2/4/2015
Tiếng Việt mình rất phong phú. Tùy theo từng địa phương mà nói láo còn được gọi bằng những từ hoặc những cụm từ khác nhau, chẳng hạn như: nói dối, nói phét, cương ẩu, lựu đạn nổ, nói dóc, nói khoác lác, nói lèo, nói gạt, dỏm, phịa, ba xạo, xạo ke, đẩy cây tha mỡ bò, nói láo như V v.v.
Còn nói thiệt thì có thể hiểu là: nói thật, nói thực, nói đúng sự thật, nghĩ sao nói vậy, nói thẳng thừng như ruột ngựa, v.v.
Nên nhớ rằng phân nửa của sự thật không phải là sự thật!
Chắc có nhiều bạn thắc mắc, hổng biết tác giả có nói dóc hay không?
Dạ, xin thẳng thắng trả lời rằng mình cũng...thường hay nói láo lắm... Nói láo vì xã giao, vì để cho người khác vừa lòng, vì để cho mình được yên thân, và cũng vì để cho tất cả mọi người được vui vẻ cả làng...
Có khi mình nói thật lòng thì bị thiên hạ chê là sao quá ngu, quá thiệt thà ….
Nói dóc là một nghệ thuật trong cuộc sống
Nói dóc là chuyện rất cần thiết trong mối giao tiếp xã hội ngày nay. Bất luận già trẻ, trai hay gái cũng đôi khi cần phải nói dóc hết.
Nếu mọi người đều nói thật như ý mình nghĩ hết thì trật tự xã hội sẽ bị đảo lộn, chiến tranh sẽ bùng nổ khắp nơi.
Tây gọi kiểu nói dóc không có mục đích làm tổn thương đến người khác là nói dóc vì xã giao, vì thân thiện hay mensonge convivial, pieux mensonges...
Nói láo mà không có ý hại ai là việc cần thiết trong xã hội để con người có thể sống chung với nhau một cách hài hòa.
Theo nhà tâm lý học J.D Nasio, trong Un psy sur le divan (Payot 2002), người nói láo cố tưởng tượng ra một mô hình của sự thật có thể che lấp bớt phần nào giá trị mà họ không có được.
Họ nghĩ rằng nếu nói sự thật thì họ sẽ mất đi sự ngưỡng mộ cũng như sự quan tâm của người khác. Vậy họ cố tạo ra một cái “vỏ” doublure để hy vọng đạt được những gì họ mong đợi.
Tảng sáng mới vô bu rô, xếp hỏi bạn mạnh giỏi “hi, how are you?”, thì bạn phải trả lời là “good” là “fine” cho xong chuyện, mặc dù bạn và bà xã vừa mới...xực nhau dữ dội ở nhà. Còn nếu lỡ trả lời khác đi thì sẽ bị họ vặn hỏi lung tung, tại sao vậy “why?”, lại phải mất công trình bày, cắt nghĩa, nói láo, phân trần là “tại bị bởi vì thì là” mệt mỏi phiền phức lắm.
Người đẹp của bạn vừa mới đi nhuộm tóc highlight thấy không giống ai hết nhưng bạn cũng phải cố tình tạo nét ngạc nhiên trầm trồ thán phục, wow, quá đẹp, giống tài tử Hollywood quá, chớ hổng lẽ bạn nói thật ra ý nghĩ của mình: sao đầu giống cái nồi hay giống chó xù quá vậy?
Nói láo hay nói thiệt đây cha nội?
Vợ chồng bạn được mời đi dự tiệc cưới. Nếu không thích đi thì cứ đóng kịch, làm bộ xít xoa tiếc rẻ và trả lời người ta: uổng quá mình bị kẹt chuyện gia đình, kẹt nhà đám giỗ bà già, kẹt phải đi Mỹ, đi du lịch, có bà con ở Mỹ hay ở xa qua chơi, v.v... Rồi thì sorry, không thể tham dự được, để dịp khác nhé. Thế là khỏi mích lòng ai hết!
Trường hợp khác, thí dụ khi một người đẹp hỏi ý kiến về chiếc áo chị ta đang mặc, thì bạn cứ khen tưới hột sen đi. Vậy là nhứt rồi và vui vẻ cả hai đàng!
Nói những gì người ta đang mong đợi, và đang muốn nghe mà thôi. Nói thật điều mình đang nghĩ đôi khi cũng không nên.
Nói láo cũng là một cách mình tự đề phòng đối với sự tò mò, xoi mói, ganh tị của người khác. Giàu có hay sung sướng hơn người về mặt nầy mặt nọ có thể khiến cho người ganh ghét, và tìm cách nói xiên nói xỏ, bực mình lắm.
Vậy, tốt hơn là không nên khoe khoang gì cả. Mua một món hàng khá đắt giá thì có ai hỏi nên nói bớt giá lại hay nói là của con cái mua cho chớ làm sao tui có tiền mà mua.
Nhưng ngược lại, cũng có người hay nổ như lựu đạn, đi du lịch ăn toàn mì gói, cơm tay cầm, ngủ nhờ ở phòng khách nhà bạn mà khoe mình ở hotel 5 sao, và mỗi ngày ăn toàn tôm hùm đồ biển đến phát ngán luôn...
Nói láo cũng là cách để bảo vệ mạng sống cũng như bảo vệ hạnh phúc của mình. Khai thiệt bể mánh, đi cải tạo mút chỉ cà tha là chuyện đương nhiên thôi.
Nói láo trở thành xấu xa đê tiện khi mình nói dóc để gạt gẫm thiên hạ hầu trục lợi hay để ám hại, để gây chia rẽ người khác...Đây là lý do luân lý.
Các tôn giáo lớn thường khuyên chúng ta không được nói dối.Thiên chúa giáo có 10 điều răn trong Kinh Thánh (You shall not lie) cũng như Phật giáo có Bát chánh đạo (Chánh ngữ).
Chúng ta thường hay dạy con cái lúc tụi nó còn nhỏ là phải luôn luôn nói thật, nói láo không tốt, là có tội, v.v... hổng bao giờ được dối cha dối mẹ.
“Yêu nhau cởi áo cho nhau. Về nhà mẹ hỏi... qua cầu gió bay.”
Nhưng bạn phải cẩn thận. Vừa mới dạy con như thế, nhưng lập tức bạn cầm phone báo sếp là hôm nay bạn bị bệnh xin nghỉ một ngày trong khi thật sự bạn đang mạnh khỏe trước mặt con, là coi hổng được đâu đấy nhé!
Nghệ thuật buôn bán, chào hàng, khuyến mãi là một khoa học đánh vào tâm lý người tiêu thụ trong đó nói dối, nói dóc, thổi phồng phẩm chất của sản phẩm bán ra là một cách moi tiền người mua rất hữu hiệu.
Một số nghề thường dính liền với việc nói phét. Nghề làm chính trị là một, nghề lang băm là hai, kế đến là thầy bói dỏm là ba, và còn nhiều nghề khác lắm nhưng người viết hổng dám kể hết ra đây vì sợ hổng đủ chỗ cũng như sợ bị chúng chửi.
Có người còn nói nhà báo nói láo ăn tiền chắc đôi khi cũng không oan lắm.
Ai ai cũng phải láo một lúc nào đó.
Ngoài ra còn có những nhà đạo đức giả, những người khẩu Phật tâm xà, những kẻ nịnh bợ, bưng bô, xu thời, đón gió, trở cờ, bợ đít, nâng bi, sở khanh… cũng đều nằm chung trong giới chuyên môn dóc tổ.
Tại sao phải bố láo?
Khả năng nói dóc là một vấn đề thuộc về nhận thức réalisation cognitive.
Nói láo, nói xạo bị xem là hổng tốt vì nó được đánh giá qua các giá trị luân lý và đạo đức. Nhưng chúng ta đều biết là cái gì cũng có thể thay đổi được theo thời gian và không gian.
**Sau đây là một số lý do tại sao người ta phải nói láo:
-/ để che đậy lỗi lầm, để tránh rắc rối phiền toái, tránh trách nhiệm;
-/ để cho mình có vẻ quan trọng, để bắt le, để được người khác quan tâm đến mình (thùng rỗng kêu to là vậy đó);
-/ để bảo vệ tiếng tâm, danh giá của mình hay của gia đình.
-/ để tránh làm tổn thương tinh thần của người khác. Ví dụ mình vẫn phải nói cám ơn vì lịch sự khi nhận một món quà mặc dù trong thâm tâm mình không thích;
-/ để cũng cố vị trị và địa vị xã hội của mình, để được hưởng một quyền lợi hay một đặc ân nào đó (thí dụ xin tiền trợ cấp...xã hội).
-/ để điều khiển, sai khiến manipuler một người nào đó. Đây là loại nói láo ác độc để chiếm đoạt tài sản, tình yêu, hoặc một ân huệ nào đó. Nó làm tổn hại thanh danh người khác.
-/ để kiểm soát thông tin. Người nói dóc thường cố tình bỏ bớt một vài điểm của một vấn đề nào đó khiến nó trở nên sai lạc khó hiểu. Bởi lý do nầy mà tòa án Mỹ luôn luôn đòi hỏi tất cả sự thật;
-/ nói láo bệnh hoạn thường thấy ở những người ghét xã hội antisociale, thiếu cái nhìn sáng suốt về việc tốt xấu, và cho thấy họ cũng không biết ăn năn hối cải khi làm hại người khác;
-/ nói láo tự phát (compulsive lying). Nói láo là giải pháp thứ nhất khi không thể làm gì khác hơn được nữa. Đây là trường hợp của các trẻ em sống trong một môi trường ác nghiệt, nói láo là việc các em phải làm để có thể tồn tại;
-/ xáo trộn nhân cách ái kỷ (narcissitic personality disorder). Tự đánh giá mình quá quan trọng, mong đạt được vinh quang và sự ngưỡng mộ từ người khác;
-/ xáo trộn nhân cách giáp ranh (borderline personality disorder). Những người nầy lên cơn bất tử nên hay cương ẩu;
-/ xáo trộn nhân cách sân khấu hay kịch tính(histrionic personality disorder).
“Bệnh nhân luôn muốn mọi người chú ý tới mình bằng cách biểu hiện bùng nổ cảm xúc và hành vi, đóng kịch một cách thái quá.Người bệnh rối loạn nhân cách này thường nói to và nói nhiều; dung nhiều mỹ từ để lôi kéo người nghe, nhưng nội dung thiều tính thuyết phục.(Ngưng trích-Rối loạn nhân cách kịch tính- TSBS.Nguyễn Hữu Chiến)
Nói láo bệnh hoạn
Nếu việc nói láo trong sinh hoạt hằng ngày đôi khi là một chuyện chẳng đặng đừng, thì ngược lại nói láo cũng có khi là một tình trạng nhân cách bị xáo trộn. Người nói láo cố tình bóp méo sự thật và lạm dụng lòng tin của người khác.
Chúng ta không nên lầm lẫn giữa những người nói láo bình thường với những người nói láo một cách vô thức mà cứ tưởng rằng họ đang nói thật. Khoa tâm lý học gọi đây là chứng điêu ngoa khoác lác (?) mythomanie, mythomania. Những người nầy không thể phân biệt được giữa sự thật bên ngoài và hình ảnh trong trí tưởng tượng của họ. Ở người già có thể có hiện tượng fabulation, các cụ tưởng tượng trong đầu nhiều chuyện không có thật.
Trường hợp nói láo mà cứ tưởng nói thật rất phổ biến vào một lứa tuổi nào đó ở trẻ em.
Nếu tình trạng nầy vẫn kéo dài mãi mãi thì nó sẽ trở thành một chứng bệnh về xáo trộn nhân cách.
Trẻ em nói láo
Trẻ em nhỏ tuổi hay có thói quen nói láo. Các em tưởng tượng ra những mẩu chuyện nho nhỏ để tô điểm vào sự thật nhằm mục đích tạo cho mình một sự quan trọng nào đó. Đừng quên rằng, đối với các em, ít nhất tới 5 tuổi, đó là chuyện có thật. Ở vào lứa tuổi trên các em chưa có đủ trí khôn để phân biệt giữa sự thật và sự tưởng tượng.
Nếu từ 6 tuổi trở lên mà các cháu vẫn còn nói láo thì đáng ngại. Sự kiện nầy cho biết có một sự bất ổn, khó khăn nội tại nào đó trong con người của các em cho nên các em cần sự hỗ trợ của những điều láo khoét. Thí dụ, có cháu nói nó có rất nhiều bạn bè ở trường, nhưng đó là chuyện không có thật. Sự nói láo trên biểu lộ một tâm trạng cô đơn mà các em cố tránh bẳng cách tưởng tượng ra một thế giới riêng biệt.
Trong thực tế, ở trẻ con, loại chuyện láo được các em kể ra không quan trọng bằng số lần và nhịp độ fréquence kể ra.
Việc các em nói láo quá thường xuyên khiến các bậc cha mẹ cần phải suy nghĩ tại sao các em phải phiạ ra những câu chuyện không thật như thế.
Ngược lại, một đứa bé không bao giờ biết nói láo mới thật là một điều đáng ngại trong việc phát triển nhân cách riêng cho nó.
Cha mẹ cũng không nên lo sợ thái quá hay nghĩ rằng mình bị các con phụ bạc.
Qua việc tưởng tượng, các em tự tạo cho mình một khung cảnh sống, một thế giới bí mật nằm giữa mộng và thực. Qua thế giới tưởng tượng, các em chuyển hết vào đó những cảm xúc và những tình cảm của mình mà các em cố dấu cha mẹ vì sợ nhục hay sợ bị ganh tị.
Theo các nhà tâm lý học Tây phương, cha mẹ nên nhắc nhở con cái nên nói sự thật. Cố tạo cho chúng một niềm tin, và tránh không nên trừng phạt theo kiểu “ Tao đánh chết cha, chết mẹ mầy”.
Nói láo trong đời sống vợ chồng
Trong cuộc sống vợ chồng, nói láo cũng rất thường hay xảy ra hằng ngày, nhưng không nhất thiết là sự không còn chung thủy mí nhau.
Nói láo với người hôn phối để bảo vệ hình ảnh của chính mình, là một nhu cầu ích kỷ để tồn tại.
Có những sự thật rất riêng tư khó thú nhận được. Tất cả những điều suy nghĩ của chúng ta cũng không nhất thiết phải đem chia sẻ với người phối ngẫu. Cũng chưa chắc là sự thật như ta hình dung trong trí não của mình cũng là sự thật trong trí não của người khác.
Mình không thể nói ra ý mình nghĩ vì sợ phản ứng của người kia.
Nói láo có thể làm tổn hại tới mối tương quan thân mật trong đời sống vợ chồng.
Sự thành thật của mình giúp khai mở cảm thông với người bạn đời, nhưng trong thực tế chúng ta cũng cần phải giữ cho mình một góc cạnh riêng tư nào đó.
Nên nhớ là mình có trách nhiệm về những điều mình nói ra cũng như cách mình đã nói chớ không phải cách mà người kia nghe biết.
Tạp chí Selection Riader’s Digest, năm 2009 có đưa ra kết quả thăm dò quốc tế về “Các sự nói láo giữa vợ chồng với nhau” (Quels mensonges entre conjoints).
**Các lý do của sự nói láo nầy như sau:
-/ lý do thứ nhất: giờ giấc không phân minh,thí dụ nhưtrốn đi chơi về trễ;
-/ lý do thứ hai: tiền bạc (đứng đầu là Malaysia, vợ chồng nói láo lẫn nhau vì tiền bạc tới 51%);
-/ lý do thứ ba: múa lân (sex).
Tại nhiều xứ câu hỏi “Ông hay Bà đã đi đâu?” dẫn đầu các lý do nói láo trong các cặp vợ chồng. Nga là quốc gia dẫn đầu về lý do nói láo liên quan đến câu hỏi trên.
Tại Pháp, nình bà (45%) nói láo nhiều hơn nình ông về nơi chốn. Các ông Tây (20%) bóp méo sự thật về những gì liên hệ đến sex.
Đàn ông và đàn bà ai nói láo hơn ai?
Một nghiên cứu tại Anh quốc cho biết các ông nói láo, nói xạo hai lần nhiều hơn các bà.
Có ý kiến cho rằng tại bị các bà hạch hỏi quá thường xuyên, không ngơi nghỉ được nên các ông sợ quá, quýnh quá nên phải nói láo.
Cũng nên nhớ là đàn bà có giác quan thứ sáu rất nhạy bén, bạn có nói láo cách nào đi nữa thì cũng không qua mặt được các bà đâu. Lại nữa kỹ thuật hỏi chặn đầu chặn đuôi của mấy bà xã tỏ ra vô cùng lợi hại chẳng thua gì…KGB.
Những gì các ông thường hay phịa ra nhất
1-Tui đang bận làm việc, bận đi họp... Là lý do quý ông thưòng phịa ra nhiều nhất để được yên thân khi bị chất vấn bởi các bà vợ có tánh quản lý chặt chẽ thời dụng biểu của các ông chồng.
Đây là một loại nói láo hữu ích cho cả hai bên, giúp cho ông được yên thân đồng thời tránh cho quý bà nổi ghen bất tử có hại cho sức khỏe tâm thần.
2- Không, cưng là người hoàn hảo, đâu có mập, em là người đẹp nhất mà.Thằng nào nói láo cho máy bay đụng chết đi... Đây cũng là một loại nói láo có lợi. Các ông thừa biết những gì các bà thích được nghe nhất. Khi hỏi ông xã nghĩ gì về nhan sắc của mình, các bà không có chủ đích muốn biết sự thật 100% mà chỉ muốn nghe lời nói láo, nói dối để mình được trấn an và an ủi thân phận một chút. Biết ông xã mình nói xạo nhưng các bà vẫn muốn va thích nghe.
3- Tui đâu có uống rượu hoặc đó là chai bia cuối cùng mà… Đây là câu nói láo chạy làng của khá nhiều người đàn ông khi bị ngưởi khác hay cảnh sát hạch hỏi chất vấn.
Các bà thường hay nói láo về vấn đề gì?
1-Có gì đâu, mọi việc đều tốt đẹp mà... Lời nói láo nầy biểu lộ một dấu hiệu giả tạo của sóng yên biển lặng trước cơn bão tố sắp đến trong đời sống vợ chồng.
2-Anh muốn làm gì thì làm, chẳng can hệ gì đến tui hết... Câu nầy có vẻ cho phép ông chồng làm gì thì làm, nhưng thật ra đây là câu thách thức. Làm khác ý tui muốn thì chết đó đa!. Anh muốn đi chơi thì cứ đi, nhưng thật ra hàm ý của lời cho phép là một lời cảnh cáo, vậy tốt hơn hết là bạn nên ở nhà với bà xã chờ khi sóng yên gió lặng thì tính lại sau.
3- Rẻ mà, đâu có mắc tiền.. Chi tiêu mua sắm là đầu mối của sự nói láo. Bà ta phải nói láo để tránh sự xoi mói và chỉ trích của bà con hoặc của bạn bè đồng sở nữa. Các bà thường hay nói láo về sự mua sắm của mình.
Top 10 des mensonges les plus courants chez les femmes
Mình tự dối mình được không?
Hình như là hơi vô lý và mâu thuẩn. Thông lệ người nói dối phải nắm rõ sự thật hay nghĩ rằng họ biết sự thật, còn người bị dối gạt thì không biết gì hết. Trên nguyên tắc thì hai người phải hoàn toàn là hai cá thể khác biệt nhau. Nhưng trong trường hợp mình dối mình thì cả hai người vẫn là một.
Theo các nhà tâm lý học thì mình có thể dối mình trong trường hợp si tình một người nào đó một cách mù quáng mà không cần biết người kia có đoái hoài, có yêu thương mình không? Đây là tự mình lừa dối mình.
Cũng theo chiều hướng trên, kẻ sát nhân vẫn có thể tự tạo một ảo tưởng sự thật vô tội vì không muốn nhìn nhận hành vi giết người do chính họ gây ra.
Nhà triết học nổi tiếng Đức quốc Nietzsche (1844-1900) cho rằng mình tự dối mình là cái dối đầu tiên. Bởi vậy con người đã tạo ra ảo tưởng về sự thật (vérité) để che lấp nỗi lo âu cơ bản trong cuộc sống (angoisse existentielle) bằng cách tưởng tượng ra một thế giới ổn định, có thật, hầu có thể hàn gắn lại sự vỡ mộng (désenchantement) của mốt thế giới không ngừng biến đổi.
Theo Vico, Freud và Nietzsche, thần thánh là sự sáng tạo, là ảo tưởng của con người để giúp họ đối đầu với thiên tai hầu có được một cuộc sống yên lành. Ảo tưởng lâu ngày trở thành là một sự thật đối với họ.
Pour Nietzsche, le mensonge de l'homme à soi-même serait premier. L'homme a inventé la notion de vérité pour remédier à l'angoisse existentielle de l'homme, en forgeant un monde stable supposé vrai pour échapper au désenchantement d'un monde sensible et changeant.
- Ainsi, pour Nietzsche, la vérité est un choix mais un individu peut choisir autre chose parce que le mensonge et l'illusion peuvent être plus bénéfiques à l'homme.
Cố ý bóp méo sự thật :
Trong tác phẩm L’Être et le Néant , Jean Paul Sartre có đưa ra ý niệm nói dối với chính mình (mauvaise foi) như một sự trốn chạy của ý thức trước sự thật (ume mensonge à soi, une fuite volontaire de la conscience face à la vérité). Theo ông, vấn đề nầy bắt nguồn từ thời thơ ấu. Ý niệm về sự thật (vérité) được hiểu một cách lệch lạc, và giá trị của nó không được kết nạp không rõ rệt trong tiềm thức của đứa bé. Tại sao? Tất cả đều phát xuất trong bối cảnh gia đình. Cha mẹ không dạy bảo và không giúp các cháu phân biệt thế nào là dối và thế nào là thật, và sự dối trá thường không bị trừng phạt. Ngược lại, đôi khi thú nhận lỗi lầm sẽ bị trừng phạt nặng nề, còn sự can đảm dám nhận tội không bao giờ được đề cao và khen thưởng.Theo nhà tâm lý học Yolande Yanabé, khi sự nói láo được dùng làm tấm chắn thì nó sẽ mất đi tính chất vô đạo đức.
D’après le philosophe Jean-Paul Sartre, qui fut l’un des premiers à la théoriser dans L’Etre et le Néant, la mauvaise foi est « un mensonge à soi », une fuite volontaire et consciente face à la vérité. Derrière ce comportement, il existe souvent un rapport biaisé à la vérité qui s’enracine dans l’enfance : la valeur du « vrai » n’a pas été intégrée.
Pourquoi ? Parce que dans l’environnement familial, mensonge et vérité n’ont pas été clairement distingués et que le mensonge n’était pas puni. Ou, à l’inverse, parce que les fautes avouées étaient toujours sévèrement réprimées, et le courage d’avouer, jamais reconnu. « Quand le mensonge tient lieu de bouclier, la mauvaise foi peut devenir un mode de fonctionnement systématique et perdre sa dimension immorale », précise Yolande Mayanobe.
Hãy ngó thẳng ngay mặt tôi nè!
Mentir droit dans les yeux-
Rf: S.Mann et al Journal of Nonverbal Behavior,
Người nói láo thường hay ngó thẳng mặt người kia
Không như điều thiên hạ thường nghĩ tưởng, kẻ nói láo lại có khuynh hướng dòm ngay mặt người đối thoại còn một người nói sự thật vì không tin chắc người khác tin mình nên nên họ thường lơ là dòm chổ khác. Kẻ nói láo thường ít có cử chĩ múa tay mua chân để hổ trợ cho lời diển đạt và họ cũng hay dừng lại, do dự, trong lúc nói. Thí nghiệm trên được nhóm cũa GS Mann thực hiện tại một phi truờng. Có 338 hành khách dược yêu cầu cho biết sự thật là nơi chốn họ sẽ đến. Nhóm của S.Mann quan sát và phân tách cử chỉ của những hành kháck trên trong lúc họ bị gạn hỏi…
… Un menteur a tendance à marquer des pauses dans son discours, des hésitations, à illustrer moins abondamment ses propos par des mouvements des mains. Concernant le regard, toutefois, il semblerait que les menteurs ne détournent pas les yeux. Bien au contraire…
Các dấu hiệu cho biết người ta đang nói láo?
-/ Khi nói, lấy tay che miệng, rờ mặt, rờ mũi, gãi đầu, gãi tai, sờ cằm;
-/ Chớp mắt, liếm môi khi nói;
-/ Cười gượng gạo;
-/ Tằng hắng khi nói, có thể là họ muốn dấu diếm điều gì đó, nhưng cũng có thể là ý tốt;
-/ Lời nói bất nhất không mạch lạc;
-/ Ánh mắt xa vời không cố định. Không dám nhìn thẳng mặt người đối thoại;
-/ Chớp mắt nhiều hơn bình thường;
-/ Co rút tay chân vào thân hơn bình thường, tréo ngón trỏ và ngón giữa lại với nhau, hoặc dấu tay vào túi vì tinh thần căng thẳng.
Nói dối có thể bị phát hiện bằng máy dò nói dối polygraph (lie detector): biểu đồ ghi nhận biến đổi nhịp tim, thở, mạch máu, v.v…khi phải trả lời những câu hỏi quan trọng nào đó.
Kết luận
Sống trong một xã hội ta bà ngày nay, nói thật quá cũng không có lợi lộc gì cả. Móc ruột để ngoài da có khi lại chuốc lấy họa vào thân.
Vậy phải nói dóc, nói láo sao?
Phải biết tùy người, tùy lúc và cũng tùy theo hoàn cảnh mà hành sử và ứng biến.
Văn hào Pháp Pierre de Ronsard (1524-1585) đã từng nói: Tất cả sự thành thật nào tồn tại lâu dài đều trở thành dối trá (Toute sincérité qui dure est mensonge), tất cả sự dối trá lập đi lập lại liên tục cũng đều trở thành sự thật cả (Tout mensonge répété devient une vérité). Nghệ thuật là giả dối…Đức hạnh là giả dối…Sự thật là giả dối.
(L'art est mensonge... la vertu est mensonge... la vérité est mensonge" ( La Pléiade).
Trong quyển Mein Kamf, Hitler có viết : « Một sự nói láo 10 lần vẫn là sự nói láo, nhưng lập lại 10 000 lần, nói láo sẽ trở thành là một sự thật » ./.
Tham khảo
-histrionic personality disorder.
-Nguyễn Thượng Chánh. Cái rốn của vũ trụ
- Les hommes mentent plus que les femmes
- Vie de couple et petits mensonges
- Peut-on se mentir à soi même?
- S.Mann et al Journal of Nonverbal Behavior,
- How to detect lies
Video: BÁC BA PHI- SƯ PHỤ NÓI DÓC ĐẤT CÀ MAU
-Huyền thoại tay không “quật ngã” trực thăng UH–1 của Mỹ
Montreal, 2015