30/8/2015
Bệnh Paget
Y học thường thức – Bác sĩ Trần Văn Diên
Bệnh Paget do vị bác sĩ James Paget nhận diện vào năm 1877. Bác sĩ James Paget sinh năm 1814 là con trai trong gia đình làm chủ một ngân hàng rất giàu có tại nước Anh.
Bác sĩ James Paget am tường về hai lãnh vực y khoa và sinh học, là bác sĩ của bệnh viện Saint Bartholonew ở London, đồng thời cũng là giáo sư dạy môn cơ thể học, sinh lý học, bệnh học. Bác sĩ James Paget rất giỏi vể khoa giải phẩu. Vào lúc tuổi đời 63, bác sĩ James Paget xác định bệnh về xương dính liền với tên của ông là “bệnh Paget” (năm 1877) khi ấy chưa có máy X quang (X quang được phát minh năm 1895 ở nước Đức). Bác sĩ James Paget mất năm 1899 lúc đó người ta xem những hồ sơ bệnh nhân của ông thì biết rằng có tất cả 23 người mắc bệnh Paget.
Bệnh Paget là bệnh gây ra bởi xương phát triển dầy thêm chỉ xảy ra ở bệnh nhân với số tuổi từ 55 trở lên. Bệnh này thường hiện diện ở xương đùi, xưng tay, xương chậu, xương sọ… Bệnh nhân lớn tuổi khi có hiện tượng tăng trưởng dầy thêm của lớp xương “cortex layer” nằm dưới lớp xương ngoài cùng “periosteal layer” (peri là ngoài, osteal là xương, layer là lớp) thì được gọi là chứng bệnh Paget.
Bệnh Paget là hiện tượng biến đổi hình dạng của xương phình to ra, khiến sức chịu đựng của xương trở nên “yếu đi” vì giảm chất xương “bone matrix”, kéo theo ngoại hình của cơ thể bất thường nên gây đau nhức toàn thân vào giai đoạn cuối khiến xương dễ bị gẩy “pathological fracture” dù chỉ trợt té với lực rất nhẹ (gần như bị gảy xương trước khi trượt té xuống đất).
Khởi thủy bệnh nhân bị bệnh Paget không cảm thấy triệu chứng gì cả, xương biến dạng sau nhiều năm khiến đi đứng bắt đầu khó khăn phải nhờ đến cây gậy, đội nón không vừa vì xương đầu phình to hơn lúc bình thường. Vào năm 1877 chưa có máy X quang để chụp hình xương. Vì thế sau nầy những nhà khoa học khen tặng tài năng của bác sĩ James Paget và đặt tên bệnh này là bệnh Paget (Paget’s Disease).
Mãi sau này tại trung tâm nghiên cứu bệnh học ở tỉnh Schmorl ở miền tây nước Đức thì mới được kết quả công bố cho biết là bệnh Paget hiện diện ở 138 bệnh nhân trên tổng số 4.614 người mắc bệnh về xương chiếm một tỉ lệ là 3%. Bệnh Paget ít xảy ra với những sắc dân Á Châu và Phi Châu so với sắc dân gốc Âu Châu.
Theo nghiên cứu sau nầy của trung tâm bệnh học Anglio Saxon ở Anh quốc xác nhận thêm rằng bệnh Paget hiện diện nơi đây từ hơn 1 ngàn năm qua.
Sau đó những nhà nghiên cứu về cơ thể bệnh học khảo sát từ một xác ướp trong kim tự tháp Ai Cập ghi nhận rằng bệnh Paget hiện diện trong cơ thể vua Neanderthal của xứ Ai Cập.
Thêm nữa là có một nhạc sĩ thiên tài cổ điển Tây Phương “Beethoven” cũng bị bệnh Paget khiến xương đầu phình to ra, lớp xương sọ bên trong nở rộng ép nghẽn đường dẫn của đôi dây thần kinh não số 8 làm mất hoàn toàn thính giác của người nhạc sĩ tài hoa này lúc tuổi xế chiều.
Đến nay sinh lý bệnh học vẫn còn hiểu một cách mơ hồ về nguyên nhân gây ra bệnh Paget, chỉ giải thích tổng quát rằng bệnh của người già… thì hệ tuần hoàn không còn lưu thông sung mãn nữa bởi vì vách mạch máu dầy hơn hồi còn trẻ, các tuyến nội tiết yếu dần, sự biến dưỡng kém hơn, kéo theo sức đối kháng trong cơ thể không còn mạnh mẽ như lúc xuân thì…
Trong phòng thí nghiệm thì thấy rõ rằng có sự gia tăng bất thường chất hydroxyproline trong nước tiểu là nguyên nhân từ sự phân hóa quá độ của xương “bone collagen”. Trong máu thì nồng độ alkaline phosphatase gia tăng lên đến 20 lần vì xương bị phân hóa gây nên hậu quả là nồng độ calcium trong máu rất cao so với cơ thể bình thường.
Hậu quả là xương phình to lên, nhưng yếu dần, kéo theo hình dáng của xương biến dạng làm cho bệnh nhân đi đứng khó khăn. Dùng kỷ thuật chụp X quang sẽ thấy xương sọ có dạng những cục bông gòn “cottonwool”. Xương đùi thì biến dạng phình lên và hiện diện những đường nứt như bẻ trái chuối nứt ngang nhưng chưa gảy ra gọi là dấu hiệu của trái chuối nức “banana sign”…
Không thể xác định thời kỳ khởi đầu của bệnh Paget, lúc bác sĩ định bệnh là chuyện đã rồi, chỉ khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi tịnh dưỡng, nên dùng cá là thức ăn chánh, mỗi ngày cần uống thuốc bổ “calcitonin” và nên “quẳng gánh lo đi mà vui sống”.
Cottonwool (xương sọ nhìn ngang) giống như những cục bông gòn (trái); .
Banana sign (xương đùi nhìn ngang) giống như trái chuối nứt ngang còn nằm ngay tại chỗ (phải)
Bác sĩ Trần Văn Diên, Texas USA ngày 21/06/2013
Học sinh ban Công Thôn 1970-1973 NLS Cần Thơ