Lên mạng ngày 26/7/2015
Cập nhật hiểu biết về:
Nước Cam Bốt ngày nay
GS Tôn Thất Trình
Phần I
|
Vị trí
Nước Căm Bốt- Cambodia , Cambodge ngày nay nằm vào 13 0 00 vĩ tuyến Bắc và 1050 00’ kinh tuyến Đông. Tổng diện tích là 181 036 km2 ( 69 898 dặm Anh vuông ),lớn hơn phân nữa diện tích Việt Nam đôi chút; 97.5 % là đất và 2.5 % là mặt nước sông, hồ. Biên giới dài 2530 km. Tây và Bắc giáp Thái Lan ( 2100 km ); Đông giáp Việt Nam ( 1137 km ) và Đông Bắc giáp Lào ( 492 Km ). Các sông chánh chia ra làm 3 lưu vực : Tonle Thom, Tonle Sap và Vịnh Thái Lan. Sông Mê Kông ở Căm Bốt chảy dài 486 km và hồ lớn nhất là Tonle Sap rộng 16 000 km 2 (1 600 000 ha ) .Nhưng núi cao nhất là Phnom Aural , chỉ 1810 m ( 5938 bộ Anh ). Núi đồi chiếm phân nữa tổng diện tích, phân nữa còn lại là các đồng bằng .
Phân chia hành chánh ngày nay
Tháng giêng năm 2014, Căm Bốt chia ra làm 24 tỉnh, tiếng Khmer gọi là khaet, vì có một tỉnh mới là Tbuong Khmum ( tách rời khỏi tỉnh Kampong Cham ) và một đơn vị hành chánh đặc biêt là Phnom( Phnum ) Penh. Tuy là một đơn vị khác Phnom Penh được xếp vào hàng tỉnh, cho nên thật sự Cam Bốt có 25 tỉnh. Một khu phố rộng lớn có đến 50 000 dân gốc Khmer ở thành phố Long Beach- Hoa Kỳ thường được gọi đùa là “ tỉnh thứ 24”, vì đây là tỉnh Miên -Khmer kiều đông thứ hai ngòai Căm Bốt . Đông dân nhất ngòai nước , có lẽ là vùng thủ đô Thái Lan Bangkok ( 1 200 000 ? ). Các tỉnh Cam Bốt là :
Battambang, Kampong Cham, Siem Reab - Reap , Kampong Thum, Pouthisat , Kampong Spoe, Kampong Chnang, Prey Veng, Kampong, Takev - Takeo, Kampot, Banteay Mean Cheay, Kandal, Kracheh- Kratie, Kaoh Kong, Svay Rieng, Stoeng - Stung Treng, Mondul Kiri, Preah Seihanu , Preah Vihear, Rattana - Rotanah Kiri, Ota Mean Cheay , Krong Phnum Penh , Pailing và Keb- Kep . Mỗi một tỉnh lại chia ra làm nhiều quận - srok , districts . Năm 210 , đếm ra 159 quận và 12 quận ở thủ đô Phnom Penh lại có tên Miên là khan. Mỗi tỉnh còn có môt quận làm tỉnh lỵ . Chẳng hạn tỉnh lỵ tỉnh Siem Reap là Srok Siem Reap. Quận ở Phnom Penh gọi là khan , lại chia ra làm nhiều sangkhat. Sang khat chia ra thành nhiều phum, tương đương với các làng -xã. Nhưng một phum có thể có nhiều khu cư ngụ cách nhau khá xa . Ngoài các phân chia này , lại có thêm các krong- thị trấn lớn hay thành phố trên 50 000 dân, và krong -thị trấn có trên 10 000 dân thường là thị trấn tỉnh lỵ . Nay, các krong đều có hội đồng dân bầu lên và một “ đốc lý, thị trưởng- mayor” cũng do dân bầu lên . Sau đây là dân số của 10 thị trấn lớn Căm Bốt, trên 50 000 người : Phnom Penh 1 558 000 người, Takeo 843 900, Kampong Som 156 000, Battambang 156 000, Siem Reap 139 000, Poipet thuộc tỉnh Banteay Meanchey 76 000, Kampong Chnang 75 000, Kampong Cham 61000, Pursat 52 000, Takhmau 52 000 . Tổng dân số Căm Bốt trên 15 triệu , năm 2004 . 90% là dân Khmer , nói tiếng Khmer , ngôn ngữ chánh thức. Các dân thiểu số chiếm 3 % tổng số dân Căm Bốt gồm Hoa , Việt và Chàm và vài tộc dân địa phương- Khmer Thượng, sinh sống ở vùng núi non và ở các vùng cao nguyên.
Ankor Wat
Lịch sử Căm Bốt ( nên so sánh với các tài liệu Việt Nam đăng rải rác rác về Căm Bốt ở tập san “ Theo Dõi Bóng Dáng Quê Hương” tập I và tập II (đã xuất bản ) và tập III( đang xuất bản ) về 63 tỉnh và thành phố Việt Nam , đặc biệt là các tỉnh Đồng Tháp, Tây Ninh, An Giang , Đồng Nai , Vĩnh Long, Lâm Đồng...
Dân gian Căm Bốt rất hảnh diện khi nói về lịch sử Căm Bốt . Có thể chia làm 11 thời kỳ.
Thời tiền sử và lịch sử ban đầu
Thời tiền sử và lịch sử ban đầu biết được phần nào là do dùng carbon 14 ở hang Laang Spean Tây Bắc Cam Bốt, đã xác nhận hiện diện các dụng cụ đồ đá từ 6000 đến 7000 năm trước Công Nguyên ( CN ) và đồ gốm -pottery từ 4200 năm trước CN. Theo nhóm khảo cổ Pháp -Miên , các khám phá từ năm 2012 , cho thấy là hang chứa các di tích của những nhóm người săn bắt và lượm hái , theo sau đó là nhóm thời kỳ đồ đá mới - neolithic có những cách săn bắt và dụng cụ làm đồ đá kỷ thuật cao phát triễn cao, cũng như làm và họa kiểu đồ gốm nghệ thuật tinh vi , cùng những thủ tục xã hội , văn hóa , tượng trưng và ma chay công phu tỉ mĩ. Lịch sữ Cam Bốt có thể đã hình thành ít nhất là 5000 năm trước CN.
Vương Quốc Phù Nam ( thế kỷ thứ I sau CN đến 550 )
Các chi tiết ghi chép về cơ cấu chánh trị trên lảnh thổ của Căm Bốt hiện đại, lần đầu tiên xuất hiện trên các sử biên Tàu, liên quan tới Phù Nam - Funan, một tổ chức nhà nước Việt Nam còn gọi là Ốc Eo, bao gồm phần cực nam nhất của bán đảo Đông Dương vào thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 6 . ( Xem hình ở bài tỉnh Long An- Việt Nam để biết rỏ vị trí của Phù Nam , Chenla, Phù Nam , Champa - Chàm hay Chiêm Thành vào các thế kỷ 400 -500 sau CN ). Trung tâm là Hạ lưu sông Mê Kông , Phù Nam -Ốc Eo đặc biệt có văn hóa Ấn độ - Hindu xưa cỗ nhất vùng , gợi ý một tương tác xã hội kinh tế lâu dài với giao thương biển phạm vi cầu tròn Ấn Độ phía Tây , nổi danh vào lúc đó là cảng biển Vyadahpura , dưới chân núi Vọng Thê - Ba Thê, Kiên Giang ngày nay .
Vương Quốc Chenla ( thế kỷ thứ IV đến 802 )
Vào thế kỷ thứ 6, một nền văn minh mệnh danh là Chân Lạp - Chenla , Zhenla, theo sử biên Tàu, thay thế Phù Nam - Ốc Eo khi kiểm sóat một vùng Đông Dương rộng lớn hơn và cao thấp hơn , duy trì còn lớn hơn cả một trung tâm quyền lực lạ lùng.
Vương Quốc Chân Lạp kéo dài từ thế kỷ thứ 6 đến năm 802 . Sử ký nhà Tùy -Sui Dynasty chứa các biên chép một quốc gia tên là ChânLạp đã gửi một đại sứ đến Trung Quốc năm 616 hay 617 sau Công Nguyên. Sử nói Chân Lạp là chư hầu của Phù Nam , nhưng vào thời vua Citrasena -Hahendravarman lại chiếm Phù Nam và trở thành độc lập. Tuy nhiên sử gia Pháp Claude Jacques lại phủ nhận điểm này. Ý niệm là Chân Lạp nằm vào nước Lào cận đại cũng bị tranh cải . Ghi chép chánh trị quan trọng nhất của Căm Bốt trước thời đại Angkor là khắc ghi ( chép ) K53 của Ba Phnom , niên đại 667 sau CN, không chỉ dẫn một đứt quảng chánh trị nào cả ; hoặc của các trào vua kế tiếp nhau Rudravarman ,Bhavavarman I, Citrasena - Mahendravarman, Isànavarman và Jayavarman I ; hoặc về tình trạng gia đình các chức quyền đã làm ra khắc chép này. Một khắc chép, vài năm sau K 44 , là năm 674 sau CN, kỷ niệm tưởng nhớ thành lập tỉnh Kampot dưới sự bảo trợ của Jayavarman I, nói tới một thành lập sớm hơn vào đời vua Raudravarma , có thể là Rudravarman của Phù Nam . Và một lần nữa , không có gợi ý một đứt quảng chánh trị. Sử ký nhà Đường - Tang khẳng định là sau năm 706, quốc gia chia ra thành Lục Chân Lạp phía Bắc nước, và Thủy Chân Lạp nữa phần nước phía Nam ; đúng ra có lẽ nên gọi là Thượng - Upper và Hạ - Lower Chân Lap. Vào cuối thế kỷ Thủy Chân Lạp trở thành chư hầu của thời đại Sailendra - Java . Vua cuối cùng Chân Lạp bị giết chết và đất nước nhập vào vương quốc Java, khoảng năm 790 sau CN . Còn Lục Chân Lạp lại thành quốc gia độc lập thời JayaVarman II, năm 802 sau CN .
Đế quốc Khmer ( 802- 1431 )
Dân Khmers , chư hầu của Phù Nam đến sông Mekong từ phía Bắc sông Menam qua trung gian thung lũng sông Mun. Chân Lạp là một quốc gia độc lập đầu tiên của dân Khmers , dựng lên trên đất nước Phù Nam . Các ghi chép xưa cổ của Tàu nhắc tới hai vị, vua Shrutavarman và Shreshthavarman ngự trị ở thủ đô Shreshthapura , nằm ở Nam Lào cận đại ngày nay. Ảnh hưởng to lớn về cá tính của Căm Bốt sắp tới là do Vương Quốc Khmer Bhavapura dệt ra , từ thị trấn Căm Bốt cận đại là Kampong Thom . Di sản này có được là nhờ vua quan trọng nhất Ishanavarman đã chiếm tòan thể vương quốc Phù Nam , các năm từ 612 đến 628 . Vua đã chọn thủ đô mới là Sambor Prei Kuk , gọi tên nó là Ishanapura. Nhắc lại là vào thời nhà Lương nhân dân Giao châu-Việt Nam bị Tàu đô hộ, có Triệu Quang Phục quật khởi phá quân Lương và Và Lý Phật Tử xưng đế , dưng nên triều Tiền Lý độc lập hơn 60 năm. Bị danh tướng nhà Tùy là Lưu Phương đánh phá, vua Lâm Ấp ( tiền thân của Chiêm Thành ) là Phạm Chí dâng biểu xin triều cống, đến năm749 , Phạm Đầu Lê nối ngôi, vẫn giữ triều cống nhà Đường. Năm 749 , vua Lâm Ấp đổi quốc hiệu thành Hòan Vương Quốc . Năm 808 đô hộ Trương Châu nhà Đương đánh phá Hòan vương quốc ,vua Hòan vuơng phải lui về Quảng Nam - Quảng Ngãi bây gìờ và đổi quốc hiệu là Chiêm Thành- Champa .
Đế quốc Khmer được thiết lập vào đầu thế kỷ thứ 9 ( 802 ) đến thế kỷ thứ 15 (1431). Trong sáu thế kỹ, Đế quốc Khmer có đặc điểm là các công trình tiến bộ kỷ thuật - nghệ thuật ít ai sánh ngang được , cùng toàn vẹn chánh trị ổn định hành chánh. Đế quốc tiêu biểu cho tuyệt đỉnh văn hóa và kỷ thuật nền văn minh tiền công nghệ hóa của Căm Bốt và Đông Nam Á . Như đã nói trên, trước Đế quốc Khmer là Chân Lạp -Chenla, một thể chế có các trung tâm quyền lực chánh trị thay đổi , và biến thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp vào đầu thế kỷ thứ 8 . Cuối thế kỷ thứ 8 , Thủy Chân Lạp bị dân Mã Lai - Malays Đế quốc Srivijaya và dân Java của Đế quốc Shailandra thu nhập, rồi lại bị hội nhập vào Java và Srivijaya. Jayavarnam II, ngự trị Lục Chân Lạp , khởi sự một lễ hội tôn phong huyền thọai Ấn Độ - Hindu ở Núi Kulen ( Mount Mahendra) vào năm 802 sau CN, mục đích tuyên bố tự trị chánh trị và lên ngôi hợp pháp . Khi ông tự tuyên bố là thiên vương , vua trời - god king, trời bổ nhiệm không ai chối cải được; đồng thời ông cũng tuyên bố nước nhà độc lập, tách rời khỏi Shailandra và Srivijaya . Ông thiết lập thủ đô Hariharalaya ,thủ đô đầu tiên vùng Angkor, gần thành phố Roluos ngày nay. Các vua kế tiếp Jayavarman II, tiếp tục cư ngụ phía Bắc Hồ Tonle Sap. Trung tâm dân cư được đô thị hóa rộng rải , nằm trên một mạng hệ thống hồ dự trữ và kênh mương , xung quanh các cơ cấu dinh thự tôn giáo trung ương. Các năm 877- 889, Indravarman I và con là Yasovarman I ( các năm 889 - 900 ), vị vua thiết lập kinh thành Yasodharapura ra lệnh xây dựng những hồ nước đồ sộ - barays phía Bắc kinh thành . Quản trị mạng lưới nước tùy thuộc vào những hình dung phức tạp kênh, hồ, ao và đê đường , dùng một số lượng khổng lồ cát pha sét , vật liệu xây cất có nhiều ở đồng bằng Angkor . Đê của hồ lớn phía Đông - East Baray còn hiện diện đến nay , dài trên 7 km ( 4 dặm Anh ) và rộng đến 1.8 km ( 1 dặm Anh ). Thành phần lớn nhất là Baray Tây - West Baray , một dự trữ dài 8km ( 5 dặm Anh ) và bề ngang là 2 km ( 1 dặm Anh ) , chứa khỏang 50 triệu m 3 nước. Vương quyền căn cứ trên ý niệm tôn giáo nước Ắn Độ Shivaite Hindu state và thờ phụng trung ương của vua , xem như là một chiến vương -warlord và nhà bảo vệ- the varman . Hệ thống cai trị trung ương bổ nhiệm các công chức các tỉnh. Thời đại Mahidharapura mà Jayavarman VI là vị vua đầu tiên trị vì từ năm 1080 đến năm 1107, phát sinh phía Tây rặng núi Đăngrêk thung lũng sông Mun, làm gián đọan “chánh sách lễ nghi - ritual policy” các truyền thống phổ hệ và chủ yếu là Ấn độ giáo-Hinduism , không còn được xem là tôn giáo độc nhất quốc gia nữa. Vài nhà sử học liên kết suy thoái Đế Quốc Khmer với những gián đọan tôn giáo này .
Vùng bao gồm các thủ đô lan rộng khỏang 1 000 km2 ( 386 dặm Anh vuông ) ở nơi, nay mệnh danh là Angkor. Phối hợp nông nghiệp lúa nước phức tạp căn cứ trên hệ thống tưới tiêu công nghệ và phong phú ngọan mục của Tonle Sap về cá và động vật nước, như thể một nguồn protêin dồi dào, bảo đảm một thặng dư thực phẩm thường xuyên. Những khảo sát địa lý mới đây, đã xác nhận là Angkor duy trì một phức tạp định cư rộng lớn thế giới, lớn nhất thời tiền công nghệ hóa các thế kỷ thứ 12 và 13, có chừng 750 000 dân sinh sống. Những đám đông công nhân công cộng được tái phân phối đến xây cất các công trình và duy trì hạ tầng cơ sở .Một số lớn các nhà khảo cứu liên hệ các khai thác dần dần quá mức hệ thống kinh tế địa phương và các tài nguyên, song song phá với phá rừng kích thước đại trà mà thành quả là xói mòn to lớn , đưa tới Đế quốc suy vong. Dưới thời vua Surayavarman II ( 1113- 1150 ), Đế Quốc Khmer đạt lảnh thổ địa lý rộng nhất , nhờ kiểm sóat trực tiếp hay gián tiếp Đông Dương , Vịnh Thái Lan và những vùng rộng lớn biển phía Bắc Đông Nam Á . Suryavarman II ủy nhiệm làm điện thờ Angkor Wat , thiết lập xong sau 37 năm, 5 tháp biểu hiện Núi- Mount Meru được xem là tiêu biểu nhất cho kiến trúc Khmer cổ điển. Tuy nhiên bành trướng lảnh thổ chấm dứt , khi Suryavarman bị giết chết trong cuộc chiến tranh cố xâm chiếm Đại Việt. Tiếp theo là một dịch chuyễn trị vì và bị Chàm xâm lăng, tột đỉnh là vụ cướp đọat Angkor năm 1177. Vua Jayavarman VII , trì vì từ năm 1181 đến 1219 thường được xem là vua uy thế nhất Căm Bốt. Vua là một nhà Phật giáo tiểu thừa - Mahayana buddhist , khởi sự triều vua bằng cách đánh trả và thắng Chiêm Thành- Champa . Trong gần 40 năm trị vì , ông trởt hành một nhà xây cất dinh thự phong phú nhất, làm ra thành phố Angkor Thom với điện thờ trung ương là Bayon . Công trình ông làm gồm có : Banteay Kdei, Ta Prohom, Meak Pean và Sra Srang . Việc xây dựng một số dự án và kiến trúc vị lợi và tăng lữ thế tục , cũng như duy trì mạng lưới đường xá mở mang thời Suryavarman I , đặc biệt là vương lộ đến Phimai và nhiều dinh thự nghĩ dưỡng , cầu cống và bệnh viện, khiến cho Jayavarman VII được xếp là độc đáo trong các nhà vua trị vì.
Tháng 8 năm 1296, nhà ngọai giao Châu Đại Quan - Zhou Daguan đến Angkor và ở lại triều cung vua Srindravarman mãi đến tháng 7 năm 1297. Ông viết một bản báo cáo về đời sống Angkor. Mô tả của ông là những nguồn hiểu biết quan trọng về lịch sử Angkor , vì bản văn cống hiến những thông tin giá trị đời sống hằng ngày và các thói quen của dân Angkor . Khắc ghi chữ Phạn- Sanskrit cuối cùng năm 1327, ghi chép người nối ngôi Indrajayavarman là Jayavarman IX Parameshwara ( 1327 - 1336).
Đế quốc Khmer là một nước nông nghiệp gồm 3 giai cấp xã hội : thượng lưu, lao động và nô lệ. Thượng lưu gồm các cố vấn, các lảnh tụ quân sự , các triều thần,các tăng lữ , các nhà khổ hạnh tôn giáo và chức quyền. Lao động gồm mọi nhân công ngành nông và một loạt nghệ nhân cho các dự án xây cất . Nô lệ là kẻ bị bắt ở các cuộc chiến dịch quân sự hay ở các làng xa xôi hẻo lánh . Không có tiền đúc và kinh tế trao đổi căn cứ trên các sản phẩm nông nghiệp , chánh yếu là lúa gạo và trao đổi hàng hóa địa phương không đáng kể ở nền kinh tế quốc gia .
Thời đại đen tối Căm Bốt ( 1431 - 1863 )
Thời đại Đen tối Căm Bốt ( 1431 - 1863 ) , còn gọi là Thời kỳ Trung đẳng - Middle Period kéo dài hơn 400 năm, nói tới thời kỳ lịch sử từ đầu thế kỷ thứ15 đến năm 1863 là năm Pháp bảo hộ Căm Bốt. Các nguồn thông tin đáng tin vậy, đặc biệt cho 2 thế kỷ thứ 15 và 16 rất hiếm có. Một giải thích quyết định liên quan đến các sự cố cụ thể rành rành về suy thóai Đế Quốc Khmer chưa bao giờ xuất bản cả . Tuy nhiên, đa số các nhà sử học cận đại nhất trí là nhiều thay đổi khác biệt và dần dà tôn giáo , triều đại, tính cách quân sự và hành chánh, các vấn đề môi trường và mất cân bằng sinh thái, trùng nhập những thay đổi quyền uy ở Đông Dương và phải được liệt kê đầy đủ hầu đem tới giải thích . Những năm gần đây tụ điểm hướng đáng kể về những nghiên cứu trên thay đổi khí hậu, tương tác môi trường - con người và những hậu quả sinh thái học. Chữ khắc trên đền đài chấm dứt vào thập niên thứ 3 thế kỷ thứ 14, không tái diễn mãi cho đến giữa thế kỷ thứ 16. Ghi chép của niên đại hòang gia đứt quảng với vua Jayavarman IX Parameshwara ( hay Jayavarman -Paramesvara ) và ở đây không còn có một ghi chép hiện thời nào, ngay cả một danh tánh vua trên 200 năm trời . Xây cất kiến trúc các đền đài vĩ đại đã ngừng yên , sau đời vua Jayavarman VII . Theo tác giả Michael Vickery chỉ còn hiện diện nguồn ngoại cho Căm Bốt thế kỷ thứ 15 là các sử liệu Tây Lỗ (? ) - Shilu đời nhà Minh bên Tàu và Biên niên hòang gia - Royal Chronicle sớm nhất của Ayutthaya , Thái Lan . Vương Tây Trịnh (? ) - Wang Shi zhen , một học giả Tàu thế kỷ thứ 16 nhận xét : “ Các sử gia chánh thức, không bị kiềm chế và khéo léo che đậy sự thật, thế nhưng không thể gạt bỏ qua các đài kỷ niệm, các tượng chúng ghi nhớ, cùng các tài liệu chúng sao chép. Điểm tham khảo chánh cho tòan thế kỷ thứ 15 là việc Xiêm La (Thái Lan ngày nay ) can thiệp vài tính chất không nói ra ở kinh đô Yasodharapura ( Angkor Thom), vào năm 1431 . Sử gia liên hệ sự cố này với chuyễn hướng của trung tâm chánh trị Căm Bốt đến vùng Phnom Penh, Lô Việt - Longvek và sau đó đến U Đông - Oudong. Khi Xiêm La trở thành kình địch chánh của Căm Bốt sau khi mất Angkor , thì mô hình chủ quyền trái ngược nhau Đế Quốc Khmer thử nghiệm tốt đẹp lâu dài tại biên cương mình phía Tây cũng chấm dứt. Các nguồn cho thế kỷ thứ 16 lại nhiều hơn. Vương quốc lúc này, lấy sông Mê Kông làm trung tâm, trở nên phồn thịnh trong khung cảnh thành phần tòan vẹn mạng lưới giao thương đường biển, nơi tiếp xúc đầu tiên với các nhà thám hiểm và các tay tứ chiến giang hồ Âu Châu. Chiến tranh với Xiêm La thành quả là mất đất đai lảnh thổ rồi thủ đô Lô Việt - Longvek, Lovek cũng bị chiếm đóng năm 1594 . Dân Việt Nam trong Công cuộc “ Nam Tiến” đặt chân đến Prei Nokor- Sài Gòn ở Châu thổ sông Mê Kông vào thế kỷ thứ 17 . Sự cố này đánh dấu tiến trình chầm chậm là Căm Bốt mất đường ra biển và giao thương biển độc lập. Xiêm La và Việt Nam ngự trị tăng cường thêm trong hai thế kỷ thứ 17 và 18 , kết quả là quyền uy của quốc vương Khmer giảm dần trở thành một quốc gia chư hầu . Đầu thế kỷ thứ 19 , lúc các triều đại Việt Nam và Xiêm La cũng cố thêm lên, Căm Bốt bị đặt dưới hai chủ quyền cai trị , sau khi mất hết chủ quyền quốc gia mình. John Crawfurd, người Anh tuyên bố : “ … Vua của Vương Quốc cũ sẳn sàng hạ mình chịu sự bảo hộ của bất cứ một nước Âu Châu nào …” Để cứu vớt Căm Bốt khỏi bị nhập vào Việt Nam và Xiêm La , Vua Ang Duong chịu nhận sự bảo hộ của Pháp thuộc địa. Bảo hộ này khởi sự, khi Vua Norodom Prohmbarirak ký kết chánh thức công nhận Pháp Bảo Hộ, ngày 11 tháng 8 năm 1863 .
Thời kỳ Pháp thuộc địa ( 1863 - 1953 )
Năm 1863 , Vua Norodom ký một thỏa hiệp với Pháp thiết lập nền bảo hộ trên khắp vương quốc . Quốc gia dần dần chịu Pháp thuộc địa cai trị. Vào Thế Chiến Thứ Hai, Chiến Tranh Pháp - Thái năm 1940- 41, khiến uy quyền thuộc địa Đông Pháp yếu kém hẳn đi . Chánh phủ Vichy- Pháp Quốc xã ký một thỏa hiệp với Nhật bổn, chịu để cho Quân đội Nhật di dịch suốt Đông Pháp . Trong lúc đó ,Chánh phủ Thái Lan dưới sự lảnh đạo của Thống Chế Plaek Phibunsongkhram thân Nhật, lợi dụng ưu thế này xâm chiếm các tỉnh miền Tây Căm Bốt. Tình trạng Căm Bốt khi thế chiến chấm dứt rất là hổn lọan. Pháp Tự Do - Free French , dưới sự điều khiển của tuớng Charles de Gaulle, cương quyết tái chiếm Đông Pháp, tuy rằng họ cống hiến cho Căm Bốt và các xứ Đông Pháp khác họ bảo hộ một nền tự trị họ bao vây chặc chẻ . Tin tưởng vào “ sứ mệnh văn minh hóa - civilizing mission” , họ hình dung Đông Pháp tham gia vào “ Một Liên Hiệp Pháp - French Union, Union Francaise các cựu thuộc địa- bảo hộ, chia sẽ một kinh nghiệm chung văn hóa Pháp.
Chánh Quyền Sihanouk ( 1953 - - 70 )
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp và trong thời kỳ Nhật chiếm Căm Bốt, Vua trẻ tuổi Norodom Sihanouk tuyên bố Vương Quốc độc lập Kampuchea , sau khi Nhật yêu cầu chánh thức. Ngay sau đó, chánh phủ Nhật phê chuẩn trên danh nghĩa nền độc lập của Căm Bốt và thiết lập một tòa lảnh sự ở Phnom Penh. Chánh phủ mới bỏ ngay việc La mã hóa ngôn ngữ Khmer mà chánh quyền thuộc địa Pháp đã bắt đầu thực thi và chánh thức tái lập chữ viết Khmer. Biện pháp chánh phủ ngắn thời thiết lập lại rất được ưa thích và trở thành lâu đời ,vì kể từ đó không một chánh phủ nào lại cố gắng La mã hóa chữ viết Khmer nữa. Sau khi các đơn vị quân sự Đồng Minh vào Căm Bốt , lực lượng quân sự Nhật bị giải giáp và đưa về lại Nhật. Pháp đã đủ khả năng tái lập nền cai trị thuộc địa ở Phnom Penh tháng 10 cùng năm . Vận động lớn cho độc lập của Sihanouk được Pháp miễn cưỡng chấp nhận trao trả chủ quyền cho Căm Bốt . Một thỏa hiệp bán phần được ký kết tháng10 năm 1953. Rồi Sihanouk tuyên bố là đã hoàn tất độc lập và huy hòang trở về Phnom Penh. Thành quả của hội nghị Giơ neo- Genève Conference là Căm Bốt đã đòi được quân đội Việt Minh rút khỏi lảnh thổ và chống trả lại mọi vi phạm còn sót lại trên chủ quyền Căm Bốt của các nước ngọai bang. Trung lập là yếu tố chánh của chánh sách ngọai giao Căm Bốt các thập niên 1950 và 1960. Giữa thập niên 1960, một phần các tỉnh phía Đông Căm Bốt, được sử dụng làm căn cứ cho quân đội Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ( NVA/NLF ) họat động đánh Miền Nam Việt Nam, và hải cảng Sihanoukville dùng để tiếp tế cho các lực lượng này . Khi các họat động NVA/VC tăng thêm, Hoa Kỳ và Nam Việt Nam lo ngại và năm 1969 , Hoa kỳ bắt đầu một lọat thả bom đột kích kéo dài 14 tháng nhắm các yếu tố NVA/VC , góp phần làm Cam Bốt bất ổn . Chiến dịch thả bom không xa quá 10 dặm Anh rồi sau đó không xa qúa 20 dặm Anh ( 32 Km ) bên kia biên giới Việt Miên, nơi dân chúng Căm Bốt đã bị quân đội Bắc Viêt đuổi đi . Hòang thân Sihanouk lo sợ chiến cuộc giữa Cọng Sản Bắc Viêt và miền Nam Việt Nam tràn qua Căm Bốt, công khai chống đối ý kiến chiến dịch thả bom đột kích của Hoa Kỳ dọc theo biên giới Căm Bốt - Việt Nam và bên trong lảnh thổ Căm Bốt . Tuy nhiên, Peter Rodman tuyên bố : Hoàng thân Sihanouk than phiền đắng cay với Hoa Kỳ về các căn cứ Bắc Việt trên lảnh thổ Căm Bốt và đón mời Hoa Kỳ oanh kích chúng”. Tháng 12 năm 1967, Sihanouk nói với ký giả Stanley Karnow của báo Washington Post là nếu Hoa Kỳ muốn thả bom các khu trú ẩn Cọng sản Viêt Nam này , ông sẽ không phản đối , trừ phi khi dân chúng Căm Bốt bị giết chết. Thông điệp tương tự cũng được gửi tới Chester Bowles, phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Johnson, tháng giêng năm 1968. Cho nên Hoa Kỳ không có một viện cớ nào để lật đổ Sihanouk. Tuy nhiên, Hòang thân Sihanouk muốn Hoa Kỳ và Nam Việt Nam giữ tranh chấp Bắc - Nam Việt Nam ra ngòai lảnh thổ Căm Bốt, xa hẳn biên cương Căm Bốt ; cho nên chỉ trích nặng nề Hoa Kỳ và chánh quyền Nam Việt Nam. Sihanouk phải đối đầu chiến đấu nội bộ của mình, vì lý do Khmer Đỏ đang bừng dậy,nên cũng không muốn dính dáng gì tới tranh chấp này cả. Sihanouk không cho phép Hoa Kỳ sử dụng không phận và không cảng cho các mục đích quân sự. Điều này làm Hoa Kỳ bối rối nhiều và góp phần vào cái nhìn Hoa Kỳ, liệt Sihanouk vào lọai nhữg kẻ có thiện cảm với Bắc Việt và là cái gai trước mắt . Nhưng các tài liêu giải mật cho thấy là vào cuối tháng 3 năm1970 , chánh quyền Nixon đã hy vọng là tăng trữ “ liên hệ thân mật” với Sihanouk . Suốt thập niên 1960, chánh trị nội địa Căm Bốt bị phân cực mạnh mẽ. Phe chống đối chánh phủ lớn mạnh cùng giới trung lưu và dân phái tả, kể cả những nhà lảnh tụ tốt nghiệp Paris như Son Sen, Ieng Sary và Salot Sar ( sau đó gọi là Pol Pot ) đang hướng dẫn một cuộc nổi dậy dưới tên là Đảng Cọng Sản Kampuchea - CPK bí mật. Sihanouk gọi những kẻ nội lọan này là “Khmer đỏ - Khmer Rouge, Red Khmer”. Nhưng năm1966, bầu quốc hội lại nghiêng nặng về phe hửu và tướng Lon Nol thành lập chánh phủ mới, kéo dài tới năm 1967. Các năm 1968 và 1969, nội lọan trầm trọng thêm. Tuy nhiên, nhân viên chánh phủ và quân đội, bất mãn về kiểu cách cai trị và xa rời Hoa Kỳ của Sihanouk , nay nhìn thấy một nguyên do để lật đổ Sihanouk .
Cộng Hòa Khmer và Chiến Tranh ( 1970 - 75 )
Đang viếng thăm Bắc Bình năm 1970 , Sihanouk bị đảo chánh quân sự do thủ tướng Lon Nol và hòang thân Sisowath Sirik Matak lảnh đạo và sớm ngày 18 tháng 3 năm 1970. Dù Sihanouk viện dẫn, không có chứng cớ hiển nhiên là đảo chánh do CIA Hoa Kỳ dự tóan. Dù sao , ngày 12 tháng 3 năm 1970, Chánh sở CIA sở tại nói cho Washington là căn cứ theo những thông tin từ Sirik Matak, em họ Lon Nol, thì “ quân đội Căm Bốt đã sẳn sàng làm đảo chánh”. Lon Nol nắm chánh quyền sau đảo chánh quân sự và ngay tức khắc đưa Căm Bốt liên minh với Hoa Kỳ. Sơn Ngọc Thành , đối thủ của Pol Pot tuyên bố ủng hộ chánh phủ mới. Ngày 9 tháng 10, nền quân chủ Căm Bốt bị hủy bỏ và Căm Bốt có danh xưng mới là Cộng Hòa Khmer . Chế độ mới , ngay tức khắc, yêu cầu Cọng Sản Việt Nam rời khỏi Căm Bốt .
Hà Nội bác bỏ yêu cầu của Cọng Hòa Khmer mới, không chịu rút lui quân đội NVA. Để trả đủa, Hoa Kỳ chuyễn động cung cấp viện trợ vật chất cho lực lượng quân đội chánh phủ mới , vừa chiến đấu với các quân nổi lọan CPK vừa chống các lực lượng NVA . Các lực lượng Bắc Việt và Việt Cọng khổ công gìn giữ các khu trú ẩn và đường tiếp tế cho Bắc Việt , tức tốc tung ra những tấn công vỏ trang đánh chánh phủ Khmer mới . Bắc Việt mau lẹ chiếm phần lớn Miền Đông Căm Bốt , đến cách Phnom Penh chỉ 24 km ( 15 dặm Anh ) . Bắc Việt chuyễn các đất đai mới chiếm cho Khmer Đỏ. Vua cũ khẩn cầu các kẻ theo mình giúp sức lật đổ chánh phủ , thúc đẩy khởi sự nội chiến . Tháng tư năm 1970 , Tổng thống Nixon tuyên bố với công chúng Hoa Kỳ là Hoa Kỳ và lực lượng bộ binh Miền Nam Việt Nam đã tiến vào Căm Bốt trong một chiến dịch nhằm phá phá tan các vùng căn cứ NVA ở Căm Bốt. Thật ra Hoa Kỳ đã thả bom các vị trí Bắc Việt và Việt Cọng ở Căm Bốt đã hơn 1 năm rồi . Dù Hoa Kỳ và các lực lượng miền Nam bắt được hay phá hủy đựợc rất nhiều trang bị, chận đứng các lực lượng NVA đã tỏ ra vô hiệu ; NVA vẫn né tránh được .
Lảnh đạo Cộng Hòa Khmer bị phiền nhiễu vì bất hòa giữa ba nhân vật chánh: Lon Nol , Sri Matek bà con với Sihanouk và In Tam, lảnh tụ Hạ Viện. Lon Nol duy trì được quyền lực , một phần vì không ai sẳn sàng thay thế Lon Nol cả . Năm 1972 , một hiến pháp được chấp nhận, quốc hội được bầu lên và Lon Nol trở thành tổng thống. Nhưng bất hòa, các vấn đề nhập 30 000 quân nhân vào một lực lượng chiến đấu quốc gia hơn 200 000 người, tham nhũng lan tràn làm yếu kém chánh quyền dân sự và quân đội. Nổi lọan Khmer Đỏ trong nước Căm Bốt tiếp tục gia tăng nhờ tiếp tế và hổ trợ quân sự của Bắc Việt . Pol Pot và Ieng Sary khẳng định chủ trì trên các nhà Cọng Sản Việt Nam huấn luyện, một số lớn bị thanh trừ. Cùng lúc, lực lượng Khmer Đỏ ( CPK ) trở nên mạnh hơn và độc lập hơn đối với các đở đầu Việt Nam. Đến năm 1973, CPK chiến đấu với các lực lượng chángh phủ không có hay rất ít có quân đội Bắc Việt hổ trợ và Khmer Đỏ đã kiểm sóat gần 60% lảnh thổ và 5 25 % dân số Căm Bốt. Chánh phủ làm 3 cố gắng không thành công đàm phán với quân nổi lọan , nhưng đến năm 1974 , CPK họat động công khai theo cấp sư đòan và vài lực lượng chiến đấu NVN đã tiến vào Miền Nam Việt Nam. Lon Nol chỉ còn kiểm sóat vài vị trí bé nhỏ quanh các thị trấn và các đường giao thông chánh. Hơn 2 triệu người tị nạn chiến tranh tranh sinh sống ở Phnom Penh và các thị trấn khác. Vào ngày 1 tháng giêng 1975, quân đội Cọng Sản phóng ra một cuộc tấn công làm sụp đổ Cộng Hòa Khmer, sau 117 ngày đánh nhau khốc liệt nhất . Cùng lúc những tấn công quanh thủ đô Phnom Penh cũng giữ tại chỗ các lực lượng Cộng Hòa, trong khi các đơn vị CPK tràn ngập các căn cứ hỏa lực kiểm sóat đường tiếp tế khẩn thiết hạ lưu sông Mê Kông . Không vận đạn dược và lúa gạo Hoa Kỳ tài trợ chấm dứt, khi Quốc Hội Hoa Kỳ từ chối viện trợ thêm cho Căm Bốt. Chánh phủ Lon Nol đầu hàng ngày 17 tháng tư năm 1975, 5 ngày sau khi phái bộ Hoa Kỳ tản cư khỏi Cam Bốt.
Liên hệ giữa thảm bom khối lượng Hoa Kỳ thả trên Căm Bốt và sự tăng trưởng của Khmer Đỏ, theo ngôn từ mộ binh và hổ trợ của dân chúng, đã là một đề tài đáng chú ý cho các sử gia . Vài sử gia kể ra là sự can thiệp của Hoa Kỳ và chiến dịch thả bom ( kéo dài 1965 - 1973) như thể là một thừa tố ý nghĩa đã đưa tới vụ nông dân Căm Bốt hổ trợ mỗi ngày mỗi tăng thêm mỗi tăng cho Khmer Đỏ . Tuy nhiên David Chandler, nhà viết tiểu sử Pol Pot, biện cứ là việc thả bom “ đã có ảnh hưởng dân Hoa Kỳ mong muốn , nghĩa là phá vỡ vòng vây Phnom Penh.Peter Rodman và Michael Lind cho rằng can thiệp Hoa Kỳ đã cứu Căm Bốt khỏi sụp đổ các năm 1970 và năm 1973 . Craig Etcheson đồng ý là “ không vững được “ khẳng định là can thiệp Hoa Kỳ đã giúp cho Khmer Đỏ thành công , trong khi Etcheson cũng công nhận là can thiệp này có thể đóng một vai trò nhỏ tăng cựong tuyễn mộ binh lính cho dân nổi lọan . Còn William Shawcross viết là Hoa Kỳ, dội bom và tiến quân vào đất đai, đã làm cho Căm Bốt rối tung beng , một rối lọan Sihanouk đã cố gắng nhiều năm né tránh.
Việt Nam can thiệp vào Căm Bốt , tung ra theo yêu cầu của Khmer Đỏ , thường được xem là một thừa tố chánh cho sự thành công của Khmer Đỏ theo nhiều nhà sử học Hoa Kỳ , kể cả Shawcross . Sau đó Việt Nam cũng công nhận là đã đóng một “vai trò quyết định” cho Khmer Đỏ chiếm chánh quyền . Còn Trung Quốc” võ trang và huấn luyện” Khmer Đỏ trong thời kỳ nội chiến vẫn tiếp tục gíúp Khmer Đỏ nhiều năm tới .
Sẽ tiếp theo : Thời Khmer Đỏ - Kampuchea Dân chủ ( 1975 - 79 ) , Viêt Nam Chiếm đóng , Căm Bốt cận đại ( 1993 đến nay )...
(Irvine ngày 22 tháng 7 năm 2015 )