|
|
|
QUYỂN 5 |
|
|
|
|
|
|
|
Bệnh đậu mùa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
25/6/2015
Bệnh đậu mùa là bệnh truyền nhiễm gây bởi hai dạng virus Variola major và Variola minor, tiếng Latin là Variola hay Variola vera, trong đó danh từ varius nghĩa là “có nốt”, còn danh từ varus là “mụn nhọt”. Tiếng Anh viết là “smallpox” được gọi từ thế kỷ 15 để phân biệt với danh từ “great pox” (bệnh giang mai).
Bệnh đậu mùa gây nên sưng những mạch máu nhỏ ở trên da, miệng và cổ họng. Ở vùng da, bệnh nầy gây ra những vết ban nổi sần đỏ đậm đặc trưng, sau đó da bị phồng giộp những vết sần chứa nước. Virus Variola major độc hại hơn, gây tử vong trong số 30-35% bệnh nhân. Variola minor gây bệnh nhẹ hơn, thiệt mạng khoảng 1% bệnh nhân. Biến chứng lâu dài của việc nhiễm Variola major là các sẹo đặc trưng, thường trên da mặt, ở 65-85% số nạn nhân. Bệnh nhân có khi cũng có thể bị mù lòa vì tế bào giác mạc bị sẹo. Phái nam còn có thể bị hiếm muộn không thể sinh con. Dị hình ở khớp tay chân vì các chứng viêm khớp xương mãn tính là biến chứng ít gặp hơn, xuất hiện ở khoảng 2-5% trường hợp nhiễm bệnh.
Bệnh đậu mùa xuất hiện vào khoảng 10 ngàn năm trước Công nguyên. Chứng tích xưa nhất của bệnh đậu mùa là những vết mụn mủ trên xác ướp của PharaonRamses V thời Ai Cập từ cổ đại. Căn bệnh này đã giết chết khoảng 400.000 người dân châu Âu mỗi năm trong những năm vào cuối thế kỷ 18, trong đó có 5 quốc vương đương tại vị. Bệnh này cũng và là nguyên nhân của 1/3 trường hợp bị mù. Khoảng 20-60% số những người nhiễm bệnh, trong đó có khoảng hơn 80% là trẻ em bị tử vong. Hậu quả là 300-500 triệu người đã chết vì bệnh đậu mùa vào thế kỷ 20. Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) ước lượng riêng năm 1967 có khoảng 15 triệu người nhiễm bệnh đậu mùa và 2 triệu người tử vong.
Sau chiến dịch chủng đậu phòng ngừa bệnh đầu mùa hằng năm, WHO chứng nhận đã tiêu diệt được bệnh đậu mùa vào năm 1979. Bệnh đậu mùa là bệnh truyền nhiễm đã được diệt dứt điểm.
Thời kỳ ủ bệnh từ nhiễm bệnh đến triệu chứng rõ ràng xuất hiện là khoảng 12 ngày. Một khi bị hít virus Variola major truyền vào miệng hoặc vùng niêm mạc hô hấp, đến hạch bạch huyết và bắt đầu sinh sôi. Trong giai đoạn ban đầu, virus có thể di chuyển từ tế bào đến tế bào, vào khoảng ngày thứ 12, các tế bào nhiễm virus giảm dần, virus trong máu với số lượng lớn. Tiếp đó là sự sinh sôi virus diễn ra ở lá lách, tủy xương và hạch bạch huyết. Các triệu chứng ban đầu tương tự với các bệnh nhiễm virus khác, chẳng hạn như cúm và cảm thông thường, sốt ít nhất 38.5°C, đau nhức cơ, khó chịu, đau đầu và mệt mỏi. Khi các ống tiêu hóa bị liên lụy, chứng buồn nôn và ói mửa, chứng đau lưng xuất hiện. Các triệu chứng báo trước, hay giai đoạn tiền bệnh, thường kéo dài 2-4 ngày. Từ ngày 12-15, những thương tổn đầu tiên xuất hiện, đó là các vết chấm nhỏ màu đỏ gọi là “enanthem” trên màng nhầy của miệng, lưỡi, vòm miệng và cổ họng. Nhiệt độ cơ thể vẫn bất bình thường. Các thương tổn này nhanh chóng lan ra và bị vỡ, cho ra lượng lớn siêu vi khuẩn vào tuyến nước bọt.
Siêu vi khuẩn bệnh đậu mùa có khuynh hướng tấn công tế bào da, gây nên những mụn nhọt điển hình gọi là phát ban của chứng bệnh này. Các nốt nhỏ phát triển trên da từ 24-48 giờ sau khi các thương tổn ở các màng nhầy xuất hiện. Thông thường, các vết ban xuất hiện đầu tiên ở trán, sau đó nhanh chóng lan ra cả khuôn mặt, phần lớn các bộ phận trên đầu rồi truyền xuống toàn thân. Quá trình xảy ra không quá 24-36 giờ, sau thời gian này không còn thương tổn mới nào xuất hiện. Lúc này, sự nhiễm virus variola có thể diễn ra theo nhiều hướng, dẫn đến bốn loại bệnh đậu mùa như trong phân loại: thông thường, giảm nhẹ, ác tính và gây xuất huyết. Trong lịch sử, bệnh đầu mùa gây ra tỷ lệ tử vong vào khoảng 30%, trong đó hai dạng ác tính và gây xuất huyết thường gây chết người.
90% hoặc hơn số các ca bệnh đậu mùa gặp ở những người chưa tiêm chủng thuộc loại đậu mùa thông thường. Ở dạng này, vào ngày thứ hai phát ban, vết ban sẽ biến thành nốt sần. Vào ngày thứ ba hay thứ tư, các nốt sần sẽ chứa bên trong một chất dịch màu trắng đục và trở thành mụn nước. Chất dịch này trở nên đặc và có màu đục trong vòng 24-48 giờ.
Đến ngày thứ sáu đến thứ bảy, mọi vết thương ở da sẽ biến thành nốt sần. Trong vòng 7-10 ngày, các nốt sần sẽ phát triển và đạt kích thước tối đa. Các nốt sần nổi lên rõ rệt, thường có hình tròn, chạm vào thấy căng và cứng. Các nốt sần ăn sâu vào lớp biểu bì, cho cảm giác đó là các hạt nhỏ ở da. Chất dịch dần dần rỉ qua nốt sần, và vào tuần thứ hai, các nốt sần xẹp xuống rồi khô đi, tạo thành lớp vảy cứng. Vào ngày thứ 16 tới ngày thứ 20, lớp vảy sẽ bao phủ toàn bộ các vết thương đã bắt đầu bong ra, gây nên sẹo… mặt rỗ chằn.
Bệnh đậu mùa thông thường hay tạo ra các vết ban riêng biệt, mà các nốt sần sau đó tách ra khỏi lớp da. Sự phân bố các vết ban dày đặc nhất ở trên mặt, xuất hiện nhiều ở các chi hơn là trên thân mình; và ở tay chân, lại dày hơn ở các điểm mút. Lòng bàn tay và lòng bàn chân thường nổi lên ban nhiều thêm. Đôi khi, các chỗ phồng da kết lại với nhau, tạo nên vết ban nối kết nhau. Vết ban giao nhau làm bong lớp da ra khỏi lớp thịt nằm phía bên dưới. Bệnh nhân gặp phải các vết ban giao nhau thường vẫn trong tình trạng bệnh thậm chí sau khi lớp vảy đã hình thành. Tỷ lệ tử vong do gặp phải vết ban là 62%. Với đặc điểm gây phát ban và phát triển mau lẹ, bệnh đậu mùa giảm nhẹ hầu hết diễn ra ở những người đã tiêm thuốc chủng ngừa. Ở dạng này, các triệu chứng bệnh vẫn xảy ra nhưng ở mức độ nhẹ hơn so với đậu mùa thông thường. Bệnh nhân thường không sốt trong quá trình vết ban phát triển. Ở dạng này, các vết thương tiếp tục tồn tại trên da vào thời điểm các mụn nước hình thành. Lý do một số người mắc bệnh này vẫn chưa được biết đến. Trong lịch sử, bệnh đậu mùa ác tính chiếm khoảng 5-10% các trường hợp mắc bệnh, trong đó phần lớn là trẻ em 72%. Bệnh đậu mùa ác tính thường đi kèm với giai đoạn tiền bệnh kéo dài 3-4 ngày, sốt kéo dài và các triệu chứng nhiễm độc huyết trầm trọng. Vết ban phát triển ở lưỡi và trong miệng. Các mục ở da phát triển chậm. Vào ngày thứ bảy, thứ tám, các mục này xẹp đi và trông giống bị hằn vào da.
Không giống với bệnh đậu mùa thông thường, mụn nước chứa rất ít dịch, chạm vào thấy mềm và mỏng, và có thể chứa máu. Bệnh đậu mùa ác tính gần như luôn gây tử vong.
Đậu mùa xuất huyết là dạng bệnh nghiêm trọng đi kèm với hiện tượng xuất huyết nặng ở da, màng nhầy và ống dạ dày. Dạng bệnh này chiếm khoảng 2% số trường hợp và hầu hết ở người lớn. Với đậu mùa xuất huyết, da không nổi vảy. Thay vào đó, người bệnh bị xuất huyết dưới da, da trông giống bị phỏng và nám đen. Vì vậy, dạng này còn được biết đến với tên bệnh mụn đen. Vào giai đoạn đầu hay giai đoạn phát bệnh, xuất huyết diễn ra vào ngày thứ hai hay thứ ba khi xuất huyết dưới màng kết làm trắng mắt trở nên đỏ.
Đậu mùa xuất huyết cũng gây ra phát ban đỏ, các đốm xuất huyết, xuất huyết ở lá lách, thận, màng thanh dịch, cơ và ít gặp hơn là ở lá tạng ngoài tâm mạc, gan, tinh hoàn, buồng trứng và bàng quang. Người bệnh có thể tử vong bất ngờ từ ngày thứ năm đến ngày thứ bảy, khi mà ở ngoài da, các triệu chứng đáng ngại xuất hiện rất ít. Các biểu hiện về sau diễn ra ở bệnh nhân còn sống trong vòng 8-10 ngày. Bệnh nhân ở giai đoạn đầu có những biểu hiện: các nhân tố đông máu (như tiểu cầu, huyết tương và huyết thanh) suy giảm và lượng antithrombin tuần hoàn gia tăng. Bệnh nhân ở giai đoạn sau có lượng tiểu cầu bị giảm mạnh; tuy nhiên sự thiếu hụt các nhân tố đông máu ít trầm trọng hơn. Một số bệnh nhân ở giai đoạn sau cho thấy có sự gia tăng về lượng antithrombin. Dạng này có thể bắt gặp ở mọi nơi, chiếm từ 3-25% các ca tử vong, tùy thuộc vào độc tính của các vết sần. Đậu mùa xuất huyết có khả năng gây tử vong cao.
Bệnh đậu mùa xuất phát từ việc nhiễm virus Variola, thuộc chi Orthopoxvirus, họ Poxviridae. Hai dạng đậu mùa cơ bản là variola major và variola minor.
Bốn loại virus thuộc nhóm Orthopoxvirus gây bệnh ở người: Variola, vaccinia, cowpox (đậu mùa ở bò) và monkeypox (đậu mùa ở khỉ). Trong tự nhiên virus variola chỉ gây bệnh ở người, ở động vật khác cũng bị nhiễm bệnh ở môi trường thí nghiệm. Vaccinia, cowpox và monkeypox có thể gây bệnh ở người lẫn động vật.
Chu kỳ sống của các virus thuộc nhóm Poxviridae khá phức tạp vì có nhiều dạng gây truyền nhiễm, với cơ chế xâm nhập tế bào đa dạng. Virus họ này là duy nhất trong số các virus có DNA vì chúng không tái tạo trong nhân tế bào, mà là ở tế bào chất. Để tái tạo, các virus sản sinh ra nhiều loại protein đặc trưng mà các virus DNA khác không tạo ra được, trong đó protein quan trọng nhất là RNA polymer hóa dựa trên DNA của virus. Vỏ virus được làm bằng các màng Golgi chứa một loại polypeptit virus đặc biệt, bao gồm hemagglutinin. Sự lây nhiễm variola major hoặc variola minor đều tạo ra miễn dịch chống lại các loại còn lại.
Bệnh lan truyền qua việc hít vào các virus variola trong không khí, thường từ các dịch từ vùng miệng, mũi, niêm mạc miệnng của người bệnh. Bệnh được truyền nhiểm từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc với người nhiễm bệnh, thường trong khoảng cách 1,8 mét, nhưng cũng có thể bị truyền bệnh qua việc tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm bệnh. Bệnh đậu mùa hiếm khi gây lây nhiễm qua không khí trong không gian kín như tòa nhà, xe buýt, xe lửa. Virus có thể lây truyền qua bào thai, nhưng bệnh đậu mùa bẩm sinh có tỷ lệ tương đối thấp. Bệnh đậu mùa không được ghi nhận là có thể lây truyền trong thời kỳ tiền bệnh và virus thường phát tán từ lúc xuất hiện các vết ban, hay đi kèm với các thương tổn ở đường miệng. Virus có thể lây truyền qua trong giai đoạn phát bệnh, thường vào tuần đầu tiên xuất hiện vết ban, khi các thương tổn ở da còn nguyên vẹn. Bệnh bắt đầu ít lây nhiễm trong khoảng 7-10 ngày từ lúc vảy xuất hiện, nhưng người bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm cho đến khi miếng vảy cuối cùng bị rụng đi.
Bệnh đậu mùa lây nhiễm cao, nhưng thường với tốc độ chậm và ít rộng khắp hơn so với các bệnh truyền nhiễm do virus khác; có thể bởi vì bệnh lây nhiễm qua việc tiếp xúc gần và xảy ra sau khi vết ban đã xuất hiện. Tỷ lệ lây nhiễm cũng bị ảnh hưởng bởi thời gian ngắn trong giai đoạn lây nhiễm. Ở vùng ôn đới, số lượng lây nhiễm đậu mùa đạt cao nhất vào mùa đông và mùa xuân. Ở vùng nhiệt đới, bệnh xuất hiện cả năm. Bệnh đậu mùa tùy vào khả năng miễn dịch trong cơ thể. Miễn dịch có được từ thuốc chủng ngừa mà mọi người được tiêm chủng thường xuyên. Theo định nghĩa y học, đậu mùa là loại bệnh đi kèm với sốt cấp tính trên 38,3 °C, cùng với các vết ban có đặc điểm cứng, sau đó là mụn nước hoặc mụn mủ ăn sâu xuất hiện vào cùng thời kỳ phát triển mà không có nguyên nhân rõ ràng. Nếu có trường hợp bệnh được nhận thấy, bệnh sẽ được xác nhận thông qua các kiểm tra của phòng thí nghiệm.
Xác định bệnh bằng xét nghiệm phát hiện virus variola bao gồm việc nuôi cấy virus trong màng chorioallantoic (một phần của phôi gà) và kiểm tra các mụn bọc thương tổn dưới những điều kiện nhiệt độ xác định. Chủng virus có thể được đặc trưng bởi phân tích phản ứng chuỗi polymerase (PCR) và hạn chế mảnh chiều dài đa hình (RFLP). Xét nghiệm huyết thanh và tánh miễn dịch liên kết với enzym (ELISA) để đo tình miễn dịch glubulin virus đậu mùa cụ thể và kháng nguyên đã được phát triển để hỗ trợ trong việc chẩn đoán nhiễm bệnh.
Bệnh thủy đậu (chickenpox) thường bị nhầm lẫn với bệnh đậu mùa vào thời kỳ tiền bệnh sớm. Hai bệnh này được phân biệt bằng nhiều phương pháp. Không giống bệnh đậu mùa, bệnh thủy đậu thường không ảnh hưởng đến lòng bàn tay và lòng bàn chân. Thêm vào đó, mụn mủ thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào thời gian phát ban, còn mụn mủ đậu mùa đều gần như cùng kích cỡ bởi vì virus phát triển đồng đều hơn. Công đoạn đầu tiên được sử dụng để ngăn chặn đậu mùa là tiêm thuốc. Thuốc tiêm đã được thực hiện ở Ấn Độ vào khoảng năm 1000 Trước Công Nguyên, và tiêm một mũi đậu mùa bột, hoặc rắc mầm bệnh đậu mùa lên da nơi có vết xước. Tuy nhiên, ý tưởng rằng tiêm thuốc có nguồn gốc từ Ấn Độ đã được miêu tả trong các văn bản y học tiếng Phạn về quá trình tiêm thuốc. Việc tiêm chống bệnh đầu mùa ở bên Tàu đã được tìm thấy vào cuối thế kỷ thứ 10, và quy trình được thực hiện rộng rãi vào thế kỷ thứ 16 trong thời kỳnhà Minh.
Lịch sử Việt Nam có ghi lại một số những nhân vật chết vì bệnh đậu mùa. Trong đó có Hoàng tử Cảnh, người con cả của vua Gia Long. Hoàng tử Cảnh mất năm 22 tuổi, để lại một vợ và hai con. Vua Tự Đức cũng bị bệnh đậu mùa và bị vô sinh nên nhận một người con nuôi lên làm vua và chỉ tại vị được 3 ngày, đó là vua Dục Đức.
1- “Năm Canh Thìn (1820) tháng 11 (âm lịch) bệnh dịch lan tràn, khởi đầu từ Hà Tiên đến Bắc Thành. Nhiều người chết. Nhà vua chẩn cấp cho dân tổng cộng 73 vạn quan tiền.”
Vết sẹo rậm trên mặt thường là chứng tích của bệnh đậu mùa, tiếng Việt có chữ riêng để gọi: “mặt rỗ chằn”.
BS Trần Văn Diên, Texas USA ngày 14/06/2015
Học sinh CT 1970-73 NLS Cần Thơ |
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP |
|
|
|
|
|
|
VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com
Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com
Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012) |
|
|
|
|
|
|
|
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/ |
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1062305 visitors (3175949 hits) |