Biết rỏ hơn đôi chút về:
Nước Thái Lan ngày nay
GS Tôn Thất Trình
Phần II
|
Phần II : Tổng quát về phát triễn kinh tế Thái Lan ngày nay
Đại cương
Thái Lan là một nước mới công nghệ hóa. Nền kinh tế Thái Lan tùy thuộc nặng nề về xuất khẩu ( xuất cảng ) chiếm hơn ⅔ lợi tức ròng nội địa quốc gia - gross domestic product , GDP . Năm 2012, GDP Thái Lan là 366 tỉ $ - đô la US hay 11 375 tỉ bath ( đơn vị tiềntệ Thái Lan ). Nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng 6.5 % ,với tỉ xuất lạm phát là 3.02 % và một trương mục thặng dư là 0.7 % cho GDP xứ sở . Năm 2013, kinh tế Thái Lan tăng 3.8- 4.3%. Thật tế giữa năm 2013, kinh tế Thái lan đã tăng 4.1% . Tuy nhiên, sau điều chỉnh , GDP Thái Lan giảm bớt 1.7% quý đầu năm 2013 và 0.3 qúy hai 2013. Giảm bớt như vậy trong hai qúy liên tiếp , có thể xem là kinh tế Thái Lan đã thóai trào - recession phần nào . Tăng trưởng GDP ,năm 2015, có thể là 0.3 % . Ước lượng, năm 2015 GDP là 397. 475 tỉ $ , đứng hàng thứ 32 trên thế giới theo cách xếp hạng của Quỷ Tiền tệ Quốc tế -IMF và sức mua tương đương PPP là 1 054 ngàn tỉ - trillion $. GDP mỗi đầu người- per capita năm 2015 lên đến 5 771 $ ( còn theo PPP là 15 319 $ ) .Để so sánh , Thái Công Tụng ( Vietnamologica - số 6 , 2005 ) trích dẫn các con số năm 2005 (? ) : GDP (theo PPP ) mỗi đầu người đã là 6 132 cho Thái Lan , Trung Quốc mới là 3617 $ , Inđônêxia 2857 $ , Singapore 20 767 $, Nhật 24 898 $ và Việt Nam rất thấp kém ( sau gần 20 năm thống nhất đất nước ) là 1860 $ .
Lĩnh vực công nghệ và dịch là chánh yếu cho GDP Thái Lan ngày nay. Năm 2012 đã chiếm 39.2 % GDP , còn khá xa dịch vụ đã chiếm 52.4 % và nông nghiệp chỉ còn 8.4 % . Nông nghiệp còn nhỏ hơn cả các lảnh vực thương mãi , hậu cần - logistics chiếm 13.4% và truyền thông, thông tin - communications chiếm 9.8%. Xây cất và khai thác hầm mỏ chiếm 4.3 % GDP . Các lảnh vực dịch vụ khác gồm tài chánh , giáo dục , khách sạn - hotels và tiệm ăn restaurants chiếm 24.9 %.
Thái Lan là nền kinh tế đứng hàng nhì Đông Nam Á, sau Inđô nêxia. Năm 2012, GDP mỗi đầu người là 5 390 $ US, chỉ nằm vào giữa các nước Đông Nam Á , sau Singapore , Brunei và Mã Lai Á . Ngày 19 tháng 7 năm 2013, Thái Lan nắm giữ 171 .2 tỉ $US dự trữ quốc tế , thứ nhì Đông Nam Á , sau Singapore . Thái Lan cũng đứng hàng nhì về thể tích thương mãi ngòai nước , sau Singapore. Ngân Hàng Thế Giới cũng đã đặt Thái Lan, xem nước này là “một trong những chuyện kể thành công phát triễn lớn”, ở các chỉ dẫn xã hội và phát triễn. Dù lợi tức ròng quốc gia mỗi đầu người - gross national income per capita, GNI chỉ mới đạt 5 210 $ US , và Thái Lan đứng hàng thứ 89 trong chỉ số Phát triễn con người - human Development Index HDI, tỉ xuất dân gian Thái sống dưới mức nghèo khổ đã giảm từ 65.26% năm 1988 , xuống chỉ còn 13. 15 % năm 2011 .
Tỉ xuất thất nghiệp Thái Lan báo cáo thấp, là 0.9 % cho quý đầu 2014 . Sở dĩ như vậy là vì một phần đông dân gian còn họat động trong ngành nông ngiệp tự cung tự cấp, đủ để sống còn- subsistence agriculture hay trong các công việc dễ bị tổn thương ( làm việc cho mình hay cho gia đình không có lương).
Lịch sử Phát triễn kinh tế Thái Lan
Trước 1945
Thái Lan tên lúc đó là Xiêm - Siam mở rộng cửa tiếp xúc ngọai quốc vào thời đại tiền công nghệ . Dù tài nguyên Xiêm hiếm hoi , các hải cảng và các đô thị , đặc biệt ở các cửa sông là những trung tâm kinh tế sớm đón mời thương buôn từ Ba Tư - Persia. các nước Ả Rập, Án Độ , Trung Quốc . Ayutthaya bừng dậy vào thế kỷ thứ 14, được nối kết cùng các họat động thương mãi tái xuất Tàu và vương quốc Xiêm trở thành một trong những trung tâm buôn bán phồn thịnh nhất Á Châu.
Khi thủ đô Xiêm dời về Bangkok vào thế kỷ thứ 19 , buôn bán ngọai quốc ( đặc biệt với Trung Quốc ) trở thành tụ diểm của Chánh phủ . Thương gia Tàu đến buôn bán ; vài người định cư trong xứ và nhận chức vị chánh thức quan trọng. Một số thương gia Tàu và di cư trở thành quan chức cao cấp vương triều . Từ giữa thế kỷ thứ 19 trở đi, các thương gia Âu Châu mỗii ngày mỗi họat động tích cực thêm. Hiệp Ước Bowring Treaty ký năm 1885, bảo đảm các đặc ân của thương gia Anh. Hiệp Ước Harris Treaty năm 1886 nâng cấp Hiệp Ước Roberts năm 1833, nới rộng các bảo đảm này cho thương gia Hoa Kỳ .
Thị trường nội địa phát triễn chậm rì, và chế độ nông nô - serfdom có thể là một nguyên nhân gây ra trì trệ nội địa . Đa số dân Nam ỏ Xiêm phải phục vụ cho chức quyền hòang cung , , trong khi vợ và con gái họ có thể bị mua bán ở các chợ trong nước. Ai mắc nợ nhiều cũng có thể tự bán minh như nô lệ . Vua- King Rama V bải bỏ nông nô năm1901 và nô lệ năm 1905.
Kể từ đầu thế kỷ thứ 20 đến khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, nền kinh tế Xiêm dần dần tòan cầu hóa . Các doanh gia chánh là tộc dân Tàu đã trở thành công dân Xiêm. Xuất khẩu nông sản ( đặc biệt là lúa gạo ) trở nên rất quan trọng và Thái Lan là một trong những quốc gia xuất cảng hàng đầu thế giới . Kinh tế Xiêm bị khổ sở lớn vào Đại Khủng Hỏang -Great Depression và là một nguyên nhân cho Cuộc Cách Mạng Xiêm năm 1932.
Sau 1945
Thời kỳ 1945 - 1955
Từ năm 1945 đến 1947 , kinh tế Thái Lan đau khổ vì Thế Chiến Thứ Hai. Lúc này Chánh phủ Thái Lan do thống chế Luang Phibulsongkram lảnh đạo liên minh với Nhật và tuyên chiến với Đồng Minh . Sau chiến tranh, Thái Lan phải cung cấp 1.5 triệu tấn gạo cho các nước Tây Phương không tiền , một gánh nặng cho phục hồi kinh tế xứ sở. Chánh phủ cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách thiết lập một sở lúa gạo quản lý buôn bán lúa gạo . Trong thời gian này, một hệ thống đa tỉ xuất hối đóai được đưa vào giữa các vấn đề thuế khóa và vương quốc thiếu hẳn các hàng hóa tiêu thụ. Tháng 11 năm 12947 , một thờI gian ngắn dân chủ bị một đảo chánh quân sự chấm dứt và nền kinh tế Thái Lan vươn lên. Dân Thái xem thời gian 1947 - 1951 là một thời kỳ thịnh vượng . Tháng tư 1948 , nhóm đảo chánh đưa thống chế Luang Phibulsongkram về lại giữ chức thủ tướng. Hầu giữ vững quyền hành khi tranh chấp với các đàn em, Phibulsongkram khởi sự một chiến dịch chống cọng và tìm kiếm sự hổ trợ của Hoa Kỳ. Thành quả là từ 1950 trở đi, Thái Lan nhận viện trợ quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ . Chánh phủ Phibulsongkram thiết lập nhiều xí nghiệp quốc doanh và được xem là áp dụng một chủ nghĩa quốc gia kinh tế - economic nationalism. Nhà nước và thư lại nước ngự trị trên mọi phân phát tư bản tại vương quốc . Ammar Siamwalla, một trong những nhà kinh tế học nổi bật gọi thời kỳ này là “ tư bản thư lại” .
Thời kỳ 1955 -1985
Năm 1955, Thái Lan bắt đầu thấy nền kinh tế mình thay đổi, do các chánh trị quốc tế và nội địa đổ nhiên liệu vào. Tranh dành quyền hạn giữa hai nhóm chánh chế độ Phibul, do tướng Cảnh sát Sriyanonda và tướng ( sau đó là thống chế ) Srisdi Dhanajarat lảnh đạo tăng gia thêm , làm cho Sriyanoda tìm kiếm, không kết quả, Hoa Kỳ hổ trợ đảo chánh chống lại chế độ Phibul. Luang Phibulsongkram cố tâm dân chủ hóa chế độ mình, tìm kiếm dân gian ủng hộ phát triễn kinh tế. Một lần nữa, ông quay về phía Hoa Kỳ, yêu cầu viện trợ kinh tế thay vì quân sự. Hoa Kỳ trả lời bằng cách giúp đở viện trợ kinh tế lớn lao chưa từng thấy cho vương quốc, từ năm 1955 đến năm 1959. Chánh phủ Phibulsongkram cũng làm nhiều thay đổi các chánh sách thuế khóa đât nước, gồm có việc xóa bỏ hệ thống hối đóai đa tỉ xuất thay bằng một hệ thống cố định thống nhất, vẫn xài đến năm 1984. Chánh phủ cũng trung lập hóa thương mãi và điều đình ngọai giao bí mật với Cộng Hòa Nhân dân Trung Quốc , khiến Hoa Kỳ bất mãn.
Dù những cố gắng duy trì quyền lực, Luang Phibulsongkram bị hạ bệ cùng với Thống chế Phin Choonhavan và tướng cảnh sát Phao Sriyanonda ngày 16 tháng 9 năm 1957, do một cuôc đảo chánh thống chế Srisdi Dhanarajata lảnh đạo . Từ năm 1957 đến 1973 , chế độ Srisdi duy trì đường hướng chế độ Phibul lập ra, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ sau khi cắt đứt mọi liên hệ với Trung Quốc và ủng hộ các hoạt động Hoa Kỳ ở Đông Dương. Chế độ Srisdi phát triễn hạ tầng cơ sở Thái Lan và tư hửu hóa các xí nghiệp quốc doanh không liên quan đến hạ tầng cơ sở . Thời gian này, một số cơ quan kinh tế được thiết lập gồm Cục ngân sách, Cơ Quan Ủy ban Phát triễn Quốc Gia Kinh tế và Xã hội - NESDB và Ủy ban Đầu tư Thái Lan- BOI . Theo một bá cáo năm 1967 ở tập san Ngọai giao - Foreign Affairs của cựu tổng thống Richard Nixon, Thái Lan đi vào một thời kỳ tăng trưởng mau lẹ , tỉ xuất tăng trưởng trung bình là 7% một năm.
Từ thập niên 1970 đến 1984 , Thái Lan đau khổ nhiều về các vấn đề kinh tế : đầu tư Hoa kỳ gia giảm, thâm thủng ngân sách , giá dầu tăng cao và lạm phát . Chính trị nội địa cũng bấp bênh. Khi Việt Nam chiếm đóng Căm Bốt ngày 25 tháng chạp năm 1978, Thái Lan trở thành tiền đồn của chiến đấu chống Cọng. 3 quốc gia Cọng Sản vây quanh , cùng một Miến Điện theo chủ nghĩa xã hội của tướng Ne Win. Các chánh phủ kế tiếp nhau ở Thái Lan cố gắng giải quyết các vần đề kinh tế bằng cách đề xướng xuất khẩu và du lịch, vẫn còn quan trọng ở nền kinh tế xứ sở. Một trong những biện pháp biết nhiều nhất là từ năm 1981 đến năm 1984, chánh phủ tướng Prem Tinsulanonda hạ giá đồng bath 3 lần. Chánh phủ cũng thay thế hối xuất cố định ( đóng chốt theo đồng đô la Mỹ ) với “ hệ thống giỏ đóng chốt đa tiền tệ- multiple currrency basket peg system” .Trong thời gian 1980- 1984, tỉ xuât GDP Thái Lan tăng khỏang 5.4 % một năm.
Năm 1988 , Chatichai Choonhavan làm thủ tướng dân chủ dân bầu lên lần đầu tiên từ 1976 , thay thế Prem Tinsulanonda từ chức. Chiến tranh Căm Bốt - Việt Nam chấm dứt, và từ năm 1989 , Việt Nam dần dần rút lui, làm phát triễn kinh tế Thái Lan mạnh thêm. Từ năm 1987 đến năm 1996, phồn thịnh quốc gia càng lớn hơn nữa, nhờ cải thiện thương mãi ngọai quốc và đầu tư trực tiếp ngọai quốc ,chánh yếu là Nhật . Cũng theo IMF, mức tăng trưởng bình GDP Thái là 9.5% một năm trong thập niên này, đỉnh cao nhất là13.3 % năm 1988. Cũng vào thời gian này, thể tích xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Thái trung bình tăng theo tỉ xuất 14,8 % , đỉnh cao nhất là 26.1 % năm 1988 .
Năm 1997 , thủ tướng Yongchaiyudh dựa trên Ngân Hàng Quốc gia Thái Lan , chi trêu 24 ngàn tỉ đô là US , ⅔ dự trữ quốc tế của Thái để bảo vệ đồng baht , thay vì hạ gíá đồng baht. Ngày 2 tháng 7 năm 1997 , thống đốc ngân hàng quốc gia Thái quyết định thả nổi - float đồng baht, khởi động cuộc Khủng hỏang Tài chánh Á châu 1997- Asian Financial Crisis .
Thời gian 1997- 2006
Vì ảnh hưởng khủng hoảng Tài Chánh Á Châu 1997 , chỉ trong vòng vài tháng giá trị đồng baht trôi nổi từ điểm thấp nhất ( 25 bath một $US ) xuống chỉ còn 56 bath một đô la Mỹ . GDP trụt từ 3. 115 ngàn tỉ bath cuối năm 1996 xuống 2.749 ngàn tỉ bath cuối năm 1998 . Tính theo đô la, Thái Lan cần 10 năm mới trở lại mức GDP 1996 . Thất nghiệp tăng lên gần gấp ba : từ 1.5 % lực lượng lao động năm 1996 lên đến 4.4% năm 1998 . Ảnh hưởng chánh trị trực tiếp là thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh bị áp lực phải từ chức ngày 6 tháng 11 năm 1997 và Chuan Leekpai lảnh đảo đối lập thay thế . Chánh phủ Leekpai thứ hai giữ chức vụ từ tháng 11 năm 1997 đến tháng hai năm 2001, cố gắng thực thi các cải cách kinh tế căn cứ trên chủ nghĩa tư bản tân tự do IMF hướng dẫn. Thủ tướng theo dõi những chánh sách thuế khóa -fiscal policies nghiêm khắc ( giữ lãi xuất cao và cắt bớt chi tiêu chánh phủ ) , thực thi 11 đạo luật gọi là “ thuốc đắng” các nhà chỉ trích lại gọi là “ 11 đạo luật bán nước” . Chánh phủ và các người ủng hộ duy trì các biện pháp này, nhờ vậy mà nền kinh tế Thái cải thiện.
Năm 1999, Thái có một tăng trưởng GDP dương tính lần đầu tiên kể từ khủng hỏang. nhưng nhiều nhà chỉ trích lại cho các biện pháp IMF là không thích nghi Thái Lan như ở Châu Mỹ La tinh và Phi Châu . Tỉ xuất tăng trưởng dương tính là vì GDP đã trụt xuống hai năm liên tiếp , riêng năm 1998 là - 10.5 % . Một ảnh hưởng gián tiếp cho khủng hỏang tài chánh ở chánh trị Thái Lan là sự vươn dậy của Thaksin Shinawatra. Phản ứng lại các chánh sách kinh tế chánh phủ , đảng Rak Tai Party của Shinawatra thấng lợi to lớn trên đảng Dân Chủ của Leekpai ở tổng tuyễn cử 2001 và lên nắm quyền tháng 2 năm 2001. Ở chánh quyền Thaksin Shinawatra kỳ nhất , nền kinh tế Thái Lan lấy lại khí thế mệnh danh là Thaksinomics , tỉ xuất tăng trưởng là 5.3 % năm 2002, 7.1 % năm 200 3 và 6.3 % năm 2004. Tháng 7 năm 2003, Thái Lan hoàn trả nợ IMF, hai năm trước thời gian qui định. Dù Thaksinomics bị chỉ trích, đảng Thaksin lại thắng to lớn một cuộc tổng tuyễn cử năm 2005 . Từ năm 2001 đến năm 2011 , GDP mỗi đầu người Isan -Miên Đông Bắc Thái tăng hơn gấp đôi lên đến 1 475 $%US ; và trong cùng thời gian , GDP mỗi đầu người Bangkok tăng từ 7900 $ US đến 13 000 $US . Nhắc lại là năm 2000 , GDP mỗi đầu người Sài Gòn - TP HCM 2184 $US, năm 2010 là 2800 $US và cuối năm 2013 là 4500 $US, gấp đôi năm 2007 . ( Xem bài Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông, tập I Theo dõi Bóng Dáng Quê Hương VN - 2015 )
Nhiệm kỳ hai của Thaksin ít thành công hơn. Ngày 26t háng 12 năm 2004, soóng thần Ấn Độ Dương xảy ra . Thêm vào tổn thất nhân sự, nó ảnh hưởng đến quý đầu GDP năm 2005 . Đảng Áo Sơ mi Vàng- Yellow Shirts. một tập hợp phản đối chống Thaksin cũng trổi dậy năm 2005 . Năm 2006 , Thaksin giải tán Quốc Hội và kêu gọi tổng tuyễn cử . Tháng 4 năm 2006 , tổng tuyễn củ bị các đảng đối lập tẩy chay . Đảng Thaksin lại thắng cử lần nữa, nhưng Tòa Án Hiến Pháp tuyên bố không hiệu lực . Một tổng tuyễn cử khác dự trù tháng 10 bị hủy bỏ . Ngày 19 tháng 9 năm 2006 , một nhóm quân nhân tự gọi là Ủy Ban Cải Cách Dân Chủ dưới quyền Vương Quốc Hợp Hiến và do Sonthi Boonyaratglin lảnh đạo tổ chức một cuộc đảo chánh đuổi Thaksin khi ông ta còn ở New York , sửa sọan đọc diễn văn ở Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc . Vào năm cuối của chánh phủ Thaksin thứ hai, GDP Thái Lan tăng 5.1%.
Thời gian 2006 - 2011
Sau cuộc đảo chánh, nền kinh tế TháiLan bị thiệt hại . Từ qúy chót năm 2006 đến 2007 , Thủ tướng là tướng Surayud Chulanont do một hội đồng tướng lãnh ông lảnh đạo bổ nhiệm tháng 10 năm 2006 . Tỉ xuất GDP 2006 tăng chậm dần đi, từ 6.1%, 5.1% rồi 4.8% trong ba quý đầu mỗi năm rồi chỉ còn 4. 4% vào qúy thứ tư. Dự án Thaksin đầu tư đồ sộ vào hạ tầng cơ sở không được nhắc tới , mãi cho đến năm 2011, khi em gái ông là Yingluck Shinawatra nhậm chức vụ này. Năm 2007, nền kinh tế Thái tăng 5 % . Ngày 23 tháng chạp 2007 chánh quyền quân sự tổ chức tổng tuyễn cử. Đảng Quyền hạn Nhân dân- People’ s Power Party thân Thaksin do Samak Sundaravej lảnh đạo thắng lớn trên đảng Dân Chủ của Abhisit Vejjajiva .
Chánh quyền đảng Quyền hạn Nhân dân sa ngay vào xáo trộn chánh trị . Tình trạng, này phối hợp với Khủng hỏang thể chế tài chánh Hoa Kỳ hai quý cuối cùng năm 2008, cắt giảm tỉ xuất tăng GDP Thái xuống 2.5 %. Trước khi Đảng Liên minh Nhân Dân cho Dân Chủ-PAD và đảng Sơ Mi Vàng-Yellow Shirts triệu tập lại tháng ba năm 2008 , GDP tăng 6.5% vào quý đầu năm. Sơ Mi Vàng chiếm cứ Dinh thự Chánh phủ Thái Lan tháng 8 năm 2008 và ngày 9 tháng 9 , Tòan Án Hiến Pháp Thái ra quyết định giải tán đảng Quyền Hạn Nhân Dân , đẩy Samak Sundaravej ra khỏi chức Thủ tướng.
Somchai Wongsawat , em rễ Thaksin thay thế Samak Sundaravel ở chức vị Thủ tướng ngày 18 tháng 9 . Ở Hoa Kỳ khủng hỏang tài chánh đạt đỉnh, trong khi Sơ Mi Vàng vẫn chiếm Dinh thự Chánh Phủ, khiến họat động chánh phủ ngưng trệ. Tăng trưởng GDP trụt từ 5.2 % ở quý 2 năm 2008 , xuống 3.1 % ở quý 3 và - 4.1 % ở quý 4. Từ 25 tháng 11 đến 3 tháng chạp 2008 , Sơ mi Vàng . phản đối thủ tướng Somchai Wongsawat , chiếm cứ hai không cảng Bangkok ( là Suvarnabhumi và Don Mueang ) làm tai hại cho hình ảnh và kinh tế Thái Lan. Ngày 2 tháng 12, Tòan Án Hiến Pháp ra quyết định giải tán đảng Quyền Hạn Nhân Dân , đuổi Somchai Wongsawat khỏi chức thủ tướng.
Vào cuối năm 2008, một chánh phủ liên hiệp do đảng Dân Chủ Abhisit Vejjajiva lảnh đạo được thành lập. Chánh phủ này bị áp lực từ khủng hoảng tài chánh Hoa Kỳ và đảng Sơ Mi Đỏ - Red Shirts không chịu công nhận Abhisit Vejjajiva làm thủ tướng và kêu gọi phải tổng tuyễn cử càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, Abhisit ch i từ kêu gọi, mãi cho đến khi ông giải tán Quốc Hội, để làm một tổng tuyễn cử mới, tháng 5 năm 2011. Năm 2009, năm đầu Abhisit nắm chánh quyền, lần đầu tiên từ năm 1997 , GDP Thái Lan tăng trưởng âm tính -2.3 % .
Năm 2010 , tỉ xuất tăng trưởng xứ sở lên đến 7.8 %. Tuy nhiên, bất ổn định quanh các vụ phản đối chánh yếu năm 2010, tăng trưởng GDP Thái Lan là từ 5-5 %, so với 5-7 % dưới các trào dân sự, nguyên do can bản cho suy giảm lòng tin cậy của các nhà đầu tư và người tiêu thụ . IMF tiên đóan là nền kinh tế Thái Lan sẽ quật khởi từ mức thấp 0/1 % tăng trưởng GDP năm 2011 , lên 5.5 % năm 2012 rồi 7.5%năm 2013 nhờ chánh sách điều hòa tiền tệ của Ngân Hàng ( Quốc Gia ) Thái Lan cũng như một gói hàng biện pháp kích thích thuế khóa - fiscal stimulus package của chánh quyền tại vị Yingluck Shinawatra.
Vào hai quý đầu năm 2011, khi tình trạng chánh trị tương đối yên tĩnh, GDP Thái tăng 3.2 % và 2.7 % . Ở tổng tuyễn cử 2011, đảng thân Thaksin Pheu Thai Party lần nữa thắng quyết định trên Đảng Dân Chủ và em gái nhỏ tuổi Thaksin là Yingluck Shinawatra kế vị Abhisit làm thủ tướng. Bầu lên tháng 7, đảng Pheu Thai khởi sự nắm chính quyền cuối tháng 8 và khi Yingluck nắm chức vị, năm 2001 lũ lụt đe dọa Thái Lan, từ 25 tháng 7 năm 2011 đến 16 tháng giêng 2012, nước lụt tràn đầy 65 trong số 76 tỉnh xứ sở. Ngân Hàng Thế giới ước tính tháng12 năm 2011 thiệt hại đến 45. 7tỉ $US ( 1 425 ngàn tị baht ) .Tăng trưởng GDP 2011 rơi xuống mức 0.1% , riêng quý thứ tư co lại mất 8.9 %.
Từ 2012 trở đi
Năm 2012 Thái Lan phục hồi, sau trận lụt nặng nề 2011. Chánh phủ Yingluck qui họach phát triễn hạ tầng cơ sở , từ hệ thống xử lý nước dài hạn đến hậu cần. Khủng hỏang Vùng Âu Châu - Eurozone tai hại cho tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2012 gián tiếp hay trựctiếp cho ngàng xuất khẩu . GDP Thái tăng 6.5 % . Ngày 23 tháng chạp năm 2013 ,đồng baht xuống thấp nhất trong 3 năm qua , vì bất ổn chánh trị các tháng trước . Theo tuần san Bloomberg , đồng tiền Thái mất giá 4.6 % trong các tháng 11 và tháng12 .
Tiếp theo cuộc đảo chánh quân sự giữa đầu năm 2014, cơ quan báo chí AFP tuyên bố là Thái Lan sắp sửa lọt vào “ Vòng Giảm sút, Trì trệ - Recession”. Đăng tải 17 tháng 6 năm 2014, đề tài chánnh bài báo là sự ra di của 180 000 dân Căm Bốt khỏi Thái Lan , lo sợ một “ tăng cường kiểm tra - clamp down “ ,nhưng lại kết thúc là kinh tế Thái Lan co rút lại 2.1 % từ tháng giêng đến cuối tháng 3 năm 2014. Kể từ khi chấm dứt thiết quân luật, giới quân sự thục thi vào tháng 5 năm 2014, Supant Mongkolsuthree, Chủ tịch Hiệp Hội Công nghệ Thái nói rằng ông tiên liệu nền kinh tế Thái tăng 2.5 - 3% năm 2014 , cũng như tái sinh cường ngành du lịch Thái giữa năm 2014 ...
Ý niệm về công nghệ chế tạo Thái Lan .
Chúng ta đã biết sơ qua ở các trang kể trên về công nghệ dầu lữa và khí dầu Thái lan cũng như sản xuất tiêu thụ than đá, khai thác quặng mỏ ... Lảnh vực phụ quan trọng nhất là chế tạo- manufacturing , chiếm đến 34.5 % GDP năm 2004
Điện tử
Điện tử - Electronics là ngành xuất khẩu lớn nhất Thái Lan, chiếm15% tổng số xuất khẩu. năm 2009 , xuất khẩu điện tử tổng cọng là 33 tỉ $US. Thái Lan là nứoc đứng hàng thứ hai chế tạo ổ đĩa cứng- hard disk drives, HDD , sau Trung Quốc với các công ty lớn Western Digital và Seagate Technology. Nhưng có nhiều vấn đề thấp thóang mập mờ trong con gà ( ngỗng ) đẻ trứng vàng - golden goose cao kỷ này . Tháng giêng năm 2015, chỉ số chế tạo Thái Lan trụt xuống sau 122 tháng liên tiếp, với các sản phẩm như ti vi và rađiô mất đi 38 % một năm . Các hảng chế tạo chuyễn sang các quốc gia khác có gía nhân công lao động rẽ hơn Thái Lan . Tháng tư năm 2015, sản xuất ngưng hẳn ở xưởng LG Electronics tại tỉnh Ranong . Sản xuất dời qua Việt Nam, nơi giá nhân công mỗi giờ là 6.35 $US so với 9.14 $US ở Thái Lan . Hảng Samsung Electronics Co.Ltd cũng đưa về Việt Nam hai xưởng máy lớn điện thọai thông minh - smart phones . Hảng này cam kết đầu tư 11 tỉ $US cho nền kinh tế Viêt Nam năm 2014 . Khi kỷ thuật tiến trào, tỉ như khi HDD vì các ổ cứng thể đặc solid state drives, SSD thay thế , các nhà chế tạo đều xét lại nơi nào sản xuất tốt nhất những kỷ thuật mới nhất.
Xe hơi
Năm Đơn vị Cho nội địa cho xuất khẩu Trị giá ( tỉ baht ) tỉ xuất của GDP
|
2005 1 125 316 690 409 434 907 203 025 2.86 %
|
2006 1 188 044 646 838 541 206 240 764 3. 07%
|
2007 1 287 379 598 287 689 092 306 595 3.88%
|
2008 1 394 029 610 317 783 712 351 326 3. 87%
|
2009 999 378 447 318 552 060 251 342 2.79 %
|
2010 1 645 304 750 614 894 690 404 659 4.00%
|
2011 1 457 795 723 845 733 950 343 383 3.26%
|
2012 2 453 717 1 432 052 1021 665 490 134 4. 31 %
|
2 013 2 457 086 1 335 783 1121 303 512 186 4,30%
|
2014 1 880 007 757 853 1 122 154 527 423 không biết
|
( Theo Hiệp Hội Công Nghệ Thái )
Thái Lan đã trở thành một trung tâm chế tạo xe ô tô cho Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á - ASEAN. Năm 2004 , sản xuất xe hơi đã lên đến 930 000 đơn vị (chiếc ) , gấp đôi năm 2001 . Toyota và Ford rất tích cực ở Thái Lan và việc mở rộng ngành công nghệ xe hơi đã làm tăng gia mức sản xuất thép trong nước.
Ý niệm về Du lịch
Du lịch góp phần đáng kể vào nền kinh tế Thái Lan và ngành này phát triễn nhờ đồng baht hạ giá va tình thế chánh trị nội đia Thái Lan tương đối ổn định. Năm 2002 đã có 10.9 trIệu du khách đến Thái Lan, tăng 7.3% so với năm 2001, có 10.1 triệu . Năm 2007 có khỏang 14 triệu du khách viếng Thái Lan . Con số 14 triệu vẫn giữ vững trong các năm 2008 , 2009 .Lảnh vực du lịch Thái gồm luôn cả công nghệ dục tình - sex industry , dù làm đĩ - điếm- prostitution là bất hợp pháp ở Thái Lan. Phần du lịch góp vào kinh tế Thái Lan là 8.5 % GDP , lớn hơn bất cứ một quốc gia Á Châu nào khác . du khách đến viếng Thái Lan theo nhiều lý do , nhưng cơ bản là tiêu khiển, nghĩ mát ... ở các bải biển Thái . Vì tình trạng mất an ninh ở miền cực Nam , những năm gần đây, du khách tăng thêm nhiều ở Bangkok. Nhắc lại là năm 2000 , chỉ mới có 2 140 100 du khách ngọai quốc đến Việt Nam và năm 2013 đạt 7 572 352 du khách . ( xem bài thủ đô Hà Nội ở tập I , tập san Theo dõi Bóng Dáng … - 2015 ) nghĩa là chỉ phân nữa du khách đến Thái Lan y từ năm 2007 như kể trên ….
( Irvine , Nam Ca Li, ngày 31 tháng 7 năm 2015 )