9/7/201
Bệnh Sốt Tê Liệt
Y học thường thức - Bác sĩ Trần Văn Diên
|
Bệnh sốt tê liệt do siêu vi khuẩn Poliovirus làm tê liệt (Poliomyelitis), gây ra hiện tượng mà tiếng Anh gọi là “low motor neron syndrome” đối ứng với tai biến mạch náu não gọi là “Upper motor neron syndrome”. Siêu vi khuẩn (virus) khác với vi trùng (bacteria). Vi trùng là đơn bào sống độc lập. Còn siêu vi khuẩn phải sống tùy thuộc vào môi trường dung dịch, không khí, chất rắng. Khó biết nơi hiện diện của vi khuẩn và vi trùng cho nên người bị bệnh là việc đã rồi. Có trường hợp do chính cơ thể tự phản hồi mà sinh tồn. Khi khoa học phát triển thì người bệnh được trị liệu tức thì. Nhưng đâu phải bình phục hẳn. Đành mang tật đó là hậu quả của bệnh sốt tê liệt.
Polyovirus len lõi xuyên qua màng nhầy theo hệ hô hấp và đường tiêu hóa trong cơ thể (mucous membrane) sống ký sinh vào bắp cơ tác động làm hủy hoại dây thần kinh vận động nơi bắp cơ. Hậu quả làm tê liệt hay bại liệt nên thường gọi là bệnh sốt tê liệt. Đa số là 1 bên (unilateral, uni là 1, lateral: phía bên). Một số ít trường hợp rất hiếm làm tê hai bên chân (bilateral: bi là hai). Khi nhiễm vào cơ thể, siêu vi trùng lan vào hệ thần kinh trung ương vùng tủy sống (không phải thần kinh não bộ) làm yếu đường thần kinh chuyển động cho bắp cơ gây bại liệt. Còn nhớ mục “Bác Sĩ Nói Với Chúng Ta” của bác sĩ Nguyễn ngọc Bảy trên đài phát thanh Saigon năm xưa. Bác sĩ Bảy có người con trai bị sốt tê liệt ảnh hưởng làm liệt đôi chân. Người con trai của nữ danh ca Thái Thanh cũng bị y như vậy.
Theo thống kê cho biết khoảng 90% các trường hợp nhiễm Polyovirus không thể hiện ngay bất kỳ một triệu chứng nào nên khó mà chẩn đoán trong giai đoạn phát khởi. Có khoảng 1% các trường hợp, Polyovirus tiến thẳng vào trung khu hệ thần kinh, trước tiên là nhiễm và phá hủy các tế bào thần kinh vận động của các bắp cơ làm teo cơ gây liệt. Phá hủy ngay thần kinh cột sống là hình thức phổ biến nhất, biểu hiện bởi sự tê liệt chỉ một bên hay cả hai bên thường xảy ra ở chân. Poliovirus xuất hiện từ thời thượng cổ nhưng tới năm 1840 mới được Jakob Heine nghiên cứu ra căn nguyên và từ khi có thuốc phòng ngừa, số nạn nhân của bệnh này giảm dần trong vài thập niên gần đây. Triệu chứng bệnh sốt tê liệt rất đa dạng: sốt, sưng họng, ho, nôn mửa, đau bụng. Trường hợp nhẹ, bệnh nhân bình phục nhanh. Trường hợp nặng, khi tế bào thần kinh bị phá hủy, dẫn đến teo cơ gây liệt. Bệnh nặng nữa là viêm màng não, liệt hô hấp dẫn đến tử vong.
Có 3 loại bệnh sốt tê liệt. Hai loại thường gặp được miêu tả như: bệnh nhẹ không liên quan đến hệ thần kinh trung ương được gọi là abortive poliomyelitis, và một loại bệnh nặng liên quan đến hệ thần kinh trung ương có thể gây liệt hoặc không liệt. Ở hầu hết những người có hệ miễn dịch bình thường, nhiểm Polyovirus không gây nên triệu chứng gì cả. Các triệu chứng có thể là nhiễm trùng đường hô hấp trên làm sưng cuống họng và sốt, rối loạn hệ tiêu hóa làm buồn nôn, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, và biểu hiện bệnh thoáng giống như mắc bệnh cúm.
Polyovirus đi vào trung khu thần kinh chiếm khoảng 3% các trường hợp nhiễm bệnh. Hầu hết bệnh nhân bị bệnh liên quan đến trung khu thần kinh phát triển bệnh viêm màng não, với các triệu chứng đau đầu, cổ, lưng, bụng, sốt, nôn mửa, hôn mê và khó chịu. Khoảng 1 đến 5 trong 1000 trường hợp phát triển làm tê liệt, trong đó các cơ bị yếu đi, mềm và khó kiểm soát, và cuối cùng bị liệt hoàn toàn. Hiện tượng nhiễm trùng não hiếm xảy ra, và thường chỉ gặp với trẻ sơ sinh.
Bệnh sốt tê liệt gây ra bởi sự xâm nhiễm một loài siêu vi khuẩn trong nhóm Enterovirus (đường ruột), RNA của nhóm này xâm chiếm đường tiêu hóa. Cấu trúc siêu vi khuẩn của loài này rất đơn giản, bao gồm một gen (+) sense RNA được bao bọc bằng một vỏ protein được gọi là capsid. Ngoài ra, để bảo vệ vật liệu gene của siêu vi khuẩn, các protein capsid cho phép poliovirus lây nhiễm một số kiểu tế bào nhất định. Có 3 chủng poliovirus đã được xác định gồm poliovirus type 1 (PV1), type 2 (PV2), và type 3 (PV3). Mỗi type này cần các protein capsid hơi khác nhau. Cả ba đều là các siêu vi khuẩn độc hại và có thể tạo ra cùng các triệu chứng bệnh. PV1 là dạng phổ biến nhất, và có mối quan hệ gần gũi nhất liên quan đến bệnh tê liệt.
Trạng thái miễn dịch, kháng thể IgA chống lại poliovirus có mặt trong đường tiêu hóa, và có thể ngăn chặn sự phân cắt của virus; các kháng thể IgG và IgM chống lại PV có thể ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào các dây thần kinh vận động bắp cơ. Một bệnh hiếm gặp với biểu hiện tương tự, bệnh bại liệt không do poliovirus, mà có thể là sự lây nhiễm của các enterovirus trong hệ tiêu hóa không phải poliovirus. Trong vùng bệnh, poliovirus tự nhiên có thể lây nhiễm gần như toàn bộ dân số. Đây là loại bệnh mang tính theo mùa ở vùng ôn đới, với đỉnh lây nhiễm vào mùa hè. Sự khác biệt theo mùa ít rõ nét hơn ở các vùng nhiệt đới. Thời gian giữa lần tiếp xúc đầu tiên và các triệu chứng đầu tiên, được gọi là thời kỳ ủ bệnh, thường từ 6 đến 20 ngày, khoảng tối đa là 3 đến 35 ngày. Các hạt siêu vi khuẩn được bài tiết trong phân sau vài tuần khi nhiễm đầu tiên. Bệnh được truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa, qua việc ăn thức ăn hoặc nước bị nhiễm vi khuẩn. Poliovirus bị lây nhiễm mạnh nhất giữa ngày thứ 7 và 10 trước và sau khi xuất hiện triệu chứng. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm poliovirus hoặc ảnh hưởng đến độ nghiêm trọng của bệnh bao gồm suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, hoạt động thể chất ngay sau khi bắt đầu tê liệt.
Để phòng ngừa lây nhiễm, các hồ bơi công cộng thường đóng cửa trong thời gian có dịch bệnh. Poliovirus đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Nó đi vào bằng cách gắn kết với một thụ thể dạng immunoglobulin, được gọi là thụ thể poliovirus hay CD155, trên màng tế bào. Sau đó, vi khuẩn tấn công tế bào chủ, và bắt đầu sinh sôi nẩy nở. Poliovirus phân chia bên trong các tế bào tiêu hóa trong khoảng một tuần, từ đó nó phát tán thành mô lymphoid của đường ruột gồm các tế bào M của Peyer's patches, và đi sâu vào các hạch bạch huyết, nơi nó phân cắt lên rất nhiều. Siêu vi khuẩn này sau đó được hấp thụ vào máu.
Được gọi là siêu vi khuẩn trong máu (viremia), sự có mặt của siêu vi khuẩn trong máu rồi phân bố rộng khắp cơ thể. Poliovirus có thể tồn tại và nhân lên trong máu và hệ bạch huyết trong thời gian dài, đôi khi có thể kéo dài 17 tuần. Sự phân cắt liên tục gây ra một lượng lớn vi khuẩn trong máu, và dẫn đến các triệu chứng tương tự như bệnh cảm.
Có hai loại thuốc chủng ngừa bệnh sốt tê liệt được dùng rộng rãi trên khắp thế giới. Cả hai loại đều kích thích miễn dịch với bệnh sốt tê liệt, có hiệu quả trong việc khống chế truyền bệnh từ người sang người. Thuốc chủng ngừa thứ nhất được tổng hợp dựa trên một loại huyết thanh của siêu vi khuẩn còn sống nhưng đã bị làm yếu, loại này đã được nhà khoa học Hilary Koprowski chế tạo thành công. Nguyên mẫu thuốc chủng ngừa của Koprowski đã được tiêm cho một cậu bé 7 tuổi vào ngày 27 tháng 2 năm 1950. Koprowski đã tiếp tục công việc nghiên cứu trong suốt thập niên 1950, đã đi tiên phong trong việc tạo ra những cuộc thử nghiệm trên quy mô lớn trong vùng Belgian Congo và đã tiêm thuốc chủng ngừa này cho 7 triệu trẻ em ở Ba Lan để chống lại các type virus PV1 và PV3 giữa năm 1958 và 1960.
Loại thuốc chủng ngừa thứ 2 được Jonas Salk phát triển năm 1952 tại đại học Pittsburgh thuộc tiểu bang Pennsylvania đông bắc USA, và đã thông báo trên thế giới vào ngày 12 tháng 4 năm 1955. Loại thuốc chủng ngừa IPV được tổng hợp trên mô thận của con khỉ (tế bào vero line), chúng bị ức chế hoạt động hóa học bằng chất formalin.
Trong khi bệnh này hiếm gặp tại các nước phương Tây thì Nam Á và châu Phi là nơi có bệnh xảy ra nhiều nhất, đặc biệt là Pakistan, và Nigeria. Sau khi sử dụng thuốc chủng ngừa poliovirus rộng rãi vào giữa thập niên 1950, tỷ lệ bệnh sốt tê liệt giảm hẳn ở nhiều nước công nghiệp phát triển. Nỗ lực của toàn cầu là loại trừ bệnh sốt tê liệt từ năm 1988, dẫn đầu bởi các tổ chức WHO, UNICEF, và Rotary Foundation. Những nỗ lực này đã làm giảm đi con số bệnh được chẩn đoán hàng năm lên 99%; theo ước tính trên 350.000 bệnh nhân năm 1988 xuống còn 483 bệnh nhân trong năm 2001, sau đó nó duy trì ở mức khoảng 1.000 người bệnh mỗi năm (1.606 bệnh năm 2009). Năm 2012, số người mắc bệnh giảm xuống còn 223.
Bệnh sốt tê liệt là một trong hai loại bệnh hiện được đưa vào chương trình loại bỏ nó trên toàn cầu cùng với bệnh giun chỉ (Dracunculiasis hoặc Guinea-worm disease). Cho đến nay, chỉ có bệnh đậu mùa đã được loại bỏ hoàn toàn từ năm 1979, và bệnh dịch tả trâu bò năm 2010. Một số lộ trình loại bỏ hoàn toàn bệnh sốt tê liệt đã đạt được, và nhiều khu vực trên thế giới đã được công nhận không còn bệnh này. Châu Mỹ tuyên bố không còn bệnh sốt tê liệt năm 1994. Năm 2000, bệnh sốt tê liệt được tuyên bố đã loại bỏ chính thức ở 37 quốc gia phía tây Thái Bình Dương, bao gồm cả Trung Quốc và nước Úc. Châu Âu tuyên bố không còn bệnh năm 2002. Cho đến năm 2012, bệnh sốt tê liệt chỉ còn phổ biến ở 3 quốc gia là Nigeria, Pakistan, và Afghanistan, mặc dù nó tiếp tục gây ra các bệnh ở các quốc gia lân cận do sự truyền nhiễm ẩn hoặc tái phát. Ví dụ, thay vì loại bỏ 10 năm trước, bệnh này lại tái phát ở Trung Quốc vào tháng 9 năm 2011 liên quan đến dòng truyền bệnh chính từ những người láng giềng Pakistan. Từ tháng 1/2011, không có bệnh sốt tê liệt nào được tường trình ở Ấn Độ, và vào tháng 2/2012, quốc gia này đã được đưa ra khỏi danh sách các nước có bệnh sốt tê liệt. Nếu không có người mắc nào được thông báo ở một quốc gia trong vòng 2 năm, thì quốc gia đó sẽ là nước không còn bệnh sốt tê liệt hiện diện.
BS Trần Văn Diên, Texas USA ngày 06/07/2015
Học sinh Công Thôn 1970-73 NLS Cần Thơ