|
|
|
QUYỂN 5 |
|
|
|
|
|
|
|
31 ngày lang thang P 190-191 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9/4/2015
Phần 190-191
Ngay sau đó là một điểm trình diễn máy kéo, dường như của John Deer, Anh Quốc, loại máy cày mà ngày xưa khi vừa vào học canh nông, tôi đã được làm quen. Việc cơ giới hóa nông nghiệp tại đất nước vừa mở cửa này có lẽ đang bắt đầu, từ miền Nam.
Ảnh tư liệu trên internet.
12h, chúng tôi tới trạm dừng chân phía Nam đường cao tốc Yangon-Mandalay, đó là trạm 115, gọi như thế vì nằm ngay cây số 115 miles cách Yangon. Lúc đi lên là ban đêm nên tôi không thấy rõ toàn cảnh trạm này. Bây giờ là ban ngày, thật dễ dàng để tôi thấy rằng người Miến đã làm khá tốt các dịch vụ giao thông, từ đường sá, phương tiện đến cả việc tạo tiện nghi cho khách đi đường. Trạm được tổ chức qui mô, sạch sẽ và khá lịch sự, với chỗ đậu xe rộng rãi được bố trí hợp lý cùng một hệ thống nhà hàng và quầy mua bán đi kèm. Nhìn những chiếc xe bus hiện đại đang nằm ngay hàng thẳng lối tại bãi đỗ riêng biệt, tôi thấy trạm dừng này không thua nước nào trong khu vực mà tôi đã đi qua.
Nơi đỗ xe lớn.
Nơi đỗ xe nhỏ, có mái che.
Nhà hàng.
Phòng ăn riêng.
13h, rời trạm 115, chúng tôi tiếp tục lên đường.
Vì Kyaik Htee Yoo nằm trên bang Mon, phía Đông của vùng hành chánh Yangon, nên xe không cần phải qua Yangon, mà rẻ qua đường AH1 , đường này nếu chạy thẳng tới hoài thì sẽ trở về biên giới Myawaddy mà hôm 28-10 chúng tôi đã vượt qua. Đoạn này chưa được nâng cấp nên vẫn còn nhỏ. Tuy nhiên, lại băng qua một vùng đồng bằng phì nhiêu với nhiều ruộng lúa chín vàng trông thật đẹp. Vâng, thật đẹp!
Phần trên tôi đã có nói do sự thay đổi về địa hình liên tục ở các vùng núi hay bờ biển, cảnh quan thường không lập lại, nên thường gây sự thích thú cho khách du lịch; còn đồng bằng thì phẳng phiu, thiếu đổi thay nên hay gây nhàm chán. Nhưng, hôm nay, trên con đường này, tôi đã sai khi đưa ra nhận xét ấy, bởi lẽ vẫn có cái đẹp đồng bằng mà những hình ảnh sắp tới sẽ thay tôi nói lên điều đó.
Trước tiên là những xóm nhà đơn sơ dọc theo đường. Tôi luôn muốn tìm kiếm sự tương đồng, nếu có, tại những nơi xe qua, vừa để so sánh với quê nhà và cũng để thấy đồng cảm với đất nước dễ mến này, rồi cái cảm giác gần gũi vừa vô hình, vừa có thật cứ thế mà nhẹ …bước vào lòng!
Trước khi tiếp tục bài viết, tôi xin nhắc lại: trong tập hồi ức này, tôi cố gắng tường thuật thật chi tiết với những hình ảnh cụ thể, không gì khác hơn là để các bạn có thể thưởng thức bài viết thú vị như cùng đi với chúng tôi, đồng thời cung cấp các thông tin chính xác để bạn nào nếu lần đầu muốn đi Miến Điện thì có thể tham khảo trước và có thể mang tài liẹu này theo mình để cứ 'theo đó mà đi", chắc chắn không thể nào lạc. Tôi rất muốn các bạn thật dễ dàng tự mình thực hiện chuyến đi theo những gợi ý từ bài viết. Nói thật với các bạn, đi một mình hoặc với 1 người bạn thân nhất(ví dụ như bạn đời) là thú vị nhất, thú vị hơn hẳn theo 1 tour được lên chương trình, tôi sẽ tổng kết về điều này trong phần cuối chuyến đi. Bây giờ xin mời xem tiếp. Còn 1 chuyện mà tôi muốn đính chánh, đó là máy cày John Deere là sản phẩm của Hoa Kỳ, không phải của Anh, bạn Voicon đã nhắc nhở tôi điều này, xin cảm ơn Voicon và xin cáo lỗi cùng các bạn.
Tại các nước mà đa số người dân theo Phật giáo Nam tông như Lào, Cambodia, Thái, Miến… người chết sẽ được hỏa táng(hoặc thủy táng) chứ không chôn cất, nên ta không thấy nghĩa trang tại các nơi này.Và thật bất ngờ, một hình ảnh tôi tưởng rằng không thể gặp trên đất nước Myanmar, lại xuất hiện quen thuộc, như tôi đang đâu đó ở bên nhà: một nghĩa địa với những mộ táng xi măng!
Ôi những ngôi mộ tầm thường, những ngôi mộ giống y hệt như của Việt Nam, bổng chợt làm nên nỗi nhớ. Đã 25 ngày qua, mãi cuốn hút theo những xa lạ bên đường, tưởng những cổ tháp chùa chiềng, những quan cảnh tuyệt vời nơi đất khách, đã làm tôi quên đi nỗi nhớ nhà, vậy mà, chỉ chút nhỏ nhoi vài nấm mồ bên vệ cỏ, lại khơi dậy trong lòng một bồi hồi về đất cũ quê xa!
Xe bắt đầu vào vùng ngoại ô của một thị trấn, có lẽ là Hpa Yar Gyi, nơi đây các xe đạp kè được sơn màu xanh da trời đồng loạt, khá ấn tượng; màu thì đẹp nhưng vẫn là một chỉ dấu của nghèo nàn, cực khổ!
Vẫn còn nhiều mái tranh trong thị trấn, tiệm tạp hóa, bến xe nhỏ, quán nước mía, chỗ sửa xe…tất cả đều bình dị, giống như mấy chợ làng, quê ta.
Quán nước bán trầu, thuốc lá, nước mía….
Ba gác Tàu tại tiệm hàn gió đá.
Bác tài Ấn Độ Maulash, dừng xe để tiếp nhiên liệu và cho khách tạm nghĩ ngơi, đồng thời kiểm tra lại phương tiện sau cuộc hành trình dài. Như lệ thường, tôi lại loanh quanh chụp ảnh.
Vùng này nằm cùng vĩ độ với Đà Nẳng, tuy thời tiết đã dễ chịu hơn, vì đang là những tháng cuối năm; nhưng thật sự cái nóng vẫn khắc nghiệt cùng với ánh nắng gay gắt ban chiều. Người Miến rất thích sử dụng dù, kể cả khi đi xe 2 ánh, có hoặc không có động cơ.
15h20’ chúng tôi tiếp tục lên đường. Từ đây về tới Kyaik Htee Yoo chẳng còn xa mấy, đường không rộng rãi như trên cao tốc, nhưng nhiều lúc chạy dọc theo những cánh đồng lúa đang thời chín rộ vàng rực, hoặc cặp theo giòng sông nhỏ, êm đềm nước chảy hiền hòa, làm đẹp một bức tranh quê!
Các máy suốt lúa ngày càng xuất hiện nhiều hơn, khiễu dáng cũng chẳng khác mấy với loại máy bên nhà.
15h35’ xe qua thị trấn Waw.
Vừa qua khỏi Waw, con đường chạy cặp theo 1 giòng sông nhỏ thật hiền hòa, tôi lại bắt gặp hình ảnh quen thuộc như quê hương. Bây giờ, nhìn quan cảnh 2 bên đường, nhiều lúc tôi cứ tưởng mình đang đi trên đất An Giang, trên những đường lộ nông thôn.
Phía xa là cầu xe lửa.
Giống kinh Tri Tôn.
2 ảnh trên nếu tôi chú thích là chụp ở An Giang, gần cầu số 10 từ Lộ tẻ vào vùng 7 Núi, chắc chẳng ai thắc mắc, kể cả các ảnh sau đây.
Đoạn trên thật giống với đoạn gần Tà Đảnh, hướng từ Tri Tôn về Lộ tẻ. Lại có cả cảnh phơi khô cá đồng và những chỗ bán nước uống, bánh kẹo dưới gốc cây lề đường, giống hệt miền Tây!
Có thời kỳ, đường nông thôn miền Tây sử dụng đất đỏ chở về từ miền Đông để phủ lấy bề mặt, hình ảnh sau đây cũng giống như quê tôi lúc đó.
Y hệt đâu đó ở Việt Nam.
Quan cảnh thanh bình gần Kyaik Htee Yoo vẫn tiếp diễn, thiệt sự rất giống Việt Nam. Từ những cánh đồng lúa chín vàng mơ, nhà cửa đơn sơ bên bờ kinh nhỏ, đến chiếc cầu tre bắc ngang con mươn cạn…thật không khác gì đâu đó ở An Giang, Đồng tháp, Cần thơ…Thỉnh thoảng là 1 đoàn dài xe tải, đầy ắp hàng hóa được phủ bạt cẩn thận, không biết có phải là lúa, gạo …đang chuẩn bị chở đi xa?
Thình lình tôi lại gặp một xe tải đang chở đầy các chiếc gắn máy 2 bánh mới nhập khẩu( từ Thái Lan?), rất giống trường hợp của Việt nam, rồi đây có lẽ xe gắn máy sẽ đầy nhóc trong các cửa hàng mọc lên khắp nước Miến Điện!?
16h05’ xe vượt qua 1 giòng sông khá rộng, từ đây dường như con đường bắt đầu leo lên vùng đất cao, thế đất lên xuống như miền Đông Nam bộ, nhất là khi xuất hiện những rừng cao su bạt ngàn cùng những tấm “latex” thô được phơi bên lề và vài địa điểm bán cục “canh” xe (cần cho những vùng đồi núi).
16h30’ chúng tôi tới khách sạn Sane Lei Tin, nằm ở ngoại ô thị trấn Kyaikto, quận Thaton, bang Mon, chấm dứt hành trình dài hơn 600km. Đây là nơi chúng tôi tạm trú 2 ngày để thăm một điểm nổi tiếng khác của Miến Điện, đó là Golden Rock Pagoda, nằm trên đỉnh Kyaikhteeyoo.
Buổi chiều thảnh thơi trước cổng khách sạn Sane Lei Tin.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP |
|
|
|
|
|
|
VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com
Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com
Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012) |
|
|
|
|
|
|
|
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/ |
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1062305 visitors (3175947 hits) |