Người ta gọi LYCOPENE là một new CAROTENOID được trích lấy ra từ quả red Tomato (cà chua đỏ). Mà khoa học đã tìm được những những bằng chứng xác tính rằng chính chất carotenoids đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể của con người có nhiệm vụ:
1- chống lại những oxidation (oxyt hóa) nguy hại,
2- kháng tố mutagens có công hiệu chống lại tác nhân gây đột biến cho các tế bào của các sinh vật,
3-và kháng carcinogens (chống lại bất cứ chất nào khi tiếp xúc mô sống có thể tạo thành một carcinoma, carcinoma là tiếp đầu ngữ chỉ ung thư, nghĩa là sự phát triển từ biểu bì, mà biểu bì là mô tạo lớp da và cũng là mô tạo các cơ quan nội tạng trong cơ thề. Vì thế muốn biết các bướu là nhìn qua sự phát triển của các tế bào lạ khác thường của các cơ quan đó. Trong cơ thể có các cơ quan chứa các tế bào khác thường không những là một carcinoma mà lại hai hay nhiều hơn. Như trong tử cung, có một carcinoma tuyến và một carcinoma vẩy. Trong việc trị liệu, vì các dạng tế bào gây bướu khác nhau nên phải dùng với nhiều lọai thuốc khác nhau để trị liệu.
Carotenoids hiện diện cao nhất trong huyết tương của con người, nhất là người Tây phương. Vì sao? Vì họ tiêu thụ nhiều cà chua đỏ, nên lượng lycopene cao, được gọi là lycopene là thành phần chánh của carotenoid trong huyết tương của con ngươi (lycopene is the major carotenoid in human plasma), lượng cao nầy cũng thùy theo mùa gặt hái, cũng tùy thói quen tiêu dùng mỗi ngày mỗi người. Gần 10 năm trở lại đây, sự nghiên cứu và phát triển và nhất là sự phát triển về nông học là làm sao cho giàu chất lycopene hơn trong nhiều lọai cà chua là điều đáng được quan tâm. Kết quả khích lệ là họ kết tinh được chất lycopene tinh chế trong cà chua có hàm lượng từ 5% đến 12% được tiêu thụ nơi thị trường. Đứng về mặt chế biến thực phẫm nhiều dụng cụ tinh chế và trích ra chất lycopene được thiết lập, đưa vào kỹ nghệ sản xuất. Trong kỹ nghệ chế biến gọi là Lyc-O-Red nghĩa là sản phẩm làm từ lycopene và trong kỹ thuật nhuận màu thiên nhiên Tomat–O-Red nghĩa là màu nhuận bởi chất lycopene được lấy từ tomato mà ra. Chất lycopene được tiêu dùng khắp thế giới, là một chất giúp ích cho sức khỏe, sản phẫm thiên nhiên, một chất phụ gia có màu tự nhiên từ màu vàng qua cam đến đỏ (yellow through orange-to-red-range).
LYCOPENE lại được khảo sát?
A- Ba nhóm khoa học sau đây nghiên cứu về lycopene trong huyết tương, gồm có.
Lycopene và beta-carotene là những thành phần carotenoids có nhiều nhất trong máu và các tế bào của con người. Lycopene trong huyết tương tăng và tỉ lệ thuận với sự tiêu thụ bằng thức uống sinh tố cà chua. Sau khi tiêu thụ cà chua vào cơ thể, thời cao điểm mà lycopene có trong huyết tương cao nhất ở thời điểm vào khoảng 24-48 h (J Nutr. 1992)
1-Nhóm Van Eenwyk, et al (1991), trong Int Journal Cancer, mà sự nghiên cứu của họ nhắm đến những người tiêu dùng phần lớn trong chế độ ăn uống của họ (diet) là tomato và serum carotenoids được tóm tắt trong bảng sau đây:
Hàm lượng huyết tương của họ gồm có:
µg/100ml |
Lycopene 29.3 ± 16.3alpha-Carotene 4.8 ± 3.7ß-Carotene 19.0 ± 13.6Lutein Zeaxanthin 15.7± 7.7
ß-Cryptoxanthin 9.5 ± 7.2 |
(Source: Van Fenwyk et al.,1991)
(± x : gọi là SD: standard variation)
Nhóm khác gồm có Rock CL et al (1992) khảo sát những người ít thiêu thụ Carotenoid trong chế độ ăn uống của họ, cũng đươc tóm tắt trong bảng như sau:
Hàm lượng huyết tương của họ gồm có;
µM |
Lycopene 0.76 ± 0.05alpha -Carotene 0.13 ± 0.03ß -Carotene 0.35 ± 0.05Lutein Zeaxanthin 0.22±0.04
ß-Cryptoxanthin 0.76±0.05 |
(Source: Rock CL et al, 1992)
Nhóm thứ ba Micozzi MS et al (1992) dựa vào những người ăn uống có lựa chọn và họ dùng ß- carotene bổ sung được khảo sát và được đăng trong Am Journal Clin Nutr như sau:
Hàm lượng huyết tương của họ gồm có:
µM |
Lycopene 0.89 ± 0.33alpha-Carotene 0.08± 0.05ß-Carotene 0.30 ± 0.15Lutein+Zeaxanthin 0.41±0.13
|
( source: Micozzi MS et al 1992)
B-Lycopene là gì và ra sao? .
Về công thức của lycopene là một chuổi dài cấu trúc phân tử (molecular structure), gồm có 13 nối đôi (double bonds), nhiều hơn tất cả các carotenoids nào khác. Về hình dạng với nhiều nối đôi như thế, lycopene được kiễm nghiệm là rất hữu hiệu trong việc ngăn chận các free radicals và các oxygen đơn trong cơ thể của con người, một cách rất có hiệu quả. (Free radical là một phân tử hay nguyên tử (a molecular or atomic) nào đó mà nó có một hoặc nhiều cặp điện tử không cặp đôi
(unpaired electrons), và những nguyên tử thiếu đó rất dễ phản ứng rất mạnh, và kết quả là gây nên nhiều hư hại các màng tế bào mỏng manh của các phân tử xung quanh trong cơ thể con người). Còn hiệu quả của lycopene trong nhiều việc ngăn ngừa, còn hơn cả beta-carotene và còn hơn cả những carotenoid nào khác. Vì cấu trúc phân tử của nó và vì có nhiều nối đôi (13 nối đôi) nên được 3 nhóm khoa học gia:-
1- nhóm thứ nhất gồm DiMascio et al (1989) nghiên cứu và cho rằng lycopene trong việc ngăn chận oxy đơn rất hiệu quả (Lycogene is the most efficient biological carotenoid singlet oxygen quencher).
2- nhóm kế gồm có Conn et al (1992) nghiên cứu về những tương tác giữa carotene và radical oxygen (Carotene oxygene radical interactions).
3- và nhóm cuối Bohn et al (1995) cho biết carotenoids bảo vệ chống lai các màn tế bào bị nguy hại do các radical từ nitrogen dioxide (NOO– ) gây nên (protect against cell membrane damaged by the nitrogen dioxide radical).
Lycopene trong việc bảo vệ sức khỏe con người?
Rất nhiều các khoa hoc gia cho rằng càng tiêu thụ nhiều cà chua thì đồng thời làm giãm đi nhiều thứ ung thư (cancer types) trong cơ thể, vì cà chua có antioxidant (chất cống oxýt hóa), và lycopene được coi là những yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Các cuộc thí nghiệm và kết luận về lycopene trong việc ngăn ngừa các lọai ung thư (cancer) lại được các nhóm khoa hoc gia cho rằng chính lycopene trong việc ngăn ngừa và ức chế các lọai bướu (lành hay dữ) có hiệu quả cao nhất hơn các lọai alpha và ß-carotenoids nào khác.
1- Ba nhóm khoa hoc gia gồm có Levy et al,(1995); Sharoni et al(1994) and Sharoni Y and LevyJ (1996) đã thí nghiệm về hiệu quả của Lycopene trong việc ngăn ngừa ung thư so với việc ngăn ngừa ung thư của alpha và beta-carotene trong về các mô ung thư của con người được cấy ra để thí nghiệm. Kết quả là: 1- lycopene ức chế về các tế bào ung thư của màng nhầy lót trong tử cung (endometrial) rất là hiệu quả. 2- Còn các tế bào ung thư phổi (NCL-H 226) thì lycopene vẫn ức chế mãnh liệt hiệu quả hơn cả alpha và beta-carotene. 3- Đối với tế bào ung thư tuyến vú (MCF-7) thì lycopene vẫn ức chế mãnh liệt và hiệu quả hơn hết nếu so sanh với alpha và ß-carotene. Xem hình sau đây:
(Source: Levy et al, 1995)
Ghi chú: lycopene ức chế tế bào ung thư rất hiệu quả các tế bào ung thư thuộc mành nhầy lót trong tử cung Ishikawa, làm ung thư không phát triển và có tỷ lệ thấp nhất, nếu so với alpha và ß-carotene thì nó có tỷ lệ cao nhất.
(Source: Sharoni et al 1994)
Ghi chú: lycopene ức chế tế bào ung thư phổi NCL-H226 rất hiệu quả, làm ung thư không phát triển và có tỷ lệ thấp nhất, nếu so với alpha và ß-carotene có tỷ lệ cao nhất.
(Source: Sharoni Y and Levy J 1996)
Ghi chú: lycopene ức chế tế bào ung thư tuyến vú, làm ung thư không phát triển và có tỷ lệ thấp nhất, nếu so với và-b-ß-carotene.
2- Hai nhóm khoa học Franceschi S et al,(1994) và Ocké (1996), nghiên cứu về lycopene cuả quả cà chua đỏ (red tomato) và cho rằng nếu tiêu thụ nhiều quả cà chua tươi thì có trong cơ thể có rất cao lycopene nhưng rất nghèo về beta carotene. Vì thế các tỉ lệ về ung thư phần trên và dưới phần ruột gồm có thực quản (esophagus), dạ dầy (stomach), kết tràng phần chính của ruột già (colon) và trực tràng (rectum) được khảo sát tại Ý và ung thư tuyến tụy (pancreatic cancer) tai Netherlands đều nhờ lycopene trong cà chua một cách rất hiệu quả. Nghiên cứu ung thư tại trường Y khoa Harward (Harward Medical School), Boston, USA , (2004) có công bố về sự nghiên cứu liên quan đến lycopene trong việc ngăn ngừa sự suy thóai tim mạch, ung thư tiền tuyến liệt và bao tử đến đường ruột đều nhờ tính chất sinh học hữu hiêu của lycopene.
3- Đối với ung thư tiền tuyến liệt (Prostate cancer), hội nghiêu cứu ung thư của người MỸ (1999) (the American Association for Cancer Research), cho rằng càng tiêu thụ nhiều lycopene chừng nào thì tỉ lệ ung thư tiền tiến liệt càng giãm đi chừng nấy (Lower Prostate Cancer risk in men with elevated plasma lycopene levels). Đồng thời lycopene còn là một antioxidant tốt (antioxidant là chống lại oxýt hóa) lại cũng bảo vệ hữu hiệu về prostate cancer nữa. Công việc bảo vệ prostate cancer được kể, ngoài lycopene gồm có vitamine E, Selenium, calcium and vitamin D, soybean, green tea được cho là rất có hiệu quả ( J. Nat Cancer Inst., 2002). Chất lycopene và chất đồng vị của nó đều được đo bằng spectrography và chromatography (HPLC) (quang phổ kế và sắc ký).
Thêm nữa, trong các quả tomato, có một lọai nấm thiên nhiên tự có trong tomato gọi là Lycopersicon pimpinellifolium, chính loại nầy làm cho quả cà chua tăng thêm phẩm chất của nó, khi nó chín và đồng thời nó bảo vệ các nhiễm sắc thể của quả cà chua của chính nó. Còn TakeoKa et al, (2001) cho rằng các quả cà chua khi được nấu hay hấp (hot break scalder) thì hàm lượng lycopene lại giảm đi từ 9-28%, vì thế người ta đề nghị cần thêm lycopene và polyphenols vào sản phẫm sau khi nấu hoặc hấp. Tờ Journal of the National Cancer Institute, 2001, báo cáo rằng nếu các quí Ông tiêu thụ thường tomato sauce (sauce cà chua) thì tỉ lệ oxy hóa làm hư các cấu trúc sinh hóa của DNA và làm hư hại các tế bào prostate lại giảm xuống thấp nhất rất rõ rệt.
Thêm nữa, Henkel (1995) lại cho rằng áp dụng kỹ thuật về sản phẫm của tomato mà được gọi là vine-ripened nghĩa là dựa vào sự quan sát của những trái nho chín được hái và để khô trong môi trường tự nhiên trong thời gian lâu dài thì vẫn còn dùng rất tốt, đầy đủ phẫm vị và mùi thơm, thì các quả cà chua đỏ sau khi hái cũng để như những trái nho trên, kèm theo một điều kiện, trong thời gian lâu, rồi lại được tiêu thụ. Phương pháp nầy là dùng một loại gọi là antisense gene, lại được FDA (the Food & Drug Administration) USA chấp nhận, là dùng antisene gene nầy để làm giãm hay tiêu diệt đi mọi diếu tố (enzymes) có nơi qủa cà chua. Vì chính diếu tố nầy làm cho qụả cà chua trở thành thối rữa, đồng thời antisense gene trên giữ cho quả cà chua ở trong trạng thái chín (stay ripe), nhưng không thối rữa (but not rot), trong môi trương tự nhiên trong 10 ngày không cần làm lạnh (for up 10 days without refrigeration). Sau đó cà chua được tiêu dùng. Phương pháp nầy được công chúng thích vì nó cải thiện được phẫm chất của tomato và các chất dinh dưởng trong đó được giữ lâu hơn và cao hơn các dinh dưởng của chính nó có. Còn lycopene lại nhiều hơn.
C-Lycopene lại chào thua tế bào sợi trong cơ thể (human fibroblast)
Ngược hẵn lại, đối với các tế bào sợi trong cơ thể của con người (human fibroblast) thì lycopene kém hẵn hiệu quả và không chế ngự được gì cả các bịnh liên quan với các lọai tế bào nầy. Tế bào sợi nầy là một lọai tế bào rộng phân bố trong các mô liên kết sản xuất collagen, mà collagen đựơc thấy trong da, xương sụn, dây chằng, có sức chịu đựng cao nhưng ít đàn hồi.
KẾT LUẬN
Lycopene có trong các quả cà chua màu đỏ (red tomato), là một lợi ích rất thiết thực cho sức khỏe, là một vị thuốc trị bịnh kể cả ung thư, được nghiên cứu và phổ biến rông rãi, mà đề tài nghiên cứu về nó lên đến vài trăm được đăng tải trên journals (Med, Chem, Agri, Food, Nutr,vv.. ), ở khắp thế giới từ trước cho tời bây giờ. Hàm lượng lycopene trong cà chua không đều, tùy thuộc vào giống, nơi trồng, và tùy thuộc vào sự cải tiến trong nông học để tạo nhiều lycopene có hàm lượng cao trong quả cà chua đã thực hiện thành công lâu rồi, nên chúng ta tìm xem nơi nào có bán các quả đó để mà mua dùng. Các nghiên cứu của các nhà khoa học trên cho rằng chính nó giúp ức chế không cho phát triển nhiều các lọai ung thư trong cơ thể của chúng ta. Dầu sao, nên ăn cà chua, dầu có ít lycopene thì vẫn tốt hơn là không có lycopene nào cả nếu ta không dùng nó.
Biết và hiểu đúng những lơi ích từ thức ăn mà dùng cũng là một cách biết để bảo vệ sức khỏe, là khi ta ăn thức ăn đồng nghĩa là ta đang dùng thuốc để trị bịnh, ngăn ngừa bịnh hay bồi dưởng ngũ tạng. Còn vấn đề trích và tinh chế hàm lượng lycopene thuộc về lãnh vực khoa học thực phẫm chế biến (food science), nếu có thời giờ tôi sẽ trở lại vấn đề nầy.
BUÌ THẾ TRƯỜNG
References:
American Association for Cancer Research, 1999, March 15, vol 59, pp 1225-30
Bohn F, Tinkler JU and Truscott TG.,1995 Carotenoids protect against cell membrane damage by the nitrogen dioxide radical. Nat. Med vol1(2)
Conn PF, Lambert C, Lund EJ, Schutch W, Truscott TG., 1992. Carotene oxygen radical interactions. Free radical Res Commum. Vol 16 (6), 401-408.
Franceschi S, Bidoli E, La Vecchia C, Talamini R, D’Avanzo, Negri E., 1994 . Tomatoes and risk of digestive-tract cancers . Int J Cancer vol 59, 181-184
Henkel J 1995. Genetic engineering fast forwarding to future foods. FDA Consum April, pp 6-11
Jounal of the National Cancer Institute 2002, vol 94, pp 391-198
Harward Medical School, Boston, USA 2004: Lycopene: chemistry, biology and implication for human health and disease.
Journal of the National Cancer Institue 2001, vol 93, no:24
Journal of Nutr., 1992. Institute fur Physiologische Chemie I, Universitat Dusseldorf, Germany, Vo. 122 (11): 2161-6.
Levy J, Bosin E, Feldman B, Giat Y, Minister A, Danilenko M, Sharoni Y., 1995. Lycopene is a more potent inhibitor of human cancer cell proliferation Cancer Congress. Chapter 1, pp 641-645.
Micozzi MS, Brown ED, Edwards BK, Bieri JG. Taylor PR, Khachik F, Beecher GR and Smith JC., 1992 Plasma carotenoid response to chronic intake of selected foods and beta –carotene supplements in men. Am J Chem Nutr 55: 1120-1125
Ocké MC., 1996 Assessment of vegetable, fruit, and antioxidant vitamin intake in cancer epidemiology. Thesis, Wageningen Agriculture University, Wageningen, The Netherlands
Rock CL, Swendseid ME, Jacob RA, McKee RW., 1992 Plasma Carotenoid Levels in Human Subjects Fed a Low carotenoid Diet. Human and Clinical Nutrition 96.
Takeo Ka GR, Dao L, Flessa S, Gillespie DM, Jewell WT, Huebner B, Bectow D, Ebeler SE., 2001. Processing effects on lycopene content and antioxidant activity of tomato. California USA. Vol 49 (8) pp 3713-7.
Sharoni Y and Levy J.,1994 Lycopene, the major tomato carotenoid inhibits endometrial and lung cancer growth. In: Proceedings of the 16th international cancer congress. Chap 1, pp 641-645
Sharoni Y and Levy J., 1996 Anticarcinogenic properties of lycopene. In
Proceedings of the international conference on quality and safety of food and nutrition. Royal Society of Chemistry, Thomas Graham House, Cambridge (press)
Van Eenwyk, e Davis FG, Bowen PE., 1991. Dietary and serum carotenoids and cervical intraepithelial Neoplasia. Int J Cancer vol 48, pp 34-38.