6/9/2015
Thữ xem Mỹ đối phó Thách thức Trung Quốc như thế nào 5 năm qua ? :
|
Obama và Á Châu
GS Tôn Thất Trình |
Sau đây là tóm tắt quan điểm của Thomas J. Christensen, giáo sư trường William Boswell về Chánh trị Thế giới cho Hòa Bình và Chiến Tranh, Viện đại học Princeton và là tác giả sách Thách Thức của Trung Quốc: Làm Dạng những Lựa chọn của một Cường quốc đang trổi dậy - The China Challenge : Shaping the Choices of a Rising Power , nhà Norton xuất bản năm 2015. Từ năm 2006 đến 2008 , ông cũng là phụ tá thứ trưởng ngọai giao Hoa Kỳ đặc trách Sự Vụ Đông Á và Thái Bình Dương.
Tình hình Chánh trị Á Châu từ năm 2009 đến năm 2015
- Ngày 22 tháng 7 năm 2009 : Hoa Kỳ gia nhập Thỏa Ước Tình Hửu Nghị và Hợp Tác ở Đông Nam Á của ASEAN , ra dấu hiệu một cam kết sâu đậm trong vùng này .
- Ngày 18 tháng hai năm 2010 , Obama hội kiến với đức Đạt Lai Lạt Ma ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn . Ngày 26 tháng 3 năm 2010 , một thủy lôi Bắc Hàn đánh chìm tàu Cheonan hải quân Nam Hàn , giết chết 46 thủy thủ.
- Ngày 26 tháng hai năm 2011, Trung Quốc tham gia Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc đưa chế độ Muammar al- Qaddafi ra Tòa án Hình Tội Quốc tế
- Ngày 29 tháng hai năm 2012, Hoa Kỳ và Bắc Hàn tuyên bố “ Ngày Nhảy Vọt- Leap Day” thỏa hiệp kiểm sóat võ khí , thời gian sống còn ngắn ngủi. Ngày 24 tháng 7 năm 2012 , Trung Quốc thiết lập huyện cấp thành phố để quản trị các quần đảo Hòang Sa – Paracel và Trường Sa- Spratly .
- Ngày 23 tháng 11 năm 2013 , Trung Quốc tuyên bố một vùng qui định không phận quốc phòng ở biển Đông Hải Tàu-East China Sea .
- Ngày 12 tháng 11 năm 2014 , Hoa Kỳ và Trung Quốc tuyên bố một thỏa hiệp song phương giảm bớt phát thải khí nhà kiếng - greenhouse gas emission
- Ngày 30 tháng 5 năm 2015 , Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter chỉ trích Bắc Bình về các dự án khẩn hoang – land reclamation ở biển Nam Hải Tàu- South China Sea , khiến cho Trung Quốc khiển trách – rebuke .
Chánh quyền Mỹ, sau Obama, phải làm gì thêm ?
Trung Quốc bừng dậy đặt ra hai thách thức lớn cho chánh sách ngọai giao Hoa Kỳ : làm thế nào để Trung Quốc e ngại gây bất ổn ở Đông Á và làm gì để khuyến khích Trung Quốc góp phần đảm trách nhiệm vụ đa phương tòan cầu. Dù Trung Quốc chưa đến mức là kẻ cạnh tranh quân sự ngang hàng Hoa Kỳ , Trung Quốc đã trở thành đủ mạnh để thách thức các bằng hửu và đồng minh tại Đông Á và đặt ra nhiều vấn đề cho các lực lượng Hoa kỳ họat động ở đó . Và dù rằng Trung Quốc vẫn còn là một quốc gia chưa mở mang, có nhiều vấn đề nội tình chưa giải quyết xong , Trung Quốc cũng đã trở nên một diễn viên đủ quan trọng, khiến hợp tác của Trung Quốc cần thiết để giải quyết các vấn đề tòan cầu , tỉ như lan tràn hạt nhân, thay đổi khí hậu , và bất ổn định tài chánh quốc tế .
Vào cuối nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống George W. Bush, liên hệ Hoa Kỳ và Tàu đang hướng về đường lối đứng đắn ở cả hai chiến tuyến. Dưới thời Tổng thống Obama , tiến bộ đáng kể đã xảy đến cho vài tiêu đề , thế nhưng liên hệ an ninh Hoa Kỳ - Tàu và vùng Á Châu- Thái Bình Dương , nói tổng quát, ngày nay tỏ ra căng thẳng lớn hơn so với đầu năm 2009 . Không đương nhiên là lỗi của nhóm Obama, tuy nhiên , vì chưng các hành động của Tàu phải chịu đựng đa số trách móc . Trung Quốc bừng dậy từ khủng hoảng tài chánh tòan cầu, tự phụ trên sân khấu quốc tế nhưng lại bất an trong nước, một phối hợp độc hại làm cho việc xử lý các liên hệ này càng khó khăn hơn thông lệ. Trừ vài ngọai lệ, chánh quyền Obama tổng quát giải quyết tốt đẹp , trong những hòan cảnh cực kỳ khó khăn. Chánh quyền kế tiếp sẽ phải chạm trán hai thách thức như vậy , và họ sẽ cần xây đắp trên các thực hiện chánh quyền Obama ; họ phải học hỏi những thành công và thất bại chánh quyền ông.
Thương thảo- bàn thảo không rẽ tiền đâu
Trung Quốc vựợt qua khủng hỏang tài chánh giỏi hơn Hoa Kỳ và các cường quốc khác, tăng gia thêm lòng tin cậy Trung Quốc trên các tương tác quốc tế. Nhưng khủng hỏang cũng làm các thượng lưu Tàu lo âu về mức vững bền mô hình kiểu mẩu tăng trưởng nội địa , đang phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường xuất khẩu và việc pha truyền tư bản lớn lao. Kể từ khi Đặng Tiểu Bình quẳng bỏ các nguyên tắc kinh tế cọng sản năm1978 , Đảng Cọng Sản Tàu càng thêm trông cậy hơn bao giờ hết vào chủ nghĩa quốc gia – nationalism bảo đảm tính cách hợp pháp cho mình .Và những nguồn gốc Tây phương của khủng hoảng, chung với giải đáp thành công của Trung Quốc, đã khiến nhiều người tạiT rung Quốc nghĩ rằng đã đến lúc phải ngưng coi trọng kinh nghiệm kẻ khác và thay vào đó phải nhấn mạnh đến quyền lợi Bắc Bình mạnh mẽ hơn. Trung Quốc không phải là một nước dân chủ, nhưng các lảnh đạo Tàu không thể nào hòan tòan quên đi những tiếng nói này – đặc biệt khi khủng hỏang tăng thêm mối lo ngại của Bắc Bình về duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội trong dài hạn và nhấn mạnh chủ yếu cần thiết làm những biện pháp tranh cải để tránh khỏi một suy thóai . Thành quả là Bắc Bình trở nên võ đóan hơn, khi đấu tranh khẳng định Đông Hải và Nam Hải là hải -địa phận Trung Quốc và đã phảnứng bén nhọn về khẳng định chủ quyền của các quốc gia khác.
Trên phương diện đảm trách nhiệm vụ tòan cầu , lảnh đạo Tàu cảm gíac hùng hồn trên sân khấu quốc tế , nhưng lại sợ hải ở trong nước, cho nên đã ngần ngại hơn thường lệ chịu trả phí tổn chánh trị và kinh tế, hầu gíup ổn định kinh tế tòan cầu , làm nhẹ bớt thay đổi khí hậu, trừng phạt các chế độ vô lại, các quốc gia hung hãn và làm áp lực trên kẻ lan tràn hạt nhân . Và cũng không ích gì khi Trung Quốc bền bỉ đòi hỏi một tập đòan các quốc gia sung túc , các kẻ thù cũ và các quốc gia đối thủ hiện hửu , góp phần nhiều hơn cho các cố gắng này .
Khi chạm trán các thách thức dữ dội này, chánh quyền Obama có một ghi chép pha trộn . Chánh quyền đã tỏ ra rất hửu hiệu cũng cố hiện diện ngọai giao Hoa Kỳ ở vùng Á Châuu - Thái Bình Dương và đã kiềmchế và xử lýcác căng thẳng tốt đẹp khi chúng xảy ra. Nhưng chánh quyền cũng phạm nhiều sai lầm đáng kể, đặc biêt ở những vùng ngọai giao từ chương và công cọng. Nhưng sai lầm này làm cho Trung Quốc tức giận hơn và càng làm xa cách hơn , giảm thiểu những hy vọng hợp tác với Hoa Kỳ .
Ở nhiệm kỳ thứ nhất, chánh quyền Obama chấp nhận quá đáng ngôn ngữ cứng rắn “ Ngõng trục – Pivoting” trở lại Đông Á, sau khi Hoa Kỳ rút lui khỏi A Phú Hãn – Afghanistan và I Rắc – Iraq . Ở mức căn bản nhất , điều này không đích xác - vì Hoa Kỳ chưa bao giờ rời bỏ Á Châu cả , và như thế khỏi cần phải làm ngõng trục trở lại lục địa này. Thật sự, nhiều chánh sách sau đó liên can tới cái gọi là ngõng trục - tỉ như đưa thêm thủy quân lục chiến đến Guam , luân chuyễn máy bay F- 22 khắp Nhật bổn , gửi các tàu chiến duyên hải đến Singapore , ký kết một thỏa hiêp thương mãi tự do với Nam Hàn , thảo luận Chung sức -Xuyên - Thái Bình Dương Trans- Pacific Partnership thảy đều là công trình trước khi Obama vào Tòa Bạch Ốc . Nhưng có vài yếu tố mới mẽ và tích cực thêm vào pha trộn kể trên. Chánh quyền Obama gủi các chức quyền cao cấp đến Á Châu thường hơn là chánh quyền trước ; cải thiện liên hệ với Miến Điện - Myanmar , ký kết Hiệp Ước Bằng hửu và Hợp tác ở Đông Nam Á , tài liệu nền tảng của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á và nhìn vào đó là Hội Thảo Biển Đông Á châu – EAS và các quốc gia ASEAN , thường được xem là các phiên trò chuyện - talk shops , thật sự đã dốc tâm trí vào những tiêu đề an ninh quan trọng .
Dầu sao, không một di chuyễn ngoại giao đáng khen này , đòi hỏi một ngôn ngữ phóng đại về một ngõng trục , châm ngòi thêm vào các lý thuyết âm mưu Tàu về viện dẫn Hoa Kỳ kiềm chế và bao vây Trung Quốc . Khôi hài thay , ngôn ngữ cũng tạo ra những vấn đề với các kẻ chung sức cùng Hoa Kỳ ở Á Châu . Họ được giả thiết là phả được làm yên lòng lại , nhưng vì Hoa kỳ đã không sắc sảo gợi ý là Hoa Kỳ không thể làm hai việc một lúc, làm vài kẻ đó nay lo ngại là Hoa Kỳ có thể hướng ngõng trục lại, lìa xa khỏi bất cứ vấn đề gì bừng dậy trong vùng. Đáng kể công là chánh quyền Obama nhìn nhận sai lầm và bỏ đi từ ngữ “ Ngõng trục” , thay nó bằng từ nhẹ nhàng hơn là: “Tái thăng bằng – rebalance” , nhưng tai hại đã xảy ra rồi.
Đây cũng không phải chỉ là một vấp sẩy chân ngôn ngữ duy nhất của chánh quyền Obama . Khi một chức quyền chóp bu, kêu gọi công cọng Hoa Kỳ và Trung Quốc tái bảo đảm lẫn nhau ở vương quốc an ninh tháng 9 năm 2009, chánh quyền thỏa thuận yêu cầu Trung Quốc làm một tuyên bố chung , lúc Obama thăm viếng Trung Quốc tháng 11 năm đó . Đa số tuyên bố này thật tế là một danh sách những quyền lợi và hòai vọng chung không ai chối cải . Nhưng một đọan tài liệu tỏ ra là mới mẽ và cố vấn xấu xa : “Đôi bên thỏa thuận là tôn trọng quyền lợi cốt lõi của hai nước cực kỳ quan trọng để bảo đảm tiến bộ bền vững những liên hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc” . Trong nhưng điều khỏan Trung Quốc định nghĩa quyền lợi cốt lõi của mình là tiếp tục độc quyền quyền hành của Đảng Cọng Sản Tàu và bảo vệ chủ quyền cùng tòan vẹn lảnh thổ Trung Quốc. Hoa Kỳ không thi hành các biện pháp khích lệ rối lọan chánh trị ở Trung Quốc , nhưng Hoa Kỳ vẫn còn đề xướng tự do hóa chánh trị , rời xa khỏi cai trị của một đảng phái . Và dù rằng không có gì sai quấy trên nguyên tắc Hoa Kỳ tôn trọng tòan vẹn lảnh thổ , có nhiều khía cạnh của tuyên bố chủ quyền Bắc Kinh trên Đài Loan , trên các đảo Điều Ngự - Diaoyu Islands ( Nhật gọi là các dảo Senkaku Islands) và các đảo , đá , bải cát ngập nước và nước biển vùng Nam Hải ( Biển Đông Việt Nam ) mà Hoa Kỳ không đồng ý. Nhận thức nói đến “ quyền lợi cốt lõi” là sai lầm , các chức quyền cao cấp Hoa Kỳ ngưng nói đến các từ ngữ này sau Hội nghị Tối cao , nhưng giới thượng lưu Tàu thường nêu chúng ra , than phiền là Hoa Thịnh Đốn đã nuốt lời .
Các cố tâm thọat tiên về tái bảo đảm của chánh quyền Obama trái ngược lại chờ đợi lúc tạo dựng những hòai vọng sai lạc ở Trung Quốc , là chánh quyền Obama sẽ dễ tính hơn là các chánh quyền trước. Những hy vọng này tan vỡ , vào đầu năm 2010, khi chánh quyền Obama cư xử theo đúng truyền thống , bán võ khí cho Đài Loan , chỉ trích Bắc Bình vi phạm tự do Internet và xếp đặt cho tổng thống hội kiến đức Đạt Lai Lạt Ma . Vì những ngôn ngữ từ chương tích cực trước đó , sự tiếp tục chánh sách tiêu chuẩn làm Trung Quốc thất vọng , nuôi nấng cảm tưởng bị phản bội và làm ra những yêu cầu trong nước Tàu là cần có một chánh sách ngọai giao cứng rắn hơn.
Thức tỉnh các Láng giềng
Những ngày nay , căng thẳng Đông Á có phần nặng nề hơn tháng giêng năm 2009 , và Hoa Kỳ tự lấy sử dụng cáct ích sản quân sự của mình thương xuyên hơn, hầu gủi tín hiệu cho Bắc Bình về quyền lợi Hoa Kỳ trên Biển Đông và Nam Hải . Dù rằng các than phiền Tàu trái ngược , những căng thẳng này không do Hoa thịnh Đốn tạo ra và theo nhiều thời điểm, chánh quyền Obama đã chấp nhận nhiều chánh sách xây dựng để gỉam thiểu chúng .
Chẳng hạn năm 2010, di chuyễn Bắc Bình không khéo léo làm phần lớn các làng giềng Trung Quốc lánh xa . Khi Bắc Hàn tấn công Nam Hàn hai lần , giết chết thủy thủ, binh lính, và công dân Nam Hàn , Bắc Bình tỏ vẽ cố gắng chuyễn trách móc qua Hoa Thịnh Đốn và Hàn Thành –Seoul và bảo vệ Bình Nhưỡng - Pyongyang tránh mọi hậu quả quốc tế . Thoạt tiên, chánh quyền Obama không khéo yêu cầu Bắc Bình hợp tác ghì cương Bắc Hàn . Nhưng khi Bắc Bình ngờ vực , Hoa thịnh Đốn quay sang Nhật Bổn Và Nam Hàn để phối hợp phản ứng chống BÌnh Nhưỡng hiếu chiến , cuối cùng đưa tới một hợp tác tình báo tăng cường giữa 3 nước và các tập trận Hoa Kỳ - Nam Hàn ở Hòang Hải. Bắc Bình không thích liên kết chặc chẻ gây hấn Bắc Hàn gây tạo ra ngay láng giềng mình , cho nên bước tới cản ngăn Bình Nhưỡng thực thi thêm những khiêu khích đe dọa mới vào tháng chạp năm 2010 .
Bắc Bình cũng hành động mài nhẳn láng giềng mình trong nhiều tranh chấp chủ quyền . Ỏ Hội Thảo Vùng ASEAN tháng 7 năm 2010 . Bộ trưởng ngọai giao Hoa Kỳ là bà Hillary Clinton lưu ý là dù cho Hoa Kỳ không đứng về phía nào cả trên các tranh chấp chủ quyền ở Biển Nam Hải và hy vọng là chúng sẽ được xử lý một cách hòa bình . Bà kêu gọi tạo nên những biện pháp xây đắp lòng tin cậy và qui tắc xử sự đa phương; và yêu c ầu mọi kẻ tranh chấp làm sáng tỏ các tuyên bố theo đúng luật lệ quốc tế. Vị trí xây dựng và hình dung tốt đẹp này được hổ trợ khắp nơi Đông Nam Á , nhưng lại nêu lên một giải đáp ngọai giao tàn tệ của Ngọai Trưởng Tàu. Như vậy Bắc Bình đã tha hóa các lân bang miền Nam Trung Quốc và làm họ càng thêm mong muốn cộng tác với Hoa Kỳ và với nhau theo đường lối có thể trong dài hạn, trả tiền cho các quyền lợi Hoa Kỳ trong vùng .
Trong lúc đó, các liên hệ Tàu và Nhật trở nên căng thẳng, sau khi các chức quyền Nhật bắt giữ một thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc gần các đảo Diaoyu Senkaku tháng 9 năm 2010 . Hầu làm dịu phản ứng Trung Quốc, Hoa kỳ lập lại chánh sách lâu đời của mình : không đứng về phe nào trên vấn đề chủ quyền , nhưng công nhận kiểm sóat hành chánh Nhật Bổn , cho nên có thể áp dụng ở đây điều 5 của Hiệp Ước Quốc phòng Hoa Kỳ - Nhật Bổn. Thông điệp thật là minh bạch : Trung Quốc phải hết sức thận trọng cách nào Trung Quốc ép buộc Nhật Bổn đi vào đàm phán . Hai năm sau, một lần nữa Trung Quốc phản ứng nghiêm khắc , lần này về chánh phủ Trung Ương Nhật mua vài đảo từ một gia đình tư nhân Nhật . Biểu tình phản đối chống Nhật và nổi loạn bùng nổ ở Trung Quốc và Bắc Bình công kích mạnh ngọai giao về giả thiết “ quốc hửu hóa” các đảo . Bắc Bình tăng thêm họat động trên biển và trên không quanh các đảo, rồi tuyên bố một vùng xác nhận không phận quốc phòng ở Biển Đông Tàu bao gồm vùng tranh chấp. Việc giới thiệu một vùng đột ngột, vụng về và gây hấn bị Hoa Kỳ và các nước khác trong vùng chỉ trích và Hoa Kỳ gửi đến vùng các máy bay thả bom B- 52 nhấn mạnh đến tự do lưu thông biển tiếp tục ở đây . Những căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bổn ở Biển Đông Tàu rất hửu ích cho cho cố gắng Hoa Thịnh Đốn để thúc dục Tokyo - Đông Kinh đảm trách một nhiệm vụ lớn hơn trong vụ đồng minh cùng Hoa Kỳ. Nhưng chánh quyền Obama cũng được bá cáo là đã cố tâm giữ cho Nhật khỏi nâng cao thêm sự việc. Các giải đáp thận trọng định cở này, không giải quyết được tranh chấp , nhưng giữ cho tình huống khỏi sôi bỏng hơn và làm cho nó có thể dễ xử lý hơn. Ngày nay, Trung Quốc và Nhật Bổn tuồng như theo dõi m ột thủ tục đã thỏa thuận tuần tra mô hình quanh các đảo , và căng thẳng có vẽ dễ xử lý hơn .
Nơi khác trong vùng như thể thương lượng với Phi Luật Tân trên Bải cát Scarborough Shoal , Bắc Bình đã khai thác khiêu khích của kẻ khác, cố tâm hợp pháp hóa những cố gắng Tàu củng cố kiểm sóat trên lảnh thổ này Trung QuỐc tuyên bố từ lâu , nhưng chưa cai quản . Ở những thời điểm khác, như tuyên bố năm 2012, bao gồm phần lớn các đảo Hòang Sa và Trường Sa chưa ai ở và cồn cát Macclefield Bank, là một đơn vị hành chánh mới ; Bắc Bình đã hành động khẳng định, ngay cả khi không có khiêu khích rỏ rệt .
Mới đây , Trung Quốc đã khởi động những lo ngại khắp vùng bằng cách đeo đuổi khẩn hoang kích thước đại trà và các dự án hạ tầng cơ sở trên các rặng san hô tranh chấp , khiến bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter khiển trách Bắc Bình , tháng 5 năm 2012 , ở Đối Thọai Shangri-La Dialogue , một hội thảo an ninh quốc tế hàng năm tại Singapore . Chánh quyền Obama thường đứng đắn chỉ trích cư xử khiêu khích của Tàu và liên tục khẳng định quyền tự do lưu thông biển của cộng đồng quốc tế trên Biển Đông và Nam Hải Tàu. Và đã thông minh trả lời các di chuyễn Tàu tranh cải , bằng cách tái năng lực hóa các đồng minh vùng , củng cố chung sức với kẻ không đồng minh và giúp đở các chung sức địa phương , phát triễn khả năng theo dõi và chống đở những khẳng định Tàu. Con đường này không đưa tới ngay tức khắc việc giải đáp các vấn đề trong vùng ; nhưng có cơ giúp Bắc Bình nhận thức lợi ích - cho mọi người - trở lại con đường ít gây hấn hơn, tái bảo đảm hơn , như thể là con đường Hoa Kỳ đã theo dõi gần suốt thập niên đầu tiên thiên niên kỷ mới .
Tất cả cùng chung bây giờ
Khi phải moi ra hợp tác Tàu trên các vấn đề cai quản tòan cầu, tỉ như không lan tràn hạt nhân, can thiệp vào các xung đột vùng và dân sự, thay đổi khí hậu , thành tích chánh quyền Obama được ghi chép rất pha trộn .
Về lan tràn hạt nhân chỉ tòan là thất bại trong vụ nhờ Trung Quốc giúp làm Bắc Hàn ngưng chế tạo võ khí hạt nhân và các hệ thống phóng chúng đi, nhưng có nhiều tiến bộ làm Iran dễ dàng hướng về một tạm dừng thương lượng chương trình hạt nhân Iran . Trung Quốc đã ký trên các nghị quyết Liên Hiệp Quốc thích đáng đến các vấn đề này chống lại cả hai nước , dù rằng chỉ đã làm giảm thiểu chúng . Quan trọng hơn nữa , là tiếp tục cung cấp một dòng sống kinh tế cho Bình Nhưỡng và Tehran (thủ đô Iran ).
Tổng thống Tàu Tập Cận Bình tuồng như có các liên hệ ấm áp với Nam Hàn hơn là Bắc Hàn và đã hạ thấ p liên hệ truyền thống đặc biệt của Tàu với Bình Nhưỡng . Đây là một phát triễn đáng hoan nghênh, đặc biệt sau chánh quyền tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào rụt rè tiến tới Bình Nhưỡng, ngay cả khi Bình Nhưỡng tấn công Nam Hàn. Tuy nhiên Trung Quốc thương mãi và dầu tư ngày nay nhiều hơn là vào năm 2008 , cung cấp đủ hổ trợ khiến các trừng phạt Hoa Kỳ và Đồngminh mất hết bén nhọn.
.
Bắc Bình và Hoa Thịnh Đốn sát cánh họat động cùng nhau về hủy bỏ hạt nhân – denuclearization Bắc Hàn ở trò chuyện 6 phe , đặc biệt từ năm 2006 đến 2008 , nhưng những trò chuyện này tan vỡ vào năm cuối cùng của chánh quyền Bush và đã không sống lại kể từ đó . Sau 3 năm không trò chuyện, nhóm Obama kết luận rằng cũng không họat động được , cho nên ở thỏa hiệp kiểm sóat võ khí “ Ngày Nhảy Vọt” tháng 2 năm 2012, chánh quyền Obama cống hiến hào phóng tái lập đàm phán. Đàm phán này mau lẹ bị Bắc Hàn làm hỏng , khi Bắc Hàn sử dụng kỷ thuật tên lữa theo đường đạn – ballistic missile trong một cuộc phóng vệ tinh, nhưng chánh quyền đáng tán thưởng khi đeo đuổi cố gắng thiện ý và như vậy tỏ rỏ ch o mọi nhà quan sát nơi nào đã có rào cản chặn đường thật sự .
Áp lực quốc tế trên kinh tế Iran đã tăng mạnh mẽ vào các năm Obama. Không muốn bị mắc rối đến các luật lệ trừng phạt ở Hoa kỳ hay của Âu Châu nội địa nhắm vào các người tham dự thứ ba, cũng như chính ngay muc tiêu . Các hảng năng lượng Tàu gỉam bớt mua bán với Iran các năm 2012 và 2013. Nhưng Bắc Bình xem nhữn g luật lệ này là bất hợp pháp và tuồng như tìm kiếm những cơ hội làm doanh vụ cùng Iran , dù có luật. Bắc Bình tăng thêm nhiều mua năng lượng , khi tan tuyết băng giữa Tehran và Hoa Thịnh Đốn, xảy ra cuối năm 2013 . Trung Quốc là quốc gia duy nhất của các trò chuyện P5+1 ( gồm luôn cả Pháp , Nga, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Đức ) cả hai là nước nhập khẩu năng lượng thực- net và đều muốn có những liên hệ bình thường với Tehran khi không có thỏa hiệp hạt nhân tòan diện . Động lực cho các thỏa thuận chồm đứng lên với Iran có lẽ phần lớn là kinh tế , nhưng các vụ mua năng lượng tăng gia khi đang ở tiến trình đàm phán , dầu sao cũng làm giảm bớt áp lực trên Cộng Hòa Hồi giáo này, để chấp nhận một lọai thỏa hiệp hạt nhân vĩnh viễn và dễ kiểm tra , các nhà đàm phán Hoa Kỳ và Âu Châu thích thú .
Còn nói về các can thiệp vào các xung đột vùng địa phương và dân sự cuối những năm Bush, Trung Quốc tuồng như hơi làm dịu mềm chống đối truyền thống can thiệp vào nội bộ các nước khác . Các năm 2006 và 2007, Trung Quốc khởi sự làm áp lực Khartoum dể chấp nhận dự án giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc – UN cho Darfur và như thế góp phần vào các người giữ hòa bÌnh không phải là dân Phi Châu đầu tiên trong cố gắng này . Cuối năm 2008 , Trung Quốc thỏa thuận gia nhập một tác chiến hải quân đa phương ở Vịnh Aden chống hải tặc cho phép đuổi theo nóng hổi vào vùng biển thuộc Somali. Tuồng như Bắc Bình muốn làm ấm áp thêm theo ý kiến trở thành , như lời Thứ trương Ngọai giao Hoa Kỳ Robert Zoellick , “ một kẻ nắm giữ cọc có trách nhiệm” ở hệ thống quốc tế Trung Quốc đã hưởng thụ nhiều.
Khuynh hướng này tiếp tục ở chánh quyền Obama , khi Bắc Bình gây sốc cho mọi người bằng cách bỏ phiếu ở Ủy Ban An ninh UN đầu năm 2011, đưa chế độ Muammar al – Qaddafi ở Libya ra Tòa Án Hình tội Quốc tế, vì đã đàn áp dữ dội một cuộc nổi lọan vào Mùa Xuân Ả Rập - Arab Spring. Chánh quyền Obama và dân Âu Châu đã khôn khéo tập hợp lại hổ trợ cho Liên Hiệp Phi Châu và Liên Minh Ả rập - Arab League trước khi tiếp xúc Trung Quốc , và Bắc Bình tỏ vẽ ngần ngại làm phật lòng quá nhiều nhà chủ nghĩa quốc gia hậu thuộc địa , khi chống đối giải pháp . Tuy nhiên, từ đỉnh này , mọi sự đều mau lẹ tuột dốc. Khi các đồng minh NATO tăng áp lực trên Libya bằng cách đề nghị hành động quân sự UN hổ trợ , hầu bảo vệ dân chúng Benghazi , Trung Quốc bỏ phiếu trắng. Khi không lực NATO vượt quá mệnh lệnh UN bằng cách hổ trợ hoàn tòan phe chống đối Libyan, thành quả cuối cùng là bắt và giết chết Qaddafi . Trung Quốc có cảm tưởng là đã bị tiến trình UN phản bội . Sau đó Bắc Bình gia nhập Moscow bằng các cố gắng chống đối tích cực Hoa Kỳ và Âu Châu, hầu di chuyễn chống đối chế độ Assad ở Syria. Sau đó , ở Ukraine , Trung Quốc tụ điểm nhiều hơn hổ trợ ngọai quốc cho cách mạng  u Châu- Euro maidan tại Kiev ( thủ đô Ukraine ) hơn là trên can thiệp Nga , và Trung Quốc chống lại các trừng phạt chống Nga , sau khi Nga xâm chiếm – thôn tính Crimea .
Nói tóm lại, bất cứ lúc nào chánh quyền OBama tuồng như muốn ôm chồm một chánh sách thay đổi chế độ , mặn nồng không kém chánh quyền Bush nhiệm kỳ thứ nhất, Trung Quốc đã ngưng lại không còn nhũng trả lờI hổ trợ đa phương nữa về các xung đột trong vùng và dân sự và rut lui về chánh sách thờ ơ - bàng quang xưa cũ . Thay đổi này là chánh sách không lan tràn hạt nhân của Trung Quốc. Giới thượng lưu Trung Quốc nay biện cứ rằng chế độ Kim ( ở Bắc Hàn ) tự nhiên muốn tránh khỏi số phận của Qaddafi, đã phải rời bỏ chương trình võ khí hạt nhân nhiều năm trước khi chết. Cho nên họ làm lệch hướng chỉ trích là Bắc Bình đã không làm áp lực trên Bắc Hàn đủ để nhấn mạnh đến thất bại của Hoa Kỳ và đồng minh cống hiến đầy đủ bảo đảm an ninh cho Bình Nhưỡng.
Ngược lại , Thay đổi khí hậu là biểu hiện sáng rực cho liên hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc . Ỏ Hội Nghị Tố Cao Hợp Tác Kinh Tế Á Châu – Thái Bình Dương năm 2014, Obama và Tập Cận Bình đã đạt một thỏa hiệp lịch sữ về phát thải khí nhà kiếng. Trung Quốc tự cam kết sẽ đạt đỉnh phát thải Carbon khỏang năm 2030 và hứa hen sẽ phát xuất 20 % điện tương lai từ các nguồn không carbon . Còn Hoa Kỳ cũng hứa hẹn giảm tổng số phát thải khí nhà kiếng 26% đến năm 2025 , theo mức căn bản năm 2005 . Những cam kết – hứa hẹn này từ hai quốc gia phát thải các khí nhà kiếng lớn nhất thế giới ,tạo tình huống động năng cho Hội Nghị Thay Đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc năm 2015, sẽ họp cuối năm nay ở Paris . Và dù cho mục tiêu Trung Quốc đưa ra có chậm trễ thế nào đi nữa đối với các tay tích cựcmôi trường , các cam kết của Trung Quốc cũng là môt cú đấm dữ dội – slog cho các nhà đàm phán Hoa Kỳ và là một thành công chánh yếu của nền Ngoại Giao Mỹ. Ở Hội Nghị Thay đổi khí hậu năm 2009 tại Copenhagen, Trung Quốc đã tái tập hợp các nền kinh tế đang trổi dậy và các quốc gia đang mở mang chống lại nhữn g ngăn cản như thế và nền kinh tế Trung Quốc cũng đủ to lớn làm con đường cưỡi ngựa tự do , xén cắt bất cứ một đàm phán tòan cầu nào .
Những bài họccó được
Chánh quyền Obama cũng còn điểm danh ra các tiến bộ trền nhiều tiêu đề nhỏ hơn về liên hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ , từ cải thiện các dây thắt chặc giữa quan sự và quân sự , đến những cuộc đối thọai có ý nghĩa cách nào tránh những sự cố trên biển cả , đến công trình nền tảng cho một thỏa hiệp đầu tư song phương nào đó , đến những hộ chiếu -visas an tòan dễ dàng hơn cho du hành doanh nghiệp và du lịch. Nhưng chính những thách thức rộng rải hơn do trổi dậy Trung Quốc gây ra , cùng những thành công hay thất bại chánh quyền Obama giải quyết các thách thức này , mới cung cấp vài bài học cho chánh sách tương lai .
Để tăng cường an ninh vùng địa phương và khuyên can Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng ép buộc , Hoa Kỳ cần duy trì một sự hiện diện vạm vỡ ở Á Châu và xây đắp nhưng mối thắt chặc quân sự , ngọai giao và kinh tế với các đồng minh và các kẻ chung sức khác trong vùng , ngay cả khi cố tránh những hành động quá ư bi kịch tính và từ chương , có thể gợi ý là những cố gắng Hoa Kỳ nhằm vào kiềm chế Trung Quốc . Khi cố tâm gây ra một hổ trợ Tàu cho các sáng kiến cai quản đa phương toàn cầu về Lan tràn hay trêncác xung đột trong vùng và dân sự , Hoa thịnh Đốn phải tụ điểm không phải trên thay đổi chế độ mà là trên cư xử ngăn cấm các quốc gia liên quan . Khi có thể làm được , Hoa Kỳ phải được hổ trợ từ các tổ chức vùng , trước khi đến gần Trung Quốc trên các nổ lực này ( như chánh quyền Obama đã làm đối với Libya ) .Về thay đổi khí hậu, trong lúc đó , Hoa Thịnh Đốn phải cố gắng làm Bắc Bình giảm thiểu các phát thải khí nhà kiếng bằng cách làm đòn bẩy những âu lo của các nhà lảnh đạo Tàu về các vấn đề nội bộ liên hệ , tỉ như sương mù ở đô thị độ cao thấp kém .
Điểm khởi đầu cho chánh sách Trung Quốc của Hoa Kỳ cần phải là một nhìn nhận Cộng Hòa Nhân Dân đã trở thành một cường quốc , có một nồng độ lớn lao hảnh diện quốc gia chủ nghĩa , nhưng vẫn còn là một nước đang mở mang ( chậm tiến ) với các thách thức to lớn nội địa và bất ổn . Khủng hỏang tài chánh năm 2008 phóng đại cả hai thật tế đối ngược nhau này ; làm cho các thảo luận với Bắc Bình càng phức tạp thêm hơn trước nhiều . Nhưng xung đột tương lai không phải là điều chắc chắn, và các cọc cạch của nó có cơ giảm bớt, nhờ một phối hợp hiểu biết sức mạnh và ngọai giao Hoa Kỳ về nhũng giới hạn phía Bắc Bình muốn hợp tác với Hoa Kỳ và đồng minh ở Đông Á và xa hơn .
( Irvine , Nam Ca Li - Hoa Kỳ , ngày 1 tháng 9 năm 2015 )