Lên mạng ngày 26/7/2015
Trần-Đăng Hồng, PhD
Từ đầu năm 2015 đến nay (tháng 7/2015), khắp thế giới đang trải qua một thời kỳ nóng bức nhất và tháng 6 là tháng nóng kỹ lục chưa từng thấy trong 136 năm nay.
Hình 1. Nóng và hạn hán ở Phi Luật Tân (Tháng 6/2015)
Theo Cơ quan Quốc Gia Đại Dương và Khí Quyển (National Oceanic and Atmospheric Administration, NOAA) của Hoa Kỳ thì nhiệt độ trung bình toàn cầu tháng 6/2015 là 16,33°C, cao hơn 0,12°C của tháng 6/2014 vốn được cho là cao kỹ lục trong 136 năm qua, kể từ lúc có sở khí tượng. Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào tháng 5 cho 136 năm là 14,8°C. Thông thường sự biến thiên nhiệt độ tháng so với nhiệt độ trung bình của 136 năm chỉ trong giới hạn ±0,006 đến ±0,012°C chứ chưa hề biến thiên tới 0,12°C như năm nay.
Tháng 6/2015 được tường trình là rất nóng trên khắp thế giới, nóng đặc biệt ở Tây Ban Nha, Áo, một phần Á Châu, và nam Pakistan. Đợt nóng tháng 6 với nhiệt độ 45°C làm chết hơn 1200 người ở Pakistan.
Vào cuối tháng 5 (21 -31/5), đợt nóng tới 45°C tại New Dehli, vượt quá nhiệt độ trung bình tới 4°C, và có nơi tới 48°C, làm hơn 2200 người chết tại Ấn Độ.
Alaska cũng được tường trình là nóng nhất trong 100 năm qua, nhưng Bắc Âu thì có nhiệt độ dưới trung bình.
Cũng trong tháng 6, nhiệt độ cũng cao hơn mọi năm tại Anh và Hoa Kỳ, gây nhiều cháy rừng.
Nóng cũng được tường trình tại Việt Nam. Vào cuối tháng 6 đầu tháng 7, nhiệt độ ban đêm tại Hà Nội tới 38°C, ban ngày 40°C, có lúc nhiệt độ tới 44°C.
Hình 2. Dân chúng Hà Nội lên cầu Long Biên hứng mát ban đêm
Một cách tổng quát, vào tháng 5/2015 toàn thế giới đều có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình (màu đỏ sậm, Hình 3), ngoại trừ vùng Bắc Âu có nhiệt độ thấp hơn trung bình vào tháng 5/2015.
Hình 3. Nhiệt độ trên đất liền và đại dương vào tháng 5/2015. Nơi nào có màu càng đỏ sậm thì càng nóng hơn trung bình (màu trắng) của 136 năm. Nơi nào có màu xám càng đậm thì nhiệt độ thấp hơn trung bình.
Bức tranh nóng bức còn thê thảm hơn nếu tính nhiệt độ trung bình toàn cầu cho ba tháng 3, 4 và 5/2015 được xem là nóng kỹ lục trên toàn cầu (gồm nhiệt độ đại dương và đất liền) trong 136 năm nay, với nhiệt độ trung bình cao hơn 0,85°C so với trung bình là 13,7°C. Nếu chỉ tính nhiệt độ trên đất liền, thì nhiệt độ trung bình của 3 tháng (3, 4 và 5) đầu năm 2015 cao hơn nhiệt độ trung bình của 136 năm tới 1,33°C. Nhiệt độ cao thấy ở phần Tây Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Phi châu và Trung Á Châu (Hình 4).
Nếu tính cho nguyên 6 tháng đầu năm 2015 thì nhiệt độ trung bình của 6 tháng trên đất liền là 14,35°C, cao hơn kỹ lục của 6 tháng đầu năm 2010 là 0,093°C.
Hình 4. Nhiệt độ trên đất liền và đại dương trong thời gian tử 3/2015 đến 5/2015. Nơi nào có màu càng đỏ sậm thì càng nóng hơn trung bình (màu trắng). Nơi nào có màu xám càng đậm thì nhiệt độ thấp hơn trung bình. Chú ý, Thái Bình Dương, nơi gây ra El Niño có màu đỏ sậm.
Sở dĩ nóng kỹ lục năm 2010 là do hiệu ứng El Niño, vùng nước ở xích đạo trung tâm Thái Bình Dương bị hâm nóng gây biến đổi khí hậu khắp thế giới. Tuy nhiên El Niño năm 2010 ngắn ngủi, trong lúc El Niño năm 2015 còn tiếp tục kéo dài tới mùa Đông năm 2016.
Nhiệt độ trung bình mặt nước Đại dương trong tháng 5/2015 cao hơn 0,72°C trung bình của 136 năm (16,30°C). Đặc biệt, riêng trong 3 tháng 3, 4, và 5/2015, nhiệt độ đại dương ở Thái Bình Dương trong vùng tọa độ giữa vĩ tuyến 5°N và 5°S vị tuyến, và kinh tuyến 170°W đến 120°W (Hình 5) , tức vùng Niño 3.4 có nhiệt độ cao kỹ lục.
Hình 5. Xác định vùng địa lý El Niño trên vùng xích đạo Thái Bình Dương
Theo Bảng 1, nhiệt độ trung bình hàng tháng mặt nước của vùng Niño 3.4 gia tăng hơn nhiệt độ trung bình tháng trong 136 năm và đạt điểm cao vào tháng 6/2015, và chưa biết là tháng 7 sẽ gia tăng hay giảm. Tuy nhiên, dựa trên các dữ kiện hiện có này ta có thể tiên đoán là thời tiết sẽ còn tiếp tục nóng cho các tháng còn lại của năm 2015 cho đến khi El Niño chấm dứt (vào cuối năm 2015).
BẢNG 1. Nhiệt độ trung bình (NĐTB) hàng tháng mặt nước trong vùng Niño 3.4 tại Thái Bình Dương cao hơn nhiệt độ trung bình của tháng trong 136 năm (>TB)
Tháng
|
Niño 3
|
Niño 4
|
Niño 3.4
|
nĐTB
|
>TB
|
nĐTB
|
>TB
|
nĐTB
|
>TB
|
January 2015
|
25.99°C
|
0.36°C
|
29.16°C
|
0.86°C
|
27.10°C
|
0.53°C
|
February 2015
|
26.55°C
|
0.18°C
|
29.12°C
|
1.02°C
|
27.29°C
|
0.56°C
|
March 2015
|
27.29°C
|
0.15°C
|
29.32°C
|
1.13°C
|
27.79°C
|
0.58°C
|
April 2015
|
28.17°C
|
0.67°C
|
29.73°C
|
1.23°C
|
28.56°C
|
0.78°C
|
May 2015
|
28.28°C
|
1.19°C
|
29.88°C
|
1.09°C
|
28.88°C
|
1.03°C
|
June 2015
|
28.10°C
|
1.66°C
|
29.93°C
|
1.09°C
|
28.96°C
|
1.32°C
|
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
NOAA. (2015). Equatorial Pacific sea surface temperatures. https://www.ncdc.noaa.gov/teleconnections/enso/indicators/sst.php
NOAA (2015). Global analysis – May 2015. https://www.ncdc.noaa.gov/sotc/global/201505
Reading, 7/2015