12/4/2015
Lời giới thiệu:
Miền Tây Nam Bộ, duy nhứt chỉ có Tỉnh An-Giang có núi liền núi, sông liền sông. Dãy núi Thất Sơn huyền bí có nhiều hang động phong cảnh thích hợp cho các môn phái tu luyện nên phát sinh nhiều “Giáo phái”… và hiện tượng thờ cúng cũng lắm nhiêu khê. Ở Xã Long Kiến, chợ Bà Vệ huyện Chợ Mới là nơi sản xuất nhiều tranh thờ cúng rất đa dạng. Hành nghề nầy cả một xóm làng sản xuất nhộn nhịp buôn bán khắp miền Tây, là nghề cha truyền con nối bao đời qua.
Thầy Châu Kim Lang có dịp đến An Giang vừa qua, Thầy đã chiêm ngưởng những nơi thờ cúng, phát hiện những tranh thờ cúng có cụm từ “ CỬU HUYỀN THẤT TỔ” viết bằng chử Hán hoặc chử Quốc Ngữ thư pháp cách tân. Vậy ý nghĩa cụm từ nầy nói lên điều gì? Kính mời quí vị xem bài viết của Thầy cùng tham khảo.
Cám ơn
Võ Thành Nghi- BĐH.
******
Hiểu thế nào là CỬU HUYỀN trong cụm từ:
Cửu Huyền Thất Tổ九玄七祖
Đa số các từ điển Hán Việt có ghi các thuật ngữ: Cửu tộc, Cửu đại, Thất tổ.
Chưa thấy từ điển nào ghi Cửu huyền.
七祖Thất tổ (7 đời ông tổ): Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ.
Thất Tổ gồm có:
7. Thỉ Tổ (Tỷ Khảo) : Thất Tổ
6. Viễn Tổ (Tỷ Khảo) : Lục Tổ
5. Tiên Tổ (Tỷ Khảo) : Ngũ Tổ
4. Cao Tổ (Tỷ Khảo) : Tứ Tổ
3. Tằng Tổ (Tỷ Khảo) : Tam Tổ
2. Nội Tổ (Tỷ Khảo) : Nhị Tổ
1. Phụ thân (Tỷ Khảo) : Nhứt Tổ
九族 Cửu tộc (9 họ), hay 九代Cửu đại (9 đời):
Chín họ, hoặc chín đời bao gồm: 高祖cao tổ, 曾祖tằng tổ, 祖父tổ phụ, 父親phụ thân, 自己 tự kỷ, 兒子nhi tử, 孫子tôn tử, 曾孫tằng tôn, 玄孫huyền tôn. Gọi tắt là:Cao - Tằng - Tổ - Khảo - Kỷ - Tử - Tôn - Tằng - Huyền (ông sơ, ông cố, ông nội, cha, mình, con, cháu, chắt, chít).
Trong tất cả tự điển Hán và Hán Việt, chữ玄Huyền không có nghĩa gì về đời, kiếp, thế hệ…. Thế mà một số người lại giải thích Cửu Huyền là 9 đời đối chiếu với Thất Tổ.
Chưa thấy từ điển nào nói Cửu huyền đồng nghĩa với Cửu tộc, hay Cửu đại, một số bài viết tự hiểu Cửu huyền là 9 đời, 9 họ, hay 9 thế hề gì đó.
Các tự điển giải thích:
玄Huyền: sâu xa, kín đáo, mầu nhiệm, như Huyền diệu. Không có nghĩa gì về đời, thế hệ cả. Có lý nào dựa vào chữ Huyền (đứa chít) mà diễn giải Cửu huyền là 9 đời?
“Một vị Hoà Thượng đã giải thích rằng chữ “Huyền” trong “cửu huyền” này vốn có nghĩa là “đen”, vô lượng kiếp chúng sanh luân hồi sống chết, khi thân xác này rã rời, phân ly, trả về cho tứ đại, những chất tinh tuỷ xương máu và thịt tan rã, huỷ hoại đều biến thành màu đen nên gọi là “huyền”. Bởi chín thế hệ vần xoay, sống chết như vậy nên gọi là “cửu huyền”.
Vậy hiểu chính xác Cữu huyền là gì? Từ điển nào giải thích?
Hiện nay chỉ thấy ý kiến lý giải của tác giả này, tác giả nọ mà thôi, đều cho Cửu huyền (9 đời) đồng nghĩa với Cửu tộc hay Cửu đại !!!
Nếu hiểu Cửu huyền là 9 đời nằm trong bài vị đưa lên bàn thờ thì có nghĩa ta thờ cả ta và con cháu, chắt, chít nữa? Người Việt Nam không ai tự thờ mình và thờ cả con cháu của mình khi chúng chưa sinh ra.
Tranh thờ cúng xuất xứ từ An Giang
Thử lý giải cách khác:
Cửu Huyền là 9 điều huyền diệu mà cha mẹ, ông bà, tổ tiên tạo ra truyền cho chúng ta, đó là :
九字Cửu tự (9 chữ), tức chín điều huyền diệu sâu thẩm mà cha mẹ , thế hệ trước tạo cho con cháuhiểu công ơn cha mẹ. Cụ thể là “Cửu tự cù lao” (9 chữ cực khổ, khó nhọc), gồm: Sinh ( cha sinh ), Cúc ( mẹ đẻ ), Phủ ( vỗ về ), Dục ( nuôi cho khôn ), Cố ( trông nom ), Phục ( quấn quýt ), Phủ ( nâng niu ), Súc ( nuôi cho lớn ), Phúc ( bồng bế ).
Các câu đối trên:
“Kính cửu huyền thiên niên bất tận
Trọng thất tổ nội ngoại tương đồng”
(Kính cẩn 9 điều huyền diệu ngàn năm không dứt,
Tôn trọng 7 tổ tông nội ngoại đều nhau).
Cửu huyền không thể là 9 đời, mà là 9 điều huyền diệu!
Châu Kim Lang