12/7/2015
Biết rỏ hơn về :
Nội , Ngọai Mông ( Cỗ ) ngày nay
GS Tôn Thất Trình
|
Nội Mông là lảnh thổ Trung Quốc . Ngoại Mông là một quốc gia Cộng Hòa Nhân Dân độc lập còn trước cả Việt Nam Thống nhất .
Hành chánh Trung Quốc ngày nay gồm 4 thành phố tự trị là Bắc Bình ( Beijing ), Trùng Khánh ( Chong qing ), Thượng Hải ( Shanghai ) và Thiên Tân ( Tianjin ) ; 23 tỉnh, các tỉnh biên giới với Việt Nam là Vân Nam - Yunnan , Quảng Đông - Guangdong và Hải Nam - Hainan; 4 vùng tự trị là Quảng Tây- Guangxi (Việt Nam thường xem là tỉnh Tàu biên giới ), Nội Mông- Inner Mongolia . Ninh Hạ - Ningxia, Tây Tạng -Tibet và Tân Cương - Xinjiang; 2 vùng quản trị đặc biệt- Special Administrative regions, SAR là Hồng Kông và Ma Cao - Macao( Macau) .
Thời Chiến Quốc, Nội Mông bị nước Triệu (? )- Zhao chiếm giữ và được Hung nô- Xiongnu, một tộc dân thiểu số miền Bắc nước Tàu cư ngụ phần nào. Thời Hán ( 206 trước CN BC đến 220 sau CN ) Nội Mông gồm nơi Hung Nô chiếm giữ ,cọng thêm hai quận phủ huyện là Vũ Nguyên ( ? ) Wuyuan và Chu Phương ( ? )- Shoufang. Thời Đường thiết lập thành hai phủ Phong - Feng và Thanh ( ?) - Seng. Thời Nguyên lại chia ra làm các phủ- huyện là Thượng Đô - Shangdu, Tế Ninh - Jining , Kim Châu - Jinzhou, Kim Tràng - YinChang … Thời Thanh ( 1644- 1911 ) mới có tên là Nội Mông. Vào thế kỷ thứ 12 và 13, Thành Cát Tư Hản - Gengis Khan( tự điễn miền Bắc dịch lại Khan là Khả Hàn ) , thống nhất các bộ tộc du mục thành một nòi giống có tiếng nói riêng và làm ra Đế Quốc Nguyên- Yuan Empire . Sau thời Nguyên ( trị vì nước Tàu từ 1271 đến 1368 ), Nội Mông luân chuyễn qua tay từ Thời đại Thanh- Qing Dynasty, các tướng quân miền Bắc Tàu - warlords, Quốc Dân Đảng rồi đến quân phiệt Nhật chiếm giữ thời Trung Nhật Chiến Tranh, cuối cùng là vùng tự trị đầu tiên của các tộc dân Tàu thiểu số, thành lập ngày mồng 1 tháng 5 năm 1947.
Vùng Tự trị Nội Mông
Hiện nay, diện tích Vùng tự trị Nội Mông là 1. 183 000 km, lớn nhất Trung Quốc chiếm ⅛ tổng diện tích. Dân số năm 2010 là 24.7 triệu người, nhưng gốc Mông cỗ - Menggu chỉ 18 % thôi , còn lại là các tộc dân Hán, Daur (? ), Ewenki , Orogen, Hồi - Hui, Mãn Châu -Manchu Triều Tiên, Cao Ly - Korean và nhiều nước khác. Tuy vây dân gốc Mông Cỗ ở Nội Mông vẫn còn đông hơn là ở nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cỗ - Ngọai Mông . Thủ phủ vùng tự trị Nội Mông là Hohhot. Nội Mông là vùng cực Bắc Trung Quốc có biên giới chung với Nga Sô Viết và nước Cộng Hòa Nhân Dân Ngọai Mông. Nội Mông lạnh ngắt mùa đông và ấm áp mùa hè . Nhiêt độ trung bình là giữa - 1 độ C và 10 độ C ( 30 độ F và 50 độ F) . Nhiêt độ tháng lạnh nhất là tháng giêng, trung bình -23 độ C ( -9.4 độ F) ở Vùng Đông Bắc đến -10 độ C ( 14 độ F ) ở vùng Tây Nam. Số ngày không đông giá trong mỗi năm chỉ từ 90 đến160 ngày. Trung bình mưa hàng năm là từ 50 mm đến 450 mm , phần lớn từ cuối hạ đến đầu thu.
Nước Mông Cổ - Ngoai Mông
Mông Cổ (Ngoại Mông, Outer Mongolia)
Hai từ Nội - Ngọai Mông ( Mông Cỗ ) rất dễ lầm lẫn nhau , dù rằng chúng mô tả các vùng Á Châu hòan tòan khác biệt nhau. Nội Mông là lảnh thổ Trung Quốc. Nhưng Ngọai Mông- Outer Mongolia lại là một nước độc lập , không dính dáng gì tới Trung Quốc cả . Ngọai Mông nay là nước Mông Cỗ, một nước lảnh thổ hòan tòan lục địa ( không có biên giới biển- đại dương nào cả)( Trung Bắc Á Châu hình bầu dục dài 2 392km ( 1 486 dặm Anh ) từ Tây sang Đông và 1 259km ( 782 dặm Anh ) từ Bắc xuống Nam. Diện tích Ngoại Mông ngày nay tương đương với diện tích các nước Tây Âu và Đông Âu và nằm trong cùng những vĩ tuyến tương tự. Thủ đô là Ulan Bator - Ulaanbaatar ( Anh hùng Đỏ -Red Hero ) nằm vào Trung Bắc xứ sở. Dân số ước lượng năm 2014 là 2 719 000 người . Như vậy tỉ trọng dân số Ngoại Mông thấp nhất mọi quốc gia trên thế giới . Cũng như Ulan Bator là thủ đô lạnh nhất thế giới vậy; Nhiệt độ trung bình hàng nămơ Ulan Bator là - 1.3 độ C ( 29.7 độ F ).
Nước Mông Cỗ ngày nay phần lớn là một cao nguyên - plateau , độ cao trung bình là 1580 m ( 5180 bộ Anh ) trên mặt biển . Đỉnh cao nhất nước là ở Dãy Núi Mông Cổ Altai Mongolian Mountains ( Mongol Altain Nuruu ) ở Tây Nam . ¾ diện tích nước Mông Cổ là đồng cỏ hổ trợ cho những đàn súc vật gặm nhắm đồ sộ. Phần còn lại chia đều cho rừng và sa mạc trống không và chỉ một phân số tí xíu là được trồng trọt.
Lịch sử Mông Cổ lại rất dài và rất đáng ngạc nhiên , Dân Hung – Huns ( Hung Nô ? theo ý nghĩa Tàu ) là tộc dân sinh sống ở Trung Á từ thế kỷ thứ ba đến thế kỷ thứ nhất trước CN, có thể là tổ tiên dân Môing Cỏ ngày nay. Thành Cát Tư Hản, tên thậ t là Thiết Mộc Chân - Temujin vào đầu thế kỷ thứ 13 thống nhất các bộ lạc du mục xứ sở và các con cháu kế tiếp kiểm sóat một đế quốc gồm phần lớn nước Tàu , nước Nga , Trung Á và Trung Đông) , rộng lớn hơn Đế Quốc La Mã – Roman Empire nhiều. Nhắc lại cháu nội Thành Cát Tư Hãn là vua Nguyên ( Mông Cổ tên tàu là Nguyên ) Hốt Tất Liệt - Kubilai sai con là Thoát Hoan xâm chiếm Việt- Nam, nhưng thất bại. Sau đó, Đế quốc Mông Cổ sụp đổ và bị phân chia. Năm 1691, miền Bắc Mông Cỗ bị nhà Thanh -Qing ( Mãn Châu ) đô hộ. Khi đô hộ nhà Thanh sụp đổ vào các năm 1911-12, nhà lảnh đạo tôn giáo Bogd Gegeen được tôn làm Tư Hản Bogd Khan hay chủ tịch nước . Ông tuyên bố Mông Cỗ độc lập, nhưng chỉ đạt tự trị dưới quyền quốc thể Tàu . Năm 1919 , các nhà cách mạng quốc gia Mông Cỗ, nhờ Nga Sô Viết giúp đở, đuổi lui ra khỏi lảnh thổ quân đội Tàu cố tái chiếm nước Mông Cỗ và năm 1912, đuổi đòan kỵ binh xâm lăng Nga Trắng ra khỏi nước . Ngày 11 tháng 7 năm 1921 trở thành ngày lễ kỷ niệm hàng năm Cách Mạng Mông Cỗ. Nước Cộng Hòa Nhân Dân Mông Cỗ được tuyên ngôn vào tháng 11 năm 1924 và thủ đô Mông Cỗ đặt ở trung tâm, là chùa chánh của Bogd Gegeen và đổi tên thành Ulan Bataar. Từ năm 1921 đến cuối thập niên 1980, Ngoai Mông là một quốc gia độc đảng, kết chặt cùng Nga Sô Viết . Nước Mông Cỗ nhận được từ Nga Sô viện trợ kỷ thuât, kinh tế và quân sự và chịu sự hướng dẫn Sô Viết về các sự việc chánh trị, kinh tế cũng như xây dựng thành một nước xã hội chủ nghĩa . Tuy nhiên bắt đầu từ năm 1990, các lực lượng đổi thay xứ sở chấm dứt hẳn độc quyền chánh trị của đảng Cọng Sản và bằng các tuyễn cử tự do đa đảng thành chánh phủ liên hiệp, có một hiến pháp mới, có nhiều tự do văn hóa, tôn giáo hơn nhấn mạnh đến các truyền thống quốc gia Mông Cỗ, có một thái độ trung lập trên các liên hệ quốc tế và một chuyễn tiếp qua nền kinh tế thị trường.
Về địa hình có thể chia nước Mông Cổ ra làm ba : vùng dãy núi chủ trì ở miền Bắc và miền Tây, vùng thung lũng ở giữa và quanh chúng và một đai cao nguyên rộng lớn nằm xuyên qua các khu vực Nam và Đông . Tòan thể xứ sở đều dễ bị các di chuyễn địa chấn - động đất và nhiều động đất rất là nặng nề. Nhưng nhờ ít dân cư nên chúng ít ảnh hưởng.
Có ba dãy núi chánh là : các núi Altai Mông Cỗ , các núi Khangai hay Hangayn Nuruu , và các núi Khentii . Núi Altai ởTây và Tây Nam cao nhất và dài nhất; tách ra nhánh hướng Đông Nam làm thành biên giới Tây Bắc với Nga và trải dài theo hướng Đông Nam chừng 400 km ( 250 dặm Anh ) dọc theo biên giới Trung Quốc , trước khi hướng nhẹ hơn về hướng Đông chừng 725 km ( 450 dặm Anh ) ở Đông Nam Mông Cỗ. Altai, nơi đây duy nhất Mông Cỗ có hiện tượng đóng băng hiện thời, đạt độ cao 4 374 m ( 14 350 bộ Anh) cao nhất nước là đỉnh Khuten Peak . Nới rộng về hướng Đông là dãy Gobi Altai ( Govi Altain Nuruu ) là một rặng đồi trọc nhỏ bé hơn, càng ngày càng mất dần vì phát triễn sa mạc Gobi ( Xin đọc là Govi ) . Dãy Núi Khangai là một khối núi vững chắc gần trung tâm xứ sở. Nhiều đỉnh cao hơn 3700m ( 12 000 bộ ) , cao nhất là đỉnh Otgontenger , độ cao chừng 4025 m ( 13200 bộ ) ở Tây Bắc . Đặc điểm của Khangai là sườn núi dịu dàng đồng cỏ tốt đẹp bao phủ . Về phía Bắc là dãy núi Đông Sayan Tây Bá Lợi Á - Siberia dọc theo biên gíới với Nga. Dãy núi thứ ba là dãy Khentii ở Đông Bắc Mông Cỗ , trải dài Tây Nam và Đông Bắc , nới rộng tới Siberia . Đỉnh cao nhất là Asraltkhairkhan cao 2800m ( 9200 bộ) . Thủ đô Ulan Bator nằnm về bià Tây Nam dãy núi này . Dãy núi Da Hinggan nằm dọc theo và vượt biên giới Đông với Trung Quốc .
Quanh và giữa các dãy chánh là một lọạt thung lũng quan trọng . Vùng Đại hồ - Great lakes chứa trên 300 hồ, nằm giữa dãy núi Altai , Khangai và các núi dọc theo biên giới với Siberia. Một lưu vực khác là giữa cá c sườn núi Đông của dãy Khangai và các chân núi dãy Khentii . Phần Nam lnày là lưu vực các sông Tuul và Orkhon ( Orhon ) một vùng phì nhiêu quan trọng cho lịch sử Mông Cỗ, vì đây là nôi đời sống định cư. Vùng đáng kể là Khorgo , ở sườn Bắc dãy Khangai có chừng một tá hỏa diệm sơn đã tắt và rất nhiều hồ hỏa diệm sơn. Các sông chảy mau lẹ và xóay lốc, đào thành những vực sâu gồ ghề . Dòng suối sông Orkhon là một vùng núi lữa khác ,có nhiếu lỗ thông hơi núi lữa và suối nước nóng . Gần biên giới phía Bắc là. Hồ Khovsgol , một vùng gồ ghề, đặc biệt chứa nhiều đầm lầy .
Phần phía Đông Mông Cổ có địa hình các đồng bằng đồi cỏ thảo nguyên - steppe , uốn chuyễn . Đây đó là những núi nhỏ cây thấp chứa những chóp nón núi lữa đã tắt, nhận diện rỏ rệt được . Vùng Dariganga viễn đông Mông Cỗ chứa khoảng 220 núi lữa đã tắt. Đa sô phần phía Nam Mông Cỗ là một đồng bằng rộng lớn , thỉnh thỏang có ốc đảo làm thành rìa Bắc của Đông Mông Cỗ Gobi . Địa hình bằng phẳng này thỉnh thoảng cũng có những rặng núi thấp bị xói mòn nghiêm trọng . Nhiều đặc điểm thiên nhiên ngọan mục được tìm thấy ở vùng Gobi . Các cột sáu cạnh đồ sộ , xếp thành cụm, giống những bó viết chì , được tìm thấy ở miền đôngvà miền trung tâm. Nam Gobi là một dãy núi tên Gurvan Saih khan ( Ba Mỹ Nhân ), được biết nhờ các khủng long hóa thạch tìm thấy ở Bayangzag và Nemegt . Thêm vào đó là rặng cảnh đẹp thiên nhiên Yolyn Am ( thung lũng Lammergeier ) nay là một công viên quốc gia, chứa một vực thẳm có một sông băng nhỏ vĩnh cửu – small perennial glacier , các ghềnh đá chọc trời vây quanh, nơi các diều hâu có râu lammergeiers - bearded vultures đậu nghỉ ngơi .
Nội Mông phát triễn mạnh hơn Ngoại Mông nhiều
Hốt Tất Liệt – Kubilai. cháu Thành Cát Tư Hãn – Gengis Khan thành lập Nhà Nguyên- Yuan Dynasty kinh đô là Thượng Đô – Shangdu hay Xanadu gần thị trấn Dolonnor ngày nay . Trong thời gian này , các tộc dân Ongud và Khunggirad chiếm đóng đất đai của Nội Mông ngày nay . Năm 1368 , Tộc dân Hán lảnh đạo nhà Minh đánh bại nhà Nguyên (Xem câu chuyện Cô Gái Đồ Long của Kim Dung nói về tình duyên lãng mạn đôi trai gái Trương Vô Kỵ - Hán và Triệu Minh- Nguyên Mông cỗ) tái lập Vạn lý Trưòng Thành – Great Wall of China ở vị trí hiên hửu dọc theo biên giới Nam của Vùng Tự Trị Nội Mông cận đại , tuy rằng có chênh lệch đáng kể về phía biên giới Hà Bắc , Hebei – Nội Mông . Nhà Minh thiết lập ba Đạo quân Bảo vệ thuộc tộc dân Mông Cỗ ở đây. Ngay au sự cố Tumu xảy ra năm 1449, khi nhà quản trị Oirat là Eisen Taishi bắt được Vua Tàu , dân Mông Cỗ tràn xuống Nam từ phía Bắc Mông cổ Thế cho nên từ đó mãi đên 1635 , Nội Mông là trung tâm văn hóa , chánh trị của tộc dân Mông Cỗ, suốt thời gian Hậu Đế Quốc Mông Cỗ - Post Imperial Mongolia …
Năm 2010 , trong tổng số 24 706 321 người ở Nội Mông tộc dân Hán chiếm 79% . Tộc dân Mông cỗ - Mongol chỉ còn 17 % như đã nói trên; tộc dân Mãn Châu 2% ; tộc dân Hồi – Hui 0.9% ; tộc dân Daur 0.3 %, , tộc dân Evenki 0.11 % , tộc dân Caoly 0.02 %; tộc dân Nga 0.02 % . Về hành chánh, Vùng Tự trị Nội Mông chia ra làm 12 tỉnh ( ? )- prefectures, 101 phủ , huyện – Counties và 1425 thị trấn- townships . Thành phố lớn nhất là Chi Phong – Chifeng ( ? ) . Thủ phủ Nội Mông các năm 1947- 49 là Ulanhot , các năm 1950 – 52 là Trương Gia Khẩu - Zhangjiakou thủ phủ tỉnh Nhiệt Hà (?)– Chahar Province, và đến năm 1953 mới có tên là Hohhot- Xincheng( Tân Thành ? ). Dân số Hohhot chỉ đến 2.9 triệu , trong khi nhiều thành phố khác trên 3- 4 triệu nguời .
Nếu Ngọai Mông còn là một nước nông nghiệp , du mục , tuy nay đã định cư phần nào ở ngọai ô thủ đô Ulan Bator , Nội Mông ngòai du mục dê, cừu , bò sửa, ngựa và nuôi tuần lộc – reindeer, nay đã trồng nho làm rượu vang ở Vũ Hải( ? )- Wuhai và nhất là lúa mì nổi danh ở các thung lũng sông-ngòi. Nôi Mông rất giàu về tài nguyên thiên nhiên : than đá , khí dầu thiên nhiên, đất hiếm ( niobium , zirconium , beryllium .. . ) . Dự trữ than đá Nội Mông chiếm trên ¼ dự trữ than đá thế giới. Năm 2010 đã khai thác 500 triệu tấn than đá so với 200 triệu tấn năm 2005 . Công nghệ phát triễn mạnh mẽ như ở khu công nghệ nhắm xuất khẩu sản phẩm và dùng trong nước Trung Quốc vùng thủ phủ Hohhot- Tân Thành. Cuối cùng đáng nêu lên nhất là công nghệ không gian , thường cấm không cho dân chúng đến xem . Đặc biệt là Trung Tâm phóng hỏa tiễn , phi thuyền, vệ tinh Không gian ở Tân Quang( ? )– Jin Quang, gần biên giới tỉnh Cam Túc – Gansu …
( Irvine Nam Ca Li – Hoa Kỳ ngày 7 tháng 7 năm 2015 )