều đến mức mà nó gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi thựcphẩm cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu nên năng lượng lưu trữ dưới hình thức mỡ gây thân thể mập quá độ. Dinh dưỡng học nghiên cứu cho rằng chỉ cần ăn dư ra 70 calories mỗi ngày sẽ dẫn tới lên cân nhanh, nhất là khi ta ăn những thức ăn giàu năng lượng vì thức ăn giàu năng lượng thường ngon miệng nên người ta dễ bị ăn quá thừa mà không biết. Mỡ có độ năng lượng cao gấp 2 lần đường, lại cần ít calories hơn để dự trữ dưới dạng triglyceride. Vì vậy, khẩu phần nhiều mỡ dẫn đến thừa calories và lên cân mà chính mình vô tình không hề hay biết.
Thực phẩm cung cấp năng lượng căn bản là protein (đạm), lipid (béo), glucose (đường) đều chuyển nhanh thành chất béo dự trữ trong cơ thể. Như vậy, một khẩu phần không chỉ nhiều chất béo mới gây béo phì mà ăn quá nhiều tinh bột(đường), thịt (đạm) đều gây béo phì vì đường và đạm sẽ được biến thành mỡ.Những thói quen khác như ăn nhiều cơm (đường đa), ăn nhiều vào bữa tối, thích ăn các thức ăn chứa nhiều năng lượng (mật ong: đường đôi, nước ngọt, thịt mỡ, dầu mỡ...).Các món ăn chiên xào nhiều dễ béo phì. Khi qúa mập phải ăn bớt lại giữ cho cơ thể cân đối.
Có bảng hướng dẫn giúp ăn uống mỗi ngày theo liều lượng vừa dinh dưỡng tránh lên cân. Một người có sức nặng 60 kg cần căn bản 2.200 kilo calories mỗi ngày. Một chén cơm cung cấp 200 calories… Nếu ăn nhiều sẽ mập. Không đủ dinh dưỡng gây cơ thể suy nhược. Nhớ nạn đói năm 1945 gây 2 triệu người phải bị chịu đói vì hệ tiêu hóa của loài người không tiêu thụ đường đa của cây cỏ hoa lá thành năng lượng nên đành xuôi tay nhắm mắt. Lý do là vựa lúa miền Nam khi ấy không được chuyển vận ra miền Bắc gây tâm cho nhân loại. Bây giờ nhìn lại những hình ảnh ấy thật ngậm ngùi cảm xúc.
Khi chẳng may bị phì lũ thì nên ăn ít lại theo công thức 1/3/2: sáng ăn 1 phần, trưa ăn 3 phần, chiều ăn 2 phần… theo công thức chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về dinh dưỡng để sống lâu sống khỏe.Tập thể dục ít nhất 3 lần (30 phút/1 lần) mỗi tuần.Tăng cường vận động: đi bộ, chơi thể thao, làm vườn... Không uống rượu, bỏ hẳn thuốc lá, ăn nhiều trái cây, rau tươi và ngủ đủ giấc.
BS Trần Văn Diên ngày 07/12/2015