23/7/20115
Giới trẻ Việt Nam thay đổi mau lẹ theo điệu:
Hip - Hop Hoa Kỳ thành Híp Hốp Việt ở Hà Nội, Sài Gòn và thế giới chăng ?
GS Tôn thất Trình
Phần II |
Híp hốp Việt Nam không mang theo một “ bằng chứng đường phố - street cred” như thể ở các nơi khác trên thế giới .. Xa khỏi Hà Nội , công nhân vất vã suốt tuần trên đồng ruộng mới kiếm ra được 125 đô la Mỹ một năm . Các tay say mê híp hốp, dù sống kế cận đi nữa thì đang cư ngụ một thế giới hòan tòan khác hẳn. Một lon sơn giá khoảng 30 000 ĐVN hay 2 $, một phí tổn mà nông dân - công nhân nghèo không thể mua nổi.
Gần Viện đại học Kỷ thuật Hà Nội, một đám đông đang tụ họp bên ngòai một xìtuđiô khiêu vũ ít bàn ghế, đang nhìn 15 tay nhảy múa nhào lộn trỗ chạm hòan tất vài luyện tập mau lẹ . Chúng là thành phần của nhóm Chân To- Big Toe crew , là nhóm híp hốp hiện nổi tiếng nhất nước nhà , trình diễn các cử động, giữ cho thân thể giữ hàng ngang và dùng một cánh tay đẩy chúng xoay tròn , quay đầu hàng giờ , bước chân đồng bộ phiền phức . Em Hòang kỳ Anh , 12 tuổi rỏ ràng búng quanh phòng, lập lại cử động ưa thích “, xoay tít theo những vòng tròn nhanh chóng chân đưa lên trời , một di chuyễn sức lực mạnh mẽ tên gọi là “ bốc cháy trên không- air flare” ở Hoa Kỳ. Em nhảy múa nhào lộn này luôn 4 tiếng đồng hồ , tay chân tuồng như không bao giờ thấy mỏi mệt. Em nhỏ tuổi nhất trong nhóm, và cũng được ưa chuộng nhất. Mỗi lần em trình diễn là cử tọa la hét tán thưởng. Nhóm Chân To thành lập năm 1992, sau khi nhiều sinh viên Việt Nam học ở ngọai quốc trở về nước với một sở thích mới . Nguyễn Viết Thành, lảnh đạo Nhóm Chân To, ăn mặc theo lối đồng phục điển hình, quần sệ lùng thùng và mũ đội ngược, nói rằng: nay nước tôi đã cởi mở, kinh tế đã phát triễn, cho nên các nhóm híp hốp Việt có thể đi ra mọi nơi, ngòai Việt Nam. Chúng tin tưởng là nay chúng có thể làm mọi điều. Rất tốt cho các trẻ em vị thành niên. Sau khi thắng cuộc vẽ vang về nhảy múa nhào lộn chống một tay ở Trung Quốc, Chân To nay trình diễn cho nhiều nhà bảo trợ và ở nhiều sự cố .
Riêng về yếu tố gráp phi ti , Nguyễn Đức Sinh đang ngắm, ngạc nhiên và buồn cười lẫn lộn, 4 em vị thành niên phun sơn các từ “Nghệ thuật Qủi sứ - Art Devil” màu xanh dương và xanh lục huỳnh quang trên tường bê tông, gần một xa lộ. Sinh, 37 tuổi , là một nhân viên hảng quảng cáo, không tin chắc là họat động kiểu mốt mới này làm gì được. Ông suy nghĩ một lúc nghiên cứu hình vẽ đang tiến triễn. Cuối cùng , ông thốt ra : Tôi nghĩ rằng các cụ già sẽ sung sướng nhìn thấy những bức tranh sơn này. Tranh rất thú vị . Chúng phản chiếu khuynh hướng mới của giới trẽ ngày nay”. Trần Tuấn Anh và các bạn hửu luôn luôn hút dẫn một đám đông khi chúng vẽ gráp phi ti giữa ban ngày trên tường bê tông dọc theo các xa lộ nhộn nhịp Hà Nội .Trong giờ nhóm phun sơn, có đến 15 người ngừng lại nhìn xem và chụp hình trên các điên thọai tế bào gồm doanh thương, các nhân công ngành điện và ngay cả một viên chức mặc đồng phục, Gráp phi ti chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam chừng 4- 5 năm nay cho nên dân gian chỉ mới bắt đầu làm quen chúng. Hành vi vẽ gráp phi ti là bất hợp pháp , nhưng tiền phạt chỉ là 100 000 ĐVN hay 6.25 $ , phí tổn bằng 3 lon sơn. Phạm Minh Hòang , 21 tuổi, nghệ sĩ Gráp phi ti cho nhóm Devils Day nói : “ Tôi muốn nhấn mạnh nhân cách tôi qua các bức tranh . Đó là niềm say mê của tôi , sở thích của tôi. Khi tôi vui hay tôi buồn , tôi đến với gráp phi ti và tôi tìm thấy hạnh phúc ở đó . Còn Ánh tên gráp phi ti là Zugi, quan sát họa kiểu khi đồng bạn đem các hình vẽ lên đời sống động , màu sắc và thóang tí sơn. Bê tông trải dài tên hay từ ngữ các nhóm như :“ đặc biệt”, “yêu mến” “ tôi là Vua - Chúa ”, “ Chàng trai xấu xa” và đôi khi là từ Anh ngữ xúc phạm . Zugi như các nghệ sĩ gráp phi ti khác, thích từ Anh ngữ hơn vì chúng đơn giản hơn dễ minh họa hơn các dấu cần đánh vẽ trên các từ ngữ Việt.
Dù các ảnh hưởng ngọai quốc và viết tiếng Anh , gráp phi ti Hà Nội tựu trung là Việt Nam . Hoàng thuộc nhóm Devil Days nhớ lại một tranh thành công nhất của một bạn thân : một lọat về con lợn-con heo, đề tài truyền thống Việt Nam. Nếu chúng tôi phối hợp được một tí xíu văn hóa nước nhà vào gráp phi ti , thị thật là tuyệt diệu; không có đụng chạm tí gì cả.
Ngày nay, điều chắc chắn ở Việt Nam là ngày mai sẽ khác hẳn ngày nay . Và nhiều dấu hiệu cho thấy một tương lai sán lạn cho híp hốp : Nhà Hát Lớn Hà Nội- Opera house, xây cất từ thời Pháp thuộc và tự xưng là nhà Hát lớn xưa nhất Á Châu , lần đầu tiên đã trình diễn híp hốp .
Híp hốp Sài Gòn tiến lên thế giới
Tháng 7 năm 2015 , Ethan Harfenist, nhật báo Los Angeles Times bàn luận cho rằng híp hốp đã cư ngụ tại Việt Nam , gỏ nhảy múa hát - rapping đã xoay quanh lọt khỏi các tay kiểm duyệt chánh quuyện
Ở tầng hai sang trọng một tiệm cà phê khu phố Tài Chánh Sài Gòn, cô Hàng Lâm Trang Anh đang uống nước chanh vắt và nhớ lại điểm quay hướng đời mình… lúc cô nghe ráp pờ Mỹ Eminem trình bày. “ Chao ôi, gã này thật là điên cuồng !” . Nhưng cô Anh, mặc áo dài đen và tay đeo vòng vàng kim chói lọi và tên thành phố cô sinh sống Sài Gòn chàm mực ngòng nguèo trên cổ tay, lại nói :” Tôi cũng điên cuồng như vậy!” Trang Anh , 25 tuổi tên nghệ sĩ là Suboi đã thu tập danh tiếng là “ Hòang hậu - Queen Híp Hốp Viêt Nam “ nhờ hơn một triệu kẻ say mê cô trên Facebook . Cô cũng đang trình diễn tại các câu lạc bộ - clubs và lễ hội - festivals khắp thế giới. Bừng nổi của Suboi đáng gây ấn tượng ở bất cứ quốc gia nào. Nhưng ở Việt Nam nơi cô khôn lớn , nơi các tiếng nói bất đồng ý kiến bị đàn áp - dẹp tan thay vì được phóng đại thêm, niềm ưa chuộng cô trong phương tiện truyền đạt - medium như thể hip hop ngọai lai và lời ca thật là hãn hữu. Suboi nói: “ Ở trường học, họ hỏi chúng tôi có cảm giác gì không rồi họ nói: Không. Điều này không đúng, không phải . Đúng là họ muốn nhốt chúng tôi vào một hộp. Nhưng nay dân gian sáng tạo hơn, trí óc cởi mở hơn.”
Đảng Cọng Sản cầm quyền ở Việt Nam, tiếp tục hủy bỏ những thông tin nhạy cảm và kiểm sóat chặc chẻ mọi tụ họp tự do. Họ cũng bẻ gãy thẳng tay các kẻ sử dụng Internet bất đồng ý kiến với chánh quyền hay truyền nhãm rỏ rệt dâm ô hoặc nội dung hung bạo . Theo Shawn Crispin Chánh đại diện cho Á Châu của Ủy Ban Bảo vệ Nhà Báo, quyền uy tối thượng đảng Cọng Sản Việt Nam đã được Hiến Pháp ghi nhận, tính cách hợp pháp dựa trên ý niệm xã hội chủ nghĩa đảng là nhà quán quân dân gian. Khi nhà báo , các tay làm phim, các nhác sĩ viết lời ca hay các tay tích cực họat động dám thách thức những khía cạnh chuyện kể này , đảng có khuynh hướng nhìn những chỉ trích như thể là mối đe dọa tiềm ẩn.
Dù các áp lực như vậy , sân khấu rap Việt Nam đang trổi dậy , đã tìm ra một cư gia ở Internet cũng như ở các câu lạc bộ Hà Nội hay Sài Gòn. Suboi nói là cô xem kiểm duyệt như thể là một thách thức nghệ thuật . Cô thường thay đổi lề lối trữ tình tùy theo ngôn ngữ cô đang làm ráp, sử dụng hai nghĩa., Chẳng hạn , khi viết về dục tình ở Việt Nam, cô gợi ý đến trái cây trứng gà - likima thay vì trực tiếp nói đến các bộ phận sinh sản phụ nữ. Chẳng hạn, lời ca trữ tình: một thiếu nữ , có hai vườn trái li ki ma -leucoma ; làm tiến trình xảy ra , sinh ra em bé, cả nhà đều vui thích .” Cô nói : “ tôi viềt đủ mọi điều , cho nên dân gian cóthể đọc hiểu giữa các hang . Tôi muốn giữ tính cách thơ mộng .
Các tay ráp-pơ khác như Nguyễn Sơn nói Việt Nam hủy bỏ, khiến chúng tôi buộc lòng phải nói lên chống đối chánh quyền. Sơn hiện là sinh viên viện đại học Oklahoma State University, hiến dâng đa số âm nhạc mình công kích chánh quyền Việt Nam và thách thức những giá trị chánh quyền khoe khoang. Sơn , tên nghệ sĩ là Nah , sinh ra ở thành phố Sài Gòn và bài hát “ DMCS , Đụ Mẹ Cọng Sản” , một chỉ trích dứt khóat chánh quyền Cọng Sản VN , đã có hơn 800 000 người tham khảo ở YouTube. Lời trữ tình đầy tính điện gồm “ con cừu ngoan ngõan chế độ xã hội chủ nghĩa không dám nghe lời này… Trong khi Đảng Cọng Sản đang bán đất đai tổ tiên / cả một thế hệ đã bị tẩy nảo/ thật là một điều bất hạnh! “ Nguyễn Sơn nay 24 tuổi cho rằng Hoa Kỳ nơi trú ẩn an tòan đã giúp anh ta đào sâu hơn vào lịch sử và hánh trị Viêt Nam . Tuy nhiên, anh vẫn thận trọng . Cha mẹ và em trai nhỏ tuổi hơn còn ở Việt Nam và anh lo ngại chánh quyền trả đủa lời nói bộc trực của anh trên cha mẹ em anh hay khi chính anh trở về thăm nước nhà .
Năm 2013 ,tờ báo chánh phủ” Lao Động- The Laborer ” cất tiếng tấn công Anh và các ráp - pơ Việt Nam khác , sau một buổi trình diễn híp hốp . Báo đặt vấn đề là dạng nghệ thuật “ tai họa” này lại có thể gọi là âm nhác không , và phát tin là e sợ là các “trệch hướng – deviance” “ này có ảnh hưởng âm tính đến giới trẽ nước nhà .
Còn Nguyễn Ngọc Minh Huy , 26 tuổi , biệt danh là Wowy đã quyết định cách hay nhất bàn luận các vấn đề chánh trị nước nhà là thải bỏ chúng đi , không nhắc tới chúng trong các lời ca trữ tình nữa . Xâm mình nặng nề , ăn mặn như môt học giả Phật Giáo lẫn trộn với một kẻ bất cần qui ước nói rằng anh ta thường rap về Lamborghinis , nữ trang và các khuôn sáo ráp côn đồ-băng đảng, anh ta xem kiểm duyệt là không vấn đề gì cả . Anh nói “ tôi không lo nại về kiểm duyệt vì tôi vẫn đi xem trình diễn , âm nhạc của tôi vẫn xuất bản đều đều và mọi ngườii đêu nghe nhạc này . Tại sao tôi lại phải cần lo ngại về kiểm duyệt ? Mọi người ngòai nước đều nghĩ rằng Viêt Nam là một quốc gia nghèo khổ và Việt Nam vẫn còn chiến tranh . Nhưng thật tế là mọi người ơ đây đều có một iPhone 6 và một 6 Plus rồi đó.”
( Irvine, Nam Ca Li - Hoa Kỳ ngày 15 tháng 7 năm 2015 )