10/12/2015
THUỐC MỚI TRỊ CHỨNG ĐAU NHỨC |
|
Hình 1. Xử dụng công nghệ biến đổi gen ở chuột bạch, các nhà khoa học Anh đã tìm được phương pháp chửa trị chứng đau nhức kinh niên
Tại sao chúng ta cảm thấy đau đớn khi bị thương tật, phẫu thuật hay bệnh hoạn, nhất là viêm. Sở dỉ như vậy vì trong hệ di truyền của ta cũng như con thú đều có mang gen Nav1.7. Ai bẩm sinh không mang gen Nav1.7, chẳng hạn bị ngẫu biến (mutation), thì không biết đau đớn, bởi vì nó ngăn chận tín hiệu đau đớn đến hệ thần kinh. Đây là một bệnh rất hiếm thấy ở người và thú. Khi bị bệnh bẩm sinh này, con người cũng không có khứu giác, không biết mùi. Trong quá khứ, các nhà khoa học đã cố gắng điều chế thuốc giảm đau đớn dựa vào việc khóa gen Nav1.7 không cho hoạt động, nhưng không hiệu quả lắm. Cách duy nhất làm giảm đau nhức nhất thời trong thời gian ngắn là dùng các thuốc giảm đau (pain-killers) như paracetamol, ibuprofen. Hiệu quả hơn là xử dụng nha phiến như morphine, chỉ xử dụng khi quá cần thiết như sau khi mổ vì có nhiều phản ứng phụ tai hại.
Từ năm 2006 các nhà khoa học có thể tái tạo chứng đau nhức trở lại ở người bị ngẫu biến gen Nav1.7 bằng cách cho ion sodium đi xuyên qua “đường hầm” thẩm thấu chọn lọc của màng tế bào, ion có nhiệm vụ mang theo tín hiệu điện đến hệ thống thần kinh cảm nhận sự đau nhức.
Ngày nay, các nhà khoa học ở Đại học University College London xử dụng chuột có gen Nav1,7 ngẫu biến để nghiên cứu và thành công tìm được thuốc trị liệu chứng đau nhức. Cũng cần nhắc lại, trong y học cỗ điển, chích morphine – một loại thuốc phiện chứa opioid peptides - để làm giảm đau đớn rất hiệu quả. Các nhà khoa học khám phá rằng chuột hay người không có gen Nav1.7 thì cơ thể sản xuất nhiều opioid peptides.
Để xem opioids có quan trọng hay không làm mất chứng đau nhức, các nhà nghiên cứu trị chuột thiếu gen Nav1.7 (không biết đau nhức) bằng chất naloxone, chất này khóa opioid không hoạt động được, và con chuột bây giờ cảm thấy đau đớn. Các nhà khoa học cũng thí nghiệm tái tạo chứng đau nhức cho một bà bệnh nhân 39 tuổi vốn có chứng bệnh kỳ lạ là không biết đau đớn cũng bằng một liều naloxone. Bà ta lần đầu tiên trong đời cảm nhận đau đớn.
Qua các thí nghiệm này, các nhà khoa học quyết chắc là gen Nav1.7 chủ động trong việc làm đau đớn. Từ khám phá này, bắt chước cơ nguyên không cảm nhận đau nhức của người bẩm sinh bị thiếu Nav1.7, các nhà khoa học đưa ra phương pháp trị chứng đau nhức, là làm bệnh nhân không còn cảm giác đau đớn bằng cách cho bệnh nhân một liều nhẹ chất nha phiến opioid cùng với chất khóa gen Nav1.7 như naloxone,. Phương pháp chửa trị này đã thành công thử nghiệm ở loài chuột.
Xử dụng chất khóa hoạt động của gen Nav 1.7 như hệ sodium làm thuốc tê để chửa trị ngắn hạn chứng đau nhức, nhưng không thích họp cho chửa trị trường ký, vì có thể tạo chứng tê vĩnh viễn hay các biến chứng phụ nguy hiễm khác, như mất khứu giác.
Xử dụng nha phiến như morphine rất hiệu quả làm giảm đau nhức, nhưng sẽ tạo thành nghiện a phiến, càng về sau phải xử dụng lượng cao hơn mới có hiệu quả, và đến một lúc thi không còn hiệu quả.
Việc xử dụng tổng hợp giữa chất khóa gen Nav 1.7 và nha phiến opioid ở liều rất thấp như ở người thiếu gen này thì bệnh nhân không còn cảm giác đau đớn, và trong trường kỳ bệnh nhân không bị ghiền chất ma túy. Thuốc tổng hợp này sẽ thử nghiệm ở người vào năm 2017, và hy vọng chửa trị được hàng triệu người bị chứng đau nhức kinh niên.
Để thuốc này thành hiện thực, ngày nay các nhà khoa học ở đại học UCL London xử dụng công nghệ biến đổi gen ở chuột, mục đích gia tăng lượng opioid gấp đôi mà cơ thể chuột ngẫu biến sản xuất so với chuột bình thường (không ngẫu biến) và xem có triệu chứng phụ gì không trước khi thử nghiệm vào người..
Tài liệu tham khảo chánh
Michael S. Minett et al. (2015). Endogenous opioids contribute to insensitivity to pain in humans and mice lacking sodium channel Nav1.7. Nature Communications 6: 8967 DOI: 10.1038/ncomms9967
Reading, 12/2015