13/5/2015
Chấm Dứt Cải Cách ở Trung Quốc ?
GS Tôn Thất Trình
|
(Phần II)
Khổng lồ chôn vùi….
Thiếu ủng hộ từ trên hay xuống dưới, cải cách ở Trung Quốc nay dậm chân tại chỗ, có thể còn đang thụt lùi nữa! Lảnh đạo hiện hửu vẫn ôm đồm từ chương cải cách , và thâ,t sự cũng đã phóng ra vài sáng kiến cải cách. Chúng có khuynh hướng , như cách nói dân Tàu là “ sấm sét ôn ào thì mưa nhỏ giọt” .
Cải cách đáng kể nhất là chiến dịch chống tham những kiểu Tập Cận Bình. Đã làm rơi rụng hơn 74 chức quyền cắp tỉnh ( một tỉnh Tàu có thể xem là cả một nước Việt Nam ) trên hơn 2 năm qua, cọng với hàng trăm ngàn chức quyền cấp thấp hơn, chiến dịch chắc chắn là mạnh bạo. Trong 3 thập niên trước khi Tập nắm chánh quyền, chỉ có 3 chức quyền cấp quốc gia mất chức vì tham nhũng. Trong vòng ít hơn 3 năm, dưới trào Tập 5 chức quyền cấp này đã tụt dù. Tuy nhiên không thể xem chiến dịch chống tham nhũng là một chương trình cải cách. Thay vì khuyến khích bào chí truyền thông tự do hơn, tòa án độc lập hơn, và nhóm chó giữ nhà ( nhóm người kiểm sóat ) - watchdog groups phô bày và chận đứng tham nhũng, chiến dịch lại đựoc thúc đẩy và kiểm sóat từ nhóm chóp bu có đặc điểm là bí mật, không thương xót và tính tóan chính trị . Du( Từ ) kỳ Nghi( Nghĩa ) - Yu Qiyi một kỷ sư ở doanh nghiệp quốc doanh bị buộc tội là tham nhũng và chết vì tra tấn trong khi đang bị thẩm vấn năm 2013. Châu Văn Binh - Zhou Wenbin nguyên là viện trưởng Viện đại học Nam Xương- Nanchang đã tuyên bố bị tra tấn vào đầu năm 2015. Làm nhớ lại các chiến dịch “ sửa sai” thời Mao Trạch Đông ( tuy cường độ ít hơn ) và các hành vi kỷ luật thời Trung Quốc đế vương. Những chiến dịch như thế có khuynh hướng sản xuất ra tập trung quyền hành nhiều hơn , cũng cố tính cách hợp pháp của những nhà lảnh đạo đặc biệt có sức lôi cuốn, có phương haại cho giới thư lại.
Cải cách nhỏ nhoi đang tiến lên ở vài vùng khác nữa , nhưng chúng không có tích cách biến đổi gì nhiều. Đại hội Đảng thứ 18 , họp cuối năm 2012, nhấn mạnh đến cải cách tư pháp , nhưng cho đến nay , chỉ có tái cơ cấu hành chánh đã xảy ra . Ủy Ban Trung Ương ra sắc lệnh, cuối năm 2014, hứa hẹn cũng cố “ thể chế những xét xử và khởi tố - prosecutions độc lập và công bằng” , nhưng lại đặt ra nguyên tắc thứ nhất của cải cách hợp pháp là “ khẳng định tính chất lảnh đạo của Đảng Cọng Sản Tàu”. Các chức quyền Đảng thường gật đầu về tầm quan trọng “ của bàn bạc, thảo luận dân chủ” vào đầu năm 2015, Đảng giải tỏa một kế họach để “ củng cố dân chủ bàn bạc xã hội chủ nghĩa” , nhưng không rỏ là bàn bạc cách nào có thể cho có ý nghĩa mà không có các phương cách trừng phạt thể chế không giải đáp .
Luôn luôn có nói chuyện về cải cách luật và lệ ứng dụng cho các tổ chức không chánh phủ. Tiến bộ ở lảnh vực này tuy nhiên chậm rì và mập mờ, tỉ như vụ giải tán bắt buộc dự án Thư viện Nông Thôn - Liren Rural Library chứng minh , dự án tụ điểm vào học hỏi ngòai chương trình giảng dạy -extra curriculum ở nông thôn Trung Quốc. Phạm vi họat động kinh tế đã nhìn thấy vài cải cách thật sự, tỉ như giảm bớt các rào cản môn bài cho doanh vụ và dẫn nhập nhiều cạnh tranh hơn về ngân hàng, nhưng nhiều người xem những cố gắng này là mềm yếu, vì độc quyền nhà nước ở nhiều nơi phần lớn không hề được đụng chạm tới. Và ở chánh sách xã hội, tháo lỏng chánh sách quốc gia chỉ có quyền sinh một con biểu hiện tiến bộ, nhưng lại còn quá ít để làm ra khác biệt.
Nằm dưới tính trì trệ là bế tắc ý thức hệ. Cái gọi là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã hướng dẫn Trung Quốc trên hơn 30 năm qua , giúp cho cả hai: liên tục và cải cách. Nó luôn luôn chứa đựng một mâu thuẩn nội tâm, vì hệ thống luật pháp không riêng ai nền kinh tế thị trường đòi hỏi có tiềm thế cạnh tranh với lảnh đạo đảng không riêng ai được xem là trọng tài cuối cùng của sự việc công cọng; và trong những năm gần đây câu hỏi này hiện ra trước mắt theo tầm khẩn cấp lớn hơn: điều quan trọng hơn là các yêu cầu của nền kinh tế thị trường hay những đòi hỏi của Đảng Cọng Sản Tàu ?
Thực tiễn, đòi hỏi của Đảng đã thắng thế . Nhưng chế độ chưa phát triễn ra mộtbàn luận mạch lạc , ý thức hệ hiện hửu để biện hộ cho kết quả. Chế độ càng ngày càng dùng đến Khổng giáo - Confucianism để nhấn mạnh tiện lợi về cai trị nhân từ trong vòng trật tự tôn ti- cấp bậc . Tuy nhiên hai thái độ này sống chung khó khăn cùng nhau ,
vì đảng trên danh nghĩa vẫn ôm đồm chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa đề cao bình đẳng chống lại Khổng giáo đặt mạnh vào tôn ti - cấp bậc.
Điểm Tập thường trình bày là điều gọi là giá trị cốt lõi chủ nghĩa xã hội. Nay, bích chương dán khắp nước Tàu gồm “ thịnh vượng, dân chủ, phép lịch sự, hài hòa, tự do, bình đẳng, công lý, pháp trị- the rule of law , lòng yêu nước, sự hiến dâng - dedication, tính chính trực, thái độ ân cần - hửu nghị .” Danh sách đọc lên như thể một chắp vá nhằm mục đích trước mặt hơn là một cái nhìn mạch lạc. Nó phản chiếu lo âu hơn là tin cậy, với lý do tốt đẹp là một thói quen, tập quán không nền tảng ý thức hệ yếu kém , không bền vững được.
Bốn Tương lai
Trung Quốc đối diện 4 tương lai có cơ xảy ra. Tương lai thứ nhất mà đảng thích ý là Trung Quốc sẽ trỏ thành “ Singapore uống xteroids- steroids” như bà chuyên viên Trung Quốc Elisabeth Economy đã viết . Nếu chiến dịch chống tham nhũng đã chi tiết và vững chắc , một đảng mới sẽ có thể khai sinh một đảng có thể cai trị Trung Quốc hiệu quả và nhân đức . Các cải cách chánh sách sẽ tiếp tục , tiềm năng kinh tế Tàu sẽ không tháo lỏng và thành quả hiệu năng và tiến bộ sẽ tăng cường tính cách hợp pháp và quyền hạn đảng mới .
Tuy nhiên , tương lai như thế khó xảy ra vì nhiều lý do. Lý do thứ nhất là Singapore ít độc đóan hơn Trung Quốc hiện đại nhiều lắm. Singapore có nhiều đảng phái và nhiều tự do chính trị hơn. Cạnh tranh chính trị không hòan tòan công bằng, nhưng các đảng đối lập đã chiếm 40% số phiếu ở cuộc bầu cử năm 2011. Nếu Trung Quốc muốn sánh ngang Singapore, Trung Quốc phải mở toang đáng kể cạnh tranh chính trị , có thể bước vào con đường dốc dễ trượt chân đến dân chủ hòan tòan đa lòai, một thành quả Đảng Cọng SảnTàu không muốn tóm lấy nguy hiểm này. Singapore nhỏ bé và phí tổn giám sát nền hành chánh quản trị, cũng tương đối nhỏ bé . Trung Quốc to lớn và đảng sẽ thấy càng khó khăn hơn để giám sát bộ máy chánh quyền nhiều tầng cấp và rộng lớn, từ trên xuống dưới.
Tương lai thứ hai có cơ xảy ra nhất, ít nhất trong ngắn hạn là tiếp diễn tình trạng hiện hửu . Dù có nhiều vấn đề, kiểu mẩu “ chủ nghĩa xã hội với đặc điểm Tàu” của chế độ chưa hụt hơi đâu. Từ nhân khẩu đến đô thị hóa, đến tòan cầu hóa, đến cách mạng kỷ thuật thông tin, những yếu tố cơ cấu đã giúp Trung Quốc bừng dậy, vẫn còn hiện diện và sẽ tiếp tục họat động vài năm tới nữa, và chế độ vẫn thu thập lợi nhuận từ chúng .
Nhưng không phải mãi mãi: một chế độ dựa vào hợp pháp hiệu năng, cần có tăng trưởng kinh tế tiếp diễn đễ tự duy trì quyền hành. Vì tăng trưởng kinh tế Tàu đang chậm lại , lo sợ đổ bộ khó khan đang dâng cao. Bong bóng xây cất nhà cửa, chế tạo quá mức , tài chánh bất ổn , yêu cầu nội địa thấp kém và bất bình đẳng nới rộng thêm đại diện cho những tổn thương đáng kể. Chẳng hạn , bóng bóng xây cất gia cư bùng cháy có thể gây ra những vấn đề khắp nền kinh tế, rồi lan qua khu vực chính trị nữa, khi các chánh quyền địa phương mất nguồn thuế khóa chánh họ trông cây hầu hổ trợ dịch vụ công cọng và an ninh địa phương.
Điều này có thể khơi mào một tương lai thứ ba: dân chủ hóa xuyên qua một khủng hỏang. Một kết quả như thế sẽ không đẹp đẽ gì cả. Nền kinh tế bị tai hại và các đòi hỏi chánh trị nổi lên, các tranh chap có thể sinh cường thêm hơn là giảm thiểu đi, và nhiều trái bom nổ chậm do chế độ hiện hửu gài vào ( khủng hỏang nhân khẩu học , tàn phá môi sinh ,căng thẳng chủng tộc giữa Hán và Hồi , Mông , Mãn , Tạng) có cơ nổ tan, làm tệ hại mọi điều . Thành quả có thể là sự tái trổi dậy vài dạng của chủ nghĩa độc đóan khi quốc gia Tàu cuốn lại từ rối lọan dân chủ.
Kịch bản thứ tư - dân chủ hóa kiểm sóat và làm trình tự - sẽ tốt nhất cho Trung Quốc , nhưng kịch bản này tiếc thay khó xảy ra. Một lảnh đạo sáng chói ở Bắc Bình có thể tiến bước bây giờ đặt ra nền tảng cho một chuyễn tiếp, có những cuộc bầu cử đa đảng tổ chức như thể là những bước tiến cuối cùng của tiến trình suốt dọc đường. Giúp cho độc lập tư pháp dần dần hình thành, trao quyền cho Quốc Hội Nhân Dân giải quyết các vấn đề thuế khóa , khuyến khích phát triễn xã hội dân sự, và dẫn nhập cạnh tranh bên trong đảng là những biện pháp lót đường cho một chuyễn tiếp nhẹ nhàng hơn sau đó , và song song cùng những cải cách các chánh sách liên quan đến kiểm sóat dân số, chủng tộc thiểu số có thẻ giúp cho Trung Quốc né tránh vài tổn thương tương lai. Cải cách sửa soạn và trình tự này sẽ đòi hỏi một liên kết các nhà chính trị ủng hộ cải cách bên trong lảnh đạo , nay còn khiếm diện, chưa có mặt và không thể làm ngay .
Là những kẻ ngọai cuộc, cái gì họ có thể làm rất giới hạn. Áp lực bên ngòai có khuynh hướng làm cháy lên chủ nghĩa quốc gia bảo bệ hơn là một chủ nghĩa tự do địa phương. Đối với một quốc gia kích thước và lịch sử như Trung Quốc, dân chủ hóa sẽ trổi dậy từ bên trong. Nhưng sự kiện là đa số các cường quốc thế giới có khuynh hướng trở thành dân chủ tự do - liberal democraties tạo ra một sức kéo ý thức hệ mạnh mẽ ; cho nên tốt nhất cho Tây Phương giúp cho Trung Quốc tiến trào chính trị vẫn là mạnh bạo, tự do , dân chủ và tự thành công .
(chiếu theo nguyệt san Ngọai giao - New York số tháng 5 -6 năm 2015)
Irvine , Nam Ca Li - Hoa Kỳ ngày 8 tháng 5 năm 2015.