13/8/2015
Người Việt cần biết rỏ hơn nữa về:
Mã lai Á ngày nay
GS Tôn Thất Trình
|
Phần II : Kinh tế Mã Lai Á
Tổng quát
Kinh tế Mã Lai Á tương đối mở và đã là một nền kinh tế thị trường mới công nghệ hóa. Quốc gia đóng một vai trò quan trọng nhưng giảm dần các họat động hướng dẫn kinh tế qua những kế họach đại trà - macroeconomic plans. Mã Lai Á đã có những ghi chép kinh tế tốt ở Á Châu , với GDP tăng trung bình 6.5 % mỗi năm từ 1957 đến 2005. Các năm 2014- 2015, nền kinh tế Mã Lai Á là một trong số cạnh tranh nhất ở Á Châu, xếp hàng thứ 6 ở Á châu và hàng thứ 20 trên thế giới , cao hơn các quốc gia như Úc Châu , Pháp và Nam Hàn. Năm 2014, nền kinh tế Mã Lai Á tăng thêm 6%, mức tăng này cao nhất cho ASEAN , chỉ sau Phi Luật Tân có tỉ xuất là 6.1 %. GDP - PPP năm 2014 là 746 821 tỉ $ US , đứng hàng thứ ba ASEAN , sau hai quốc gia đông dân hơn nhiều là Inđônêxia và Thái Lan, và hàng thứ 28 trên tòan thế giới . Theo IMF, GDP- PPP Việt Nam sẽ là 548 tỉ $US năm 2015, tăng gần 5.6 % so với khỏang 515 tỉ $( ? ) US , năm 2014. Như vậy GDP - PPP năm 2014 Mã Lai Á lớn hơn 1. 5 Việt Nam, dù tổng dân số Mã Lai Á chỉ là ⅓ dân số Việt Nam .
Năm 1991, nguyên thủ tướng Mã Lai Á Mahathir Mohamad phác họa lý tưởng mình ở Ước mơ - Vision 2020 là Mã Lai Á sẽ trở thành một quốc gia công nghệ hóa tự túc vào năm 2020 . Thủ tướng ngày nay Najib Razak lại nói Mã Lai Á có thể trở thành một quốc gia đã mở mang- developed country sớm hơn mục tiêu đặt ra cho năm 2020, nói thêm là xứ sở có hai quan niệm chương trình, tỉ như Chương Trình Chánh Phủ Biến Đổi - Government Transformation Programme và Chương Trình Biến đổi Kinh Tế - Economic Transformation Programme
Theo báo cáo của HSBC, Mã Lai Á sẽ trở thành nền kinh tế lớn đứng hàng thứ 21 thế giới vào năm 2050, với GDP là 1.2 ngàn tỉ- trillion $ US ( theo gía đô la năm 2000 ) và GDP mỗi đầu người là 29 247 $ ( giá đô la 2000 ) . Bá cáo cũng nói là “ trang bị điện tử, dầu lữa ( hỏa ) và sản xuất khí dầu thiên nhiên hóa lỏng sẽ tăng gia đáng kể trong lợi tức mỗi đầu người . Đời sống dân Mã lai Á sẽ dài hơn, mức học vấn cao hơn và tỉ lệ sinh sản cao hơn trung bình sẽ giúp cho Mã lai Á tiến triễn mau lẹ.” Viktor Shvets, giám đốc điều hành Tin Dụng Thụy Sĩ - Credit Suisse , đã noói : “ Mã Lai Á có đầy đủ chất liệu để trở thành một quốc gia mở mang”.
Vào thập niên 1970 , nền kinh tế căn cứ nét trội - ưu thế trên khai thác quặng mỏ và nông nghiệp đã bắt đầu chuyễn hướng qua một nền kinh tế đa khu vực - multi -sector economy . Kể từ thập niên 1980 , khu vực công nghệ, mức đầu tư cao , đã hướng dẫn tăng truởng xứ sở. Kinh tế phục hồi khỏi Khủng hỏang Tài Chánh Á Châu 1997, sớm hơn các nước láng giềng, và từ đó đã đạt lại các mức trước thời kỳ khủng hỏang, với một GDP mỗi đầu người là 14 800$ US . Bất bình đẳng kinh tế, tuy nhiên, vẫn tồn tại giữa các nhóm tộc dân khác nhau. Người Hoa - Tàu làm thành một ⅓ tổng dân số, nhưng lại chiếm đến 70% thị trường tư bản xứ sở . Doanh nghiệp Tàu ở Mã Lai Á là thành phần của mạng lưới tre trúc- bamboo network lớn hơn, mạng lưới doanh nghiệp Hoa Kiều ( Tàu hải ngọai ) thị trường Đông Nam Á , chia sẽ họ hàng và thắt nơ- xiết chặc văn hóa chung .
Thương mãi quốc tế, dễ dàng nhờ đường biển chuyên chở ở Eo Biển Malacca kế cận và công nghệ chế tạo- manufacturing là những khu vực then chốt. Mã Lai Á là nước xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp và một xuất khẩu chánh là dầu lữa. Có lúc , Mã Lai Á là nước sản xuất thiếc- tin , cao su và dầu cọ dừa - palm oil lớn nhất thế giới . Công nghệ chế tạo có anh hưởng lớn trên nền kinh tế nước nhà, dù rằng nay cơ cấu kinh tế Mã Lai Á đã di chuyễn ra xa hơn chế tạo.
Trong một cố gắng đa lọai nền kinh tế cho ít tùy thuộc hơn vào xuất khẩu hàng hóa, chánh phủ đã đẩy mạnh nganh du lịch Mã Lai Á . Thành quả là du lịch đã trở thành nguồn lớn nhất nước trao đổi ngọai quốc , dù rằng nó bị các ảnh hưởng âm của ngành cong nghệ đang tăng trưởng mạnh, cùng một số lượng lớn ô nhiễm không khi và nước song song với phá rừng tai hại cho du lịch . Khu vực du lịch bị vài áp lực năm 2014, khi hảnghàng không quốc gia Malaysia Airline mất tích một chiếc máy bay tháng 3 , và một chiếc khác bị hỏa tiễn bắn rơi ở Ukraine tháng 7, mất tích 537 người , cả hành khách lẫn phi hành đòan. Tình trạng hảng hàng không đã ba năm lỗ vốn , khiến chánh phủ tháng 8 năm 2014 phải quốc hửu hóa mua nốt 30 % cổ phần chánh phủ chưa làm chủ .
Từ năm 20132 đến năm 2014, Mã Lai Á được liêt kê vào danh sách những nơi nghỉ hưu- retirement tốt nhất thế giới , đứng hàng thứ ba ở Chỉ số Nghĩ hưu Tòan cầu - Global Retirement Index. Đó là nhờ chương trình “Gia cư Thứ Hai của Tôi” cho phép ngọai quốc đến sống lâu ngày tại nước này, hộ chiếu -visa kéo dài 10 năm. Năm 2015 , Mã Lai Á xếp hạng thứ 4 Bến Nghỉ hưu Tốt Nhất Thế giới và đứng đầu ở Á Châu về nơi nghĩ hưu tốt nhất. Khí hậu ấm áp và nền tảng Thuộc địa Anh làm cho ngọai kiều thỏai mái tương tác với dân dịa phương.
Mã Lai Á đã phát triễn thành một trung tâm ngân hàng Hồi giáo và cũng có số đàn bà, phụ nữ lớn nhất làm việc cho ngành này. Các dịch vụ tri thức cũng đang mở rộng thêm. Hầu tạo khả năng tự bảo vệ quốc phòng và hổ trợ phát triễn quốc gia. Mã Lai Á đã tư nhân hóa các cơ sở tiện nghi quân sự vào thập niên 1970. Tư nhân hóa đã tạo ra công nghệ quốc phòng , đặt thuộc quyền Ủy Ban Công nghệ Quốc phòng Mã Lai Á , năm1999. Các chánh sách Khoa học do Bộ Khoa Học, Kỷ Thuật và Sáng Kiến điều hành. Mã Lai Á là một trong những nước xuất khẩu lớn nhất thế giới về các linh kiện bán dẫn -semiconductor devices và sản phẩm IT (Công nghệ Thông tin ) và truyền thông- communication. Năm 2002, Mã Lai Á đã bắt đầu phát triễn chương trình không gia cho mình. Năm 2006 , Nga đã thỏa thuận chở một người Mã Lai Á đến Trạm Không Gian Quốc tế, thành phần của việc Không lực Hòang Gia Mã Lai Á mua 18 phản lực cơ chiến đấu Nga Sukhoi Su- 30 MKM . Chánh phủ đã đầu xây dựng vệ tinh xuyên qua chương trình RazakSAT.
Hạ tầng Cơ Sở
Mã Lai Á có tổng quản hạ tầng cơ sở phát triễn hạng nhất Á Châu , đứng hàng thứ 8 Á Châu và hàng thứ 25 thế gíới. Mã lai Á được xếp vào hàng thứ19 thế giới về phẩm gíá đường xá, phẩm giá hạ tầng cơ sở các hải cảng và phảm gía hạ tầng chuyễn vận hàng không , nhưng chỉ đứng hàng thứ 39 về phẩm gíá cung cấp điện. Mạng lưới viễn thông chỉ đứng sau Singapore ở Đông Nam Á, có được 4. 7 triệu người thuê bao đường cố định -fixed line và hơn 30 triệu người thuê bao tế bào - cellular subscribers. Quốc gia có 7 hải cảng quốc tế, một cảng chánh này là Port Klang. Nước nhà đã thiết lập 200 công viên công nghệ - industrial parks , nhiều công viên đặc thù - specialized , tỉ như Công Viên Kỷ thuật Mã Lai Á và Công viên cao kỷ Kulim Hi -Tech Park .95 % tổng số dân gian có nước ngọt sạch. Vào thời thuộc địa, phát triễn chỉ tập trung vào các đô thị kinh tế vững mạnh và các vùng có thắc mắc an ninh . Tuy các vùng nông thôn nay đã tụ điểm được phát triễn lớn , chúng vẫn tụt hậu, tỉ như Bờ biển Tây Bán đảo Mã Lai Á. Mạng lưới viễn thông, dù mạnh mẽ ở các vùng đô thị, ít khi đến dân nông thôn. Khu vực hạ tầng cơ sở năng lượng Mã Lai Á do hảng điện Tenaga Nasional chiếm lĩnh. Đây là hảng tiện nghi điện lực lớn nhất Đông Nam Á, với tích sản trên 99.03 tỉ RM . Người tiêu thụ nối kết điện qua Mạng lưới quốc gia , có hơn 420 trạm phụ chuyễn điện ở Bán Đảo nối kết nhau bằng 11 000 km đường dây điện ở cao thế 13 2 27( ? ) và 500 kilovolts. Năm 2013, tổng công xuất phát điện Mã Lai Á là 29 728 megawatts. Tổng công xuất là 140 985 .01 GWh / GWgiờ và tổng số điện tiêu thụ là 116 087. 51 GW/giờ. Sản xuất năng lực Mã lai Á phần lớn căn cứ trên dầu lữa và khí dầu thiên nhiên , nhờ dự trữ Mã Lai Á đứng hàng thứ 4 Á Châu - Thái Bình Dương sau Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam .
Giao thông
Mạng lưới đường xá Mã Lai Á là một trong số đầy dủ nhất Á Châu, dài tổng cọng 144 403 km ( 89 728 dặm Anh ). Chánh yếu Quốc gia là Hệ thống Đường xá Liên Bang Mã Lai Á dài trên 49 935 km ( 31 028 dặm Anh ). Đa số đường xá liên bang là đường hai lằn- lanes. Ở vùng đô thị đường liên bang trở thành đường 4 lằn, để khả năng giao thông tăng thêm. Hầu hết đường xá liên bang đều rải nhựa mặt đường - paved tarmac, ngọai trừ một phần Xa Lộ - Highway Skudai - Pontian lát bê tông- concrete , trong khi Xa Lộ Liên Bang nối Klang với Kuala Lumpur, trải nhựa dầu hắc - asphalt. Mã Lai Á có hơn 1 789 km ( 1 117 dặm Anh ) xa lộ ,và xa lộ Cao tố Bắc- Nam dài nhất hơn 800 km ( 497 dặm Anh )ở Bờ biển Tây Bán đảo Mã Lai Á , nối các trung tâm đô thị chánh như Kuala Lumpur, Penang và Johor Bahru . Năm 2015, chánh phủ tuyên bố dự án Pan Borneo Highway trị giá 27 tỉ RM ( 8.23 tỉ $ US), nâng cấp mọi khúc lên thành các cao tốc chuyên chở hai dòng- dual carriage , đưa tiêu chuẩn các xa lộ Đông Mã Lai Á lên mức phẩm gía các xa lộ Bán đảo.
Mã Lai Á hiện có 1 833 km( 1 139 dặm Anh ) đường xe lữa , 767 km ( 477 dặm Anh ) là hai đường rầy và chạy điện . Chuyên chở xe lữa ở Mã Lai Á gồm đường rầy nặng - heavy rail - KTM, đường quá cảnh nhẹ và mau lẹ- LRT và đường một rầy - monorail, Rapid Rail và đường sắt leo núi, dây cáp kéo toa - funicular railway ở Penang ( Penang Hill Railway) . Đường rầy nặng sử dụng phần lớn cho hành khách liên đô thị và chuyên chuyên chở hàng hóa cũng như chuyên chở công cọng dân gian, trong khi LRT dùng cho chuyên chở công cọng nội thành. Hai dịch vụ vé tháng commuter nối Kuala Lumpur với Phi trường Quốc tế Kuala Lumpur . Đường một rầy duy nhất cũng dùng để chuyên chở công cọng ở Kuala Lumpur và đường dây cáp kéo toa chỉ có ở Penang. Một dự án đường quá cảnh mau lẹ KVMRT hiện đang cây cất để cải thiện hệ thống giao thông công cọng Kuala Lumpur. Mạnh lưới đường xe lữa bao phủ hầu hết 11 xứ Bán đảo Mã Lai Á. Ở Đông Mã Lai Á, chỉ Sabah là có đường xe lữa. Mạng lưới cũng nối kết với xe lữa Thái Lan theo mạng lưới khổ đường 1000mm ở phía Bắc. Nếu Đường xe lửa Burma - Miến Điện được tái thiết, dịch vụ đến Myanmar , Ấn Độ và Trung Quốc sẽ khởi sự .
Mã Lai Á có 118 phi trường, 38 được lót đá, đổ bê tông. Hàng không quốc gia tên là Malaysian Airlines cung cấp các dịch vụ quốc tế và nội địa các đường chánh quốc tế và nội địa xuyên qua giữa Tây Mã Lai Á và Đông Mã Lai Á được các hảng Malaysia Airlines, AirAsia và Malindo Air phục vụ, trong khi các đường nội địa nhỏ hơn được bổ túc bằng các hảng hàng không nhỏ hơn như MASwings , Firefly và Berjaya Air. Các hảng hành không chở hành chánh gồm MASkargo và Transmile Air Services. Phi trường Quốc tế Kuala Lumpur là không cảng chánh và rộn rịp nhất Mã Lai Á. Năm 2014 , đây là không cảng rộn rịp nhất đứng hàng thứ 13 thế giới về hành khách quốc tế đi- lại, đã kiểm kê được trên 25.4 triệu hành khách quốc tế và hơn 48.9 triệu hành khách trong và ngòai nước . Nhắc lại không cảng Quốc tế LongThành ở tỉnh Đồng Nai cách Sàigòn 40 Km , thay cho Không cảng Tân Sơn Nhất , đang xây dựng và dự trù hòan tất 10 năm tới, năm 2025, sẽ đón nhận tối đa 100 triệu hành khách quốc tế một năm và 5 triệu tấn hàng hóa. Các phi trường khác chánh yếu là Kota Kinabalu International Airport , không cảng rộn rịp đứng thứ hai Mã Lai Á và rộn rịp nhất Đông Mã Lai Á, đã đón nhận hơn 6.9 triệu hành khách năm 2013 và Penang International Airport phục vụ đô thị hàng nhì Mã Laí Á với hơn 5.4 triệu hành khách năm 2013 .
Vị trí chiến lược của Mã Lai Á ở Eo biển - Strait of Malacca là một trong những đường biển quan trọng nhất thế giới . Mã Lai Á có 2 hải cảng liệt kê trong số 20 hải cảng rộn rịp nhất thế giới: Port Klang và Port of Tanjung Pelepas , đứng hàng nhì và hàng ba Đông Nam Á , sau Port of Singapore . Port Klang đứng hàngthứ 13 thế giới năm 2013, chuyên chở 10.3 triệu TEU . Port of Tanjung Pelepas đứng hàng thứ 19 thế giới năm 2013, chuyễn vận 7.6 triệu TEU .
( Irvine, Nam Ca Li -Hoa kỳ, ngày 6 tháng 8 năm 2015 )