7/1/2016
TỪ DARWIN ĐẾN H5N1 CÚM GIA CẦM TÁI XUẤT HIỆN BÊN PHÁP
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Tháng 11 2015, Pháp bị sao quả tạ chiếu- Nào là bị khủng bố tấn công, mưa lũ, rồi cúm gà H5N1 tái xuất hiện tại Bibras en Dordogne thuộc về miền trung nước Pháp. Mới đây, chủng virus H3N2 cũng được báo cáo gây bệnh ở loài vịt. Trước đây, năm 2006 họ cũng đã từng nếm mùi cúm gà rồi.
Tính đến 17/dec/2015 có tất cả 30 ổ dich cúm gà,vịt và pintade nằm rải rác tại nhiều vùng của Pháp…Giới trách nhiệm nói virus cúm gia cầm nầy không lây nhiễm cho người nhưng chỉ ảnh hưởng đến xuất cảng thịt gà và thị trường foie gras de canard (gan mỡ), một sản phẩm cao cấp xuất cảng sang Nhật bản…
Còn nhớ, virus H5N1 đã được tìm thấy lần đầu tiên tại Hong Kong vào năm 1997. Sau đó chủng virus nầy đả lây nhiễm sang một số quốc gia Á Châu, Âu Châu và Phi Châu.
Video:Avian Flu (full documentary) -NÊN XEM****(25 phút)
https://www.youtube.com/watch?v=X0WxcahL78Y
Cúm gia cầm tái xuất hiện
|
“VTV.vn - Theo WHO, dịch cúm A/H5N1, cúm A/H5N6 và cúm A/H7N9 vẫn liên tục ghi nhận tại Trung Quốc, Lào, Campuchia, tại Việt Nam, dịch cúm này có nguy cơ bùng phát vào cuối năm.
Theo đại diện Cục Y tế Dự phòng, vào những tháng cuối năm 2015, nguy cơ dịch cúm xâm nhập, lây lan là rất cao. Hiện, cả nước đã có 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra trên địa bàn xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.” (ngưng trích Khuất Minh-ban thời sự)
Cảnh báo nguy cơ bùng phát cúm gia cầm dịp cuối năm 2015
http://vtv.vn/xa-hoi/canh-bao-nguy-co-bung-phat-cum-gia-cam-dip-cuoi-nam-2015-2015111305461739.htm
Cúm gia cầm xuất hiện tại Hà tỉnh
Officials in Vietnam have also detected the virus in poultry in that country. They said that 100 birds had died in Ha Tinh province in the north-central part of the country, according to World Organization for Animal Health report.
H5N6 in China, Vietnam (H5N6 tại Trung Quốc và Việt Nam)
. The outbreak started on Dec 4. Vietnam has confirmed a number of H5N6 avian flu this year, most recently on Dec 10.
“H5N1 vẫn còn là tác nhân nguy hiểm nhất của cúm gia cầm và nó vẩn còn đang thống trị các vùng Trung đông, Ấn độ và Châu phi. Các vùng khác đã thấy xuất hiện các chủng virus thuộc thế hệ mới như H7N9, H5N2, H5N8, H10N8 và H5N6…”
“. Posted by Michael Coston
http://afludiary.blogspot.ca/2015/11/vietnam-ha-tinh-province-reports-h5n6.html
Nhắc lại chuyện cũ năm 2008
Chuyện dịch cúm gia cầm do virus H5N1 gây ra tưởng đâu đã lắng dịu và chìm trong quên lãng rồi, nhưng thật sự ra nó vẫn còn thỉnh thoảng trỗi dậy từng chập tại một số vùng trên thế giới.
Nỗi lo ngại lớn nhứt của giới khoa học là vấn đề đột biến của virus H5N1, qua đó nó có thể truyền lây từ người nầy sang cho người khác.
Hình như đã có nhiều dấu hiệu cho thấy một số nạn nhân đã chết vì bị nhiễm virus H5N1 mặc dù họ không có tiếp xúc chặt chẽ gì với gà bệnh... Phải chăng họ đã bị lây nhiễm từ người khác?
Cơ quan Y tế thế giới WHO đã phác họa tình hình chung của H5N1 trên thế giới trong những tháng đầu năm 2008 như sau:
-April 19 - Nam Hàn xác nhận sự bộc phát của dịch cúm gia cầm, và đây là ổ dịch thứ 25. Ổ dịch nầy có thể xem như khốc liệt nhứt từ 4 năm nay tại quốc gia nầy.
-April 18 - Cơ quan Y tế Thế giới xác nhận một trường hợp dịch cúm gia cầm mới nữa đã bộc phát ra tại Ai Cập, nâng số người bị nhiễm lên 50.
Theo Cơ quan Disease Control and Prevention CDC của Hoa Kỳ, thì mùa dịch cúm gia cầm năm 2008 tại Ai cập đã làm lây nhiễm nhiều gà hơn ba năm trước đó.
-April 15 - Trong báo cáo của Journal of Infectious Diseases, các nhà khoa học của Purdue University và CDC cho biết là họ đã thí nghiệm thành công trên thú vật loại vaccin cúm gia cầm dùng cho người.
Theo họ, vaccin mới nầy có rất nhiều ưu điểm hơn so với các loại vaccin cũ sử dụng từ trước giờ. Loại vaccin mới có thể được sản xuất với khối lượng lớn rất mau chóng, dễ tồn trữ, dễ bảo quản, và đặc biệt hơn nữa là nó có khả năng ngăn ngừa được sự đột biến mutation của virus H5N1.
Nhật bản tuyên bố họ sẽ là nước đầu tiên trên thế giới cho dân chúng Nhật bản chủng ngừa bệnh cúm gia cầm. Trong kế hoạch nầy thì 6.000 bác sĩ và nhân viên kiểm dịch quarantine officers sẽ được chủng ngừa virus H5N1.
-April 14 - Các nhà khảo cứu Hoa kỳ và Thổ nhĩ Kỳ báo cáo là lần đầu tiên họ đã thực hiện được một collection kháng thể có thể chống lại bệnh cúm gia cầm. Các mẩu kháng thể đã được phân lập từ những nạn nhân sống sót sau những trận dịch cúm gia cầm xảy ra vào năm 2005 và 2006 tại Thổ nhĩ Kỳ.
-April 12 - Liên bang Nga báo cáo sự bộc phát dịch cúm gia cầm H5N1tại vùng cực Đông của lãnh thổ, đây là ổ dịch mới trong năm 2008.
-April 8 - Cơ quan Y tế Health Canada đang cho điều tra về tiềm năng gây phản ứng nguy hại của thuốc Relenza ở trẻ em. Đây là loại thuốc diệt siêu vi mà chánh phủ Canada đã cho tích trữ trong kế hoạch dự phòng trường hợp xảy ra đại dịch toàn cầu pandemy.
Tạp chí The Lancet cho biết, Trung quốc nghi ngờ có sự lây nhiễm virus H5N1 từ người đã xảy ra trong một ổ dịch nhỏ tại xứ của họ vào cuối năm 2007.
-March 31 - Ba trường hợp nhiễm cúm gia cầm mới đã nâng tổng số người bị nhiễm virus H5N1 tại Indonesia lên 133.
-March 27 - Một công ty dược phẩm Hoa kỳ báo cáo họ đã thực hiện thí nghiệm bằng cách cho pha thêm một chất hỗ trợ adjuvant trong liều vaccin thì nhận thấy tính chất ngăn chặn virus của kháng thể gia tăng gấp bội so với việc sử dụng đơn độc chỉ có liều vaccin mà thôi.
-March 18 - Cơ quan Lương Nông Thế Giới FAO lo ngại tải lượng quá lớn virus đang lưu hành trong các loài gia cầm ở Indonesia sẽ là môi trường thuận lợi cho sự đột biến của virus H5N1 và từ đó sẽ dẫn đến đại dịch toàn cầu.
-March 10 - Việt Nam và Ấn Độ báo cáo sự tái xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1.
Ruồi và Muỗi, một hiểm họa khác của dịch cúm gia cầm?
Các nhà khoa học đã tìm thấy sự hiện diện của virus H5N1 trong bụng ruồi xanh hay nhặng blowflies ở các vùng có xảy ra dịch cúm gia cầm tại Indonesia (2004) và tại Kyoto Nhật bản.
Mấy năm trước đây, Đại học Mahidol Thái Lan cũng báo cáo là qua phương pháp RT- PCR Reverse transcriptase polymerase chain reaction và QRT-PCR qualitative reverse transcriptase polymerase chain reaction, họ cũng nhận thấy có sự hiện diện của virus H5N1 trong bụng muỗi culex tại những vùng có dịch cúm gia cầm ở Thái Lan năm 2005.
Có thể ruồi và muỗi là vật trung gian hay vector mang virus đi lây nhiễm thú vật hoặc người?
Nhưng theo các nhà khoa học của CDC Hoa kỳ và Health Canada, thì cho tới nay cũng chưa có bằng chứng cụ thể và chắc chắn nào cho biết là ruồi xanh và muỗi có thể làm lây nhiễm virus H5N1.
Đại học Mahidol thì nói rằng chúng ta cần phải nghiên cứu thêm nhiều hơn nữa để tìm ra sự thật.
Thế giới chuẩn bị
Cho tới ngày nay các nhà khoa học đều chỉ đích danh loài thủy cầm waterfowls như những loài vật chứa (carrier) virus H5N1 để đi lây nhiễm khắp năm châu.
Tổ chức Y Tế thế giới không dám xem thường virus H5N1. Các kế hoạch đối phó bệnh cúm gia cầm đều đã được các quốc gia Tây phương chuẩn bị sẵn sàng từ nhiều năm nay rồi.
Tại Canada, kế hoạch đối phó mesure d’ urgence H5N1 phối hợp nhiều cơ quan đoàn thể với nhau như y tế, canh nông, thú y, cảnh sát, bảo vệ môi sinh, với sự phân công rất khoa học rõ rệt đã sẵn sàng từ lâu để chờ đón dịch cúm gia cầm H5N1.
Virus bệnh cúm không ngừng biến hóa một cách khó hiểu được .
Về căn bản, bệnh cúm do virus Influenza gây ra , và gồm có 3 nhóm ( type) chính : Influenza A , Influenza B và Influenza C . Trong 3 nhóm này, chỉ có Influenza A là quan trọng nhất vì nó là nguyên nhân của bệnh cúm ở các loài chim. Trong thực tế virus Influenza A rất phức tạp hơn người ta tưởng. Nó còn được chia ra làm rất nhiều nhóm phụ ( subtypes) bằng cách kết hợp 2 loại protein nằm ở mặt ngoài của virus Đó là protein H (Hemagglutinin ) và protein N ( Neuraminidase ) . H có dưới 16 dạng và được đánh số từ H1, H2……H16 . N có 9 dạng và được đánh số từ N1, N2…N9 . Virus gây bệnh cúm gà Á châu H5N1 là virus có được qua sự kết hợp giửa H5 với N1.
Tìm Hiểu Về Virus Influenza A: Tác Nhân Bệnh Cúm
https://vietbao.com/a229788/tim-hieu-ve-virus-influenza-a-tac-nhan-benh-cum
Thủy cầm-Vịt trời bay trên núi St Hilaire,Quebec (NTC 13/Dec/2015)
Vịt trời đáp xuống Lac Hertel,trên núi Saint Hilaire, Québec Canada (Photo NTC 13, DEC, 2015)
Vịt trời là loài vật có chứa virus Influenza A mà không bị bệnh.
*Không những chỉ gây bệnh cho chim và gia cầm, virus Influenza A còn có thể gây bệnh cúm cho người, và một vài loại động vật như chó, heo, ngựa, hải cẩu và cá voi …Các chủng virus mang chữ số H1, H3, H5, H7, H9 và N1, N2, N7 đều có thể lây nhiễm bệnh cúm cho người.
*Đến giờ phút này thì chỉ có H5N1 là virus đáng sợ nhất vì nó gây tử vong hầu như 100% cho gia cầm và trên 50% cho người.
*Trong số các loài thủy cầm, vịt trời là ổ chứa tự nhiên (carrier) của mầm bệnh cúm. Cách sống thành từng đàn và sự di chuyển thường xuyên từ nơi nầy đến nơi khác là những yếu tố thuận lợi để đem gieo rắc virus đến các loài gia cầm khác.
Tại Canada, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến 2 chủng virus, đó là H5N1 hiện đang hoành hành châu Á và châu Âu, và virus H7N7 là tác nhân dịch cúm gia cầm xảy ra tại British Columbia, Canada vào mùa xuân năm 2004. H7N7 cũng có thể lây sang cho người và gây bệnh cúm ở thể nhẹ. Để có một mô hình chung về các chủng virus Influenza A mà loài thủy cầm có thể mang, 10 năm trước đây Canada đã có thực hiện một cuộc xét nghiệm rộng lớn ở 7 tỉnh bang. Có tất cả 4.800 thủy cầm, mà đa số là các loài vịt trời khỏe mạnh đã được nghiên cứu. Người ta sử dụng que bông gòn (swab) để lấy mẩu phân trong hậu môn của vịt và gởi về phòng thí nghiệm để tìm virus. Sau nhiều tháng làm việc, ngày 31 tháng 10, 2005 kết quả sơ khởi đã được đút kết và cho biết có 28 mẩu tại tỉnh bang Quebec và 5 mẩu tại tỉnh bang Manitoba cho thấy có dương tính với virus H5. Cục kiễm tra thực phẩm Canada ( CFIA) lập tức trấn an dư luận và tuyên bố 1 cách chắc chắn là virus H5 nói trên không giống với chủng H5N1 Á châu. Phần kế tiếp là phải chờ thêm kết quả xét nghiệm coi virus có mang loại N nào.
Vịt trời là loài vật có chứa virus Influenza A mà không bị bệnh. Trong cơ thể loài vịt, nhờ tác dụng của một loại enzyme đặc biệt nên virus mới có thể định vị được trong thành ruột. Tuy virus có phá hại thành ruột nhưng nhờ vận tốc tái tạo của tế bào ruột nhanh hơn vận tốc phá hại cho nên con vật không hề hấn gì. Đến một lúc nào đó, vì một lẽ bí hiểm của tạo hóa, virus tự nhiên thay đổi cơ cấu ,khoa học gọi là ngẩu biến ( mutation) và trở thành một dạng virus khác độc hại hơn nên có thể đi xâm lấn các vùng khác của con vịt và giết chết nó. Hiện tượng ngẩu biến đã tạo điều kiện cho virus thích nghi dể dàng vào môi trường mới đồng thời cũng giúp nó cơ hội để bành trướng thêm lên mãi.
Cúm gia cầm và sức khoẻ chúng ta
Grippe aviaire chez l’homme
http://www.who.int/influenza/human_animal_interface/avian_influenza/fr/
http://www.doctissimo.fr/html/dossiers/grippe-aviaire/9360-grippe-aviaire-confinement-volailles.htm
Đa số virus cúm gia cầm không gây bệnh (non pathogènes) cho người. Ngược lại, một số chủng virus có thể lây nhiễm và gây bệnh cho chúng ta. Chủng H5N1 là một thí dụ được biết đến nhiều nhứt và chúng đang hiện diện tại một số vùng Á châu, vùng Đông bắc Phi châu và đã gây nhiều tử vong ở người từ năm 1997.
Các chủng khác như H7N7 và H9N2 cũng có thể lây bênh rất nặng và làm chết người, tuy nhiên trong nhiều trường hợp cũng chỉ là bệnh nhẹ không có triệu chứng ở người.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và phía thú y đang sát cánh bên nhau trong việc phòng chống bệnh thú vật và đồng thời giúp cho ngành y tế công cộng được hữu hiệu hơn.
La plupart des virus de la grippe aviaire ne sont pas pathogènes pour l’homme. En revanche, certains sont zoonotiques, ce qui signifie qu’ils peuvent infecter l’homme et provoquer une maladie. Les virus de la grippe aviaire de sous-type H5N1 en sont l’exemple le plus connu et ils sont actuellement en circulation dans les populations de volailles dans certaines régions d’Asie et d’Afrique du Nord-est, où ils ont provoqué des cas de maladie et des décès chez l’homme depuis 1997.
D’autres sous-types de virus de la grippe aviaire, comme H7N7 et H9N2, ont également infecté l’homme. Certaines de ces infections ont été très sévères et ont parfois causé la mort mais, dans de nombreux cas, elles sont restées bénignes ou infracliniques chez l’être humain.
Comme les oiseaux jouent un rôle important en tant que source d’aliments et de revenus dans de nombreux pays touchés par les virus de la grippe aviaire, l’OMS et les partenaires du secteur de la santé vétérinaire collaborent à l’interface entre l’homme et l’animal pour définir et réduire les risques pour la santé animale et la santé publique dans les différents contextes nationaux. (WHO INT)
Có thuốc trị không?
Hiện nay trên thị trường có những loại thuốc kháng siêu vi (antiviraux) để trị cúm. Thật ra các loại thuốc nầy chỉ làm giảm bớt triệu chứng mà thôi trong thời gian chờ người ta xác định gốc virus gây bệnh để sản xuất ra loại vaccin phù hợp. Thời gian nầy có thể phải mất từ 4 đến 6 tháng. Đây là một thời gian khá dài có thể tạo cơ hội cho virus ngẩu biến thành những chủng khác chăng? Lúc đó thì vaccin vừa mới được sản xuất ra sẽ không còn thích ứng nữa. Đây là mối lo nghĩ chung của các nhà khoa học .
Thuốc kháng siêu vi được chia ra làm 2 nhóm :
1- Nhóm thuốc Adamantane, gồm có Amatadine và Rimantadine
2- Nhóm Neuraminidase inhibitor, rất công hiệu đối với bệnh cúm gia cầm do virus H5N1 .Trong nhóm này phải kể đến thuốc Tamiflu (Oseltamivir phosphate) và Relenza (Zonamivir) . Tamiflu dạng viên và dạng bột pha nước (capsule & powder for oral suspension) để uống, còn Relenza thì hiện nay bán đưới dạng bột để bôm xịt vào mũi (Relenza Rotadisk with Diskhaler Inhalation Device). Phải cần có toa bác sĩ mới mua hai loại thuốc này được. Nhiều quốc gia trên thế giới hiện đang lo tích trữ thuốc kháng siêu vi mà nhiều nhất là Tamiflu, để phòng trường hợp đại dịch xãy ra. Nhưng những năm trước đây, giới y tế Việt Nam đã cảnh giác thế giới là Virus H5N1 đang có dấu hiệu kháng với Tamiflu thông qua trường hợp em bé gái 14 tuổi đã bị nhiễm trực tiếp virus H5N1 từ người anh trai 21 tuổi bị cúm gà hồi tháng 2 năm 2005 tại miền Bắc Việt nam. Em bé bị lây bệnh cúm gà và được điều trị tại bệnh viện. Tại đây các bác sĩ đã dùng thuốc Tamiflu để chữa trị cho em. Với liều lượng bình thường, Tamiflu tỏ ra không công hiệu, sau đó người ta phải gia tăng liều cực mạnh mới cứu được bệnh nhân. Relenza cho thấy vẫn còn hữu hiệu với loài vật thí nghiệm. Gs William Chui, Queen Mary Hospital HongKong cũng cùng một nhận định như giới y tế Vn. Ông ta cho biết là Tamiflu thường được các bác sĩ Nhật kê toa để trị cúm, và nay họ cho biết làTamiflu cũng bớt công hiệu như thuở trước. Gs W. Chui đưa ra ý kiến các nhà bào chế dược phẩm nên sản xuất ngay bây giờ thuốc Relenza dưới dạng chích vào mạch, để mong có được kết quả hữu hiệu và nhanh chóng hơn. Dưới dạng nầy, người ta rất dễ điều chỉnh liều lượng tùy theo tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân. Các antiviraux uống vào có thể bị dịch vị tiêu hóa làm mất bớt tác dụng đi, lại nữa phải mất 3 giờ đồng hồ mới mong đạt được nồng độ tối đa của thuốc trong máu. Trong tạp chí Nature xuất bản ngày 20 Oct 2005, Gs Yoshihiro Kawaoka thuộc đại học Wisconcin cũng xác nhận là virus H5N1 nhiễm em bé ở Việt Nam có tính đề kháng với Tamiflu, nhưng Ông ta nói thêm rằng đây là một ca ngẩu biến của virus. Theo Gs thì Tamiflu vẩn còn là một loại thuốc kháng siêu vi tốt nhất hiện giờ, và thuốc Relenza cũng tỏ ra rất hửu hiệu trong các cuộc thí nghiệm ở súc vật. Cơ quan The U.S Centers for Disease Control & Prevention ( CDC) thì cho rằng chưa có gì chắc chắn là virus H5N1 đã đề kháng với Tamiflu. Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới còn đang tranh cãi về Tamiflu và Relenza. Tuy vậy Tamiflu vẫn còn là thuốc được thế giới ưa chuộng nhứt. Phải chăng đàng sau vấn đề khoa học còn ẩn náo vấn đề quyền lợi kinh tế và $? Được biết, Tamiflu do nhà bào chế Roche Laboratories,Inc. sản xuất còn Relenza thì là sản phẩm của nhà bào chế Glaxo Wellcome Inc. Nhu cầu về thuốc kháng siêu vi đã trở nên cấp bách trên khắp thế giới. Roche Laboratories sẽ cho tăng số lượng Tamiflu sản xuất ra gấp 2 gấp 3 vào những năm tới. Cty nầy cũng nhờ những nhà bào chế khác gia công thuốc Tamiflu để hy vọng có thể đáp ứng cho thị trường, nhưng họ dứt khoát không chịu sang nhượng brevet sản xuất. Theo Tổ chức Y Tế thế giới (WHO), thì cho dù có tăng sản xuất gấp mấy lần đi nữa, thì số lượng thuốc vẫn không đủ dể đáp ứng cho nhu cầu khổng lồ của một đại dịch toàn cầu.
Vaccin cảm cúm có ngừa được bệnh cúm gia cầm hay không?
Câu trả lời là không. Tuy nhiên nó có lợi là phòng ngừa cơ thể nếu bị cã hai bệnh cúm, cúm người và cúm gà cùng một lúc. Ngoài ra vaccin cúm người còn có thể làm giảm bớt nguy cơ virus H5N1 trích lấy các gène của virus cúm người và ngẩu biến thành những chủng virus rất nguy hiểm mà hệ miễn dịch của bệnh nhân khó nhận diện được để tiêu diệt .
Ăn thịt gà hay ăn trứng gà có nguy hiểm không ?
Virus H5N1 dễ bị hủy diệt bởi sức nóng 70 độ C. Ăn thịt gà hay trứng gà nấu thật chín thì không có gì nguy hiểm hết.
Làm sao tránh bị nhiễm cúm gà?
Tránh tiếp xúc, đụng chạm, sờ mó đến gà vịt còn sống. Tránh dừng viếng chuồng gà hay những nơi buôn bán gà vịt. Giữ vệ sinh. Rửa tay thường xuyên với savon., tối thiểu 20 giây mỗi lần
Prevention of avian Influenza A(H7N9)
http://healthycanadians.gc.ca/diseases-conditions-maladies-affections/disease-maladie/h7n9/prevention-eng.php?_ga=1.83504789.2081771577.1450448915
Từ Darwin đến H5N1
Phải chăng virus H5N1 đã theo đúng con đường của thuyết tiến hóa và chọn lọc tự nhiên mà nhà bác học Darwin đã đề xướng cách nay gần 200 năm?
Virus H5N1
Các nhà khoa học trên thế giới đều không còn nghi ngờ gì về sự xuất hiện của một đại dịch toàn cầu hết, nhưng vấn đề ở đây là chừng nào mà thôi.
Chúng ta hãy chờ xem …
Đọc thêm
-Grippe aviaire : quinze nouveaux foyers dans le Sud-Ouest
http://www.lefigaro.fr/actualite-france/2015/12/16/01016-20151216ARTFIG00373-grippe-aviaire-quinze-nouveaux-foyers-dans-le-sud-ouest.php
-Bird Flu: France, Vietnam Confirm H5N1 Cases (26 nov 2015)
http://www.hngn.com/articles/154188/20151126/bird-flu-france-vietnam-confirm-h5n1-cases.htm
-H5N6 in China, Vietnam (H5N6 tại Trung Quốc và Việt Nam)
cúm gia cầm
http://vnexpress.net/cum-gia-cam/tag-96422-1.html\
-Highly Pathogenic Asian Avian Influenza A (H5N1) Virus
http://www.cdc.gov/flu/avianflu/h5n1-virus.htm
-Quatre questions autour du retour de la grippe aviaire en Europe
http://www.lemonde.fr/planete/article/2014/11/17/quels-sont-les-risques-de-la-grippe-aviaire-de-retour-en-europe_4524648_3244.html
-France has 2 new avian flu outbreaks; H5N6 noted elsewhere (Dec 14,2016)
http://www.cidrap.umn.edu/news-perspective/2015/12/france-has-2-new-avian-flu-outbreaks-h5n6-noted-elsewhere
-Bird flu, mosquitoes and blowflies
http://scienceblogs.com/effectmeasure/2008/02/21/bird-flu-mosquitoes-and-blowfl/
Montreal