Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  => Cuộc đời và di huấn của nữ thiền sư
  => Năm dê nói chuyện mèo
  => 31 ngày rong chơi... 170 -171
  => Cây sơ ri Gò Công
  => Tái cơ cấu sản xuất lúa gạo VN
  => Nhà sáng chế laser Charles Townes qua đời
  => Tai nạn hạt nhân
  => Bệnh tiểu đường
  => Dỏm khắp mọi nơi
  => Ba cái chuyện ruồi bu kiến đậu
  => Thế giới thực vật quanh ta
  => Mừng ngày quốc tế phụ nữ
  => Chúng ta không còn nơi nào ẩn núp
  => Rèn luyện kiến tạo nguyên tố mới
  => Chỉ là một chuyến đi
  => 31 ngày rong chơi...172-173
  => 31 ngày rong chơi...174-175
  => Những sách nói về Châu Á..
  => Từ sữa bò đến sữa người
  => Thất bại đa văn hóa
  => Thực phẩm và phóng xạ
  => 31 ngày rong chơi... 176-177
  => 31 ngày rong chơi...178-179
  => Biết rõ hơn đôi chút...
  => Bonjour Việt Nam
  => Ứng dụng vàng trong y khoa
  => Chó tây chó ta
  => Hảy trân quý cuộc sống ngày hôm nay
  => Tóc tơ vàng
  => Thời trang Paris
  => 31 ngày rong chơi..180-181
  => 31 ngày P 182-183
  => Tình trạng chạy đua vũ khí..
  => Máy gia tốc hạt nhân
  => Có nên ăn chay hay không
  => 31 ngày rong chơi..184-185
  => Dồn điền đổi thửa ở Miền Trung và ĐBCL
  => Xử dụng kim loại đất hiếm
  => Bệnh than kinh niên
  => 31 ngày P 186-187
  => Nói láo hay nói thiệt
  => Tiến bộ ở ngành sinh học
  => Dồn điền đổi thửa Miền Trung
  => 31 ngày rong chơi 188-189
  => Cọ dừa Oil palm
  => Đăng cay ngọt bùi mùa phục sinh
  => Phát minh khoa học... P1
  => 31 ngày lang thang P 190-191
  => Du khách mang siêu khuẩn..
  => 31 ngày rong chơi 192-193
  => Ngừa ung thư tùy thuộc
  => Hiểu thế nào là Cửu huyền
  => Kỳ thị chủng tộc tại Canada
  => Vỏ khí hạt nhân - P 1
  => Vỏ khí hạt nhân . Phần 2 và 3
  => Phát minh khoa học từ bắt chước ... P2
  => 31 ngày P 194-195
  => Phải chăng chuyện động đất...
  => Thời trang Cali năm 2015
  => Nỗi khổ của phiến quân...
  => 31 ngày rong chơi 196-197
  => Mục và súc khác nhau thế nào
  => Tản mạn về tôm hùm Bắc Mỹ
  => Đã và sướng gì đâu
  => Anh hùng kín đáo...
  => Dã man, tàn nhẫn...
  => Nước và con người P1
  => Discreet hero - Vargas Llosa
  => 31 ngày P 198-199
  => Khi Bác sỷ bị ung thư não
  => Kỹ thuật sinh học Crispr
  => Nuôi dế làm thịt bíp tết
  => Chuyện ngày về
  => 31 ngày rong chơi miền Đất Phật. P 200-201
  => Xử dụng nọc độc nhện
  => Nước và con người P2
  => 31 ngày P202-203
  => Học trường quản trị...
  => Xém chết vì rượu
  => Nghiên cứu phát triển Phú Quốc
  => 31 ngày rong chơi...204-Hết
  => Tìm hiểu sinh thái nhân văn
  => Động đất tại Nepal
  => Tiến bộ khoa học - Phần 2
  => Chó và người
  => Chào đón ngày lễ Mẹ
  => Ông uông bà chê
  => Bình thường mới ở Trung Quốc
  => Phim Cô Bé Lọ Lem
  => Cải tổ đại học ở Trung quốc
  => Chấm dứt cải cách ở TQ ?
  => Vô thường - Vô ngã
  => Thách thức thực sự...
  => Khi cao niên mất ngủ
  => Bí mật về xác ướp thú vật ở Ai Cập
  => Chấm dứt cải cách ở Trung Quốc - P2
  => Đụng tường
  => Nướng vỉ, nướng sắt và hội chứng BBQ
  => Thách thức thực sự ở Thái Bình Dương
  => Trường sinh bất tử
  => Ăn nhiều muối và bệnh tăng huyết áp
  => Vùng thiên nhiên Bình Trị Thiên...
  => 20 điều biết hơn..
  => Thư của GS Tôn Thất Trình
  => Hoa Kỳ khảo cứu...
  => Vần đề chủng tộc ở Trung Quốc
  => Bán ảo tưởng
  => Trận động đất sắp tới xảy ra ở đâu
  => VN muốn mua ...
  => Bia Việt Nam - Phần 1
  => Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Listeria
  => Tại hải ngoại dân nghỉ hưu hay làm gì?
  => Bệnh kém trí nhớ
  => Thuốc kháng sinh
  => Khi cơm chẳng lành canh chẳng ngọt
  => Bia Việt Nam - Phần 2
  => Non cao tuổi vẫn chưa già
  => Tìm hiểu về loài ong
  => Những bộ mặt mới về năng lượng ở Hoa Kỳ năm 2015
  => Thế giới loài hoa trong thi ca Việt
  => Tìm hiểu loài ong - Phần 2
  => Vui buồn ngày Lễ Cha
  => Một người cha tuyệt vời
  => GS Robert Barone
  => Bệnh cảm
  => Nguyên tố Uranium
  => Những bộ mặt mới ... Phần 2
  => Sức khỏe trong tay bạn
  => Khi tui nấu tui ăn
  => Bệnh cúm
  => Mừng hụt
  => Mồ hôi
  => Fast food hay fat food
  => Ngành khoa học dữ liệu
  => Sáu giờ ba mươi
  => Sao Diêm Vương
  => Báo Đất Việt phỏng vấn TS Trần Văn Đạt
  => Bệnh đậu mùa
  => Hội chứng viêm phổi Trung Đông Mers-CoV
  => Chất béo Trans rất nguy hiểm cho sức khỏe
  => Cha mẹ già hải ngoại
  => Chiến tranh tương lai - Phần I
  => Bệnh lao
  => Thịt chó thịt mèo
  => Chiến tranh tương lai - Phần 2
  => Việt Ba lô trên miền đất lạ
  => Bệnh Si đa
  => Tìm hiểu về loài ong - Phần 3
  => Bớt ăn thịt là tốt nhất
  => Sức mạnh mềm của Trung Quốc - Phần 1
  => Bệnh phong đòn gánh
  => Người Việt trồng lúa tại Camargue Pháp
  => Sinh tố B12
  => Cái ngàn vàng của cọp đực
  => Bệnh sốt rét tê liệt
  => Sức mạnh mềm Trung quốc -- Phần 2
  => Tôi có một ước mơ
  => Vợ chồng già lớp tuổi 70
  => Hố đen trong vũ trụ
  => Nội, Ngoại Mông ngày nay
  => Bệnh quai hàm
  => Chuyện khó nói của con kiki
  => Nước Lào ngày nay
  => Nghiện ngập - Phần I
  => Trai hay gái
  => Kiếp tha hương
  => Thèm chất ngọt và bệnh tiểu đường
  => Lycopene trong tomato là gì?
  => Dầu mỡ và sức khỏe
  => Du lịch Canada
  => Hip-hop - P 1
  => Bệnh ban đỏ
  => Nghiện ngập. Phần 2
  => Trời u ám
  => Hip-hop. Phần 2
  => Bệnh ho gà
  => Chúng ta biết gì về Pluto
  => Động đất cấp 9.2
  => Bễ mánh rồi
  => Nước Cam Bốt ngày nay
  => Thèm cơm
  => Bệnh sốt xuất huyết
  => Thời tiết bất thường năm 2015
  => Chúng ta biết gì về hành tinh Kepler-452b
  => Cam bốt ngày nay - Phần 2
  => Uống sữa bò có tốt cho sức khỏe không?
  => Niềm vui cao niên
  => Bệnh dịch tả
  => Hoa dại làm mù lòa
  => Thái Lan ngày nay - Phần I
  => Bệnh giun chỉ
  => Bệnh tâm thần
  => Bệnh nói láo
  => Bệnh đau gan C
  => Bàn tay lông lá của tập đoàn kỹ nghệ thực phẩm
  => Giải quyết lương thực trong hiện tại và tương lai
  => Nước Thái Lan ngày nay - Phần 2
  => Bệnh sốt Đức Rubella
  => Khuyên đừng uống rượu
  => Súp Vi Cá
  => Giải quyết lương thực ... Phần 2
  => Mã Lai Á ngày nay
  => Đời đẹp như mơ
  => Vai trò của sinh tố trong cơ thể
  => Mùa vu lan
  => Tôi phạm tội sát sanh trợ tử thú y
  => Giải quyết lương thực. Phần 3
  => Mã Lai Á ngày nay - Phần 2
  => Singapore ngày nay - P 1
  => Nhà máy phát điện không thải khí nhà kiếng
  => Gai cột sống
  => Mí mắt sụp một bên
  => Cẩn thận với thuốc thiên nhiên
  => Singapore ngày nay - P 2
  => Du Lịch Thánh địa
  => Bệnh Multiple Myeloma
  => Bệnh ngứa của người bơi lội
  => Đưa em lên đỉnh tuyệt vời
  => Chúng ta có thể đảo ngược lão hóa được không?
  => Lạm bàn phát triển tỉnh Đồng Nai - Biên Hòa
  => Thánh Địa Indein
  => Bệnh tuyến giáp trạng
  => Dược thảo và tác dụng phụ nguy hiểm
  => Nam nữ bình quyền
  => Long An - Phần I
  => Bệnh Paget
  => Trở lại Kalaw, Mayamar
  => Trồng nho độc đáo trên đất núi lửa
  => Việt nam trước nguy cơ nước biển dâng cao
  => Chuyện du học bằng ghe
  => Nước biển đang dâng cao trầm trọng
  => Long An - Phần 2
  => Hải phòng xưa và nay
  => Cá tôm sò ốc ăn sống được không
  => Ung thư máu
  => Tìm hiểu về loài kiến
  => Obama và Á châu
  => Hiện có bao nhiêu cây rừng trên thế giới
  => Bệnh viêm gan B
  => Bệnh suyễn
  => Nhiệm vụ của phổi
  => Hạnh phúc đối diện tử sanh
  => Xã hội đen
  => Nạn phá rừng hiện nay trên thế giới
  => Nhức đầu
  => Bệnh lao bò
  => Ngày tàn của thuốc kháng sinh
  => Áp dụng biến đổi di truyền sản xuất thuốc trị ung thư
  => Chất béo trong máu
  => Nghĩ về tâm từ và nhân ái
  => Xã hội đen Nhật
  => Tại sao sâu keo bài tiết phân lên đọt bắp
  => Ho
  => Guayule
  => Không có chết, không có sợ
  => Hảy an nhiên trong tỉnh thức
  => Tảo xanh có thể trị mắt mù
  => Hảy nhìn Trung quốc Tập Cận Bình làm gì?
  => Xã hội đen Nhật - Phần 2
  => Bệnh thống phong
  => Palm oil và sự mất dần rừng nhiệt đới
  => Đạp xe, một cái mode đang lên tại hải ngoại
  => Trứng gà tại...
  => Uống cà phê chiều tối và giấc ngủ
  => Kỷ thuật - Technology ngày nay là gì đây ?
  => Bịnh Đính Xương
  => Virus influenza
  => Chồng giận thì vợ bớt lời
  => Thế giới chấm dứt phá rừng vào năm 2030
  => Kỷ thuật - Phần 2
  => Cần sa
  => Bệnh mắc toi
  => Ông đi đường ông, tui đường tui
  => Vua Quang Trung vị anh hùng dân tộc
  => Săn heo rừng ở Phi Châu
  => Bải biển Silicon Beach Nam Cali
  => Thoái vị của xương
  => Bác sỉ thú y nói chuyện về gạo
  => Nạn đói đang hoành hành thế giới do thất mùa
  => Trần Hưng Đạo đánh tan quân Nguyên - Mông
  => Mi Nô và tôi
  => Tương lai thực phẩm
  => Bệnh vẩy nến
  => An toàn vệ sinh thực phẩm trên thế giới, một ảo tưởng
  => Nắng mưa là bệnh của trời
  => Đổi đời
  => Nhớ về đồng nghiệp xưa
  => Tỉnh Vân Nam - Phần 1
  => Bệnh loãng xương
  => Lê Lợi đánh thắng quân Minh
  => Gió đã xoay chiều: cỏ ngọt Stevia
  => Chuyện tám trứng
  => Cỏ cây cũng biết phỉnh lừa
  => Sông ngòi Miền Trung
  => Tỉnh Vân Nam - Phần 2
  => Bệnh Giang mai
  => Trồng lúa cổ truyền - P 1
  => Về những phản hồi II
  => Áp dụng sinh học di truyền vào công nghệ thẩm mỹ
  => Chữ Tâm trong văn học Việt
  => Molly
  => Tình Quảng Tây - Phần 1
  => Trồng lúa cổ truyền - Phần II
  => Chuyện hưu nai
  => Tại sao động vật chọn sắc đẹp làm tiêu chuẩn chọn bạn tình
  => Tỉnh Quảng Tây - Phần II
  => Triệu chứng tiên khởi bệnh gan
  => Phát triển trồng lúa nước thời cỗ đại - Phần 1
  => Nhứt vợ nhì trời...
  => Khoa học có khả năng làm trẻ hóa con người
  => Con Thắm
  => Bản nhạc mùa hè
  => Tỉnh Quảng Đông - Phần 1
  => Bịnh tiểu đường
  => Trồng lúa nước thời cỗ đại - Phần 2
  => Cá salmon tại Bắc Mỹ
  => Phỉnh gạt để sinh tồn
  => Thần dược
  => Quảng Đông - Phần 2
  => Bệnh ung thư
  => Đông Tây Tam kiệt
  => Trồng lúa cỗ truyền thời Bắc Thuộc - P 1
  => Loài động vật thủ đoạn lưu manh
  => Hiện tượng thực phẩm chức năng
  => Xa kê Nhật ngày nay
  => Chập chờn bóng ma
  => Hai kiểu trang sức thiếu nữ Âu Mỹ thời nay - Phần 1
  => Ngôi nhà ma
  => Bệnh phong cùi
  => Trồng lúa cỗ truyền - Phần 2
  => Hai kiểu trang sức ... Phần 2
  => Tui làm "Chuyên Gia" ở Phi Châu
  => Tản mạn về thịt bò thịt trâu
  => Bình trữ điện
  => Bệnh tim
  => Bộ óc trẻ sáng lạng nhất năm 2015
  => Tui làm "Chuyên Gia" ở Phi Châu - P 2
  => Nên chọn thịt đỏ hay thịt trắng
  => Cầu Mỹ Lợi và kinh tế Gò Công
  => Bình trữ điện - Phần 2
  => Bệnh sốt rét
  => Bệnh giời ăn
  => Chào đón ngày tử tế 13 tháng 11
  => Phát triển trồng lúa cải tiến thời Pháp thuộc- P 1
  => Áp dụng siêu-vi-thể kim loại trong canh tác hoa màu
  => Tui làm "Chuyên Gia" - Phần 3
  => Pê Ru
  => Tuyến não thùy
  => Phát triển trồng lúa cải tiến thời Pháp thuộc - P 2
  => Về hưu mới thấy cuộc đời đáng yêu
  => Làm sao tế bào "nói chuyện" với nhau
  => Brooklyn
  => Từ căm thù chính mình đến hận thù kẻ khác
  => Medulla Oblongata
  => Khôi phục rừng ngập măn Kiên Giang
  => Ki Ki
  => Biến đổi khí hậu toàn cầu - P 1
  => Nước Miến Điện
  => Nhân biến cố Paris nghĩ về tâm an trong nghịch cảnh
  => Biến đổi khí hậu - Phần 2
  => Con chim con
  => Nước Miến Điện - Phần 2
  => Nhớ về xứ Mali
  => Tai biến mạch máu não
  => Muốn tới đâu thì tới
  => Biến đổi khí hậu - Phần 3
  => Nấm thông đỏ Nhật Bổn
  => Bạch huyết cầu
  => Thuốc phê captagon
  => Biến đổi khí hậu - Phần 4
  => Tại sao LA lại mất hết nhuệ khí kinh tế so với SF
  => Túi Mật..
  => Thế hệ sandwich VN tại hải ngoại
  => Tại sao đàn bà sống lâu hơn đàn ông?
  => Cập nhật vũ trụ
  => Cá hồi sửa đổi di truyền
  => Khuyến mãi xanh hay tẩy não xanh
  => Tại sao có nhiều bệnh xuất hiện theo mùa
  => Sản xuất lúa hiện đại - Phần 1
  => Dây thanh âm
  => Béo phì
  => Sản xuất lúa hiện đại - Phần 2
  => Nước lạnh nước mát tuyệt vời
  => Thuốc mới trị chứng đau nhức
  => Giấc mơ con đường tơ lụa mới
  => Trà sữa
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian
  => Tai hại của độc canh một giống thuần chủng
  => Vài câu chuyện tiến bộ kỷ thuật
  => Cái lưởi
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - Phần 2
  => Nhà Tây Sơn
  => Tầm quan trọng của giáo dục và khuôn mẫu
  => Vài câu chuyện tiến bộ kỷ thuật ... Phần 2
  => Yếu tố môi trường gây ung thư
  => Con mắt
  => Thiên đường tại thế đâu xa
  => Chú Hai Nhân
  => Nhà Tây Sơn - Phần 2
  => Tiến bộ kỷ thuật - Phần 3
  => Làn da
  => Từng ngày một
  => Chừng nào cả vũ trụ nổ tan tành
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - Phần 3
  => Rượu vang ngày nay
  => Tiệc tùng cuối năm ăn vô biết liền
  => Triễn vọng kỹ thuật năm 2016
  => Đôi môi
  => Mất ngủ
  => Bệnh tim mạch
  => Tiên đoán khí hậu năm 2016
  => Công ăn việc làm tương lai thế giới
  => Người Việt hải ngoại nghĩ gì về bệnh tiểu đường
  => El Nino ảnh hưởng vào đời sống như thế nào
  => Cập nhật hiểu biết "mới" từ năm 2016
  => Năng lượng cơ thể
  => Giấc Ngủ
  => Từ Darwin đến H5N1
  => Khả năng biến đổi hành vi qua ức chế gen
  => Cập nhật hiểu biết mới
  => tuổi trưởng thành
  => Norovirus trên du thuyền
  => Ảnh hưởng của El Nino vào sản xuất ngũ cốc
  => Dân Hoa Kỳ uống rượu thay thế sâm banh nào?
  => Công nghệ ô tô điện
  => Ung thư
  => Lúa gạo qua văn hóa - P4
  => Nước Úc - cập nhật
  => Tâm sự cuối năm
  => Vài khám phá mới cho nông nghiệp
  => Bệnh lẫn
  => Giấc mơ làm giàu
  => Bổ sung bảng hóa học tuần hoàn
  => Đừng nên uống bia....
  => Rượu và sức khỏe
  => Sản xuất và thương mại lúa gạo
  => Phát minh ở đầu thế kỷ 21
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian- P 7
  => Món mặn ngày xuân
  => Biến đổi khí hậu và con người
  => Bạn biết gì về Facebook. Phần 1
  => Ngừa ung thư bằng thực phẩm
  => Bạn biết gì về Facebook. Phần 2
  => Sông ngòi miền Cao Nguyên Việt Nam
  => Một kỷ niệm dạy Lịch Sử
  => Ung thư làm sụt cân
  => Burundanga là gì
  => Mẹo vặt tránh táo bón
  => Dinh dưỡng cơ thể
  => Chuyện tình Bìm và Bip
  => Nhà ơi! Tôi gọi mình là nhà tôi
  => Khoa học tiến bộ như thế nào trong 20 năm tới
  => Có những giấc mơ
  => Phải chăng đây là một chuyện giả tưởng
  => Tỏi
  => Vũ khí Laser của Hoa Kỳ
  => Chiến tranh và hòa bình của Leo Tolstoi
  => Hồi tưởng biến cố sóng thần Fukushima
  => Có loại cholesterol nào tốt cho sức khỏe?
  => Cần sa y khoa
  => Atmospheric aerosol và sự thay đổi khí hậu
  => Môi trường và các vấn nạn ở VN
  => Chuyện bếp núc và kẻ thù vô hình
  => Hong Kong
  => Tôi tốt nghiệp trường làng
  => Chuyện nhà quê
  => Liệu pháp miễn dịch trị ung thư
  => Coi chừng chó tại phi trường Canada
  => Sinh thái Đồng Bằng Cửu Long
  => Thiên đường trốn thuế
  => Tại sao chúng ta cần ngủ
  => Sông ngòi miền Bắc Việt Nam
  => Chuyện vui vơ chồng
  => Tuổi già và niềm vui ảo
  => Đương đầu với hiện trạng xấu dần của ĐBCL
  => Thời trang Cali 2016
  => Trình diễn thời trang Cali - Phần 3
  => Yogurt
  => Trở lại Kalaw(tt)
  => Chào mừng Ngày lễ Mẹ
  => Độc hại của đường fructose
  => Trồng cao su thiên nhiên
  => Thủy triều và con người
  => Hai trái cây kỳ diệu
  => Phán xét người
  => Tổ chức quản lý và giáo dục NN Việt Nam
  => Trở lại K
  => Tổ chức quản lý và giáo dục NN - Bài 2
  => Biết ăn gì đây hở trời
  => Thực vật là nhà toán học tài ba
  => Hạnh nhân nhiệt đới - cây bàng
  => Trận tử chiến giữa kiến vàng và kiến hôi
  => Người mang tim heo
  => Cây trái nhàu - Noni
  => Vận động thường xuyên và sức khỏe
  => Thực vật và con người
  => Liên hệ giữa ung thư và điện thoại di động
  => Bông hồng xanh dương
  => Bắn chim
  => Kính chào sư phụ trong ngày lễ cha
  => Món ăn đặc sản địa phương VN
  => Chuyện vui về ngày lễ cha ở hải ngoại
  => Dùng tế bào gốc chửa trị đột quỵ
  => Hiện thực mới của Nhật
  => Tại sao gạo tím đen ...
  => Thay đổi chánh sách Nhật
  => Nghĩ về tuổi thọ
  => Tế bào -B hay không tế bào -B
  => Hạnh phúc 2.0*
  => Molly nhà tôi bị bịnh rồi !
  => Khám tổng quát
  => Bệnh bao tử
  => Bệnh viêm
  => Thằng Cà Quẹo
  => Resveratrol
  => Ngộ độc thực phẩm
  => Cá mập
  => Resveratrol - Phần 2
  => Hội chứng trống ổ
  => Đối kháng thuốc trụ sinh
  => Coi chừng chó dữ
  => Các mặt trăng
  => Tiến trào vì sao TZO
  => Từ hận chính mình đến câm thù kẻ khác
  => Sâm ngoại quốc và sâm VN
  => Bệnh bạch cầu
  => Tình Cầm
  => Bệnh lú lẫn Alzheimer
  => Lỗ đen
  => Giải thoát
  => Mùa vu lan...
  => Đạo thờ Bà
  => Cập nhật tiến bộ thiên văn
  => Cao nguyên phố núi ..Phần 1
  => Tỉnh Hải Nam
  => Cao nguyên phố núi - P2
  => Bênh ZiKa
  => Môi trường không khí
  => Bệnh EboLa
  => Thảo mộc - 1
  => Chém cha cái khó
  => Tham dự MeKong...
  => Thảo mộc và tâm linh 2
  => Thão mộc và hành vi P3
  => Bệnh Dịch
  => Đại dương và biến đổi khí hậu
  => Đạo đức và di truyền học
  => Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ
  => Tưởng nhớ Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
  => GS Phạm Hoàng Hộ 1929-2017
  => Điếu văn lễ tang GS PH Hộ của TDH
  => Điếu văn của GS Trương trong tang lễ GS PH Hộ
  => Những năm ảo vọng- Giáo Sư....
  => Sản xuất&Thương mại lúa gạo...
  => Duyên nợ với quê hương
  => Chuyện gạo lứt muối mè
  => Ba thê, núi sập...
  => Những đứa con tinh thàn
  => Ba Thê, Núi Sập cung đường...
  => Sức khỏe và tuổi già
  => Sức khỏe và tuổi già P2
  => Sức khỏe và tuổi già P3
  => Hải đảo Haiti và tôi
  => Bỏ cái tật ghiền
  => Sức khỏe và tuổi già P4
  => Rừng và con người
  => Mùa lễ ăn kiêng Phục Sinh
  => Hiện trạng rạn san hô...
  => Hydropower and....
  => Cách mạng kỹ thuật ...
  => Hydropower ...P2
  => Cách mạng kỷ thuật sinh học P2
  => Cách mạng công nghệ...P3
  => Biển và con người
  => Cách mạng công nghệ...P4
  => Cách mạng kỷ thuật 5
  => Biễn và con người P2
  => Cách mạng kỹ thuật...P6
  => Cách mạng kỷ thuật sinh học P7
  => Cách mạng kỹ thuật sinh học P8
  => Thầy Thái Công Tụng
  => GS Thái Công Tụng:-Rừng lá phổi....
  => Cực đoan và di truyền
  => Ngỡ lòng miǹh là rừng
  => Bài phát biểu trong tang lễ...
  => Đức tin và di truyền
  => The nao la 4D trong toan cau hoa
  => Môi trường là gì
  => Các đại tuyệt chủng sinh vật ...
  => Nữ khoa học gia Tara VanToai ...
  => Yes We Can
  => Nhà maý điện nhiệt hac̣h
  => Moi truong va suc khoe
  => Nha may nang luong nhiet hach
  => Tình trạng sản xuất lúa gạo...
  => Mùa gió chướng
  => Ăn Tết ngày xưa
  => Chó tiến hóa thành bạn thân của người
  => Hoa và mùa Xuân trong thi ca Việt
  => Làm sao để sống thọ
  => Chuyện nhà quê -MPM
  => Coffea Arabica
  => Nguồn gốc lúa Á Châu
  => Người Mẹ can cường
  => Madrid, mùa thu trong mắt ai ...
  => Tiến triẻ̉n liệu pháp miễn dịch trị ung thư
  => Tiến triển liệu pháp miển dịch trị ung thư. Phần 2
  => Bạn biết gì về ung thư
  => Những vị ân sư...
  => Bạn biết gì về ung thư
  => Khi Mẹ hơn trăm tuổi
  => To say Hello, Việt Nam
  => Hoa mai và Mùa Xuân trong thi ca Việt
  => Hoa và Mùa Xuân trong Thi Ca Việt
  => Hoa thủy tổ
  => Đông Tây tam kiệt,
  => Số phận Đồng Bằng Sông Cửu Lông
  => Du Lịch Aruba. . .
  => Con đường xuyên Úc
  => Chuyện cá basa . . . .
  => Thả cá về thiên nhiên
  => Chuyện về người Pháp cho. . .
  => Nobel Y Học 2019
  => Về Tân Châu học nghề cá
  => Phép trắc nghiệm CAT4
  => Các giống lúa từ thời nguyên thủy
  => Cá linh
  => Tiến trình kiến thức về virus corona
  => Khi nào dịch Covid-19 chấm dứt
  => Coronavirus covid-19 có đáng lo sợ quá không
  => Dịch virus Corona và cá tra.
  => Thế kỷ 21, thế kỷ của rong biển
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Chuyện du học bằng ghe
30/8/2015

               

CHUYỆN DU HỌC BẰNG GHE

HỒI TƯỞNG

Nguyễn Thượng Chánh, DVM

 

Hai ta cùng chậm bước trong cảnh đời phiêu bạt để mà cùng già bên nhau 2015

    Hồi mới định cư Canada, mình thấy cái gì mình cũng ham hết.Ôi thôi! nào là bơ, nào là sữa, nào là kẹo, bánh, thịt thà đủ thứ hết…sao mà nó ê hề nhiều quá xá cỡ thợ mộc…

***

HẮN

https://vietbao.com/a233908/han

The Eastern Graphic, PEI, Canada-July 2, 1980

Vietnamese family

Enjoy hospitality

By Elizabeth Boehner,

Nguyen Thuong Chanh and his family arrived in Montague last week after a three month odessey from South Vietnam, and despite the culture shock and homesickness for family and friends in Saigon, they are glad to be here.

Thuong Chanh, his wife Ngoc Lan, five year old daughter Ngoc Lan Chau and three year old son Thuong Nghia, left their home on March 25, joining the ranks of boat people on the precarious voyage to Thailand. Pirates and lack of food and water marked the grueling trip and the four arrived at a refugee camp in Thailand with only the clothes on their backs and no shoes”.

  Chuyện du học Canada là niềm mơ uớc của rất nhiều ngưòi VN hiện nay.

 

Những năm gần đây, bà con Việt Nam bay qua Canada ì xèo như đi chợ vậy, tức nhiên là họ phải có tiền-

Dân giàu bên nhà thường gởi con cái qua Mỹ và Canada du học để mong có tương lai.Trong bài viết Du học bằng máy bay đăng trong Vietbao online, tác giả, bà Năng Khiếu có trình bày một cách tổng quát vấn đề sv Việt nam đi du học hiện nay.

Cái khác biệt với ngày xưa bà con trốn chui trốn nhủi LIỀU MẠNG vượt biên bằng ghe tàu, ngày nay thì người ta đi du học bằng máy bay…MỘT CÁCH AN TOÀN và le lói..

Năng Khiếu- Vượt Biên Bằng Máy Bay

https://vietbao.com/a241286/vuot-bien-bang-may-bay

  Tác giả hiện là cư dân Westminster, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Trần Năng Khiếu, đến Mỹ năm 1994, theo diện H.O. Đã đi làm cho đến năm 2012, và hiện giờ đang nghỉ hưu.(Vietbao)

  “Người người, nhà nhà tại Việt Nam vẫn đang tìm mọi cách cho con em thoát khỏi đất nước mình. Không bằng thuyền, bằng đường bộ như xưa, nay là lúc vượt biên bằng bằng máy bay. Đó là những gì mà tôi được nghe khi còn ở trong nước.
Con số bi thảm dễ thấy nhất là hàng trăm ngàn bạn gái từ các miền sông nước đã phải gạt nước mắt để trở thành “món hàng cô dâu Việt Nam” cho những tổ chức mai mối ăn chia với cầm quyền bán sang các nước lân bang. Lịch sử từ cổ tới kim chưa có thời đại nào mà tệ hại như vậy.
Đám bạn tôi đứa thì đi theo diện kết hôn với Việt kiều do người thân, quen ở nước ngoài mai mối, đứa thì vô Facebook kết bạn rồi làm quen, hẹn gặp rồi nên duyên cầm sắt. Riêng tôi đến Mỹ theo diện đi du học.
Hồi trước nói đến đi du học là chuyện hiếm hoi. Phải cỡ con cán lớn, hoặc giám đốc công ty lớn, mới đủ sức đóng tiền ăn, tiền học cho con tại Mỹ. Nhưng bây giờ tình hình đã có khác.
Theo tin báo chí thì cuối năm 1990, mới có hơn 1.500 sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ, nhưng tăng trưởng đều đặn kể từ đó. Vào niên khóa 2012 – 2013 số sinh viên Việt Nam theo học ở Mỹ là 16.098 người. Có lẽ tới bây giờ con số đó đã cao hơn nhiều.
Thống kê năm 2013 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo trong nước thì có khoảng 125.000 học sinh, sinh viên đang theo học ở nước ngoài như: Australia, France, Germany, Japan, Singapore, Taiwan, Russia v.v… Con số này tăng khoảng 15% cho mỗi năm

Tôi may mắn được cô chú đón về tận nhà. Tôi học ở trường Golden west College nghành y tá, số tiền mẹ cho đem theo, sau khi đóng tiền học một mùa là ba tháng hết 3.500 Đô chưa kể tiền insurance sức khỏe, tôi chỉ còn cầm trong tay một ngàn Đô, không đủ mua một chiếc xe cũ. Tôi phải đi học bằng xe bus, từ nhà cô đến trạm xe bus phải đi bộ 15 phút, nên ngày nào tôi cũng lật đật chạy cho kịp chuyến xe, ngồi thêm gần một tiếng nữa mới đến trường. Cali nắng ấm, nhưng cái lạnh mùa đông cũng buốt giá lắm, các bạn ạ.”(Ngưng trích Năng Khiếu, vietbao.com)

  Vạn sự khởi đầu nan hay chuyên du học bằng ghe năm 1980

  Để bù đắp lại những ngày thèm khát thiếu thốn ngày xưa lúc miền Nam vừa đổi chủ, hầu như mỗi cuối tuần mình đều bày đặt nhậu nhẹt lu bù với anh em trong nhà hoặc với bạn bè. Tiệc tùng làm ngay trên sàn nhà nơi “phòng khách” hoặc cạnh bên nhà bếp vì toàn là dân mới qua, nghèo rớt mồng tơi. Đi làm lương tối thiểu 3.75$/giờ.  Ai cũng đều ở apt mướn hết. Đâu có đứa nào, kể luôn mình, có nhà có cửa riêng đâu. Rồi còn phải tằng tiện, dành dụm để mỗi 6-7 tháng có thể gởi chút đỉnh giúp đỡ gia đình bên Việt Nam.

Đồ xài trong nhà toàn là đồ của nhà thờ cho, mua rẻ từ Salvation Army, hoặc lượm ngoài đường đem về sửa lại qua loa rổi xài đỡ. Đó là thời của dân tị nạn boat people.

Những năm sau nầy thì bà con mình qua theo diện đoàn tụ ODP thì khỏe hơn trăm bề.

Nhưng hồi đó lại vui. Vui vì mình biết rằng mình được TỰ DO con cái mình sẽ có tương lai.

   Cuộc sống buổi ban dầu không phải dễ.

  Thịt heo mua cả ký, để nguyên da và mỡ cho nó béo, bỏ vô nồi luộc chín, đem ra xắt mỏng cuốn bánh tráng rau sống chấm mắm nêm hay mắm ruốc ăn sao mà thấy nó ngon quá trời quá đất.

 Bia thì mua cả thùng cả két, uống hết chai nầy thì khui chai khác.

Thuốc hút thì mỗi ngày một gói Export A,toàn là thứ nặng không hà, rẻ mạt, hút thả cửa.

Cũng may cho cái chuyện ghiền thuốc. Nhớ hồi năm 81, lúc đi học lại bên nầy, sáng vô giảng đường, trong khi thầy bà đang giảng ào ào phía trên, tự nhiên thình lình mình hay bị ngứa cổ kềm hổng nổi nên phải sủa rống liên hồi như súng đại liên khạt đạn khiến thiên hạ đều phải im hết và quay đầu lại nhìn mình có vẻ khó chịu.

Quê quá trời, mất mặt thiếu điều muốn độn thổ luôn, tức mình bỏ thuốc luôn từ dạo đó.Thế mà hay.

Chè đậu nước cốt dừa, bánh trái, đồ ngọt nữa…lúc nào cũng đầy ấp cả tủ lạnh, ăn mệt nghỉ.

Đôi khi cũng đổi món cho đỡ ngán, khi thì thịt bò nhúng dấm, khi thì đổ bánh xèo hay chiên chả giò rồi hú bạn bè lại nhà làm một chầu càng hong ai nấy đều ngất ngư hết.

Có khi thì cháo vịt, có lúc thì cháo lòng.

Còn muốn cho tiện cho lẹ thì xẹt xuống phố Tàu mua bậy một con vịt quay, con gà hấp xì dầu hoặc đôi ba kí thịt heo quay và phá lấu đem về thù tạc với nhau. Hồi đó, mình khoái nhứt là mấy cái cẳng heo sữa quay, chặt khúc nho nhỏ, vừa cạp vừa gậm uống la ve chơi đã lắm.

Tuần này nhậu ở nhà mình, tuần khác thì nhậu ở nhà tụi nó.

Mùa hè thì làm barbecue, thịt gà hoặc sườn ướp sả và ngũ vị hương ngon ơi là ngon, nướng lên thơm phức cả làng cả xóm. Toàn là chuyện đớp hít không hà.

Mà cũng ngộ, lúc đó mình ăn uống thả cửa, thả giàn, chẳng cần e dè kiêng cữ gì hết như bây giờ. Cholesterol, mỡ dầu, đường, muối mình coi như nơ pa chẳng làm cho mình lo âu run sợ chút nào hết.

Mà mình cũng chẳng thèm quan tâm đến nó làm chi cho mất công.

Mình mới có 38 tuổi hà, chưa đến nỗi nào gọi là già cả. Mình đang khỏe, còn phong độ, máy còn quá ngon lành, bình còn đầy ấp, khỏi cần sạc điện, tội gì mà không hưởng thụ chút đỉnh cho nó sướng cái thân.

Không ăn để chết thành ma đói hay sao?

Mình nghĩ rằng ba cái chuyện bệnh hoạn là chuyện của người ta, của mấy ông già bà cả chớ đâu phải là chuyện của mình. Lo chi cho thêm mệt.

Ngày nay nghĩ lại thấy hết hồn hết vía...

  Cả nhà đều đi học hết

  Rồi thì hai vợ chồng phải đi học lại để mong có được một tương lai tươi sáng hơn, chớ hổng lẽ suốt đời làm lao động chân tay hoài hay sao?. Cũng may là nhờ ở cái xứ tuyết giá này, nhà nước có chánh sách nâng đỡ sinh viên nghèo khó cho nên mỗi năm mình được cấp cho vài xấp gọi là học bổng, rồi còn được quyền vay mượn loan nhà băng thêm chút đỉnh nữa để sống cầm hơi. Khi ra trường nhớ trả lại và đóng thuế luôn thể cho tiện...

Trong bốn năm dài đăng đẳng, rất căng thẳng, nhọc nhằn, khó khăn, thử thách mọi bề, trần ai lai khổ, lo sợ hổng biết mình học có nổi hay không.

Trường đại học Thú Y, nằm ở St Hyacinthe cách Montreal 45 phút xe mà thôi, nhưng hồi đó mình đâu có tiền mà mua xe. Để khỏi mất thì giờ đi lên đi xuống, mình phải mướn phòng trọ ở luôn dưới đó những ngày trong tuần. Chỉ về nhà Montreal mỗi weekend mà thôi.

Chiều chúa nhật bà xã cụ bị cho mình mấy lon thịt kho, có thêm vài cái hột gà để mình cầm cự trong suốt một tuần ở dưới đó. Có khi đổi món chiên sẵn cho 5-6 miếng sườn ướp sả thơm phức, đủ ăn trong 5 ngày. Bả dặn dò đủ  thứ...

Sau đó thì mình ra Métro Longueuil, lấy bus xuống St Hyacinthe ngủ để sáng còn đi học sớm.

Mình thì khỏe hơn bà xả nhiều.

    Bà xã ở Montreal,vừa đi học, và đồng thời vừa lo cho hai đứa nhỏ.

    Đó là một vấn đề hết sức nan giải cho tụi nầy, và rất cực nhọc cho bà xã...

Trong suốt 4 năm dài, bả vừa phải đi học, vừa phải lo cho chồng và cũng vừa phải lo cho con. Bả thường nói giỡn là bả có chồng part time mà.

Hai đứa vừa đi học, vừa nuôi hai đứa nhỏ, nhưng cũng nhờ phước đức ông bà để lại hay nhờ may mắn gì đó nên rồi cuối cùng cũng xong chuyện đâu vào đó..

Đúng là hay không bằng hên.

Hú hồn hú vía! Hai vợ chồng đều trở lại nghề cũ của mình ngày xưa.

  Đi làm

    Mình nhảy vô chánh phủ làm nghề khám thịt cho chắc ăn. Con bốn cẳng cũng như con hai cẳng tui làm láng hết: heo nhà, heo rừng sanglier, bò nhà,bò rừng bison, ngựa, chim đa đa perdrix, chim cút caille, chim đà điểu emu, ostrich, gà ta, gà tây,vịt, thỏ,dê,cừu, hươu, nai red deer, cerf de Virginie. Nói rõ là các thú rừng vừa kể đều là những thú nuôi để lấy thịt.

Hổng có con nào sau khi gặp tui tại lò sát sinh mà còn sống được hết.

   Khi ra trường vì cần có việc làm ngay để nuôi vợ con nên tui chấp nhân đi xa. Tháng 6,1985 vừa lãnh bằng Bs Thú y xong hồi trưa thì 6.30 pm chiều hôm đó tui lấy xe lửa Via Rail vọt tuốt xuống Moncton thuộc tỉnh bang New Brunswick, cách Montreal gần 1000 km để trình diện Regional Office Agriculture Canada vùng Maritime. Họ cho tui hai tuần để làm orientation và thu xếp nơi ăn chốn ở. Xong xuôi tui mới quay về Montreal đem vợ con xuống. Thế là tôi bắt đầu đi làm thật sự lúc 42 tuổi.

    Rồi phải học lái xe, rồi phải gấp rút mua một chiếc xế hộp, mới có đi làm được. Vấn đề là từ trước tới giờ tui chưa từng cầm volant lần nào cả. Học lấy bằng thì dễ nhưng khi chính mình cầm tay lái thật sự thì khác. Lo quá.

Lấy cái xe Toyota Tercel Hatchback mới toanh về nhà dợt sơ sơ quanh xóm chừng đâu hai ba bữa thì phải lái đi làm xa. Phải đối đầu với đường cao tốc expressway, với xa lộ và bắt buộc chạy cho lẹ, cho nhanh như mọi người. Sợ lắm thiếu điều...

Trong hai năm đầu làm việc, tui lôi vợ con đi theo tui trên bước đường sương gió khắp các tỉnh bang New Brunswick, Nova Scotia và PEI thuộc vùng duyên hải phía Đông Canada. Ở vùng nầy, người Việt định cư ít lắm. Mua nước mắm hay đồ ăn VN phải lái xe đi qua thành phố Halifax, bên tỉnh bang Nova Scotia cách chổ tui ở 200km mới có, bất tiện quá.

    Sau hai năm, tui làm đơn xin đổi về tỉnh bang Québec nơi có nhiều đồng hương VN định cư, vui hơn  thấy bớt lẻ loi hơn và nhứt là tiện cho bà xã dễ hành nghề và thuận lợi cho con cái học hành sau nầy.

   Tại Quebec tui làm bất kể giờ giấc để gom bạc cắc. Thường, mùa hè cũng như mùa đông, 5.30 sáng là phải ra khỏi nhà vì 6.30 là nhà máy khởi sự cho chạy khi đã có sự hiện diện của thú y sĩ. Đó là luật.

    Chổ nào hơi hắc ám, inspector da trắng chê là có tui nhận, chổ nào cần tui thì tui có đó, chổ nào khó là có tui đây. Cũng nhờ khi hồi mới đi làm năm 85, Agriculture Canada đã cho tui theo khóa huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt,nhờ vậy mình trở nên polyvalent, đa năng, trúng con gì mình cũng làm được hết. Mấy lớp hậu sinh sau này, vì hạn chế ngân sách, nên tân thú ý sĩ được huấn luyện ít hơn hồi tôi bắt đầu đi làm năm 85.

    Ban ngày làm, chiều thiếu người, tui tình nguyện ở lại làm luôn ca tối nữa để có tiền ô quờ thêm overtime. Đôi khi thứ bảy cuối tuần, nhà máy làm thêm ca bất thường. Mấy thằng bạn da trắng từ chối đi làm vì weekend phải ở nhà hú hí với vợ con. Tui nhảy vào vô lông te thế chổ, xếp tui mừng lắm, cám ơn tui lia lịa mẹt xi bổ cu đốc tơ Chánh. Còn tui thì cũng mừng thầm vì mình có cơ hội kiếm thêm chút cháo để dành lo hậu sự...Có cái hơi đau là tiền phụ trội bị trừ thuế hết 50%.

Thôi thà có ít còn hơn không less is more, tham quá coi kỳ.

   Tụi bạn bè đồng nghiệp nó thường hỏi tui theo đạo gì thì tui hổng ngần ngại trả lời rằng tui theo đạo Dollarisme. Tụi nó có vẻ hơi ngẩn ngơ hổng hiểu tui muốn nói cái gì.

   Còn phần má bầy trẻ của tui thì trở lại nghề bán thuốc Tây, thuốc nhức đầu, thuốc tránh thai, thuốc thử thai... thứ gì cũng có. Phương châm: vui lòng khách đến vừa lòng khách đi (để họ còn còn trở lại!).

Tội nghiệp bà xã bán có một mình, rất cực, rất căng thẳng tinh thần vì đôi khi gặp phải khách khó tánh, hoặc bị cướp hold up bất cứ lúc nào. Mấy năm đầu đã bị tụi nó vô chỉa dao, chỉa súng biểu đưa thuốc...phê loại narcotic. Trước khi vọt tụi nó không quên vét cái két được thêm vài ba chục đô mà hổng biết nói một tiếng mẹt xi nào cả. Đồ bất lương, vô giáo dục hết sức!

Mỗi ngày, chiều trên đường về,tui tạt qua tiệm và chờ lệnh bà chủ để đi giao thuốc cho khách hàng, đa số là mấy ông già bà cả neo đơn không hà.

Rồi 7-8 giờ tối hai vợ chồng mỗi người lái một xe, người chạy trước người theo sau về nhà cùng một lúc. Mệt đừ, phờ người, thở ra khói.

Thôi, như vậy cũng được! Đó là chuyện đời xưa.

  Tuổi già sức yếu

   Nay thì hai đứa tụi tui đã expired, quá  date, thấm đòn rồi nên đã nghỉ hưu kẻo hổng còn kịp nữa.

Lối năm 1995 gì đó, bên này có phong trào karaoke mà có người còn gọi là ca ra thì ô kê, bà xã xúi tui tham gia cho vui với người ta, chớ ở nhà ra vô gặp mặt nhau hoài sinh bực bội, xẹt điện lên và dám xực nhau bất tử lắm, mà toàn là chuyện gì đâu lãng xẹt lãng nhách không hà...

Thú thiệt với các bạn là từ hồi cha sanh mẹ đẻ tới giờ, tui nào có biết hát xướng gì đâu. Thôi thì cũng được, biểu sao thì tui nghe vậy cho nó yên vì sách xưa có câu “nhứt Vợ, nhì Trời, thứ ba là Em vợ” phải không các ông anh?

Nói chung bọn già tụi mình thuộc thế hệ thứ nhứt nhờ biết sống theo sách nên ít khi có đổ vỡ. Đó là bí quyết để giữ vững “hạnh phúc gia đình”. Lớp nhỏ sau nầy, dễ bỏ nhau vì tụi nó hổng có chịu bắt chước theo tía má của chúng. Mà hổng biết mình đúng hay tụi nhỏ đúng?

Cuối tuần, hễ có bạn bè nào hú là tui chở bả đi liền bất kể mưa gió bão bùng hay tuyết rơi ngập lối. Có lẽ nhờ tánh như vậy nên bả thương tui lắm chưa dám buông tui ra sợ người khác lượm.

    Hồi tui vừa mới ra trường học đại năm 1967 ở Sài Gòn, còn con trai nheo nhẽo và mới có 24 tuổi, chưa có vợ con gì hết, một thầy tử vi khá nổi tiếng ở miệt Cầu Ông Lãnh có nói là cung cư thê của tui đóng nơi cung mạng. Hình như đây là bửu bối chung của các thầy, hể khách là đàn ông thì cứ phán là có cung cư thê, còn nếu khách là đàn bà thì cho rằng số cô tốt lắm, đó là vượng phu ích tử, sanh con đầu lòng hổng gái thì trai chắc chắn là các bà mừng lắm.

Thầy còn cắt nghĩa đó là lá số rất tốt, cậu mà có cung cư thê ở mạng thì sung sướng lắm, khỏe lắm khỏi lo gì hết. Tui mừng quá. Ai lo thì người đó mệt, miễn sao tui “phẻ” là được rồi.

Tui lại đoán mò đại là có lẽ đa số 75% đàn ông có vợ, kể luôn Tây trắng, Tây đen, Maroc Mẽo, Mễ, Tàu, đều có số cung cư thê hết ráo hết trọi.

   Mà tui cũng hên ghê mới có được một bà xã tuyệt điệu như vậy, biết lo trong lo ngoài nhờ vậy cuộc đời tui cũng đỡ khổ phần nào, nếu không thì nát bét hết...vì nói xin lỗi với bạn hiền, tánh tui thích tà tà, lè phè cho nó sướng tấm thân. Ai cười, tui xin chịu.

   Nhớ hồi những năm 78-79, lúc cuộc đời hai đứa đang trên đà xuống dốc thảm thương vì những chuyến vượt biên bất thành, hết hai lần nằm khám, thì từ ngôi vị một chủ nhân và đúng theo chủ trương lao động là vinh quang, lang thang là chết đói hay nói là ủ tờ của nhà nước, bà xã tui đã can đảm nhảy phóc xuống một cách tỉnh bơ làm một cô bán xôi, bán cà phê (hổng phải cà phê ôm đâu) trên vỉa hè sát bên tiệm thuốc Tây cũ của mình mà lúc bấy giờ thì nó đã lọt vào tay người khác.

Cũng có nhiều lúc, phường khóm cũng gởi tụi cách mạng 30 đến dò la tư tưởng, nói xa nói gần chẳng hạn như sao chị là dược sĩ mà hổng chịu xin đi làm trong ngành nghề của mình mà lại đi bán cà phê làm chi cho phí cuộc đời. Đó, dân miền Nam là như thế đó, hoàn cảnh nào cũng sống được hết, hổng cần phải cầu cạnh xin xỏ ai hết. Lao động trí óc làm được, lúc cần thì thì lao động chân tay cũng coi như pha chẳng nhầm nhò gì hết.

 Nghề bán xôi cũng được bả đem theo qua Thái Lan trong thời gian tạm cư tại trại tị nạn Laem Sing. Sau nầy có mấy người bạn đã gặp lại tụi nầy ở bên đây và họ có nhắc lại chuyện hồi năm xửa năm xưa lúc còn ở trại tị nạn, mỗi sáng họ mua xôi vì tội nghiệp, thương hại và cũng vì muốn ủng hộ giúp đỡ vợ chồng tụi nầy, “chớ xôi của chị nấu ăn sao nhão nhoẹt, có khi thì khen khét, có khi thì xừng xực sống nhăn, ăn vừa ngán ngược, vừa nuốt không vô chán thấy mẹ”.

Mà họ nói cũng đúng thôi, vì có đủ củi lửa đâu mà nấu cho chín cho ngon được. Có khi đang nấu ngoài sân thì trời lại trút mưa xuống bất tử, củi lửa ướt mẹ nó hết, khiên nồi vô ra ba lần bốn lược thì làm sao mà xôi chín cho được.

Khi lên đến trại Thái Lan thì mình không còn một chỉ, hay một đồng xu dính túi vì bị mấy thằng hải tặc chiếu cố quá kỹ lúc còn lênh đênh ngoài biển.

Nhờ bà xã chịu khó tảo tần như thế nên mỗi ngày mình mới có chút tiền còm để mua vài thùng nước tắm cho hai đứa nhỏ, cũng như để mình mới có thể ngồi quán cóc bà Nòi gần cổng trại mà nhâm nhi ly cà phê đắng, phì phà điếu Samit và dệt mộng cho tương lai…

Thầy bói lần vách đoán mò nhưng sao đúng quá, có vợ cũng đỡ thiệt hé.

Xin cám ơn má xấp nhỏ một cái nghe cưng!

   Vợ chồng già như bình rượu hiếm, như gừng già càng già càng cay. Rượu vang càng cũ thì càng quý có phải vậy không các ông anh?

Coi vậy mà tui đã đụng bả được hơn 40 năm rồi…40 năm mặn nồng sương gió, vui buồn, thăng trầm sướng khổ đều có nhau.

Nay thì hai đứa đã bước vào tuổi thất thập cổ lai hy hết rồi.

Không biết mình có còn đủ sức để có thể tiếp tục đi nốt đoạn đời còn lại hay không?

Dòng thời gian lặng lẽ trôi qua trong một kiếp người. Lẹ thiệt!

Sau đó thì phong trào karaoke tàn rụi và được thay thế bằng phong trào keyboard, có nghĩa là nhạc sống có nhạc sĩ đờn cho “ca sĩ” hét. Có một cái ngồ ngộ là phần đông các “ca sĩ” đều sồn sồn và đã lên chức bà hết ráo, bà ngoại, bà nội hay là bà “mộng chè” gì đó. Các buổi văn nghệ thường được tổ chức ở nhà hàng Tàu. Trước là ăn nhậu đớp hít, sau là ca hát và nhảy nhót cho giãn gân giãn cốt cho khỏe và cũng có lẽ là để níu kéo lại thời gian.

Đây là một sắc thái văn nghệ đặc biệt của một nhóm người có tuổi và vui đời ở Montreal. Hát cho vui, cho đời thêm hương, cho quên phiền muộn và nhất là để quên mình già. Có bạn còn gọi nhóm người nầy là nhóm YAMAHA.

  Đây cũng là dịp để các bà các chị ăn diện ỏn a ỏn ẻn làm đẹp trước mọi người. Trên sân khấu ai hát thì cứ việc hát, còn phía dưới thì từng cặp ôm nhau xà nẹo, lã lướt theo nhịp điệu Tango, khi thì rầm rập bước tới bước lui theo nhịp điệu Cha Cha Cha và đôi khi thì rất cuồng nhiệt cà giựt cà giựt uốn éo theo nhịp Twist, Disco hay Techno v.v...Chịu chơi hết cỡ không thua gì bọn trẻ.

  Có cái ngộ cần nói thêm là ít khi thấy các cháu tham dự với tía má hoặc với các bác các chú của chúng nó. Ở các bàn thì thiên hạ cứ tự nhiên ăn uống nói chuyện rần rần rào rào rất ư là vui vẻ.

Mỗi lần bà xã tui bước lên sân khấu thì tui biết bả run lắm và bụng chắc đánh lô tô loạn xạ, còn tui cũng hổng khá hơn gì. Tui thầm vái ông Địa cho bả hát cho suôn sẻ và đừng có thé lên, đừng có tắc tiếng, đừng có hát trật đường rầy bất tử quê xệ mất mặt bầu cua lắm. Bả hát được thì tui mừng hết lớn. Bả vừa hát xong là tui thở một cái phào nhẹ nhõm.

Các bà có vui thì các ông mới đỡ khổ!

Nhìn ngắm các bà chị duyên dáng trong những tà áo dài sặc sỡ, thước tha, dịu dàng như những cô gái đôi mươi lòng tui cũng thấy tươi mát lại được đôi chút.

  Viết báo chùa cho vui

    Những lúc rảnh rỗi, tui thường viết báo chùa, dạy khôn thiên hạ về cách ăn uống sao cho đúng phép dưỡng sinh. Tui chỉ cóp lại những gì các nhà khoa học đã nói thôi.Nói tóm lại, tui chỉ là người đọc báo dùm các bạn mà thôi.

Tui không bao giờ có ý định hù mọi người đâu.Tui chỉ muốn chia sẻ tin tức và các hiểu biết khoa học với các bạn mà thôi.

Chắc có bạn nghĩ rằng là tui ngon lành lắm sao? Lầm to, tui cũng như các bạn mà thôi. Cũng có đủ thứ bệnh trong người đó…

  Có bạn còn trách tui “đọc các bài ông Chánh viết riết rồi mình không dám ăn cái gì hết”. Ối cha! thật là oan cho tui hết sức.

Trong những buổi tiệc, có bạn còn cắc cớ rình rập coi tui ăn những gì không đúng như lời tôi viết để bắt giò bắt cẳng, để sửa lưng tôi chơi. Có bạn còn cắc cớ hỏi tui làm việc trong ngành khám thịt chắc là ăn thịt dữ lắm !?? Khổ tui lắm! Xin tha cho tui nhờ, bên nầy là Montreal Canada, chớ hồng phải Lò Mỗ Vissan Sài Gòn đâu.

Tui cũng sợ bệnh sợ chết như mọi người vậy, nhưng với những món khoái khẩu đôi khi tui cũng không nhịn thèm được.

Tại nhà hàng, bộ tui ngu sao, đóng tiền mà hổng ăn, lỗ vốn sao?

Nhưng tui ăn, tui uống có chừng có mực theo điều kiện sức khỏe của mình.

Nói chơi, vây thôi chớ quý cụ nào đang bị cao máu, cholesterol cao, bị bệnh đái đường nặng thì đừng có bắt chước theo tui rủi có đứt bóng bất tử bỏ vợ con lại tội nghiệp người ta lắm!

Bà xã tui thường hay mỉa mai là coi chừng biết đâu anh dám ngõm trước người ta lắm, ở đó mà làm thầy đời thiên hạ. Tui cũng không biết sao mà trả lời trả vốn với bả được. Chuyện nầy trời kêu ai nấy dạ chớ biết đâu mà rờ.

Tuy nói vậy, nhưng đôi khi bả cũng là người hợp tác ít nhiều với tôi trong vấn đề viết lách nầy nọ…

  Ba chìm bảy nổi tám cái linh đinh

   Chúng ta đều cùng chung một hoàn cảnh ly hương cả. Đã nếm đủ thứ mùi đời rồi, cũng ba chìm bảy nổi tám cái linh đinh trong cuộc sống.

Ai cũng dã sống được 6-7 chục năm rồi và nếu Trời còn thương, nhìn tới thì mình chỉ còn cao tay lắm là 10-20 năm nữa rồi cũng phải đi theo ông theo bà lên bàn thờ mà thôi.

Năm 2015, tui được 72 tuổi rồi- Hổng biết chừng nào … đây?

Có ai dám tự hào là mình chưa thấm đòn đâu!

Lục phủ ngũ tạng đều có vấn đề hết ráo hết trọi.Mắt mờ, tai lãng. Cái gì cũng tóp lại, cũng nhăn nheo. Đầu thì bạc phếu, tóc tai lưa thưa như đồng khô cỏ cháy, tàn nhang đồi mồi nổi lên khắp nơi. Răng cỏ cái còn cái mất, ba xí ba tú, nên khi ăn phải đeo phụ tùng vô mới nhai được thật là bất tiện. Có thứ thì xệ xuống, có thứ thì teo lại, nhão nhe nhão nhoẹt thấy mà phát chán.

    Có thứ mình muốn nó tăng thì nó giảm, cái muốn giảm thì nó lại tăng.

Nhưng nghĩ đi nghĩ lại cũng đúng theo lẽ thường tình, luật của tạo hóa. Mình phải đi để nhường chổ cho người khác sống chớ!

   Ở vào cái lớp tuổi 70 ai mà không có vấn đề sức khoẻ nầy nọ, không đường cao thì cũng có mỡ cao, máu không cao thì cũng phải có đau chỗ nầy nhức chỗ nọ. Lực bất tùng tâm.Lúc vầy lúc khác, tâm tánh biến đổi bất thường, người ta nói già khó hiểu hay sanh tật là vậy đó. Khoa học thì họ nói đó là do ảnh hưởng của tình trạng mãn dục andropause ở các ông. Ông mãn dục sống chung với bà mãn kinh ménopause thì còn gì hơn nữa được. Đầu óc thì quên trước nhớ sau, để đâu quên đó, lơ thơ lẩn thẩn, lẩm ca lẩm cẩm, nói đi nói lại, lải nhải tối ngày, có khi muốn được yên thân thì tịnh khẩu đếch muốn nói chuyện...cho bỏ ghét.

Đôi khi mình có cái xác mà như không có cái hồn, chẳng hạn đang khi lái xe ngon lành, thấy đèn xanh thì mắc chứng gì mình thắng lại cái rụp, còn đèn đỏ thì mình lại chạy phon phon tỉnh queo sau đó mới hết hồn hết vía. May phước cho mình là lúc đó không có phú lích cũng như không trúng nhầm những ngã tư đèn xanh đèn dỏ có gắn camera tự động chụp hình xe vi phạm. Quê quá!

   Tình trạng nầy càng dễ xảy ra nếu có thêm tài xế phụ ngồi kế bên. Đầu óc mình bị quay cuồn, có mắt nhưng cũng như mù, không còn tỉnh táo được nữa, chỉ nghe lùng bùng trong lổ tai, hổn loạn trong đầu, trong óc, nên chẳng còn biết, còn hiểu con mẹ gì hết. Đèn xanh mà không chịu chạy để xe phía sau tụi nó bóp kèn inh ỏi “phắc du”.

   Đầu óc mình chỉ program để có thể làm mỗi lần một việc mà thôi. Rồi còn phải tìm cách đối phó chuyện nầy, giải quyết chuyện nọ, chuyện con, chuyện cái và cả chuyện bệnh chuyện hoạn, v.v…tùm lum tà la. Tui thuộc loại yếu bóng vía và nhát …dễ bị stress lắm.

  Ôi thôi mệt lắm bà con cô bác ơi!

  Còn ham vui ham sống

    Có nhiều người bạn của mình đã thăng rồi vì bệnh ung thư hay tai biến mạch máu não v.v...Nhiều người khác thì rét quá và có lẽ buồn đời, buồn vợ buồn con nên bắt đầu lo tu mà quên cả sống kiếp nầy, lo thiền để chuẩn bị cho kiếp mai sau hoặc để cho “chuyến đi” sắp tới của mình được dễ dàng thanh thản hơn?

Ai cũng đã có vé đi về cả rồi và chỉ cần điền thêm ngày tháng vào là xong.

Riêng tui thì vẫn còn…ham vui, còn nặng mùi trần gian thế tục và có lẽ vì căn duyên chưa tới nên chưa tu, chưa làm như họ được.

Mỗi một năm sống thêm được một tuổi là mừng thêm một năm bonus mà Trời, Phật, Chúa, Mahomed, Allah, đã ban tặng cho mình.

   Thôi thì số mình ra sao thì mình phải chịu như vậy. Than thân trách phận cũng chẳng đi đến đâu. Cứ vui sống với phút giây hiện tại.Sống từng ngày một. Nhưng tui biết là tui không còn được như hồi ba bốn chục năm về trước nữa, mình đang lê bước trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời.

Đó là sự thật!. Sanh, lão, bệnh, tử không ai có thể tránh khỏi được hết!

    Nhưng có một điều chắc chắn là mình có thể cải thiện được sức khỏe bằng cách…ăn uống cho cẩn thận, điều độ.

Năng hoạt động, tập thể dục, đi bộ, tập Tài Chi, khí công, aerobic, yoga, bớt rượu, bỏ thuốc, bớt café, sống chừng mực, biết tha thứ, không cố chấp, biết buông xả bớt, nên quẳng gánh lo đi và vui sống với tất cả mọi người cũng như với con với cháu...

   Dòng thời gian lặng lẽ trôi qua. Lẹ thiệt!

Mới đây mà mình đã xa rời quê hương được 35 năm rồi,…35 năm thật sự sống trong không khí tự do trên một đất nước Canada rộng lớn đầy lòng nhân ái, một đất tạm dung cho hằng triệu người khốn khổ đến từ khắp các miền đau thương trên thế giới.

   Đất lành chim đậu

 Tre tàn thì măng mọc. Vợ chồng già nay đã là nội ngoại hết rồi.

Hai đứa con nay đã lớn khôn, học hành xong xuôi, tự lập và đã tung cánh tự bay được rồi.

Và thế hệ thứ ba đang tiếp nối…

  Giờ đây, nhà chỉ còn hai vợ chồng sớm tối hủ hỉ bên nhau và tay trong tay, hai ta cùng chậm bước trong cảnh đời phiêu bạt để mà cùng già bên nhau./.

 

 

NHÀ GÕ NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH 2015

Như Lục Bình Trôi: Chuyện Gõ Báo Chùa Tại Hải Ngoại

https://vietbao.com/a232516/nhu-luc-binh-troi-chuyen-go-bao-chua-tai-hai-ngoai

  http://www.advite.com/ChanhNguyen.htm

  Các bài của Nguyễn T Chánh được dăng trong vietbao.com

https://vietbao.com/author/post/85/1/bs-nguyen-thuong-chanh



 

Montreal 2015

 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1049632 visitors (3138685 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free