21/1/2016
Từ chỉ có 382 người sinh quán Việt Nam ở bang Victoria –Úc năm 1976, năm 1981 con số lên trên 12 000 người và năm 2015 lên trên 68 000 người , xây dựng những mạng lưới cọng đồng mạnh mẽ , góp phần làm ra một văn hóa đặc thù cho đời sống và thương mãi Victoria . Năm 2011, đã có 207 620 ở Úc kê khai sinh quán là Việt Nam , đông thứ năm , trên Ý (201 680 ), Phi Luật Tân ( 193 00 ) Nam Phi châu (161 590 ) , Mã Lai Á ( 134 140 ) , Đức ( !25 750 ) . Năm 2011, con số dân Úc gốc Việt có thể đã trên 260 000 .Thiết tưởng Việt Nam nên tiếp tục khích lệ thêm con em di cư sang Úc , cố vượt lên hàng thứ nhì hay ba ở các nhóm di cư sang Úc ngày nay, chỉ nên sau Vương Quốc Anh ( 1 196 000 sinh qúan Anh năm 2011) hay Tân Tây Lan ( 543 000 ) , trên hẳn các nhóm từ Trung Quốc ( 387 420 ) , Ấn Độ ( 337 120 ) :
Cập nhật hiểu biết thêm hơn về Nước Úc ( Úc Châu ) ngày nay
G S Tôn Thất Trình
Phần I
Tổng Quát
Úc Châu- Australia , Nước Úc hay chánh thức là Nước Thịnh Vuợng Chung Úc Châu – Commonwealth of Australia, là một quốc gia châu đại dương – oceanian , gồm lục địa chánh Úc Châu , đảo Tasmania và nhiều đảo nhỏ hơn khác. Đây là một quốc gia , tổng diện tích đứng hạng thứ sáu thế giới. Các quốc gia láng giềng là Papua New Guinea , Inđônêxia và East – Đông Timor ở phia Bắc ; các đảo Solomon Islands và Vanatu ở Đông Bắc; Tân Tây Lan – New Zealand ở Đông Nam . Thủ đô là Canberra ( vị trí : 35018’48 vĩ tuyến Nam và 149047’7 kinh tuyến Đông ) nhưng dân số chỉ đến 394 000 . Thành phố đông nhất là Sydney 4, 9 triệu ( năm 2014) cao 400 000 người hơn thành phố thứ nhì là Mel bourne 4.5 triệu; nhưng đến năm 2053, dự trù Melbourne sẽ đông dân hơn Sydney . Các thành phố Úc dân khác hơn 1 triệu dân là Brisbane 2.274 triệu , Pearl 2.021 triệu, Adelaide 1.394 triệu… Thành phố Darwin ở phía Bắc nhiều người Việt đã nghe nói tới, từ thập niên 1940, chỉ có 144 000 người .
Cách đây chừng 50 000 năm , trước khi dân Anh Quốc định cư ở Úc vào cuối thế kỷ thứ 18, Úc Châu đã được dân Úc địa phương cư trú nói nhiều thứ tiếng gom lại thành 250 nhóm ngôn ngữ, theo trang mạng “ Các khuynh hướng Xã hội Úc – Australian Social Trends “ của Cục Thống kê Úc , ngày 6 tháng 6 năm 2008. Sau khi dân Âu Châu khám phá ra lục địa Úc, nhờ các nhà thám hiểm Hòa Lan năm 1606, nữa phần phía Đông nước Úc được Anh Quốc tuyên bố là thuộc nước Anh năm 1770 và thọat tiên Anh Quốc đưa dân tội đồ đến cư ngụ ở thuộc địa New South Wales, từ ngày 26 tháng giêng năm 1788 . Hầu ý có niệm so sánh , năm 1620 , Chúa Sải gã con gái là công nương Nguyễn Phước Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chey Chetta II, và năm 1623 nhờ sự vận động của hoàng hậu Ngọc Vạn cho người Việt đến Mô Xòai- Mô Xuy đất Phù Nam , lúc đó là thuộc địa lỏng lẻo của Chân Lạp. Theo Lâm Văn Bé ( Dòng Việt 2005 ), năm 1768 Cuộc Nam Tiến đã chấm dứt và tòan thể lảnh thổ Nam Kỳ thuộc Việt Nam. Năm 1789, nghĩa là sau dân tội đồ Anh hơn một năm đến cư ngụ ở New South Wales, Chúa Nguyễn Phước Ánh sai đắp thành Gia Định nguy nga, thuộc địa giới Phiên Trấn là một trong 3 dinh của Nam Kỳ; hai dinh kia là Trấn Biên ( Biên Hòa ) và Long Hồ ( An Giang và Vĩnh Long ). Năm 1802 , Nguyễn Phước Ánh Thống Nhất ba kỳ Bắc – Trung -Nam , lên ngôi vua Gia Long đặt kinh đô là Phú Xuân – Huế . Tưởng cũng nên nhắc qua là Nguyễn Huệ , Bắc Bình Vương do Nguyễn Nhạc phong tước là Long Nhương tướng quân, lên ngôi vua ở Phú Xuân là Quang Trung khi Bắc BìnhVương Nguyễn Huệ, cũng là nhà Nguyễn Tây Sơn, sau khi đánh tan quân Thanh , đặt kinh đô ở Phú Xuân- Huế . Vua Quang Trung cai qủan cả miền Bắc gọi là Bắc Thành và phần miền Trung đến Bến Ván , một địa danh tỉnh Quảng Nam . Từ Bến Ván vào Phan Thiết ( ? ) vẫn thuộc Nguyễn Nhạc là vua Thái Đức nhà Nguyễn Tây Sơn, lên ngôi vua từ năm 1778. Còn em thứ ba NguyễnTây Sơn là Tiết chế Nguyễn Lữ, tuy đôi khi đánh chiếm vài nơi ở ba dinh Phiên Trấn , Trấn Biên và Long Hồ, nhưng không bao giờ cai trị thật sự các dinh này. Và ba dinh Gia định này , phần lớn vẫn còn tùy thuộc Chúa Nguyễn Phước.
Những thập niên kế tiếp, dân số Úc Châu tiếp tục tăng đều đều , lục địa Úc đựợc thám hiểm thêm và 5 thuộc địa tự trị của Vuơng Miện Anh Quốc được thiết lập. Ngày 1 tháng giêng 1901 , cả 6 thuộc địa hợp lại thành nước Thịnh Vượng Chung Úc Châu . Trong khi đó thì cả ba Kỳ Việt Nam đều bị Pháp bảo hộ ( Nam Kỳ theo từ Thuộc địa ) và Cao Mên từ năm 1887 , cọng thêm Lào năm 1893 và Quảng Châu Loan năm 1900. Kể từ khi thành Liên Hiệp -Hợp Quốc – Federation, Úc Châu duy trì vững chắc một hệ thống chánh trị dân chủ tự do và thể chế quân chủ hiến pháp – constitutional monarchy gồm 6 bang và nhiều lảnh thổ - territories . Ngày 29 tháng 6 năm 2015, dân số Úc Châu là 23,6 triệu người , đa số ở đô thị và tập trung nặng nề vào các bang Miền Đông và ở Bờ biển .
Úc Châu là một quốc gia đã mở mang – developed country và là một trong những nước giàu có nhất thế giới , nền kinh tế xếp vào hạng thứ 12 thế giới. Năm 2014, lợi tức mỗi đầu người xếp hàng thứ 5 . Chi tiêu quân sự cũng đứng hàng thứ 13 thế giới. Chỉ số phát triễn nhân dân tòan cầu Úc xếp hàng thứ hai thế giới . So sánh quốc tế, Úc Châu nằm trong các hạng cao ở các lảnh vực tỉ như phẩm giá đời sống , y tế, giáo dục , tự do kinh tế và bảo vệ các tự do dân sự và quyền hạn chánh trị. Úc Châu là hội viên Liên Hiệp Quốc , G20, các quốc gia khối Thịnh Vượng Chung , ANZUS , OECD , WTO, ASPAC và Diễn Đà n Các đảo Thái Bình Dương .
Diện tích, Phân chia Hành Chánh
Tổng diện tích Úc Châu là 7 692 024 km2 ( 2 969 907 dặm Anh vuông ) . Tỉ trọng dân số là 2.8 / km2( 7.3 người /dặm Anh vuông ), rất ít người , đứng hạng 236 thế giới. Úc Châu chia ra làm 6 (tiểu ) bang: New South Wales – NSW , Quensland –QLD, South Australia –SA, Tasmania – TAS, Victoria- VIC , Western Australia – WA và hai lảnh thổ chánh yếu là Lảnh Thổ Thủ đô Úc - The Australian Capital Territory – ACT và Lảnh Thổ Bắc- the Northern Territory – NT . Trên nhiều phương diện ACT và NT họat động như thể là một bang , nhưng Quốc hội Thịnh Vượng Chung có thể gạt bỏ bất cứ một luật lệ nào của hai lảnh thổ này. Ngược lại, luật lệ hợp ( liên hiệp ) quốc chỉ có thể gạt bỏ luật lệ bang ở những vùng qui định ở Điều 51 Hiến Pháp Úc mà thôi. Các quốc hội bang giữ lại mọi quyền hạn còn lại, gồm quyền hạn trên trường học , cảnh sát bang , tòa án bang , đường xá , chuyên chở công cọng và chánh phủ địa phương , vì những điều khỏan này không được ghi danh ở Điều 51.
Mỗi bang và các lảnh thổ chánh yếu đều có quốc hội riêng , chỉ một viện ở NT , ACT và Queensland và hai viện ở các bang khác. Các bang là những thể nhân độc lập, dù phải bị vài quyền hạn của Thịnh Vượng chung chi phối như Hiến Pháp định nghĩa . Các hạ viện được xem là Quốc Hội Lập Pháp – Legislative Assembly ( như ở South Australia và Tasmania ). Thượng viện là những Ủy Ban Lập Pháp . Đứng đầu chánh phủ mỗi tiểu bang là Thủ tướng – Premier và ở mỗi lảnh thổ là Chánh Tổng trưởng -Chief Minister. Nữ Hòang Anh do một thống đốc – governor đại diện ở mỗi bang và ở NT gọi là Nhà Hành Chánh – the Administrator. Ở Thịnh Vượng Chung , đại diện Nữ Hòang là Tòan Quyền – Governor General . Quốc hội Liên ( hợp) bang quản trị trực tiếp những lảnh thổ sau đây :
· Các đảo Ashmore và Cartier Islands
· Lảnh thổ Nam Cực Úc -Australian Antarctic Territory
· Đảo Christmas Island
· Các đảo Cocos ( Keeling ) Islands
· Các đảo Biển San hô- Coral Sea Islands
· Đảo Heard Island và các đảo McDonald Islands
· Lảnh thổ Jervis Bay Territory, một căn cứ hải quân và cảng biển, cho thủ đô trên đất liền, nguyên là thành phần của New South Wales.
Lảnh thổ ngoại ở đảo Norfolk Island trước đây có một nền tự trị rộng rải , theo đạo luật Norfolk Island Act 1979 , có viện lập pháp riêng mình và một Nhà Hành Chánh đại diện Nữ Hòang . Năm 2015, Quốc Hội Thịnh Vượng Chung hủy bỏ chánh quyền tự trị, hòa nhập Norfolk Island vào các hệ thống thuế khóa và an sinh Úc , biến Quốc hội thành một Ủy Ban. Đảo Macquarie Island do Tasmania và đảo Lord Howe Island do New South Wales quản trị.
Dân cư và thành phần tộc dân Úc
Dân số Úc đã tăng lên gấp 4 lần kể từ thế chiến thứ nhất ( 1914- 1918). Tiếp theo thế chiến thứ hai ( 1940-45 ) đến năm 2000, gần 5.9 triệu trong số tổng dân Úc là dân di cư mới ,có nghĩa là gần 2 người cho 7 cư dân Úc đã sinh đẻ ở một nước khác. Qua nhiều thế hệ, đa số các dân di cư đến Úc là từ các đảo Anh Quốc. Theo thống kê dân số Úc năm 2011 là 21 507 717 người. Giữa năm 2015 (tháng 6 năm 2015 ) là 23 600 000 người , như đã nói trên. Năm 2016 ước tính sẽ là 24 018 500 người. Nghĩa là chưa đến 1/3 tổng số dân Việt Nam , tuy rằng diện tích 23 lần hơn diện tích Việt Nam. Nhưng nhờ dân di cư vào Úc tăng mạnh , vì mục tiêu năm 2012- 2013 là 190 000, trong khi năm 2005 – 2006 chỉ có 131 000 người tới Úc định cư, đến năm 2050, Úc dự tính sẽ có 42 triệu dân.
Qua nhiều thế hệ, đa số các dân di cư đến Úc là từ các đảo Anh Quốc và dân Úc phần lớn nguyên quán Anh hay Ái Nhĩ Lan – Irish . Theo thống kê Úc, 2011, đa số tổ tiên họ thường là Anh ( 36.1% ) , Úc ( 35,4 % ), Ái Nhĩ Lan ( 10.4 % ), Tô Cách Lan – Scottish ( 8.9 ), Ý ( 4.6% ), Đức ( 4.5 % ), Tàu ( 4.3 % ) , Ấn Độ ( 2.0% ). Hy Lạp ( 1.9% ) và Hòa Lan ( 1.7 % ) . Nhưng năm 2011, 5 nhóm di cư lớn nhất vào Úc là Vương Quốc Anh, Tân Tây Lan, Trung Quốc , Ấn Độ và Việt Nam. Đáng lưu ý là thống kê năm 2011 cho biết có 1.2 % gia đình Úc nói tiếng Việt Nam tại nhà , như thế ít nhất là 260 000 nguồn gốc Việt người tại Úc. Năm 1971 chỉ có 700 dân Úc nói nơi sinh quán họ là Việt Nam . Thế nhưng 15 năm sau con số lên đến 80 000 người. Năm 2011, con số này cao hơn 200 000, vì rất nhiều người không kê khai sinh qúan ở cuộc thống kê năm 2011.
Dân Việt Nam đến Úc tăng nhiều sau khi Chánh phủ Whitlam hủy bỏ những yếu tố kỳ thị da vàng cuối cùng vào thập niên 1970. Luật “ Kỳ thị Chủng tộc- Racial Discrimination Act 1975” làm cho kỳ thị chủng tộc bất hợp pháp, được thực thi vào những tháng cuối cùng của chánh phủ Whitlam. Luật này đề cập đến một lọat đạo luật ngăn cản dân gian ngòai Âu Châu di cư vào Úc , khởi đầu với : “Đạo luật Hạn chế di cư – Immigration Restriction Act 1901” . Còn Đạo luật đòi hỏi dân di cư vào Úc phải đọc cho được một ngôn ngữ Âu Châu cũng đã bị hủy bỏ năm 1958. Từ năm 1975 đến năm 1982 , Úc Châu nhận đến 57 770 dân tị nạn Việt Nam, đa số từ máy bay. Số tị nạn đi bằng tàu thủy chỉ có 2000 người đến Úc 7 năm sau thất thủ Sài Gòn, vì không kể đến số dân tị nạn chết chìm đắm tàu hay bị hải tặc Thái Lan hảm hiếp và giết chết . Gia đình chúng tôi cũng đã nhảy lên tàu định qua Úc tị nạn sau 30 tháng tư năm 1975, nhưng khi đến được Sinpapore rồi thì Mỹ hướng dẫn tàu nhỏ èo ợt chất đầy dân tị nạn qua Subic Bay – Phi Luật Tân , rồi đến Guam . Rất nhiều dân tị nạn đến cư trú tại ngọai ô Thành Phố Melbourne là Springvale, Footscray và Richmond, nay là những trung tâm doanh nghiệp và vănhóa Việt Nam . Cuối thập niên 1970 , đường phố thương mãi Richmond đầy rẫy doanh thương Ý và Hy Lạp, nay đã phải đóng cửa. Tuy vậy , theo lời của ông Lưu Quang Tường , một nhà ngọai giao kỳ cựu của Cộng Hòa Sài gòn, bỏ trốn sang Úc năm 1975, dân tị nạn Việt Nam thường xem chuyễn tiếp qua đời sống Úc rất khó khăn. Tìm ra chỗ làm việc là một vấn đề vì các rào cản, tỉ như ngôn ngữ và văn hóa . Nhưng ở Richmond, dân Việt mới đến Úc cũng đã đủ tiền thuê nhà hay mua các tiệm Ý và Hy Lạp bỏ đi . Dù sao đi nữa, đời sống ở Úc vẫn còn tốt đẹp hơn đời sống bên nhà . Đời sống cộng đồng ở đây là đa văn hóa và dân trẻ tuổi đến Úc để học hỏi và tạo đời sống riêng cho mình , và có đầy đủ nhân quyền. Đặc biệt là tình trạng nhân quyền ở Việt Nam lúc đó rất tệ mạt, mọi tổ chức nhân quyền đều bị cấm đóan cũng như bàn luận tự do.
Thổ dân địa phương Úc năm 2011 là 548 370 người( 2. 5% tổng số ), một tăng gia đáng kể so với thống kê năm 1976 chỉ có 115 953 người. Một phần tăng gia này do kế thừa thổ dân địa phuơng đã bị bỏ quên hay thiếu sót , tính ít đi , vì thổ dân không ghi chép theo đúng kiểu hồ sơ. Thổ dân bị nhốt tù hay bị thất nghiệp cao hơn mức trung bình Úc , mức giáo dục thấp hơn , đời sống ngắn ngủi hơn là dân Úc không phải nguyên là thổ dân . Vài cộng đồng thổ dân xa xôi , hẻo lánh được mô tả là đã có các điều kiện “tình trạng thất bại – failed state” . Cũng như nhiều nước đã mở mang khác, Úc Châu đang trải qua kinh nghiệm chuyễn dân số qua một tình trạng dân già nua hơn, nhiều dân nghỉ hưu và ít người làm việc hơn.
Đôi chút địa lý, địa hình,khí hậu…
Khối đất úc là 7 617 930 km2 ( 2 941 300 dặm Anh vuông ) ở Tấm Úc – Ấn - Indo- Australian Plate. Có Ấn độ dương và Thái bình dương vây quanh và tách rời khỏi Á Châu bằng các biển Arafura và Timor , với Biển San hô nằm khá xa bờ biển bang Queensland và Biển Tasman nằm giữa Úc và Tân Tây Lan . Đây là một lục địa nhỏ nhất thế giới và là quốc gia có tổng diện tích đứng hàng thứ 6 thế giới, tuy khi được xem là “ một lục địa ốc đảo – island continent” vì kích thước và cô lập. Úc có 34 218 km ( 21 262 dặm Anh ) bờ biển , (ngọai trừ tất cả các đảo ngòai khơi ) và tuyên bố một Vùng Kinh tế Đặc biệt – Exclusive Zone rộng 8 148 250 km2 . Vùng Kinh tế này không bao gồm Lảnh thổ Nam Cực thuộc Úc- Australian Antarctic Territory . Ngòai trừ Đảo Macquarie Island , Úc Châu nằm giữa Nam vĩ tuyến 90-440 và Đông kinh tuyến 112 0 – 1540 .
Rạng San hô Rào cản Lớn- Great Barrier Reef, rạng san hô lớn nhất thế giới, nằm không xa mấy bờ biển Đông Bắc, kéo dài hơn 2000 km ( 1240 dặm Anh . Núi Augustus , một đá nguyên khối – monolith lớn nhất thế giới nằm về phía Miền tây Úc. Núi Kosvciusko ở rặng Phân Chia Lớn, là núi cao nhất trên lục địa Úc, cao 2228m ( 7310 bộ Anh ). Cao hơn nữa là Đỉnh Mawson Peak ( 2754m hay 9006 bộ ) ở Lảnh thổ xa xôi Úc là đảo Heard Island và ở lảnh thổ Nam Cực Úc là núi Mount McClintock ( 3492m hay 11 457bộ ) và Mount Menzies ( 3355m nay 11 007 bộ ).
Kích thước Úc làm ra một lọat rộng lớn phong cảnh thiên nhiên , với rừng mưa nhiệt đới ở Đông Bắc , các rặng núi Đông Nam, Tây Nam và Đông và sa mạc khô khan ở phía trung tâm. Đây là một lục địa bằng phẳng nhất có những lọai đất đai xưa cỗ nhất và ít phì nhiều nhất ; sa mạc hay đất đai bán khô hạn thường gọi là vùng nông thôn hẻo lánh – outback chiếm phần đất lớn nhất . Đây là lục địa có người ở khô cằn nhất ; lượng mưa hàng năm trung bình trên vùng lục địa ít hơn 500mm. Tỉ trọng dân số 2.8 /km2 là một trong những tỉ trọng thấp nhất thế giới; dù rằng đa số dân Úc sinh sống dọc theo bờ biển ôn đới Đông Nam.
Rặng Phân Chia Lớn chạy song song đến bờ biển Queensland, New South Wales và phần lớn Victoria , đánh dấu Miền Tây Úc . Tên gọi không hòan tòan đích xác , vì nhiều phần rặng là các đồi thấp , và các cao nguyên điển hình không cao hơn 1600m ( 5249 bộ ) . Các đất cao bờ biển và vòng đai đồng cỏ Brigalow nằm giữa bờ biển và các núi , trong khi nội địa rặng phân chia là những vùng đồng cỏ hòa bản rộng lớn . Chúng gồm cả các đồng bằng phía Tây của New South Wales , và các đất cao Einasleigh Uplands , Đất bằng Tableland và Mulga Lands ở đất bên trong Queensland . Điểm cực bắc của bờ biển đông là Bán đảo rừng mưa nhiệt đới Cape York .
Phong cảnh thiên nhiên của Top End và Gulf Country - với khí hậu nhiệt đới – gồm rừng , phong cảnh miền rừng – woodland, đất ẩm uớt – wetland, đồng cỏ , rừng mưa và sa mạc. Ở góc Tây Bắc lục địa là các ghềnh đá cát và các hẽm núi – gorge của sông The Kimberley , và phía dưới đó là Pilbara. Phía Nam chúng và trong nội địa là nhiều vùng cỏ hòa bản nữa : Đồng bằng Ord Victoria Plain , và rừng chùm bụi- Western Australia Mulga shrublands . Trung tâm quốc gia là đất cao miền Trung Úc Châu. Những đặc điểm nổi bật của miền Trung và miền Nam gồm có Uluru ( còn được biết Là Ayers Rock ) , một đá nguyên khối đá cát danh vang và đất đai nội địa Simpson, Tirari và Sturt Stony , Gibson, Great Sandy, Tanami và các sa mạc nổi tiếng Great Victoria , cùng Đồng Bằng nổi tiếng Nullarbor Plain bờ biển phía Nam.
Khí hậu Úc bị ảnh hưởng đáng kể các dòng đại dương , gồm luôn cả Indian Ocean Dipole và EL Nin~o – Southern Oscillation , liên hệ đến hạn hán định kỳ, và hệ thống theo mùa áp lực thấp nhiệt đới sản xuất ra bảo tố ở miền Bắc Úc . Các thừa tố này gây ra mưa, biến đổi đáng kể năm này qua năm khác . Phần lớn miền Bắc quốc gia có khí hậu nhiệt đới mưa ( gió mùa), tập trung vào mùa hè. Góc Tây Nam quốc gia có khí hậu Địa Trung Hải . Phần lớn Đông Nam ( gồm Tasmania ) có khí hậu ôn đới.
Tài nguyên môi sinh
Như đã nói trên , Úc Châu là một quốc gia lớn đứng hàng thư sáu thế giới . Lảnh thổ đại dương -biển Úc đứng hàng thứ ba, trải dài trên 3 đại dương và rộng đến 12 triệu km2 . Gần 7 triệu km2 hay 91 % Úc do cây cối địa phương bao phủ. Dù con số này tuồng như qúa cao. Rất nhiều phong cảnh sa mạc cũng được các thực vật địa phương bao phủ, tỉ như rau lê – saltbush dù sơ sài lắm. Ngày nay , xác định hình dạng dân Úc do liên hệ với môi trường thiên nhiên làm ra. Úc là một dân số đô thị hóa và cận biển lớn nhất thế giới . Hơn 80% dân Úc sinh sống ở đất đai chỉ xa bờ biển chừng 100 cây số.
Đất đai
Úc có vài lọai đất đai bề mặt xưa cỗ nhất trên Trái Đất và đất đai và biển cả Úc lại thiếu chất dinh dưỡng và sản xuất thấp kém nhất thế giới. Điều này có nguyên nhân chánh là bất ổn địa chất , một đặc điểm của khối đất liền Úc ,đặc tính là thiếu họat động địa chấn – seismic activity gây ra . Chỉ 6% khối đất liền Úc là trồng trọt được mà thôi . Cần có thể tích lớn nước do những cung cấp cả trên mặt đất lẫn nước ngầm dưới đất . Đất đai Úc tùy thuộc rất nhiều vào thảm thực vật bao phủ, hầu tạo ra các chất dinh dưỡng và tình trạng ổn định . Đốn bỏ rừng bụi , trích nước và bảo toàn kém cỏi đất đai là mọi nguyên nhân cho suy thóai phẩm giá đất đai Úc.
Nước
Úc là lục địa có người sinh sống khô hạn nhất Trái Đất, có ít nước nhất trên các sông ,nước chảy tràn thấp nhất và vùng đất ẩm ướt thừơng trực nhỏ của tất cả mọi lục địa . Môt phần ba lục địa Úc hầu như không có nước chảy tràn – run off nào cả, và các lượng mưa và các dòng chảy biến thiên lớn nhất thế giới. Họat động con người tiếp tục gây áp lực cho các môi trường biển . Ô nhiễm là một vấn đề nghiêm trọng nhất và phần lớn ô nhiễmbiển là do các họat động căn cứ trên đất liền gây ra – đất xói mòn, sử dụng phân bón hóa học , sản xuất chăn nuôi cường tính, cống thải và các đổ thải công nghệ đô thị khác . Hiện Úc có 65 Ramsar ( một qui ước quốc tế cung cấp khung cảnh cho bảo tồn đất ẩm ướt ) kê khai , bao phủ 7.5 triệu ha ( mẩu tây ) và hơn 850 có tầm quan trọng quốc gia. Môi trường biển Úc là gia cư của 4000 lòai cá ,500 lòai san hô chỉ riêng cho rặng miền Bắc, 50 lọai động vật biển có vú – marine mammal, một rặng rộng lớn chim biển. Ước lượng 80% động vât biển có vú tìm thấy ở các biển Miền Nam Úc không tìm thấy được ỏ nơi nào khác .
Đa dạng sinh học
Úc là một quốc gia đa dạng sinh học nhất hành tinh . Đây là nơi sinh sống của hơn một triệu loài thực vật và động vật ,nhiều lọai không tìm thấy ở nơi nào khác nữa, và chỉ chưa được phần nữa là đã được mô tả một cách khoa học . Khỏang 85% cây có hoa, 84 % động vật có vú, hơn 45 % chim chóc và 89 % cá lục địa và nước ngọt là độc đáo cho Úc. Úc có nhiều thú có túi – marsupials , gồm hơn 140 lòai. Ít nhất là 10 động vật có vú xa lạ làm ra các dân số hung dữ - feral ở Úc, với mèo và chồn chịu trách nhiệm làm suy đồi và tuyệt tích nhiều động vật địa phương . Ít nhất là 2700 lòai cây cối du nhập- không phải địa phương đã thiết lập quần thể ở Úc. 685 lòai cây cối du nhập này bị xem là một vấn đề cho các hệ thống sinh học – ecosystems thiên nhiên .
Giới thực vât và giới động vật
Đa dạng cao ở giới thực vật gồm một số lớn lòai ở tông đáng kể là Acacia, Eucalyptus , Melaleuca , Grevillea và Allo casuarina. Acacia có khuynh hướng chủ trì ở phần khô cằn Úc bên trong nội địa; trong khi Eucalypyus chủ trì ở các nơi ẩm ướt. Những lọai cây cỏ thường thấy nhất ngày nay là những cây cỏ đã thích nghi với các điều kiện khô cằn ,nơi không phá rừng làm nông nghiệp. Lọai chủ trì ở Úc , chiếm 23 % là đồng cỏ gò – đống – hummock grassland ởTây Úc , Nam Úc và Lảnh thổ Northern Territory. Ở miền Đông , các lùm bụi Eucalyptus chủ trì và ở miền Tây là các rừng Acacia, rừng lùm bụi . Đồng cỏ bụi rậm- tussock grasslands phần lớn nằm phần lớn ở bang Queensland. Úc chứa 378 lòai động vật có vú- mammals , 827 loài chim ( đặc biệt là lòai đà điểu Úc - emu và chim bói cá lớn - Kookaburra ) , 300 lòai rắn mối , 140 lòai rắn ( vài lòai có nọc độc nhất thế giới) và hai lòai cá sấu. Trong số động vật có vú, gần phân nữa là thú có túi - marsupials. Phần còn lại hoặc là động vật có vú, có nhau – placental hay động vật đơn huyệt – monotremes ( thú mỏ vịt – Platypus và thú lông nhím -Echidna ) . Động Vật Úc thế giới biết nhiều nhất là Căn gu ru – Kangaroo, Koala- gấu túi , Echidna- thú lông nhím ,dingo-chó nữa hoang dại đã được các thổdân buôn bán từ 3000 năm trước Công Nguyên , wallaby--căng gu ru chân to và wombat – dúi có túi .
( IrVine , Nam Ca Li – Hoa Kỳ ngày 13 tháng giêng năm 2016 )
Phần II
Lịch sử
Tiền sử
Con người sống ở lục địa Úc Châu ước tính cách đây từ 42 000 đến 48 000 năm nay . Có lẽ là dân di cư qua các cầu đất liền và các vượt ngang qua biển cả ngắn ngủi từ Đông Nam Á . Những dân đầu tiên này có thể là tổ tiên các thổ dân địa phương cận đại Úc Châu ngày nay . Khi các dân định cư Âu Châu đến Úc vào cuối thế kỷ thứ 18 , đa số các thổ dân địa phương Úc chuyên săn bắt , lượm hái – hunter gatherers có văn hóa nói miệng phức tạp và giá trị tinh thần căn cứ trên tôn kính đất đai và tin tưởng vào Thời gian Mơ uớc – Dreamtime. Dân các đảo Torres Strait Islander , nguồn gốc Melanesian, nguyên thủy là những nhà làm vườn và săn bắt lượm hái. Bờ biển và biển phía Bắc Úc Châu đôi khi được các dân đánh cá Biển Đông Nam Á , thăm viếng. Một phần tăng gia này do kế thừa thổ dân địa phuơng đã bị bỏ quên hay thiếu sót , tính ít đi vì thổ dân không ghi chép theo đúng kiểu hồ sơ. Thổ dân bị nhốt tù hay bị thất nghiệp cao hơn mức trung bình Úc , mức giáo dục thấp hơn , đời sống ngắn ngủi hơn là dân Úc không phải nguyên là thổ dân . Vài 11 cộng đồng thổ dân xa xôi, hẻo lánh được mô tả là đã có các điều kiện “tình trạng thất bại – failed state” . Cũng như nhiều nước đã mở mang khác , Úc Châu đang trải qua kinh nghiệm chuyễn dân số qua một tình trạng dân già hơn, nhiều dân nghỉ hưu và ít người làm việc hơn …
Dân Âu Châu đến
Nhà du hành biển Hà ( Hòa ) Lan Willem Janszoon là nhà quan sát Lục địa Úc được ghi chép trước nhất và cũng là dân Âu Châu đầu tiên đổ bộ lên đất liền Úc . Ông quan sát bờ biển Bán đảo Cape York đầu năm 1606 và vào đất liền ngày 26 tháng hai tại Sông Pennefather River gần thị trấn cận đại Weipa ở Cape York . Ông vẽ bản đồ toàn thể bờ biển Tây và Bắc Úc , đặt tên đảo lục địa mới là “ Hòa Lan Mới– New Holland” vào thế kỷ thứ 17, nhưng không cố tâm định cư ở đây. Nhà thám hiểm tư nhân Anh William Dampier đổ bộ lên bờ biển Tây Bắc Hòa Lan Mới năm 1688 và một lần nữa năm 1999, khi trở về Anh. Năm 1977,Thuyền trưởng James Cook trương buồm dọc theo đó và lập đồ bản bờ biển Đông ông mệnh danh Là New South Wales và tuyên bố vùng này thuộc Anh Quốc. Khi mất hết các thuộc địa Mỹ năm 1763, Chánh phủ Anh gửi một hạm đội , “ Hạm đội Thứ Nhất - First Fleet” dưới sự chỉ huy của Thuyền Trưởng Arthur Phillip , để thiết lập một thuộc địa tội hình ở New South Wales , một chỗ đóng trại quân lính được thiết lập và trương cờ lên ở Sydney Cove , ngày 26 tháng giêng 1788, nay là ngày Lễ Quốc Khánh Úc – Australia Day , dù rằng Thuộc Địa Vương Miện Anh New South Wales cũng chưa được tuyên bố chánh thức, mãi cho đến ngày 7 tháng 2 năm 1788. Định cư đầu tiên đưa tới việc thành hình Sydney và các thám hiểm cùng định cư ở các vùng khác.
Một định cư dân Anh được làm ra ở Van Diemen’s Land , nay có tên là Tasmania . Năm 1803 và năm 1825 , Tasmania trở thành một thuộc địa riêng biệt . Vương quốc Anh, năm 1828, chánh thức tuyên bố chiếm cứ phần phía Tây Úc ( Thuộc địa Sông Swan ). Những thuộc địa riêng rẽ được vẽ ra từ các phần của New South Wales : Nam Úc – South Australia năm 1836, Victoria năm 1851 , Queensland năm 1859. Lảnh thổ Bắc – the Northern Austraria thành lập năm 1911, khi tách rời khỏi South Australia . Nam Úc được thành lập như thể “ một tỉnh tự do” và không bao giờ là một thuộc địa tội hình cả. Victoria và Tây Úc - Western Australia cũng thành lập “ tự do” , nhưng sau đó lại nhận tội đồ chở tới. Một chiến địch do các nhà định cư ở New South Wales tổ chức, dẫn tới ngày chấm dứt các tội đồ đến thuộc địa này ; tàu chở tội đồ chót đến đây năm 1848 .
Thổ dân địa phương ước lượng từ 750 000 đến 1 triệu người năm 1788 , giảm bớt sau 150 năm định cư , phần lớn chết vì bệnh lây nhiễm.Thêm hàng ngàn người chết vì là thành qủa cuộc tranh chấp biên giới với các dân định cư . Chánh sách chánh phủ để “ đồng hóa – assimilation” khởi sự với “ Đạo luât Bảo vệ Thổ dân đầu tiên – Aboriginal Protection Act 1869” thành quả là bắt đi nhiều con em thổ dân đầu tiên ra khỏi gia đình và cọng đồng họ - thường được gọi là Các thế hệ bị Bắt Cắp – Stolen Generations , một thủ tục có thể góp thêm phần làm giảm bớt dân số địa phương . Chánh phủ Liên hiệp nhận thêm uy quyền làm luật đối với thổ dân địa phương tiếp theo trưng cầu dân ý năm 1967. Chủ nhân truyền thống đất đai – chức danh thổ dân đầu tiên- không được nhìn nhận, mãi cho đến năm 1992, khì trường hợp Tòa Án Cao Cấp Mabo v Queensland lật ngược lại chủ thuyết hợp pháp là Úc Châu đã là “ Đất đai không của ai cả -terra nullius “, trước khi dân Âu Châu chiếm cứ .
Nới rộng Thuộc địa
Một cuộc săn vàng – gold rush khởi đầu ở Úc vào đầu thập niên 1850 và Cuộc Nổi Lọan Eureka Rebellion chống lại các phí môn bài khai thác hầm mỏ năm 1854 là một biểu hiện sớm cho dân sự bất tuân lệnh. Từ năm 1855 đến 1890, 6 thuộc địa từng cá nhân một, tóm thâu được chánh quyền trách nhiệm , đã xử lý các công việc riêng cho mình , trong khi đó vẫn nằm trong Đế Quốc Anh. Cơ quan Thuộc địa ở London vẫn giữ kiểm sóat vài công việc, đặc biệt là ngọai giao, quốc phòng và chuyên chở tàu biển quốc tế.
Chế độ quốc gia
Ngày 1 tháng giêng 1901, liên hiệp các thuộc địa hòan tất sau một chục năm kế họach, trao đổi ý kiến và bầu cử. Điều này thiết lập nên Thịnh Vượng Chung của Úc như thể là một nước tự trị- dominion của Đế Quốc Anh. Lảnh thổ Thủ đô Liên hiệp ( sau đó đổi tên thành Lảnh thổ Thủ đô Úc – Australian Capital Territory , ACT ) thành lập năm 1911, như là vị trí của thủ đô liên hiệp tương lai của Canberra. Melbourne là nơi chánh phủ tạm thời nắm giữ quyền hành thủ đô từ 1901 đến 1927, trong khi Canberra đang xây dựng. Lảnh thổ Bắc được chuyễn từ tay chánh phủ Nam Úc kiểm sóat đến quốc hội liên bang năm 1911 .Úc Châu gia nhập Anh Quốc chiến đấu ở Thế Chiến Thứ Nhất, được sự ủng hộ cả hai chánh đảng là Đảng Thịnh Vuợng Chung Tự do đang thất cử và Đảng Lao Động Úc thắng cử . Chừng 416 000 người đã tòng quân , chừng 60 000 người chết và 152 000 bị thương. Nhiều dân Úc xem thất trận ở Gallipoli của các quân đòan Úc và Tân Tân Lan ( ANZACs ) là ngày sanh của Quốc gia , một hành động quân sự chánh đầu tiên. Chiến dịch Kokoda Track cũng tương tự được xem như là một sự cố- định nghĩa quốc gia ở Thế Chiến Thứ Hai.
Quy chế Westminter 1931 của Anh chánh thức chấm dứt hầu hết mọi liên kết hợp hiến giữa Úc và UK . Úc chấp thuận quy chế này năm 1942, nhưng lùi lại năm 1939, hầu xác nhận hiệu lực của luật lệ Quốc Hội Úc thông qua vào Thế Chiến Thứ Hai. Cú sốc thất bại ở Á Châu của UK năm 1942 và mối đe dọa Nhật xâm chiếm, khiến Úc phải quay đầu về Hoa Kỳ như thể là một đồng minh và bảo vệ mới . Kể từ năm 1951 , Úc là một đồng minh quân sự chánh thức của Hoa Kỳ , theo hiệp ước ANZUS . Sau Thế Chiến Thứ II , Úc khuyến khích di cư đến từ Âu Châu . Nhưng từ thập niên 1970 , và theo sau việc hủy bỏ Chánh sách “ Úc Trắng - White Australia”, di cư từ Á châu và các nơi khác cũng được đề cao. Thành quả là nhân khẩu học Úc, văn hóa và hình ảnh bản thân Úc đã biến đổi . Các thắt chặc hiến pháp cuối cùng giữa Úc và UK bị cắt đứt khi thông qua Đạo Luật Úc – Australia Act 1986 , chấm dứt mọi nhiệm vụ Anh ở chánh quyền các bang Úc, kết thúc lựa chọn các kháng cáo tòa án của Ủy Ban Riêng tư – Privy Council tại London . Theo cuộc trưng cầu dân ý năm 1999 , 55% người đi bầu và đa số ở mọi bang , thảy đều chối bỏ đề nghị trở thành một cọng hòa có tổng thống do 2/3 số bầu ở cả hai Hạ viện của Quốc Hội Úc. Kể từ khi bầu lên chánh phủ Whitlam năm 1972 , có một tụ điểm mỗi ngày một gia tăng ở chánh sách ngọai giao về các dây liên lạc với các quốc gia khác của Viền Quanh Thái Bình Dương – Pacific Rim , trong khi vẫn duy trì các mối dây liên lạc gần gủi với các đồng minh truyền thống và các bạn chung sức thương mãi Úc.
Chánh phủ
Úc là một nền quân chủ lập hiến có sự phân chia quyền hạn liên bang. Úc dùng hệ thống quốc hội về chánh phủ với Nữ Hòang Elizabeth II trên chóp là Nữ Hòang Úc, một nhiệm vụ khác hẳn địa vị bà như thể là vua các vương quốc Thịnh Vượng Chung khác . Nữ Hòang cư ngụ ở UK và đại diện ở Úc là Tòan Quyền ở mức Liên bang và thống đốc ở mức bang , theo công ước , họ hành động theo các khuyến cáo của các bộ trưởng cho mình. Thực thi đáng kể nhất đến ngày nay của vai tròTòan Quyền , ngòai yêu cầu của Thủ Tướng, là vụ thải hồi Chánh phủ Whitlam , trong khung cảnh khủng hỏang hiến pháp năm 1975.
Prime minister Malcolm Turbull; Governor General Peter Cosgrove
Chánh phủ lên bang chia ra 3 ngành :
- Lập pháp : Quốc hội hai viện , định nghĩa ở đọan I Hiến pháp là gồm có Nữ Hòang ( do Tòan quyền đại diện ) , Thượng Viện- Senate và Hạ Viện- House of Representatives;
- Hành pháp : Ủy Ban hành pháp Liên bang , thực tế là Tòan Quyền do Thủ tướng và các bộ trưởng bang cố vấn ;
- Tư Pháp : Tòa Án Cao Cấp – High Court của Úc và các tòa án liên bang khác , trong đó các quan tòa do Toàn Quyền bổ nhiệm theo khuyến cáo của Ủy Ban .
Ở Thượng Viện , có cả thảy 76 thựơng nghị sĩ , 12 từ các bang và 2 từ mỗi lảnh thổ đất liền ( ACT và NT ). Hạ Viện có 150 dân biểu bầu lên từ các phân chia tuyễn cử chỉ duy nhất có một người mệnh danh là “ ghế - seats” : phân phối tùy theo dân số, trong đó mỗi một bang nguyên thủy được bảo đảm tối thiểu 6 ghế . Bầu cử cả 2 viện cùng lúc, xảy ra bình thường 3 năm một lần ; các thượng nghị si chồng chất nhau 6 năm nhậm chức , ngoại trừ các thượng nghị sĩ từ các lảnh thổ nơi thời hạn không qui định , nhưng kết chặc với chu kỳ cho Hạ viện; cho nên chỉ có 40 trong số 76 ghế là đưa ra tranh cử, miễn là chu kỳ không bị gián đọan vì thải hồi cả hai .
Hệ thống bầu cử Úc dùng cách bỏ phiếu ưu đải cho cuộc bầu cử và tất cả mọi hạ viện, ngoại trừ Tasmania và ACT , nơi song song cùng Thượng viện và đa số thượng viện bang , phối hợp cùng đại diện theo tỉ phân ở một hệ thống tên gọi là bỏ phiếu chuyễn được duy nhất - single transferable vote. Bỏ phiếu là bắc buộc cho tất cả mọi công dân ghi tên 18 tuổi trở lên và trên mọi quyền lực pháp lý cũng như mọi đăng ký ( ngọai trừ Nam Úc ). Đảng nào đạt đa số ở Hạ Viện thành lập chánh phủ và lảnh tụ trở thành Thủ Tướng . Trong trường hợp không đảng nào có đa số , Tòan Quyền có quyền hạn hiến pháp bổ nhiệm một thủ tướng, và nếu cần thải hồi thủ tướng đã thua cuộc ở Quốc Hội .
Úc có hai nhóm chánh trị chánh yếu thường thành lập chánh phủ ở liên bang và các bang : Đảng Lao Động Úc và một nhóm Liên đảng - Coalition , chánh thức gồm Đảng Tự Do và đồng minh nhỏ là Đảng Quốc gia. Theo văn hóa Úc, Liên Đảng được xem là Hửu – trung và Đảng Lao Động là Tả- trung . Các thành viên Độc lập và nhiều đảng nhỏ đều có đại diện ở các Quốc hội Úc , phần lớn ở Thượng Viện.
Tiếp theo một thách thức lảnh tụ bên trong đảng , bà Julia Gillard trở thành Thủ tướng đàn bà đầu tiên tháng 6 năm 2010. Bầu cử liên bang gần đây nhất ngày 7 tháng 9 năm 2013, giúp cho Liên Đảng chiếm đa số. Lảnh tụ Đảng Tự Do Tony Abbot lên giữ chức Thủ Tướng do Tòan Quyền bổ nhiệm ngày 18 tháng 9 . Tháng 9 năm 2015 , Malcom Turnbull thách thức thắng lợi Abbott về chức lảnh tụ Liên Đảng và nắm chức thủ tướng thứ 15, ngày 15 tháng 9 . Vì có đến 5 thủ tướng từ năm 2010 đến năm 2015 và đa số những lảnh tụ này thay đổi theo chức lảnh tụ thay đổi hơn là bầu cử tổng quát, Úc đã được mô tả là “ thủ đô các đảo chánh thủ tướng ở thế giới dân chủ”
Kinh tế
Úc châu là một nước giàu có, tạo dựng lợi tức từ nhiều nguồn, như xuất khẩu các sản phẩm hầm mỏ, viễn thông , ngân hàng và chế tạo. Đây là một nền kinh tế thị trường . GDP mỗi đầu người tương đối cao và một sác xuất nghèo khổ tương đối thấp. Chiếu theo các từ trung bình giàu có, năm 2013, Úc xếp vào hàng thứ hai, chỉ sau Thụy Sĩ, dù rằng từ năm 2001 đến năm 2013, sác xuất nghèo khổ Úc đã tăng thêm từ 1-0.2% đến 11.8% . Đây là điểm Viện Khảo cứu Tín dụng Thụy Sĩ xác định là năm 2013, Úc là quốc gia có mức giàu có trung bình cao nhất thế giới và trung bình giàu có các dân Úc trưởng thành , xếp hàng hai cao nhất.
Đồng đô la Úc là tên tiền tệ Úc gồm luôn cho cả Christmas Island , Cocos ( keeling ) Islands , và Norfolk Island , cũng như các bang Đảo Thái bình Dương độc lập Kiribati , Nauru và Tuvalu. Với sự sáp nhập năm 2006 , của hai Thị trường Hối đóai Úc và Sydney- Australian and Sydney Stock Exchanges , Thị trường Chứng khóan Úc nay xếp vào hàng thứ 9 lọai lớn nhất thế giới.
Năm 2010, Úc cũng xếp hạng ba ở Chỉ số Tự do Kinh tế , đứng hàng thứ 12 các nền kinh tế lớn nhất thế giới và hàng thứ năm có GDP mỗi đầu người cao nhất thế giới, là 66 984 $ . Úc đứng hạng hai theo chỉ số Phát triễn Nhân quyền của liên Hiệp Quốc năm 2011 và hạng nhất ở Chỉ số Phồn thịnh 2008 của Lagatum . Mọi thành phố chánh Úc đều xếp hạng cao ở các nghiên cứu cách sống( thỏai mái ) so sánh – comparative livability surveys . Năm 2014 , theo danh sách các thành phố thế giới sinh sống tốt đẹp nhất của báoThe Economist , Melbourne đã đứng hạng nhất liên tục bốn năm liền ; theo sau là các thànhphố Adelaide(hạng thứ 5 ), Sydney( thứ 7) và Perth( thứ 9). Nợ của chánh phủ ở Úc là khỏang 190 tỉ $US , 20% GDP vào năm 2010 . Úc có giá nhà cửa và vài mức nợ gia cư trong số cao nhất thế giới. Vì nhấn mạnh trên xuất khẩu hàng hóa hơn là chế tạo hàng hóa đã đóng đinh cho tăng gia đáng kể, các từ thương mãi Úc kể từ đầu thế kỷ thứ 21 và giá cả hàng hóa gia tăng , cán cân thanh tóan– balance of payments Úc âm tính hơn 7 % GDP và trương mục thâm thủng luôn luôn cao , trong vòng 50 năm qua . Úc đã tăng trưởng trung bình hàng năm là 3.6 % trên hơn 15 năm, so với mức tăng OECD trung bình hàng năm chỉ đến 2.5 %. Úc châu là một nền kinh tế tiên tiến không bị khủng hoảng vì suy thóai tài chánh tòan cầu năm 2008 – 2009 . Tuy nhiên vì nền kinh tế của 6 quốc gia buôn bán chánh yếu với Úc lại bị khủng hỏang, ảnh hưởng lây qua Úc , nên đã làm trở ngại đáng kể nền kinh tế Úc , những năm gần đây. Từ năm 2012 đến đầu năm 2013, nền kinh tế quốc gia Úc tăng gia, nhưng vài bang không khai thác hầm mỏ và nền kinh tế Úc không hầm mỏ đã bị suy thóai, trì trệ.
Chánh phủ Hawke thả nổi đồng đô la Úc năm 1983 và bỏ điều hòa bán phần hệ thống tài chánh . Chánh phủ Howard tiếp theo với điều hòa bán phần thị trường lao động và tư hửu hóa xa hơn nữa các doanh vụ công các bang , đặc biệt ở ngành công nghệ viễn thông. Hệ thống thuế khóa gían tiếp cũng thay đổi đáng kể tháng 7 năm 2000 với sự dẫn nhập thêm 10% trên Thuế Hàng hóa và Dịch vụ - Goods an Services Tax , GST. Ở hệ thống thuế khóa Úc, thuế lợi tức cá nhân và công ty là nguồn gốc chánh cho lợi tức Chánh phủ.
Tháng 5 năm 2012, Úc có 11 537 900 người làm việc ( tòan phần hay bán phần ) và tỉ lệ thất nghiệp là 5.1 % . Thanh niên ( 15- 24 tuổi ) thất nghiệp là 11.2 % . Các dữ liệu giải tỏa giữa tháng 11 năm 2013 cho thấy con số người nhận an sinh xã hội đã tăng thêm 55%. . Năm 2007, có 228 621 người Mới Thất Nghiệp đăng ký nhận trợ cấp an sinh , nghĩa là tăng đến 646 414 vào tháng 3 năm 2013. Chiếu theo Nghiên cứu các Sự nghiệp sau Tốt nghiệp , công ăn việc làm tòan thời gian cho các chuyên viên mới lành nghề ở mọi ngành đã hạ thấp từ năm 2011, nhưng đã tăng thêm đối với ai đó đã tốt nghiệp 3 năm rồi .
Từ năm 2008 , lạm phát điển hình là 2-3 % và lãi xuất căn bản là 5- 6 % . Lảnh vực dịch vụ của nền kinh tế gồm có du lịch, giáo dục và các dịch vụ tài chánh chiếm khỏang 70% GDP . Úc giàu tài nguyên thiên nhiên là nhà xuất khẩu chánh các nông phẩm , đặc biệt là lúa mì – wheat và len tơ cừu-wool , khóang chất tỉ như quặng sắt và vàng kim cùng năng lượng dưới hình thức khí dầu thiên nhiên lỏng và than đá . Dù nông nghiệp( 3% ) và tài nguyên thiên nhiên ( 5 % ) chỉ chiếm khoảng 3 đến 5% GDP , chúng đã góp phần đáng kể về hiệu năng xuất khẩu . Các thị trường lớn nhất cho xuất khẩu Úc là Nhật, Trung Quốc , Nam Hàn và Tân Tây Lan . Úc là nước xuất khẩu rựơu vang đứng hàng thư tư thế giới và ngành công nghệ rượu vang đóng góp đến 5.5 tỉ $ một năm cho nền kinh tế quốc gia .
( Irvine , ngày 16 tháng giêng năm 2016 )