Sénégal- Tây Phi Châu
CHẲNG QUA LÀ SỐ MẠNG
Nhận được offer của USAID cả tuần nay nhưng tui không quyết định được. Đang có cái job ngon lành, là Customer Engineer cho IBM, lại sắp sửa cưới vợ, bây giờ phải đi làm ruộng bên cái xứ khỉ ho cò gáy tận Phi Châu, để đổi lấy cái danh hiệu “Chuyên Gia” ( Expert or Specialist) và rủng rỉnh với cái pay check nặng gấp đôi. Tui bỏ lên cân, cân hoài nhưng nó không chịu nghiêng về bên nào.
Không quyết định được tui bèn đem hỏi ý kiến bố vợ tương lai. Tui biết ông không ưa gì tui, vì tui cõm con gái của ông. Ông mộng được một thằng rể có bằng cấp Mỹ, mà tui lại không khoe về bằng cấp của mình, nên ông thất vọng lắm. Ông có vẻ nghi ngờ là tôi nổ sảng để “xù” đám cưới! “Cái mặt mầy, với cái bằng cấp “make in Việt Nam” mà dám nổ làm “Chuyên Gia”!
Mấy hôm sau tui được tối hậu thơ là hôn lễ đã được hủy bỏ. Cám ơn bố đã giải quyết giùm con một vấn đề nan giải. Cám ơn bà xã tương lai đã sổ lòng cho con chim đa đa nó ... bay mất! “Hổng phải tại tui, cũng hổng phải tại em, tại trời xui khiến nên chúng mình…. good bye!”.
Tui mừng húm vì sẽ được thỏa mộng giang hồ, chuẩn bị khăn gói ra đi biệt xứ một lần nữa, và lần nầy đi tận đến Phi Châu.
Quê hương mới của tui, nhà đất mái tranh, nơi tui làm việc với dân làng
NGƯỜI DÂN SENEGAL
Tui yêu quê hương Việt Nam: dân da vàng mũi tẹt, quê hương Mỹ: dân trắng mũi lõ, nay nhận thêm quê hương Phi Châu: dân da đen mũi trâu.
Lần đầu tiên đến Mỹ tui bị shock vì cái gì nó cũng to lớn, vĩ đại, bây giờ đến Phi Châu tui bị shock vì cái màu đen, nhìn quanh ai cũng đen, chỗ nào cũng đen. Thỉnh thoảng giữa đám da đen có lọt vào người da trắng trông như giữa đàn quạ có lẫn con chim cò, không giống ai!
Dân Sénégal lại thích mặc quần áo màu sặc sỡ, mà toàn là những màu nguyên chất như xanh, vàng, đỏ tím, kết họp lại với nước da đen, thành một bức tranh lập thể. Những họa sĩ vẽ tranh lập thể nên đi Phi Châu để tìm cảm hứng.
Tui ở Sénégal Cảnh tỉnh lỵ
Đàn bà thì quấn vải nguyên khúc, có lẻ cắt may sẽ phí của trời, đầu quấn khăn, đàn ông mặt áo “boubou” dài lượm thượm tới đất, trong lúc trời nóng nực trông mà phát mệt!
Thủ phủ Dakar kiến trúc giống Sài Gòn thuở xưa.
Dân quê ở đây rất nghèo. Họ sống quây quần trong xóm, gồm năm ba căn nhà đất mái tranh, hoặc hợp thành làng vài trăm dân. Tội nghiệp các đại gia ở Việt Nam nghèo lắm nên cũng bắt chước xây những căn nhà tranh tương tự, trong khuôn viên các biệt thự của họ.
Người nông dân Sénégal, nếu không quen, trông rất bậm trợn, nhưng khi quen rồi họ rất hiền từ chất phác như người Việt Nam. Dân Sénégal to lớn hơn người Á châu.
Quần áo quấn bằng vải khúc-màu sắc sặc sỡ
Tùy theo sắc tộc, dân Sénégal nói 22 thứ tiếng khác nhau và ngoại hình cũng khác. Dân Wolof ở thủ đô, thông minh nhứt. Dân Diola sống ở miền Nam, rất mạnh khỏe. Dân Soninké, là nông dân ở phía Đông, nghèo khổ nhất. Sắc tộc Toucouleur /Peul sống miền Bắc, gồm những người dân du mục. Họ sống trên sản phẩm sữa nên nhiều chất vôi, người cao, trán vồ, miệng mũi cân đối lại có màu da dợt nên dễ nhìn.
Ở Mỹ phải là thường trú 5 năm để nhập quốc tịch, tui thường trú 8 năm ở Sénégal nên dư điều kiện để trở thành dân Sénégal. Tui tự nhận mình là dân Soninké vì đây là địa bàn hoạt động của tui, tui biết họ rất nhiều.
Xóm làng Làm việc ngoài đồng cả mẹ lẫn con
TÂY ĐEN GẠCH MẶT.
Trong thời Pháp thuộc, lính Lê Dương có rất nhiều người Sénégalais mà người Việt Nam gọi là Tây Đen gạch mặt. Trẻ con, nam cũng như nữ, khi sinh ra được cha mẹ dùng lưỡi dao hoặc lưỡi lam cắt những vết nhỏ trên da mặt kết hợp lại thành những vệt dài, theo những hình dáng đặc thù của từng sắc tộc, từng bộ lạc. Có bộ lạc cả người đều bị rạch. Có bộ lạc chỉ rạch ít vết tượng trưng. Những vết cắt khi lành, lồi thành sẹo, vĩnh viễn không bao giờ phai. Lúc tui còn ở Phi Châu thì phong tục gạch mặt vẫn còn, nhưng giới trẻ thì không còn sử dụng nữa trên con cái của họ. Cái nét đẹp đặc thù nầy khó mà thưởng thức. Cỡ như tui đã Sénégalisé hóa khá nhiều vẫn chưa thưởng thức nổi. Tui xin thưa, tuy tự cho mình là dân Soninké, nhưng tui chưa gạch mặt, chỉ có một vết sẹo trên trán giống vết rạch, kết quả của một tai nạn bắn súng.
Sau khi Thực dân Pháp bị Nhật giải giới (1945) rất nhiều lính Lê Dương là người Sénégalais rời khỏi Việt Nam trở về xứ. Tui gặp họ trong những làng hẻo lánh xa xôi. Họ mừng lắm khi biết tui là người Việt Nam. Có người còn nhớ và nói được một ít tiếng Việt. Hồi xưa nghe nói Tây đen gạch mặt ai cũng sợ, nhứt là lúc họ đi “ruồng”. Họ nổi tiếng là sắt máu, và là hung thần của đàn bà con gái. Bây giờ tuổi khoảng 60, tui chuyện trò với họ, thấy họ rất hiền từ, chất phác.
Phong tục rạch mặt, rạch ngực vẫn còn
PHONG TỤC CHÀO HỎI DẦN LÂN
Người dân Sénégal khi gặp gỡ nhau chào hỏi rất lịch sự. Vì quá lịch sự thành ra nói dần lân. Họ thay phiên nhau hỏi qua hỏi lại, mất rất nhiều thì giờ. Ban đầu thì bực mình phải đợi họ chào hỏi nhau, nhưng nghe quen rồi thành vui tai:
-Ông mạnh giỏi chứ?
-Tui mạnh giỏi.
-Bà lớn mạnh giỏi chứ?
-Bà lớn mạnh giỏi.
-Bà 2 mạnh giỏi chứ?
-Bà 2 mạnh giỏi.
-Bà 3 mạnh giỏi chứ?
-Bà 3 mạnh giỏi.
-Ông cụ mạnh giỏi chứ?
-Ông cụ mạnh giỏi.
...................................
Và cứ thế tất cả thành phần trong gia đình đều được thăm hỏi không thiếu sót ai.
Hỏi qua thì phải hỏi lại. Bây giờ đến lượt người kia hỏi lại:
Thuở xưa trống trơn (from Internet). Bây giờ luộm thuộm nhìn thấy mà phát mệt
-Ông mạnh giỏi chứ?
-Tui mạnh giỏi.
-Bà cả mạnh giỏi chứ?
…………………………………..
Và cứ thế cho đến người cuối cùng.
PHONG TỤC ĐA THÊ
Gia sản của người nông dân là đàn dê cừu và mảnh rẩy trồng tỉa cung cấp thực phẩm để ăn suốt năm. Đàn dê thì sinh sản không kịp cho gia chủ cưới vợ. Chế độ đa thê và tảo hôn vẫn còn thông dụng. Số vợ cũng như số dê cừu là biểu tượng của sự giàu sang và giai cấp. Các xếp làng là những cụ lớn tuổi, có nhiều ông tuy đi không nổi nhưng có vài ba bà vợ, có bà còn rất trẻ.
Trong cộng đồng da đen tui sáng giá lắm, vì màu da của tui lợt hơn (tuy rằng lúc ấy tui đen thui) tiếng Tây gọi là “teint clair”. Trong làng có người ngấm nghé gả con gái mười mấy tuổi cho tui. Tui cũng ham lắm nhưng không dám thử. Bây giờ nghĩ lại thấy tiếc ghê!
Ba bà vui vẻ một nhà Áo quần Màu sắc sặc sỡ
Bạn tui người Sénégal, làm trong project, có 3 bà vợ. Nó sướng như tiên. Ba bà thuận thảo sống chung một nhà, thay phiên nhau phục vụ ông chồng. Hắn kể “Đa thê là nghệ thuật và lắm công phu.” Tui được nó chỉ dẫn nghệ thuật “tề gia” sao cho gia đình êm thắm. Có 3 nguyên tắc chính. (1) Ba bà ở riêng 3 phòng đó là nguyên tắc “riêng rẽ”. (2) Mỗi đêm ngủ với một bà, gặp ngày cờ đỏ thì ráng chịu, đó là nguyên tắc “công bằng”. (3) Còn nguyên tắc thứ 3 gọi là nguyên tắc “bí mật”, tuyệt đối giữ kín bí mật phòng the của mỗi bà. Cả ba bà đều ấm ức không biết chuyện gì xảy ra trong hai phòng kia. Nhờ vậy các bà lúc nào cũng nghĩ cách mới lạ phục vụ phu quân sao cho trội hơn. Ba đêm mới gặp một lần nên bà nào cũng cố mà vắt, không để sót giọt nào cho mấy con mẹ kia hưởng thì uổng lắm! Ông chồng cứ thế, phè ra mà mà hưởng!!!
TUI YÊU RAMADAN
Người Sénégal đa số theo đạo Hồi. Tín đồ đạo Hồi lạy Allah 5 lần mỗi ngày. Đến giờ lạy, các loa phóng thanh kêu réo om sòm từ các mosque. Tất cả sinh hoạt đều ngừng lại, kể cả xe cộ, vì tín đồ trải chiếu lạy ngay trên đường xe đang chạy.
Đến giờ làm lễ, tín đồ Hồi giáo lạy giữa đường
Tháng 9, theo lịch Hồi giáo là lễ Ramadan của đạo Hồi. Họ không ăn không uống từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn. Có người không nuốt cả nước miếng. Họ phun “xẹt xẹt” suốt ngày. Mọi người mệt mỏi vì đói và khát, chỉ nghĩ đến chuyên ăn uống. Sau buổi trưa, các công sở vắng hoe. Nhân viên đều về nhà, lo chuẩn bị cho buổi ăn tối. Bình thường chuyện cơm nước là chuyện của đàn bà, nhưng đặc biệt trong tháng Ramadan, mấy ông rất bận tâm về chuyện bếp núc. Kẻ thì đi mua nước đá, pha nước ngọt, kẻ đi mua thịt, giết trừu, người thì đập than nấu nước pha trà... Các bà thì lăng xăng bận rộn chuẩn bị buổi ăn tối như ngày đám giỗ.
Mặt trời chưa khuất sau tàng cây Acacia tất cả gia đình đã tập hợp đầy đủ, ngồi quanh mâm cơm, nhóc mỏ đợi cho mặt trời lặn. Ramadan là cơ hội để mời khách đến dùng cơm vì thường là những bữa ăn thịnh soạn. Thường dân Sénégal ăn sáng sơ sài, nhưng trong thời gian Ramadan, bữa ăn sáng thường linh đình hơn để bù lại bữa ăn trưa bị mất.
Để chuẩn bị ăn mừng ngày Ramadan chấm dứt, mỗi gia đình thường có nuôi một con cừu, chăm sóc, tẩm bổ đặc biệt suốt năm cho cừu thật béo để làm thịt. Giết trừu tế lễ ngày Eid al-Adha trở thành phong tục, giống như ăn Reveillon ngày lễ Noel của người Công Giáo. Đây là bữa ăn thịnh soạn nhất trong năm của tín đồ Hồi Giáo. Chỉ một ngày thôi, hằng triệu con trừu bị giết. Kết quả sau một tháng nhịn ăn, nhân viên của tôi có vẻ tròn trịa hơn và làm việc sung hơn!
Ramadan có mục tiêu cao đẹp là để giáo dục tín đồ cảm thông sự đau khổ của những người nghèo đói, nhưng riêng đối với cá nhân tui, là cơ hội được nghỉ xả hơi và để tẩm bổ vì được mời ăn uống liên tục. Trong khi lập lịch trình làm việc, lúc nào tui cũng bỏ tháng Ramadan, coi như tháng nghỉ hè có lương. Sẵn có xe, tài xế, xăng nhớt, chúng tui mặc tình đi chơi xa. Cảm ơn Allah đã ban cho bọn tui bonus nầy. Vì vậy tui yêu Ramadan.
CÁI PHAO CÂU DÊU
Tui thử giã ngũ cốc bằng chày và cối. Cái phao câu dêu
Công việc trong gia đình người Soninké được phân công rõ ràng. Đàn ông nuôi gia súc, trồng ngũ cốc ngoài đồng. Đàn bà lo chuyện đẻ con, lửa củi, nấu nướng, giặt giũ, nước nôi, và trồng đậu phộng. Nhưng có một việc làm đặc thù chỉ cho đàn bà Phi Châu, đó là giã ngũ cốc bằng chày và cối.
Đàn bà Phi Châu, khác với những dân tộc khác, có cái mông “dêu” rất đặc thù. Cái “phao câu” dêu nó ám ảnh tui mãi cho đến hôm tui chợt “giác ngộ” khi quan sát mấy bà trong làng giã millet bằng cối và chày. Đúng chóc rồi, mấy cái mông nhịp nhàng cong lên, cong xuống cả ngày thể này thì làm sao mà không vểnh?
Theo lý thuyết biến đổi của Darwin, sinh vật biến đổi để thích nghi với đời sống mới. Con gái ở Phi Châu bắt đầu giã ngũ cốc từ lúc bé. Động tác nâng cái chày giã nặng lên xuống đòi hỏi sự hoạt động và giữ thăng bằng của cái mông, nên sau nhiều thế hệ nó thành cái phao câu dêu!!! Tui rất hãnh diện với khám phá vĩ đại nầy, tuy rằng chưa được đăng ký!
DÙNG TAY MẶT PLEASE!
Tui sống quá lâu ở vùng nông thôn, nên quen rồi với nếp sống dân dã. Nhà nghèo quanh năm chỉ ăn có mỗi một món là Mafé, peanut paste nấu với thịt, cá, cá khô, hoặc hầm bà lằn thứ gì mà họ tìm được, cho thêm món rau làm thành sauce sền sệt, thường là đậu bắp, lá Baobab, rau lang, hoặc lá gì đó mà tui không biết. Không có cá thịt họ thế bằng khô cá đã mục, có thêm thịt ốc khô, nặng mùi không chịu nỗi. Sốt sền sệt nầy được trộn với cơm (hoặc millet, hay sorghum hoặc bắp) thành một thau lớn. Cả gia đình xúm lại mà bốc cho đến miếng cuối cùng.
Lâu lâu nếu có được thịt, họ nấu món thiebou-yapp. Nếu tìm được cá họ nấu món Thieboudienne. Cách nấu tương tự chỉ có thêm tomato paste và parsley, nhưng vì đây là món ăn sang, phải có thêm rau như bấp cải, cà rốt, cà tím, cà đĩa..
Mafé Thiebou-yapp Thieboudienne
Thỉnh thoảng tui phải hướng dẫn phái đoàn thăm viếng project và được mời dùng cơm như quí khách.
Thức ăn thường là món Thiebou-yapp (cơm với thịt), đựng trong một mâm to để giữa nhà. Chủ khách phân ngôi thứ mà ngồi trên thảm, quây quần chung quanh mâm cơm.
Người Sénégal ăn bóc. Trước khi ăn phải rửa tay. Cùng một ca nước được chuyền tay mọi người để rửa tay. Đến người cuối cùng ca nước trong đã chuyển thành màu xám. Xin nhớ là chỉ rửa một tay, và là tay mặt. Ai có thói quen dùng tay trái phải chú ý điều nầy: Tay mặt dùng để ăn cơm, tay trái dùng để chùi…đ ..i …t sắc đít. Nếu lở nhúng tay “rửa đít” vào ca nước, bạn thoải mái ngồi ăn một mình vì mọi người lần lượt bỏ đi. Chỉ dùng một tay họ ăn rất gọn, mấy ngón tay vo vo thức ăn thành cục tròn bỏ vào miệng gọn trơn. Cục thịt bò to họ dùng mấy ngón tay ngắt ra từng miếng nhỏ, không cần dao nĩa.
Xong bữa tiệc, mọi người giã từ, khách khứa ra về bụng đói meo, vì suốt bữa ăn họ chỉ ngồi nhìn!! Nhiều lần tui thử ăn bốc, nhưng không sao nuốt được, vì là cái cảm giác nhầy nhầy, nhớt nhớt trong bàn tay trước khi bỏ thức ăn vào miệng.
Tuy nhiên nếu nấu đúng cách, thức ăn Sengalese ngon tuyệt. Thằng bếp cho tui ăn quanh năm 3 món Thiebou-yapp, Thieboudienne và Mafé nên sinh ra ghiền. Về Mỹ thỉnh thoảng thấy thèm, giống như thèm hamburger khi rời Mỹ lâu ngày, tui tự nấu món ăn Senegalese ăn cho đỡ ghiền, mấy đứa con khen đáo để, tui là dân gốc Senegalese mà !!!
ÔI THÂN PHẬN ĐÀN BÀ
Con gái Phi Châu sinh ra như đóa hoa Phù Dung, sớm nở tối tàn. Trong lứa tuổi dậy thì, con gái phát triển rất nhanh và trưởng thành rất sớm. Nhưng tiếc thay, tất cả những vẻ đẹp thiên phú của người con gái chưa kịp phô trương trọn vẹn, đã bắt đầu tàn rủ sau khi các cô có chồng, sinh con.
Sau khi sinh con các cô trở thành các “mệ”, trên lưng lúc nào cũng đãi một đứa con, đứa lớn vừa leo xuống đã có đứa nhỏ leo lên. Lúc làm việc ngoài đồng, trời nắng chang chang, các mệ đứng chổng mông làm cỏ, đứa bé cột sau lưng cũng chổng mông theo, cấm đầu xuống đất, ngủ ngon lành. Ngủ đã thèm, nó thức dậy, tự thò tay kéo vú mẹ về sau mà bú, không cần làm phiền mẹ đang bận tay. Trước bụng mệ lại đãi thêm cái bầu, phùng ra xẹp xuống hàng năm như nước sông Sénégal, khi lên khi xuống! Da bụng nhăn nheo, vú móm lòng thòng, các mệ trở thành cái “Xưởng đẻ Từ Dũ” ở Việt Nam.
Ôi đàn bà là cái “xưởng đẻ”!
MẤY CÔ GÁI PEUL CHƯA CHỒNG
Các cô gái Peul chưa chồng thật xinh
Phải công nhận rằng mấy cô gái chưa chồng, nhất là người Peul, nếu không xâm môi xâm miệng đen thui, thân người tuyệt đẹp như bức tượng đồng. Tui ca tụng như vậy thật không quá đáng.
Tui có mướn một con bé, Mamouna, làm việc cho tui mấy năm rồi, lúc em mới 13 tuổi, nên tui là nhân chứng sự phát triển của cơ thể em. Năm Mamouna 16 tuổi cơ thể em phát triển đầy đủ vẹn toàn, không chỗ nào dư thừa, không chỗ nào thiếu sót cần xài Silicon hoặc Botox. Tạo hóa đã tạo ra một sản phẩm toàn mỹ.
Mamouna năm 16 tuổi “Model chân dài” ngày xưa
Hằng ngày trước khi bắt đầu làm việc, Mamouna cởi áo vất lên cái ghế trước sân nhà. Đây là thói quen bình thường, không có gì là lạ đối với Mamouna cũng như đối với tui. Ban đầu tui không để ý, nhưng càng lúc tui càng thấy thích thú quan sát Mamouna làm việc. Vì tui là “patron” nên phải biết “quan sát” người làm và lúc nào cũng phải tỏ ra “đứng đắn”. Nhờ Mamouna tui đã phát triển thêm được “khả năng quan sát tinh vi” và khái niệm về “nghệ thuật điêu khắc”!
Có lúc Mamouna hì hục lau sàn gạch, đến tận gầm bàn làm việc, trong lúc tui đang ngồi nhìn xuống. Mamouna đang trong tầm tay với của tui. Mồ hôi lấm tấm trên vai, trên cổ, trông Mamouna như tượng đồng Vệ nữ, nhưng là tượng đồng sống, tượng đồng biết ngại ngùng mắc cỡ, khi có bàn tay lạ, lau giùm cô mồ hôi đang chảy theo những đường cong tuyệt mỹ. Mamouna bẽn lẽn:
“Patron, ne fais pas ças!”
Cuối năm ấy Mamouna xin nghỉ việc, đi lấy chồng, ở tuổi 16.
Năm sau Mamouna đến thăm tui, đãi sau lưng đứa con mới sinh, chùm kín mít. Tui hiếu kỳ, làm như yêu thương con nít lắm, mở khăn ra nhìn đứa bé. Nó đen thùi lùi như cục than!
Những năm kế tiếp, năm nào Mamouna cũng đến thăm “Patron”. Cũng như những cô gái có chồng khác, trên lưng đeo một đứa, trước bụng mang cái bầu. Chỉ mấy năm thôi, tượng thần vệ nữ ngày nào nay trông xơ xác thật đáng thương.
Xem tiếp phần 2 kỳ tới