|
|
|
QUYỂN 5 |
|
|
|
|
|
|
|
Bệnh lao |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
28/6/2015
Lao do vi trùng Mycobacterium tuberculosis (TB), thường gặp nhất ở phổi; kế là não, hạch bạch huyết, tuần hoàn, niệu dục, xương; mỗi năm ảnh hưởng đến 2 tỉ người tức 1/3 nhân loại, 9 triệu người nhiễm, 2 triệu người theo ông theo bà nhiều ở nước kém phát triển.
Hầu hết 90% nhiễm trùng lao tiềm ẩn, 10% những người này sẽ tiến triển thành bệnh, nếu không điều trị đúng cách sẽ đưa 50% đến Thiên Thai. Bệnh lao là một trong 3 bệnh truyền nhiễm đưa người ta đến Thiên Thai: Mỗi năm SiĐa kéo đi 3 triệu người, bệnh lao là 2 triệu, và sốt rét là 1 triệu. Năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới WHO tuyên bố khẩn cấp toàn cầu đối với bệnh lao.
Tác nhân gây bệnh lao, Mycobacterium tuberculosis (MTB), là vi trùng hiếu khí, phân chia từ 16 đến 20 giờ, rất chậm so với các vi trùng khác. MTB không thể dùng phương pháp nhuộm, mặc dù vách tế bào có chứa chất peptidoglycan. Trên mẫu nhuộm Gram, nó nhuộm Gram dương rất yếu hoặc là không biểu hiện gì cả. Trực trùng lao có hình dạng giống que nhỏ, có thể chịu đựng được chất sát trùng yếu và sống sót trong trạng thái khô trong nhiều tuần nhưng trong điều kiện tự nhiên.
Trực trùng lao được xác định dưới kính hiển vi bằng đặc tính nhuộm riêng dành cho nó: vẫn giữ được màu nhuộm sau khi bị xử lý với dung dịch acid, vì vậy nó được phân loại là trực trùng kháng acid (acid-fast bacillus, viết tắt là AFB). Với kỹ thuật nhuộm thông thường nhất là nhuộm Ziehl-Neelsen, AFB có màu đỏ tươi nổi bật trên nền xanh. Trực trùng kháng acid cũng có thể được xác nhận rõ ràng bằng “kính hiển vi huỳnh quang” với phương pháp “nhuộm auramine-rhodamine”.
Vi trùng gây bệnh lao chánh gọi là Mycobacterium tuberculosis. Còn có 3 loài vi trùng khác gây nên bệnh lao gọi chung là mycobacterium… có khả năng gây lao đó là: Mycobactrium bovis, Mycobacterium africanum và Mycobacterium microti. Hai loài đầu rất hiếm gây bệnh và loài thứ 3 không gây bệnh ở loài người.
Bệnh ho lao lan truyền qua hơi nước trong không khí từ chất tiết ra khi ho, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ của người nhiễm vi trùng. Tiếp xúc gần gũi kéo dài thường xuyên là nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất khoảng 22%-100%. Người mắc bệnh lao có thể lây sang 20 người khác mỗi năm. Nơi có người bệnh là nguy lây lan, nhân viên chăm sóc sức khoẻ cho bệnh lao cũng có nguy cơ bị lây, kém vệ sinh, người tiêm chích ma túy… Chuỗi lây truyền có thể được chấm dứt là cách ly người bệnh và áp dụng biện pháp điều trị kháng lao hữu hiệu.
Mặc dù chỉ 10% ca nhiễm vi trùng bệnh ho lao tiến triển đến bệnh lao, với tỉ lệ chầu tiên tổ là 51% nếu không điều trị đúng cách. Nhiễm vi trùng lao bắt đầu khi trực trùng ho lao vào đến phế nang, xâm nhiễm vào đại thực bào phế nang và sinh sôi nhanh theo cấp số nhơn. Vi trùng bị tế bào bạch huyết cầu bắt giữ và mang đến hạch bạch huyết ở trung thất, sau đó theo dòng máu đến các mô và cơ quan xa, nơi mà bệnh lao có khả năng phát triển: nhiều nhất ở phổi; kế đến là hạch bạch huyết, thận, não và xương.
Bệnh lao được phân loại là trình trạng sưng to đại thực bào, hạch bạch huyết lymphocyte nhóm T, lymphocyte nhóm B và nguyên bào sợi là các tế bào kết tập lại tạo bao vây tạo nên u hạt, với các lymphocyte vây quanh đại thực bào. Chức năng của u hạt không chỉ ngăn cản sự lan tỏa của vi trùng mycobacteria, mà còn tạo tế bào của hệ miễn dịch. Trong u hạt, lymphocyte T tiết ra chất cytokine, như interferon gamma, hoạt hoá đại thực bào và chống nhiễm trùng. Lymphocyte T cũng giết trực tiếp tế bào bị nhiễm.
Điều quan trọng là vi trùng không bị u hạt loại trừ hoàn toàn, mà vì nó trở nên bất hoạt, nên tạo dạng nhiễm trùng tiềm ẩn. Nhiễm trùng tiềm ẩn chỉ có thể được phát hiện với thử nghiệm da tuberculin. Người nhiễm lao sẽ có đáp ứng với dẫn xuất protein tinh khiết từ vi trùng Mycobacteria tuberculosis.
Một đặc điểm nữa của khối u là diễn tiến đến chết tế bào, còn gọi là hoại tử. Nhìn bằng mắt thường, nhóm vi trùng lao chết có dạng pho mát trắng mềm và được gọi là hoại tử bã đậu. Nếu vi trùng lao xâm nhập vào máu và được khuếch tán khắp cơ thể, chúng tạo vô số ổ nhiễm, với biểu hiện là các mục lao màu trắng ở mô. Trường hợp này được gọi là bị lao nặng. Ở nhiều bệnh nhân nhiễm trùng lúc tăng lúc giảm. Mô hoại tử xơ hoá, tạo sẹo và các khoảng chứa chất hoại tử bã đậu. Trong giai đoạn bệnh đang hoành hành, một số thông với phế quản và chất hoại tử có thể bị ho ra ngoài, chứa vi trùng sống và lây nhiễm sang người khác. Điều trị với kháng sinh thích hợp để tiêu diệt vi trùng và lành bệnh hẳn.
Thuốc ngừa lao có tên gọi tắt là BCG với những hạn chế do đó người ta đang nghiên cứu các loại thuốc ngừa lao mới. Một số protein hiện đã được thử nghiệm. Hai phương pháp chính đang được sử dụng là cố gắng cải thiện hiệu quả của các loại thuốc ngừa có sẵn. Phương pháp thứ nhất liên quan đến việc thêm một tiểu đơn vị thuốc ngừa BCG, trong khi phương pháp còn lại đang cố gắng tạo ra các loại thuốc chủng ngừa mới và tốt hơn. “MVA85A” là một loại thuốc chuẩn ngừa hiện đang trong vòng thử nghiệm.
Nên cố giữ dinh dưỡng đầy đủ, vệ sinh tốt, xa lánh mầm bệnh là cách hữu hiệu tránh khỏi bệnh lao.
BS Trần Văn Diên, Texas USA ngày 14/06/2015
Học sinh CT 1970-73 NLS Cần Thơ |
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP |
|
|
|
|
|
|
VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com
Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com
Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012) |
|
|
|
|
|
|
|
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/ |
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1062322 visitors (3175993 hits) |