13/5/2015
Tiếp nối bài “ Biển Đông: Hải quân Nhật Bản chia sẻ……” của Bảo Tâm , ngày 8 tháng 5 năm 2015, sau đây là bài :
Thách thức thực sự ở Thái Bình Dương
GS Tôn thất Trình
PHẦN I
|
|
Do Michael D. Swaine cộng tác viên chánh về chương trình Á châu của Bảo hiểm cho Hòa bình Thế giới - Carnegie Endowment for International Peace, đăng tải trên số các tháng 5-6 năm 2015 của Nguyệt san Ngọai giao- Foreign Affairs.
Những năm qua, Andrew Krepinevich Jr. đã biện cứ cho ý niệm họat động quân sự Hoa Kỳ ở chiến trường Thái Bình Dương, gọi tên là Trận chiến Hải - Không Air- Sea Battle. Ý niệm này dựa nặng nề vào đánh mạnh tiến hành trước ( để ngăn cản ) ở những giai đọan sớm một tranh chấp và sẽ được leo thang rất cao độ . Có lẽ ngụ ý nhìn nhận phí tốn và hiểm nguy lề lối này , nên nay Krepinevich cống hiến một thay thế ông ta gọi là “ Phòng vệ Quần đảo - Archipelagic Defense” ( “ Cách nào làm chán nãn Trung Quốc - How to Deter China” tháng 3-4 năm 2015 .) Lề lối này sẽ “ không cho phép Trung Quốc có khả năng kiểm sóat trên không và ở biển quanh dây chuyền các đảo thứ nhất” phần lớn nhờ sự dàn trải các lực lượng đánh bộ Hoa Kỳ và đồng minh cùng hổ trợ các tích cực quân sự gồm các khả năng chống phi cơ, chống hỏa tiễn và chống tàu ngầm. Dàn trải ở những vùng từ Nhật đến Phi luật Tân , những biện pháp này, theo ông biện cứ, rất là cần thiết vì Bắc Bình đã cam kết áp dụng chiến lược ép buộc và đe dọa, mục đích đẩy Hoa Kỳ ra khỏi miền Tây Thái Bình Dương, rồi thì dẫn tới việc Trung Quốc chủ trì, ngự trị vùng này.
Krepinevich đúng lý là vài lọai chiến lược cản ngăn Trung Quốc nhắm trực tiếp vào các khiêu khích Trund Quốc và tấn công vào các lảnh thổ thiết yếu các đồng minh Hoa Kỳ có nghĩa lý như là một thể thức làm nản lòng Trung Quốc ở những tình huống bất ngờ tệ hại nhất . Tuy nhiên, ông không mấy rỏ rệt về cách nào chiến lược này liên quan đến tòan thể tư thế an ninh Hoa Kỳ trong vùng . Và ông cũng thất bại dốc tâm trí tới vấn đề chiếnlược thật sưcực trọng đốo diện Hoa Thịnh Đốn , là suy thóai tương đối gần như không tránh nổi của ưu thế quân sự và kinh tế Hoa Kỳ dọc suốt bờ biển Á Châu.
Đối với những nhà phân tích như Kre;pinevich ,thật là hiển nhiên là các cươ”ng quốc đang trổi dậy như Trung Quốc cố tìm ưu thế quyền hành cứng rắn và thách thức trung tâm cho các cường quốc hiên ngự trị tỉ như Hoa Kỳ là cách nào ngăn ngừa họ làm như vậy . Loại suy tư tổng cọng zêrô - zero sum này, mỗi ngày mỗi thêm thông thường trên cả hai bờ đại dương, làm phân cực vùng và hại ngầm các mục đích hòa bình và thịnh vượng tiếp tục về hướng mà tất cả đều phát đạt . Cả hai bên đều hưởng lợi từ một lề lối khác biệt , một lề lối di chuyễn từ tranh chấp tăng lên giữa ưu thế Hoa Kỳ trong vùng, đến một cân bằng quyền hành lâu dài và chân chính ở Tây Thái Bình Dương , dựa trên dè dặt và dàn xếp êm đẹp quân sự và chánh trị qua lại, cũng như những sáng kiến chánh sách mới vẽ ra cốt để giả bớt tính chất hời hợt các điểm lóe sáng tỉ như ở Bán Đảo Cao Ly ( Triều Tiên, Đại Hàn )và Đài Loan.
Những giả thiết chạm trán
Hầu như tất cả các chức quyền Hoa Kỳ và nhiều nhqà lảnh đạo Á Châu đều tin rằng ưu thế của qquân sự Hoa Kỳ ở vương quốc biển cả đã làm nền tảng cho một thời gian hòa bình tương đối dài 70 năm và thịnh vượng suốt khắp phần lớn vùng Á Châu - Thái Bình Dương , ngăn cản thi đua võ khi; và tranh cải quân sự hóa và đã cho phép tụ điểm vững bền trên phát triễn kinh tế một cách hòa bình. Nhiều nhân vật Tàu , tuy nhiên lại tin tưởng rằng ở một thế giới mỗi ngày mỗi đa cực hơn và tùy thuộc lẫn nhau , trật tự và thịnh vượng phải trông cậy vào một cân bằng quyền hạn gần nganh nhau hơn , cả hai trên tòan cầu lẫn trong các quốc gia chánh trong vùng , cần phải hợp tác xử lý các thách thức chung , họat động trong khuôn khổ thể chế quốc tế tỉ như Liên Hiệp Quốc.
Trên phần nào đó, những cái nhìn này tự phục vụ cho chính mình. Hoa Thịnh Đốn thâu lợi rất nhiều từ trật tự quốc tế Hoa Kỳ lảnh đạo nhờ các nhản quan và thích mến Hoa Kỳ được chú trọng đặc biệt , và Bắcbình sẽ thu lợi từ một cần bằng quyền hạn ngang hàng hơn nữa , giúp Trung Quốc có tiếng nói to lớn hơn và chặn bớt Hoa Kỳ lại. Nhưng các thượng lưu ở mỗi quốc gia này cũng chân thực nghĩ rằng vị trí xứsở họ chính xác phản chiếu thực tại hiện hửu và tương lai của hệ thống quốc tế. Dân Mỹ tổng quát tin rằng hòa bình và ổn định nẩy nở dưới bá quyền Mỹ có thể và phải được duy trì , và các đối giá Tàu cũng tổng quát bá quyền - hegemony này là một sai lạc bất hạnh lịch sử phải nhường chỗ cho một phân phối quyền hạn cân bằng hơn, và điều này đang xảy ra .
Trong đa số thời đại hậu chiến, những viễn cảnh này chung sống tương đối dễ dàng, sơ đẳng là vì Bắc bình quá yếu để đẩy mạnh cái nhìn của mình và đã đủ khả năng tiến lên mạnh mẽ hơn trong trật tự Hoa Kỳ chủ trương. Nhưng thời thế đã thay đổi; Trung Quốc đã thóat ra khỏi tình trạng phụ thuộc này và nay cảm giác đủ mạnh để đề cao trường hợp mình tại Tây Thái Bình Dương. Phát triễn này sẽ làm ngạc nhiên ai đó hiểu biết lịch sử Trung Quốc hiện đại và những chuyễn tiếp qua danh vị cường quốc . Bắc Bình hiện đang có một khích lệ họat động với Hoa Thịnh Đốn và Tây Phương để duy trì tiếp tục tăng trưởng kinh tếvà để giải quyết một dàn trải tăng thêm các lo ngại chung tòan cầu và vùng địa phương, từ bệnh lưu hành tòan quốc đến thay đổi khí hậu đến khủng bố. Cùng lúc, Trung Quốc mong muốn dễ hiểu giảm bớt tính cách dễ bị tổn thương về các đe dọa tiềm thế tương lai từ Hoa Kỳ và các quốc gia khác, trong khi lại muốn tăng ảnh hưởng tòan thể dọc theo ngọai vi biển quan trọng chiến lược. Một khi quyền hạn và ảnh hưởng hải ngọai Tàu tăng gia, quyền lợi ngọai quốc Tàu nới rộng và các nhà ủng hộ chủ nghĩa Tàu trở nên khẳng định hơn, lẽ dĩ nhiên Bắc Bình sẽ ít muốn chấp nhận hơn liên hệ không điều kiện quân sự, chính trị, kinh tế và cơ cấu Trung Quốc tin là không thuận lợi và vô nghĩa lý biệt đãi các cường quốc Tây Phương . Và Bắc Bình sẽ lo âu thêm lên là Hoa Thịnh Đốn có cơ sẽ dùng lại áp lực hay vỏ lực, cố tình phá hại ngầm an ninh Tàu di chuyễn đến Tây Thái Bình Dương và chặt đầu suy thóai tương đối Hoa Kỳ đang hăm dọa.
Nhiều nhà quan sát Tàu nay tin rằng yếu kém của Bắc Bình trong qúa khứ và yêu cầu của Tàu hợp tác cùng Hoa Kỳ và Tây Phương, một cách tổng quát, đã làm cho Trung Quốc qúa dàn xếp hay quá thụ động, khi giải quyết những thách đố nhận thức ra theo đúng quyền lợi thiết yếu quốc gia Tàu, từ việc Hoa Kỳ hổ trợ Đài Loan và các quốc gia Á châu tranh luận về các tuyên bố trên biển ( Đông ) đến việc Hoa Kỳ kiểm sóat chặc chẻ và các họat động thu thập tình báo dọc theo bờ biển Tàu. Cái nhìn quốc gia chủ nghĩa này càng biến đổi sâu đậm thì lại càng đe dọa biến chánh sách Trung Quốc lâu ngày “ phát triễn hòa bình” , tụ điểm trên duy trì quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ và các cường quốc khác thành một phương thức nhọn bìa hơn , nhắm vào tích cực phá hại ngầm ảnh hưởng Hoa Kỳ ở Á Châu . Cái gọi là khái niệm đường đáy - bottomline chánh sách ngọai giao của tổng Thống Tàu Tập Cận Bình là một bước tiến lộ rỏ theo chiều hướng này , nhấn mạnh một cách chưa hề thấy yêu cầu của Trung Quốc cương quyết đứng vững xử lý các vấn đề lảnh thổ và chủ quyền ở các biển Đông Hải và Nam Hải.
Quan sát những động tĩnh này, trong lúc đó nhiều nhà quan sát Mỹ và ngoọai quốc khác nhìn thấy những khởi đầu của một cố gắng to lớn hơn, đào thải Hoa Kỳ ra khỏi Á Châu, rồi thay nó bằng một siêu cường Vùng, có thể ngay cả của toàn cầu nữa. Khẳng định lớn hơn của Trung Quốc liên hệ đến các tranh chấp lảnh thổ biển và các họat động tình báo và kiểm sóat của Hòa Kỳ và Nhật Bổn dọc theo bờ biển Tàu, được giải thích như là những thử nghiệm ý chí của Hoa Kỳ và Đồng minh, mở đầu cho việc tạo dựng những vùng không được vào - no-go zones, cần thiết để Trung Quốc kiểm sóat Tây Thái Bình Dương. Ở cái nhìn này, hành động đứng đắn của Hoa Thịnh Đốn là phải làm tỉnh ngộ Bắc Bình về nguyện vọng mình bằng cách tăng ưu thế Mỹ, tăng tính cách dễ bị tổn thương Tàu ở Tây Thái Bình Dương và làm minh bạch ai là ông chủ , ngay đến vùng lảnh thổ nước biển Tàu, cách 12 hải lý - nautical miles ( #22 km ) .
Vấn đề với nhãn quan này, ám chỉ khái niệm “ Phòng vệ Quần Đảo- Archipelagic Defense” Krepinevich đề nghị là nó chẩn đóan sai lầm các cử động Trung Quốc và như thế làm gia tăng hơn là giảm bớt vấn đề nằm phía dưới. Các cố gắng thật sự của Bắc Bình giới hạn hay chấm dứt ưu thế của Hoa Kỳ dọc suốt ngọai vi biển, được thúc đẩy bằng tính chưa xác định rỏ , bất ổn và cơ hội chủ nghĩa hơn là một cái nhìn chiến lược to lớn của ưu thế Tàu . Ngày nay , các nhà lảnh đạo Tàu không cố gắng vẽ ra một cầu tròn ảnh hưởng xua đuổi , đặc biệt theo ngôn từ quyền uy cứng rắn : họ cố công giảm bớt tính cách dễ bị tổn thương quá độ của Tàu và tăng gia đòn cân chính trị, ngọai giao và kinh tế ở sân sau nhà mình. Như vậy , ít tham vọng hơn và trên nhiều phương cách mục đích dễ hiểu hơn cho một cường quốc lục địa . Nó không đương nhiên đe dọa các quyền lợi thiết yếu của Hoa Kỳ và Đồng và minh và nó có thể hay sẽ phải được xem đúng hiểu biết hơn là năng nổ phòng vệ .
Những khuynh hướng không bền vững được
(Mời đọc Phần II, ngày 17/5/2015)