22/5/2016
Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh, DVM
|
Tất cả các cuộc thăm dò dư luận đều cho biết là người tiêu thụ rất đổi quan tâm đến sự hiện diện của các loại hoá chất độc trong thực phẩm. Không ai có thể biết được những gì sẽ xảy ra cho sức khỏe chúng ta trong hai ba chục năm sau.
http://nguoiphuongnam52.blogspot.ca/2016/05/biet-gi-ay-ho-troi.html
An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Trên Thế Giới, Một Ảo Tưởng
https://vietbao.com/a243548/an-toan-ve-sinh-thuc-pham-tren-the-gioi-mot-ao-tuong
***
Cảnh báo của Tổ chức Y tế thề giới (WHO)
Ăn thường xuyên thịt đỏ, thịt biến chế công nghiệp như jambon, bacon, saucisse có thể tăng nguy cơ bị cancer ruột già (colorectal cancer).
Processed meats rank alongside smoking as cancer causes – WHO
http://www.theguardian.com/society/2015/oct/26/bacon-ham-sausages-processed-meats-cancer-risk-smoking-says-who
Bacon, ham and sausages rank alongside cigarettes as a major cause of cancer, the World Health Organisation has said, placing cured and processed meats in the same category as asbestos, alcohol, arsenic and tobacco.
The report from the WHOs International Agency for Research on Cancer said there was enough evidence to rank processed meats as group 1 carcinogens because of a causal link with bowel cancer.
Prof Tim Key, Cancer Research UKs epidemiologist at the University of Oxford, said: “Cancer Research UK supports IARCs decision that theres strong enough evidence to classify processed meat as a cause of cancer, and red meat as a probable cause of cancer(26 oct 2015)
Bowel (Colorectal) Cancer http://www.colorectalcentre.co.uk/bowel_cancer.html#How_2
video: How bad for you are processed meats?
http://www.cnn.com/videos/health/2015/10/26/processed-meat-bowel-cancer-orig.cnn/video/playlists/your-body-sponsored/
2 Video-Thực phẩm bẩn đang “giết” người Việt | VNOTV
https://www.youtube.com/watch?v=YAnvlSZF4U8
Thói quen ăn uống đang “bóp” chết người Việt | VTC
https://www.youtube.com/watch?v=3hsVP-pZlAk
Video: FOOD Inc by PBS
(Mặt trái của kỹ nghệ thực phẩm)Phim dài 24 phút
http://video.pbs.org/video/1143263943/
Mọi người đều sợ bị ung thư
Giới kỹ nghệ đã cảm nhận được điều này và để trấn an người tiêu thụ nên thỉnh thoảng chúng ta thấy trên một một vài loại sản phẩm có đề thêm câu: Không có thêm chất bảo quản, không có hóa chất, không có phẩm màu, không có hàn the v.v…
Không biết chúng ta có thể tin họ được hay không? Riêng người gõ thì nghĩ rằng đây chỉ là một mánh khóe quảng cáo và khuyến mãi mà thôi!
Các quốc gia Âu Mỹ, tuy là được tiếng có luật lệ kiểm soát thực phẩm rất “chu đáo”, nhưng cũng không thể nào bảo đảm một cách tuyệt đối là 100% sản phẩm ngoại nhập bán ra đều trong lành hết đâu!
Chung qui cũng tại vì lợi nhuận mà thôi. Chuyện treo đầu bò bán thịt ngựa bên Âu châu mấy tháng trước đây là một bằng chứng không thể chối cãi được.
Tại các chợ Á Đông ở Montreal và tại nhiều nơi khác nữa, một số không ít sản phẩm như nem, chả đầu, giò thủ, v.v… đều là những mặt hàng ngoài luồng nghĩa là không được sản xuất từ một nhà máy có đăng ký và kiểm soát bởi Cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm.
Đó là chưa nói đến các loại “cơm chỉ”, chỉ món nào là mua món đó (food to go) rất phổ biến đối với bà con tại hải ngoại. Muốn ngon muốn có lời nhiều thì người bán không ngần ngại thêm “chất nầy chất nọ” trong lúc sản xuất và chế biến món ăn và thức uống.
Còn vấn đề ô nhiễm môi sinh do các chất phế thải kỹ nghệ và nông dược (pesticides) cũng rất đáng ngại và có thể ảnh hưởng vào tính trong lành của các sản phẩm bán ra.
Cũng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố
Các nhà khoa học đều nhìn nhận rằng có một số ít chất phụ gia có tiềm năng gây cancer cho người. Tuy nhiên, các nhận định nầy đều dựa vào kết quả thử nghiệm với những liều lượng thật lớn trên loài chuột mà thôi.
-Nồng độ của các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm đều được ấn định ở mức rất thấp và rất an toàn. Nhà sản xuất không được vượt quá giới hạn nầy...(đây là nói theo luật tại Canada).
-Cách nấu nướng cũng có thể là nguyên nhân tạo ra những chất gây cancer. Đó là trường hợp chất heterocyclic aromatic amine khi nướng thịt ở nhiệt độ quá cao, hoặc chất benzopyrène do khói tạo ra khi chúng ta nướng barbecue trực tiếp trên lửa.
-Nhiệt độ cao cũng có thể chuyển nitrite trong bacon, hot dog hoặc trong thịt ướp ra thành nitrosamine, là một chất gây ra cancer. Thường xuyên ăn thịt nướng trên lửa dễ có nguy cơ bị cancer lắm đó!
Ảnh hưởng trên sức khoẻ cũng rất thay đổi tùy theo loại hóa chất, nồng độ và số lượng ăn vào, có ăn thường xuyên hay không và đôi khi cũng tùy theo vào cá nhân mỗi người nữa.
Theo cơ quan Food and Nutrition Board của National Research Council Hoa Kỳ, thì 35% cancer bắt nguồn từ thói quen và cách ăn uống mà ra, như ăn quá nhiều dầu mỡ, nhiều thịt đỏ (heo-bò-dê-cừu), ít chịu ăn rau cải và trái cây tươi và hơn nữa trong tổng số trường hợp cancer vừa kể thì chỉ có 1% hay 2% gây nên bởi chất phụ gia mà thôi. (Họ nói vậy thì mình tin vậy!)
Thực phẩm bị nhiễm hóa chất từ đâu?
Hóa chất có thể gây nhiễm vào bất cứ giai đoạn nào trong tiến trình phát triển và tăng trưởng của các loài động vật và thực vật. Người ta gọi đây là hiện tượng tích lũy sinh học (bioaccumulation). Ngoài ra, trong lúc sản xuất, biến chế, bảo quản và tồn trữ, hóa chất cũng đôi khi lây nhiễm vào thực phẩm. Nguồn lây nhiễm có thể là do:
§ Ô nhiễm kỹ nghệ (BPC, Dioxine)
§ Canh nông (thí dụ, các loại nông dược)-Bà con mình thường gọi là thuốc trừ sâu rầy, diệt cỏ
§ Biến chế thực phẩm (các chất phụ- gia)
§ Các chất độc thiên nhiên (độc tố Aflatoxine từ nấm mốc)
Chất phụ gia là gì?(Additifs alimentaires, Food additives)
Đây là những chất người ta cố tình trộn thêm vào thức ăn hoặc thức uống để cho chúng khỏi bị hư thối, để kéo dài thời gian bảo quản được lâu hơn, nhưng vẫn không làm thay đổi chất lượng và hương vị của sản phẩm.
Đôi khi người ta cũng sử dụng chất phụ gia để có được một tính chất mong muốn nào đó, như để cho sản phẩm được dai, được giòn; để có một màu sắc hoặc một mùi vị thích hợp nào đó hầu dễ hấp dẫn người tiêu thụ hơn!
Nhờ chất phụ gia mà bánh mì có thể giữ được lâu ngày hơn mà không sợ meo mốc; bánh biscuit, céreal, chip giữ được độ giòn rất lâu dài; củ kiệu được trắng ngần và giòn; jambon, saucisse,nem vẫn giữ được màu hồng tươi thật hấp dẫn; dầu ăn và margarine nhờ được trộn thêm một số chất chống oxy hóa nên không bị hôi theo thời gian, v.v...
Chất phụ gia có thể có nguồn gốc thiên nhiên hay được tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học (như bicarbonate de sodium), đôi khi chúng cũng được tổng hợp từ vi sinh vật, chẳng hạn như các loại enzymes dùng để sản xuất ra yogurts.
Chất phụ gia cũng có thể là các vitamins được người ta cho thêm vào thực phẩm để tăng thêm tính bổ dưỡng…
Và chất phụ gia cũng còn có thể là một hỗn hợp gồm nhiều loại virus đặc biệt nữa.
Vài năm trước đây, cơ quan FDA Hoa Kỳ đã chấp thuận cho phép chất LMP102 được bán ra thị trường như là một chất phụ gia. Đây là một hỗn hợp hay cocktail gồm có 6 virus thực bào (bactériophage). Các virus nầy có thể ăn vi khuẩn Listeria monocytogenes là loại vi khuẩn độc thường nhiễm vào các quầy thịt và các sản phẩm được làm từ sữa...
LMP102 do Cty Intralytix sản xuất để phun xịt lên các quầy thịt nhằm diệt vi khuẩn Listeria monocytogenes.
Với quyết định nầy, cơ quan FDA bị công luận chỉ trích và phê phán rất mạnh mẽ vì người ta rất lo ngại về ảnh hưởng không tốt có thể xảy đến cho sức khỏe.
Dù vậy, Cty Intralytix vẫn tiếp tục nghiên cứu thêm những mặt hàng mới tương tự và lần nầy họ nhắm vào vi khuẩn E.coli cũng là một loại vi khuẩn thường thấy trong các nhà máy thịt.
Tại Canada chất phụ gia được kiểm soát ra sao?
Cơ quan Direction générale de la Protection de la Santé, thuộc Santé Canada có nhiệm vụ phê chuẩn và ấn định hàm lượng của 400 chất phụ gia đang được sử dụng tại quốc gia nầy.
Tùy theo chức năng, chúng được xếp thành 15 nhóm. Liều lượng tối đa tồn trữ (dose maximale de residu,maximal residue levels)và liều lượng thường nhật khả chấp (dose journalière admissible, acceptable daily intake) của từng chất phụ gia đều được quy định rõ ràng.
Theo đà phát triển và khám phá mới của khoa học, người ta không ngừng điều chỉnh danh sách các chất phụ gia đã được cho phép sử dụng từ trước.
Có những chất trước kia thì được cho phép, nay thì nó lại trở thành những chất nguy hiểm nên bị cấm sử dụng, trong khi đó cũng có những chất phụ gia mới được bổ sung thêm vào trong danh sách.
Thí dụ điển hình là hai chất đường hóa học Saccharine và Cyclamate, trước kia được thấy dùng rộng rãi trong kỹ nghệ thực phẩm để làm sản phẩm diète, ngày nay đã bị Canada cấm sử dụng trong kỹ nghệ vì thấy chúng có thể gây ra cancer bọng đái ở chuột thí nghiệm với những liều lượng khổng lồ chất Saccharine.
Tuy bị cấm sử dụng trong kỹ nghệ nhưng hai loại đường này vẫn được cho phép dùng với tính cách cá nhân với liều lượng nhỏ để mỗi người tự mình bỏ vào café.
Có lẽ dưới áp lực của kỹ nghệ đường hóa học, hiện nay Santé Canada đang cứu xét để rút lại quyết định cấm sử dụng Saccharine vì theo Cơ quan nầy thì trong thực tế mối nguy cơ bị cancer ở người rất ư là thấp và không đáng kể...
Mỗi khi có ý định sản suất một sản phẩm mới, nhà sản xuất cần phải đệ nạp cho Cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm (CFIA) tất cả hồ sơ liên quan đến các công đoạn sản xuất (cách biến chế, công thức, nhãn hiệu) để được duyệt xét…
Luật Lois et Règlements sur les Aliments et drogues bắt buộc nhà kỹ nghệ phải liệt kê trên nhãn hiệu tất cả hóa chất được sử dụng trong sản phẩm.
Năm 2005, Santé Canada và CFIA có cảnh báo dân chúng về sự hiện diện của chất Sudan trong một số mặt hàng nhập cảng từ Ấn độ, Pakistan, Ghana (Phi châu), v.v…Đó là các loại tương ớt, bột ớt, bột cà ri, dầu cọ (palm oil)…
Tháng 4, 2007 cơ quan FDA Hoa Kỳ có phổ biến danh sách một số khá nhiều thực phẩm nhập cảng từ VN cũng như từ Trung Quốc đã vi phạm luật về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó là một vài thương hiệu tôm đông lạnh, cá đông lạnh, thịt cua đông lạnh, bao tử cá sấy khô, thịt ốc hấp chín đông lạnh, tiêu hột, bột ngủ cốc, cà phê, vv…
Các vi phạm được liệt kê : có sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn, dơ bẩn, không đúng thủ tục bao bì nhãn hiệu, có hoá chất lạ, hoá chất vượt quá liều cho phép,vv…
Là người VN với nhau, chúng ta cũng không mấy gì ngạc nhiên cho lắm!
Nước nầy cho phép, nước kia lại cấm
Các chất phụ gia cũng có thể thay đổi tùy theo từng quốc gia, có thứ được cho xài ở xứ này nhưng ngược lại bị cấm sử dụng tại xứ khác. Thí dụ phẩm màu amarante (E 123) được cho phép sử dụng tại Canada và Âu Châu, trong khi Hoa Kỳ đã cấm từ lâu vì sợ nó có thể gây ra cancer! Cùng một lý do này, phẩm đỏ allura AC (E 129) bị cấm tại nhiều quốc gia Âu Châu, nhưng lại vẫn được sử dụng tại Bắc Mỹ.
Tại các quốc gia Á Châu thì sao?
Xin nói thêm ở đây là tại nhiều quốc gia, đặc biệt là vùng Á Châu, tuy luật lệ của xứ họ có quy định rất rõ ràng minh bạch là những hóa chất hoặc dược phẩm nào nằm trong danh mục bị cấm sử dụng trong thực phẩm, nhưng trong thực tế con buôn trong xứ vẫn cứ xài một cách vô tội vạ như thường!
Đó là những chất mà hầu như tất cả người Việt Nam chúng ta đều có nghe nói đến như:
- hàn the (borax, borate hydraté de sodium) được tìm thấy trong thịt, cá, giò chả, trong sương sa, sương sáu, bánh đúc, mì gói, các loại đồ chua ngâm giấm. Sử dụng lâu dài có nguy cơ hại thận và bị cancer.
- chất tẩy hóa học để làm sạch trắng đồ lòng; phân urée để tăng độ đạm trong nước mắm; formol trong bánh phở; chloramphénicol, xanh malachite (Green malachite) trong việc nuôi cá nuôi tôm và phẩm màu Sudan (đỏ và cam) trong một số trứng gà trứng vịt, trong một số thực phẩm và mỹ phẩm xuất phát từ Trung quốc. Sudan được thấy gây cancer ở chuột thí nghiệm, vì vậy Canada cấm sử dụng phẩm màu nầy trong việc sản xuất thực phẩm.
Một số chất phụ gia điển hình tại Canada
*Các chất rút độ ẩm: silicate de calcium trong muối, bioxyde de silicium trong đường.
*Các chất tẩy trắng: bromate de potassium, azodicarbonamide trong bột và trong bánh mì.
*Các phẩm màu: carotène trong margarine, amarante trong kẹo. Có tất cả lối 30 phẩm màu (colorants) được cho phép sử dụng, trong số này có 10 màu hóa học nhân tạo, số còn lại có nguồn gốc thiên nhiên. Trên nhãn hiệu sản phẩm, nhà sản xuất có quyền chỉ nêu chữ colorant mà thôi, khỏi phải nói rõ tên loại phẩm đó là gì. Một số màu hóa học bị nghi là có thể gây ung thư.
*Các loại enzymes: để dùng như chất xúc tác (catalyseur), chẳng hạn như présure trong fromage và broméline trong beer.
*Các chất làm cho rắn chắc, làm cho giòn: chlorure de calcium trong thực phẩm đóng hộp, sulfate double d’aluminium et d’ammonium trong các loại dưa chua.
*Các chất áo bên ngoài (agent de satinage): gomme arabique, silicate de magnésium trong bánh kẹo để cho có vẻ bóng láng hơn.
*Các chất thay thế đường (édulcorant): aspartame, sorbitol.
*Các chất độn (tampon): để làm ổn định độ acide-base (pH) như acide tartrique trong men hóa học, acide citrique trong các loại mứt.
*Các chất bảo quản (agents de conservation): được phân ra làm hai loại:
1-Các chất diệt trùng (antimicrobien): như propionate de calcium trong bánh mì, nitrate, nitrite de sodium & de potassium trong các loại thịt nguội jambon, saucisse…
2-Các chất chống oxy hóa, thí dụ như chất BHA (hydroxyanisole butilé), BHT (hydroxytoluène butilé) thường được thêm vào một số dầu thực vật để cho nó khỏi hôi (rancid). Có tài liệu nói rằng hai chất này có thể gây ra cancer.
*Các chất kềm hãm (sequestrant): giúp ổn định sản phẩm bằng cách phối hợp với các kim loại, thí dụ như EDTA disodique dùng trong các loại mứt để trét bánh mì.
*Các chất làm thay đổi tinh bột: như acide chlorhydrique có tác dụng thủy phân tinh bột đậu nành trong kỹ nghệ sản xuất nước tương và dầu hào.
*Các chất nuôi dưỡng men: sulfate de zinc để sản xuất beer và chlorure d’ammonium để làm bánh mì.
*Các chất dung môi (solvant): như alcool éthylique trong các phẩm màu.
*Các chất làm cho nhão, cho ổn định và làm cho đặc sệt (gélatinisant, stabilisant, épaississant): như carraghénine trong cà rem và chất mono & diglycéride trong các loại fromage lỏng.
Chất phụ gia ảnh hưởng thế nào trên sức khỏe?
Đây là một vấn đề phức tạp. Nhiều nhà khoa học cũng như nhiều phe nhóm đang tranh luận gây go về sự an toàn của các chất phụ gia. Nên nhớ vì quyền lợi, giới kỹ nghệ cổ võ rất mạnh mẽ việc sử dụng hóa chất và họ thường tài trợ cho các đại học để thực hiện những công trình khảo cứu có lợi cho sản xuất...
Nói chung, thì các triệu chứng thường thấy thuộc vào loại phản ứng dị ứng như ngứa ngáy, da nổi đỏ, nhức đầu, đau bụng, nôn mửa, chóng mặt, khó thở, v.v…Điều mà mọi người lo ngại nhất là đối với một số chất phụ gia, nếu ăn nhiều và ăn thường xuyên trong thời gian lâu dài, thì nó có thể gây ra cancer.
Nhưng nhiều là bao nhiêu, lâu là mấy năm? Không ai có thể trả lời chính xác được!
Cũng may là có một số tổ chức tư nhân ý thức được hiểm họa của một số chất phụ gia xét ra quá nguy hiểm cho sức khỏe, nên họ đã không ngừng báo động, cảnh giác dân chúng, đồng thời làm áp lực với chánh phủ để giới hạn việc sử dụng những số chất nầy. Sau đây là một vài thí dụ:
-Nhóm sulfite (bisulfite de potassium, sulfite de sodium, dithionite de sodium, acide sulfureux): có thể gây khó thở…Những người bị hen suyễn không nên ăn thực phẩm có chứa sulfite...Sulfite giúp thức ăn và thức uống có màu tươi thắm hơn.
Sulfite được trộn trong rau quả, quả khô (như nho khô) hoặc đông lạnh. Các loại nước giải khát, nước nho và rượu chát đều có chứa sulfite.
Sulfite cũng có thể được trộn trong các loại đường dùng làm bánh mứt, trong tôm tép đóng hộp cho nó có vẻ tươi hơn và cũng tìm thấy trong các loại tomato sauce và tomato paste.
Từ năm 1987, Canada đã cấm nhà sản xuất trộn sulfite trong các loại salade ăn sống, ngoại trừ nho khô.
-Nhóm nitrite và nitrate (de sodium, de potassium): Chúng ta thường gọi là muối diêm...Rất phổ thông để muối ướp thịt. Các chất này tỏ ra rất hữu hiệu trong việc ngăn cản sự phát triển hoặc để diệt vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn clostridium botulinum trong đồ hộp.
Ngoài tác dụng giúp sự bảo quản được tốt, nitrite và nitrate còn tạo cho thịt có màu hồng thắm rất là hấp dẫn. Thịt nguội, jambon, saucisse, lạp xưỡng, smoked meat, hot dog, bacon, nem, v.v…đều có chứa nitrite và nitrate.
Vấn đề lo ngại nhất là hai chất nầy sẽ chuyển ra thành chất nitrosamine lúc chiên nướng. Nitrosamine là chất gây cancer. Hàm lượng nitrite và nitrate cho phép sử dụng trong thịt được cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm Canada (CFIA) quy định rõ rệt.
Ngoài ra còn phải kể đến chất sodium erythorbate(E 316) cũng thường được dùng trong thịt nguội, hot dog, nem…Đây là một chất chống oxyt hóa giúp ổn định hương vị cũng như giúp vào việc giữ cho màu hồng thắm của sản phẩm chậm phai mờ.
-Bột ngọt (MSG, monosodium glutamate): giúp làm tăng hương vị của sản phẩm, làm nó «ngọt» và ngon hơn! MSG được tổng hợp từ chất đạm của thịt, cá, sữa và từ một số thực vật. Người ta gán cho bột ngọt là thủ phạm của hội chứng Cao lâu hay nhà hàng Tàu (Syndrome du restaurant chinois), nhưng thực tế lại cho thấy là bất kỳ nhà hàng Ta, Tây, hay nhà hàng Tàu đều có dùng bột ngọt hết!!
Có người không hạp với bột ngọt nên cảm thấy khó chịu trong người, chóng mặt, nhức đầu, khô miệng, khát nước, nóng ran ở mặt, sau ót và ở hai cánh tay. Đôi khi có cảm giác đau ở ngực và muốn nôn mửa...Tuy nhiên, các triệu chứng trên chỉ là tạm thời và lần lần biến mất trong một thời gian ngắn mà thôi. Riêng cá nhân người gõ, mỗi lần đi ăn phở hay ăn Dim Sum thì sau đó bị khô cổ cả buổi vì bột ngọt.
Tin đồn ăn nhiều bột ngọt MSG sẽ bị béo phì là không đúng sự thật.
Tại Canada, luật lệ bắt buộc nhà sản xuất phải nêu rõ chất MSG trên nhãn hiệu của sản phẩm.
-Aspartame (Equal, Nutrasweet): là đường hóa học có vị ngọt gấp cả 200 lần hơn đường thường...Aspartame được sử dụng rộng rãi khắp thế giới trong bánh kẹo, yogurt và trong các thức uống ít nhiệt năng như Coke diète, Pepsi diète, v.v…
Có người không hạp với chất aspartame nên có thể bị đau bụng, chóng mặt, nhức đầu, v.v…Dư luận còn đồn rằng aspartame có thể gây cancer não, nhưng tin này đã bị FDA và giới y khoa bác bỏ! Trong cơ thể, aspartame được phân cắt ra thành acide aspartique và phénylalanine.
Đối với ai có bệnh PKU (phenylketonuria), là một loại bệnh rất hiếm, do sự lệch lạc của một gène khiến cơ thể không tạo ra được enzyme để khử bỏ chất phénylalanine. Chất sau này sẽ tăng lên nhiều trong máu và làm tổn hại đến hệ thần kinh trung ương. Để cho bệnh lý nầy có thể xảy ra được thì cần phải ăn một lượng aspartame thật lớn.
Chuyện nông dược (pesticide)
Theo nghĩa rộng rãi, đây là những hóa chất dùng để bảo vệ mùa màng, hoa màu, để giúp cải thiện chất lượng, gia tăng năng suất cũng như để bảo quản tốt nông sản thu hoạch sau mỗi vụ mùa. Nhiệm vụ của nông dược vừa đa năng và cũng vừa đa dạng.
Nông dược có thể ở dưới dạng bột, dạng hạt, hoặc dạng lỏng. Nó có thể được rải từ trên phi cơ xuống những cánh đồng bát ngát đậu nành. Người ta cũng có thể sử dụng những xe tracteur, hoặc xe tải nhỏ có trang bị những bồn chứa đặc biệt để phun xịt thuốc trừ sâu lên những hàng cây xum xê trái, hoặc lên những luống rau cải thẳng tấp dài bất tận. Đơn giản hơn thì hóa chất được xịt từ những bình mang bên vai.
Nông dược sử dụng có thể là: thuốc diệt cỏ (herbicide),thuốc khai quang (défoliant) thuốc diệt nấm mốc ( fongicide), thuốc diệt chuột bọ (rodenticide), thuốc trừ sâu rầy ( insecticide), thuốc diệt ốc (molluscicide), thuốc diệt vi khuẩn thực vật (bactéricides végétaux ), thuốc điều hòa sự tăng trưởng thực vật (régulateur de croissance) vv…
Về mặt hóa học, nông dược nằm trong những nhóm chính yếu sau đây: Organophosphorés ( Diazinon, Malathion, Parathion ) , Organochlorés (DDT , BHC, Mirex, Aldrin …), và các Composés organosulfurés, organoazotés, Pyréthrine, dérivés de l’ acide phénoxyacétique vv…
Tất cả đều rất độc cho sức khỏe chúng ta. Lúc sử dụng, cần phải mang mặt nạ che mắt, che mũi,và bận quần áo thật kín để thuốc khỏi nhiễm vào da.
Nhóm organochlorés, ngày nay ít thấy sử dụng tại các quốc gia Tây phương, nhưng vẩn còn được xài tại các xứ đang phát triển.
Chất DDT, rất thông dụng trên thế giới từ mấy chục năm, nay đã bị cấm sử dụng tại Âu Mỹ . Để thay thế người ta có khuynh hướng chuộng các loại nông dược nhóm organophosphorés.
Trong cuộc chiến vừa qua ở quê hương Việt Nam, chắc không ai mà lại không nghe nói đến một loại thuốc khai quang mà quân lực Hoa Kỳ đã sử dụng. Người ta thường gọi đó là thuốc khai quang màu da cam hay Agent orange 2,4-D. Đây là một hổn hộp 50 :50 của hai thứ thuốc diệt cỏ cực mạnh thuộc nhóm phenoxy acetic acid. Trong quá trình sản xuất, 1 trong 2 loại thuốc trên tạo ra chất dioxine, là một chất độc cực kỳ nguy hiểm vì nó có thể gây ung thư hoặc tạo ra quái thai .
Tại sao phải xịt một màng sáp lên rau quả?
Phần lớn rau quả mua tại các chợ Canada đều được xịt phủ lên một màng sáp để giử nước và giúp chúng chậm héo và vẩn giử vẽ tươi tốt trong một thời gian dài.
Cà tím, dưa leo , avocados, cantaloupe, pomme, poire, pêche, melon, nectarine, cam, chanh, bưởi, hồng tươi vv…đều bị xịt sáp. Chất sáp sử dụng được lấy từ sáp ong , từ một vài loại thực vật hoặc là từ dầu paraffine.
Để cho lớp sáp phủ được đều lên rau quả, kỹ nghệ cho trộn thêm chất morpholine. Chất nầy tự nó không nguy hiểm, nhưng trong cơ thể morpholine sẽ tác động với nitrate để cho ra chất N-nitrosomorpholine, và chất này cho thấy đã gây cancer cho chuột thí nghiệm.
Santé Canada cho biết không có gì đáng ngại cho sức khỏe hết vì morpholine được sử dụng ở một nồng độ rất thấp.
Morpholine còn được tìm thấy trong một số mỹ phẩm, như trong thuốc gội đầu shampoo, trong các dụng cụ bằng cao su, chẳng hạn như trong các núm vú để cho trẻ em ngậm .
Liên âu thì cấm trái cây bị xịt sáp có morpholine.
The European Union is refusing to accept apples treated with a wax containing morpholine or other amines, which means U.S. packers exporting to Europe need to switch to other types of wax or no wax at all.
(Photo internet)
Các nông dược nhóm organochlorés
Điển hình là các chất DDT, MIREX, ALDRIN vv….MIREX thường thấy tích tụ trong cá và lươn.
Phần lớn các chất nhóm organochlorés đã bị cấm sử dụng tại các quốc gia Tây Phương và lần lần được thay thế bởi những hoá chất nhóm organophosphorés.
Ngược lai, các quốc gia đang phát triển vẫn còn tiếp tục xài các hoá chất nhóm organochlorés.
Chất tồn dư nhóm organochlorés thường tích tụ trong mỡ của các loài động vật và cả trong sữa bò nữa.
Triệu chứng ngộ độc thường thấy là nôn mửa, cơ thể bải hoải, thần kinh rối loạn và co giật, nhưng điều mà mọi người lo sợ nhất là... ung thư.
Nông dược nhóm organophosphorés
Thí dụ như DIAZINON, MALATHION, PARATHION vv.... Hoá chất nhóm nầy thường tích tụ nhiều trên các loài thực vật có lá. Nhiễm độc nhẹ sẽ gây rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy và chóng mặt. Nói chung, hóa chất nhóm organophosphorés rất độc cho hệ thần kinh và có thể làm suy hô hấp.
Nông dược ảnh hưởng thế nào trên sức khỏe?
Tùy thuộc vào loại nông dược và nồng độ sử dụng mà triệu chứng ngộ độc có thể thay đổi khác nhau.
Nông dược xâm nhập vào cơ thể qua nhiều ngõ như tiêu hóa , hô hấp hoặc qua ngõ da . Triệu chứng ngộ độc cấp tính thường là nhức đầu, chóng mặt, choáng váng mặt mày, thở khó, nôn mửa, và có thể bị tiêu chảy hoặc sốt nóng.
Qua hiện tượng tích lủy sinh học, các chất tồn dư nông dược ăn vào mỗi ngày về lâu về dài sẽ ảnh hưởng từ từ đến sức khỏe, gây nên những bệnh mạn tính rất phức tạp.
Chúng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, hệ miển dịch, hệ nội tiết, hệ sinh dục, làm giảm số lượng tinh trùng, làm biến dổi gene (mutagénique) sinh ra quái thai, và cũng có thể gây ra cancer, chẳng hạn như cancer não, cancer máu (leucémie), và cancer hạch bạch huyết ( lymphome) vv…
Theo Gs Frederick Vom Saal (Univ. de Missouri ) thì không có một nồng độ nào của hóa chất, dù cho thật nhỏ đến đâu, mà lại không gây hại đến sức khỏe.
Có nên lo sợ hay không?
Theo như một số nhà khoa học, thì chúng ta đừng nên lo sợ thái quá, không có ích lợi gì cả . Họ cho biết là cơ thể con người có khả năng tự bảo vệ chống lại sự xâm nhập liên tục của các liều lượng nhỏ hóa chất.
Ngược lại, nhóm bảo vệ môi sinh thì bi quan hơn. Họ không ngừng cảnh giác thế giới và dân chúng về hiểm họa thật sự của nông dược trên môi sinh cũng như trên sức khỏe con người . Theo nhóm nầy,thì những quy định của chính phủ về định mức an toàn của sản phẩm cũng không có mấy gì bảo đảm hết cả. Có thể còn có nhiều loại hóa chất nữa mà chúng ta chưa hề được biết đến , và chúng sẽ tác động lẫn nhau để hại sức khỏe.
Trong các thí nghiệm về ảnh hưởng của các chất tồn dư, người ta thường chỉ chú trọng và xét nghiệm các hoạt chất chính (ingrédients actifs) mà thôi, còn các chất trơ (ingrédients inertes) thì không được màng đến. Thí dụ điển hình là thuốc diệt cỏ nổi tiếng khắp thế giới là Roundup, do Monsanto sản xuất (với thương vụ 1 tỷ $/năm ) có chứa chất nhiễm 1,4-Dioxane, là một chất gây cancer cho chuột thí nghiệm. Dù ăn ít hay dù ăn nhiều, chất tồn dư nông dược sẽ tích tụ lần hồi theo thời gian để đến một lúc nào đó tùy theo cơ thể của mổi người, mà gây ra bệnh.
Các em nhỏ tuổi, phụ nử đang mang thai,và các người nào có sức miển dịch đã bị suy yếu sẳn sẽ là những đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng của hóa chất .
Các chất kim loại
v CHÌ (Pb): Có thể thấy nhiều trong kỹ nghệ chế biến bình điện, trong các loại thực phẩm đóng hộp, và trong các hệ thống ống dẫn nước bằng chì. Ngộ độc chì sẽ làm đau bụng, mất máu, đi đứng khó khăn và các triệu chứng thần kinh khác.
Khổ vì nước
https://vietbao.com/p117a252560/kho-vi-nuoc
v CADMIUM (Cd): Tìm thấy trong kỹ nghệ khai thác các quặng đồng, chì và kẽm, trong kỹ nghệ mạ kền, kỹ nghệ làm plastique, sản xuất nước sơn vv...
Nhiễm cadmium lâu ngày, hệ miễn dịch sẽ bị tổn hại, ngoài ra cadmium cũng có thể gây cancer.
Cadmium tích tụ trong tôm, cua, sò, ốc và trong gan thận thú rừng, hươu, nai và caribou.
Cadmium Và Sức Khỏe
https://vietbao.com/a159354/cadmium-va-suc-khoe
v THỦY-NGÂN (Hg): Dưới dạng methyl mercury (MeHg), là chất phế thải từ các nhà máy làm bột giấy và từ kỹ nghệ khai thác hầm mỏ.
Thủy ngân thường tích tụ trong thịt và trong gan cá.
Trong thiên nhiên, do hiện tượng cá lớn nuốt cá bé cho nên những loại cá nào ở tận cùng dây chuyền thực phẩm là loại cá chứa nhiều thủy ngân nhất.
Cá mập hay cá nhám (shark), cá tuna, cá lưỡi kiếm swordfish, brochet, cá doré, cá king mackerel, cá tile fish là những cá có độ nhiễm thủy ngân nhiều hơn cá hareng. Thủy ngân tích lũy theo thời gian và quyện một cách chặt chẽ vào protéine của cá…
Khác với cá biển, cá sông hồ nội điạ lại thường chứa một tỉ lệ chất ô nhiễm khá cao.
Ở người, triệu chứng nhiễm thủy ngân thay đổi khác nhau tùy theo nồng độ và tùy theo thời gian nhiễm.
Thủy ngân có thể gây độc cho bào thai, cho trẻ em và người lớn. Triệu chứng chính thuộc hệ thần kinh trung ương như cảm giác tê quanh môi, ở các ngón chân và ngón tay rồi lần lần ăn nói khó khăn, mắt và tai kém, mỏi mệt, nhức đầu, bồn chồn, không tập trung tư tưởng được, cơ thể càng ngày càng yếu đi, đi đứng rất ư là khó khăn, và cuối cùng thì hôn mê và chết…
Santé Canada cho phép mức độ nhiễm thủy ngân ở cảc loài thủy sản là 0.5 ppm. Tại Hoa kỳ cơ quan FDA ấn định mức cho phép là 1ppm.
Vịnh Ô Nhục - Nguyễn Thượng Chánh, Dvm
http://thuvienhoasen.org/a6790/vinh-o-nhuc-nguyen-thuong-chanh-dvm
Dioxine
Nguồn ô nhiễm chánh là các nhà máy đốt rác và các chất phế thải. Kỹ nghệ sản xuất các thuốc diệt cỏ nhóm organochlorés cũng làm phát sinh ra dioxine. Trong thiên nhiên, cháy rừng và hoạt động của núi lửa cũng là nguyên nhân của sự ô nhiễm dioxine.
Thuốc khai quang màu da cam 2,4-D được sử dụng tại Việt Nam ngày trước là một trong nhiều nguyên nhân ô nhiễm dioxine tại miền Nam.
Dioxine ít hoà tan trong nước, nhưng lại dễ hoà tan trong mỡ và chất béo…
Ở người, phần lớn ô nhiễm dioxine có nguồn gốc từ việc ăn uống. Dioxine đuợc tìm thấy trong cá, tôm, cua, sò, ốc, trong sữa bò và cả trong trứng gà nữa.
Nhiễm dioxine lâu ngày có thể làm xuất hiện một loại bịnh ngoài da rất độc hại, gọi là chloracné.
Các hệ miễn dịch, nội tiết, sinh dục và thần kinh đều bị tổn hại. Sinh ra quái thai và ung thư là hiểm họa đáng sợ nhất của dioxine.
BPC (Biphényles Polychlorés)
Mặc dù đã bị cấm sử dụng tại Canada từ những năm 80, nhưng BPC vẫn còn là hóa chất thường hay được báo chí nói đến luôn.
BPC đã được dùng trong các vật liệu chống lửa, trong nước sơn, trong mực in và trong những máy biến thế điện (transformateur)…
BPC làm tổn hại hệ miễn dịch và cũng có thể gây ra cancer. BPC được tiết qua sữa mẹ.
Trong dây chuyền thực phẩm, cá là loại nhiễm BPC nhiều nhất và từ đó lây nhiễm cho loài người…
Tập chí Protégez vous ở Quebec, số tháng 2/2002 có báo động là cá Saumon de l'Atlantique đã bị nhiễm độc BPC ở mức độ rất cao. Cá được nuôi dưỡng theo lối công nghiệp trong những bè vĩ đại ven bờ biển Canada vùng Vancouver và Halifax, và được cho ăn toàn thức ăn hỗn hợp làm từ bột cá tạp, bột lông gà, bột bắp, dầu thực vật, và trụ sinh vv... Nhưng không biết vì lẽ gì loại dầu sử dụng đã bị nhiễm BPC nên đã lây nhiễm cho cá nói trên.
Tình hình bên nhà: Ai ăn ráng chịu
Chỉ đơn cử một vài thí dụ mà thôi: ai ăn ráng chịu
1)Xin mời các bạn xem bài Không Thể Tin Gì Và Tin Ai Được Nữa của nhà văn Văn Quang viết từ Sài Gòn-)
http://www.viendongdaily.com/khong-the-tin-gi-va-tin-ai-duoc-nua-ky-1-eFExVqSA.html
“-Gạo ngâm bột trắng, cơm nở nhiều gấp đôi
-Vỏ bọc tiếng Anh nhưng bên trong toàn chữ Tàu
-Có chất độc hay không chưa biết
-Ông cục trưởng khuyên dân: Có chất độc vẫn ăn được
-Lại bảo vệ các thứ rau nhiễm độc nhưng… không độc
-Kinh khủng hơn nữa là ép dầu ăn từ lạc và… cao su
-Đến cơm cũng tẩm hóa chất, dầu ăn ép bằng lốp xe
-Làm giả con dấu thú y để bán thịt thối
-Tin cái gì, tin vào ai bây giờ?Đến chuyện “bịa” như thật làm nhiều bà hết hồn
-Phóng viên vẽ rắn thêm chân” (Ngưng trích Văn Quang-)
2)“Sát thủ” thực phẩm khô-Theo An Quý – Nguyễn Cẩm-Phụ nữ online
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/sat-thu-thuc-pham-kho-1325668314.htm
“…Theo BS Ký, mặc dù natri benzoat là một chất phụ gia cho phép, nhưng phải xem chất lượng của chất này như thế nào khi sử dụng trong thực phẩm vì chất phụ gia càng tinh khiết, càng đắt tiền. Natri benzoat không tinh khiết thường kèm theo tạp chất và các kim loại này là nguyên nhân gây bệnh mãn tính…
…Ước tính, TP.HCM mỗi năm có hơn 5.000 ca mắc ung thư mới, với 80% do các bệnh nhiễm, chế độ ăn uống (nhiều thực phẩm khô, rượu…) và khói thuốc lá. Theo BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư VN, muối gốc nitrat trong các loại thực phẩm muối mặn phơi khô khi kết hợp với các chất dịch trong dạ dày sẽ biến thành nitrosamine. Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC) xếp nitrosamine là tác nhân gây ung thư nhóm 1. Qua nhiều nghiên cứu tại các quốc gia có thói quen ăn uống giống Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, IARC đã chứng minh, sử dụng thường xuyên những thực phẩm muối mặn, phơi khô, gia vị tẩm… là một trong các nguyên nhân gây bệnh ung thư.(Ngưng trích An Quý- Nguyễn Cẩm/Phụ nữ online)
3): TP.HCM Nhiều mẫu bún nhiễm chất cấm-Theo Diệu Linh- Dân Việt
Dân Việt - 7/7 mẫu bún lấy tại TP.HCM đều nhiễm chất cấm Tinopal (chất phát quang làm sáng trắng bún), 2/7 mẫu bún có acid Oxalic (chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm) và 1/7 mẫu bún có chất bảo quản Natri Benzoat vượt giới hạn cho phép.(Ngưng trích Diệu Linh, Dân Việt).
Cá miền Trung VN chết vì ô nhiễm….ai ăn ráng chịu
▶ 2:46
https://www.youtube.com/watch?v=YAnvlSZF4U8
...
▶ 6:16
https://www.youtube.com/watch?v=BXEcXBysEeY
Càng ngày càng có những cách chế biến thực phẩm tinh vi bằng hóa chất mà nhìn bằng mắt thường chúng ta không thể nào phân biệt được. Chẳng hạn biến thịt thối thành thịt tươi, cho trái cây chín và tươi lâu bằng cách bơm hóa chất trực tiếp vào trong trái (RFA)
Canada và thực phẩm nhập từ Việt Nam
Mấy năm gần đây đồng bào mình tại Canada rất lo ngại trước tình hình một số thực phẩm và thủy sản nhập cảng từ Việt Nam đã bị cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm CFIA liệt kê vào danh sách cảnh báo vì đã vi phạm vào nhiều điều khoản đã được ký kết giữa hai quốc gia Canada và Việt Nam:
-sản phẩm không vệ sinh, bao bì nhãn hiệu và lon hộp không đúng quy định, có mùi lạ, thiếu cân, nhiễm khuẩn E.coli-Salmonella-Staphylococcus aureus, có chứa thuốc kháng sinh Chloramphenicol-Nitrofuran-Sulfonamide-Flumequine-Oxolinic acid, sản phẩm có chứa hóa chất lạ như Histamine-Sulphite hoặc hóa chất cấm sử dụng như Malachite Green Leucomalachite Green.
Nên biết là theo danh mục của Bộ thủy Sản VN thì các chất sau đây bị cấm sử dụng trong việc sản xuất kinh doanh thủy sản: Aristolchia, Chloramphenicol, Chloroform, Chlorpromazine, Colchichine, Dimetridazole, Dapsone, Metromidazole, Nitrofuran (bao gồm Furazolidone), Romidazole, Malachite Green, Ipromidazole, Nitroidazole, Clenbuterol, Diethylstilbestrol (DES), Glycopeptides và Trichlorfon (Dipterex).
Trung quốc : Tủ ăn của cả thế giới
Chạy trời không khỏi nắng!
Việc tẩy chay không ăn đồ made in China, Produits de Chine liệu có thể giải quyết được vấn đề thực phẩm nhiễm độc không?
Có gì bảo đãm là các sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Chili, Brazil, Ecuador… là an toàn hơn không.
Có gì bảo đảm 100% trong lành của sản phẩm mặc dù nó được sản xuất, vô lon, vô hộp tại Canada và Hoa Kỳ nhưng lại sử dụng rau quả nguyên liệu nhập từ Trung Quốc?
Dân Canada ăn đồ Trung Quốc từ lâu mà không biết đó thôi.
Năm 2005 Quebec nhập một khối lượng là 11,3 triệu kg rau quả đông lạnh, đóng hộp conserve hoặc tươi. Sản phẩm được chuyên chở nhiều tuần bằng tàu mà vẫn còn tươi rói.
Năm 2004 chỉ nhập có 5,7 triệu kg. Đây là hàng đông lạnh mà Trung Quốc bán thật rẻ để cung cấp cho nhà hàng, hotel, cantine, cafétéria, bệnh viện, các trung tâm cải huấn và những nơi nuôi dưỡng người già.
Các nhà hàng rất thích và ưa chuộng các sản phẩm Trung Quốc vì nó vừa rẻ và vừa tiện lợi, như đã được gọt vỏ và cắt sẵn rồi.
Vì sản phẩm đòi hỏi quá nhiều khâu biến chế bằng tay, rất tốn kém nên các nhà đầu tư Canada đã không sản xuất nữa.
Từ lâu tại Québec, nấm lon (champignons en conserves) đều được nhập từ Trung Quốc. Dưa chuột ngâm giấm (cornichons marinés) từ Ấn Độ, củ hành Tây, carotte to da láng đều được nhập từ Trung Quốc.
Năm 2007, Québec nhập của Trung Quốc 21 triệu kg củ hành đông lạnh (loại đã được lột vỏ rồi).
Vấn đề nầy hình như ít có ai nghĩ tới.
Mấu chốt của vấn đề
Hàng hóa, thực phẩm Trung Quốc giá quá rẻ. Chánh phủ Canada (CFIA) thiếu nhân viên inspectors, thiếu ngân sách dùng để kiểm soát viểc nhập cảng thực phẩm.(người gõ nghĩ rằng đây cũng là vấn đề chung của các quốc gia Liên Âu và Hoa Kỳ).
Người dân Canada tự hỏi: «liệu ăn vào có an toàn không?». Đôi khi ăn đồ nhập từ Trung Quốc mà cứ tưởng rằng là mình đang ăn đồ sản xuất tại Canada.
Tại Canada, luật cho phép nhà sản xuất thực phẩm biến chế ghi trên nhản hiệu sản phẩm câu Product of Canada, hay Made in Canada nếu phí tổn sản xuất chiếm trên 51%, tức là giá vốn mua nguyên liệu từ Trung Quốc phải dưới 49%.
Buy America, Buy Canada?
Liệu bạn có sẵn sàng chịu chi giá mắc để mua sản phẩm Canada không? (Buy America, Buy Canada)?
Càng nghĩ đến thì càng lo, nhưng có hơi lạ là người mình có tật hay mau quên.
Miệng thì nói đồ Trung Quốc ăn độc, thế nầy thế nọ, nhưng…
Thôi thì ráng tránh, ráng hạn chế bớt được chừng nào thì tốt chừng đó. Chừng nào bệnh chừng nào chết thì cứ đổ thừa đại là tại cái số.
Chạy Trời không khỏi nắng đúng với câu “Chúa tạo ra thế giới, phần còn lại là Made in China”
Thuốc diệt cỏ Roundup (glyphosate) của đại tài phiệt Monsanto
Ác mộng của thế giới.
VIDEO-The Health Dangers of Roundup (glyphosate) Herbicide. Jeffrey Smith & Stephanie Seneff
https://www.youtube.com/watch?v=h_AHLDXF5aw
Published on May 10, 2013
It was "supposed" to be harmless to humans and animals—the perfect weed killer. Now a groundbreaking article just published in the journal Entropy points to Monsanto's Roundup herbicide, and more specifically its active ingredient glyphosate, as devastating—possibly "the most important factor in the development of multiple chronic diseases and conditions that have become prevalent in Westernized societies."
That's right. The herbicide sprayed on most of the world's genetically engineered crops—and which gets soaked into the food portion—is now linked to "autism ... gastrointestinal issues such as inflammatory bowel disease, chronic diarrhea, colitis and Crohn's disease, obesity, cardiovascular disease, depression, cancer, cachexia, Alzheimer's disease, Parkinson's disease, multiple sclerosis, and ALS, among others."
Enjoy this videotaped guided tour of Jeffrey Smith interviewing co-author Stephanie Seneff, PhD, a Senior Research Scientist at MIT.
GMO Cookie Is Crumbling
http://www.theepochtimes.com/n3/1891096-gmo-cookie-is-crumbling/
In March 2015, the International Agency for Research on Cancer (IARC), which is the research arm of the World Health Organization (WHO), determined glyphosate, the active ingredient in Monsanto’s Roundup herbicide, to be a “probable carcinogen” (Class 2A).
This determination was based on evidence showing the popular weed killer can cause non-Hodgkin lymphoma and lung cancer in humans, along with “convincing evidence” it can also cause cancer in animals.
Tình hình chung tại Canada
Nói chung, cũng may là đa số hóa chất gây nhiễm trong thực phẩm thường nằm dưới giới hạn quy định của Santé Canada.(Lời nói của chánh phủ).
Sống trong một đất nước quá ư tiên tiến và kỹ nghệ thì vấn đề ô nhiễm môi sinh ắt khó tránh khỏi được.
Đây là vấn đề làm nhiều người trong chúng ta thường hay lo nghĩ đến. Tuy nhiên, để hạn chế bớt tác dụng độc hại của một số hóa chất trên sức khỏe, chúng ta cần nên lưu ý đến các điểm sau đây:
§ Độ nhiễm cũng thay đổi tùy theo từng vùng, có gần các khu kỹ nghệ hay không? Sông, rạch, ao hồ nội điạ nhiễm nhiều hơn vùng đại dương .
§ Đồ lòng, gan, thận thú rừng, hươu, nai chứa nhiều chất kim loại như Cadmium .
§ Mỡ và da cá là nơi tích tụ nhiều BPC và Dioxine .
§ Để tránh hiện tượng tích lũy độc chất, nên thường xuyên thay đổi loại cá ăn .
§ Tại Bắc Mỹ, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần nên hết sức thận trọng, tốt hơn hết là tránh dùng các loại cá như cá nhám (cá mập), cá lưỡi kiếm (swordfish), cá tuna, king mackerel, và cá tile fish.
§ Tất cả thực phẩm sản xuất theo lối công nghiệp đều có chứa hóa chất.
§ Ăn, rau, cải, trái cây phải rửa kỹ, và phải gọt bỏ vỏ.
§ Cách nấu nướng, như nướng chiên ở nhiệt độ cao, hoặc trực tiếp trên lửa ngọn, thường làm phát sinh ra chất HAAs (heterocyclic aromatic amines), là chất có thể gây ra ung thư.
Pomme là loại trái cây bị nhiễm hóa chất hàng thứ nhì sau dâu Tây-Ăn pomme nhớ gọt bỏ vỏ- (NTC 2015)
EWG’s 2016 Dirty Dozen™ List of Pesticides on Produce: Strawberries Most Contaminated, Apples Drop to Second
http://articles.mercola.com/sites/articles/archive/2016/04/27/pesticides-fruits-vegetables.aspx
EWG's 2016 Dirty Dozen (Environmental Working Group (EWG)
Hormone-Disrupting, Potentially Cancer-Causing Pesticides Used on Strawberries
What types of pesticides are used on strawberries? According to EWG:4
Carbendazim, a hormone-disrupting fungicide that's banned in the European Union
Bifenthrin, an insecticide designated a possible human carcinogen by California regulators
Malathion, a nervous system toxin that the International Agency for Cancer Research also classifies as a probable human carcinogen
1. Strawberries
2. Apples
3. Nectarines
4. Peaches
5. Celery
6. Grapes
7. Cherries
8. Spinach
9. Tomatoes
10. Sweet bell peppers
11. Cherry tomatoes
12. Cucumbers
Kết luận
Dù muốn dù không chúng ta vẫn phải ăn, vẫn phải uống để sống!
Trong một xã hội quá ư là văn minh và quá ư là kỹ nghệ như Bắc Mỹ ngày nay, chúng ta không thể nào thoát ra khỏi quỹ đạo của hóa chất được.
Thôi thì tốt hơn hết là nên cẩn thận trong vấn đề ăn uống, nên điều độ và chừng mực thì tốt hơn!
Hãy cảnh giác và thận trọng đối với các loại thực phẩm (khô, tươi và biến chế) nhập từ Á Đông.
Đừng quên là hấu hết các loại thực phẩm tươi và khô trong các chợ Á Đông đều được made in China.
Hạn chế việc dùng những loại thực phẩm công nghiệp như các loại nước ngọt, các loại đồ hộp, đồ conserve, các loại thịt nguội và thịt hong khói smoked meat, v.v…Tránh bớt chừng nào tốt chừng đó.
Trong Guide alimentaire Canadien pour une Alimentation Saine, Santé Canada đã khuyến cáo mọi người cần nên ăn mổi ngày từ 5- 10 phần rau quả. Một phần tương đưong 1 trái pomme trung bình ,hoặc 1 tách rau cải tươi vv…Cẩn thận vẩn là hơn. Nhớ rửa thật kỹ rau cải và trái cây trước khi sử dụng, gỡ bỏ các lớp lá phía bên ngoài ( cải bắp , laitue romaine …), thứ nào gọt vỏ được thì nên gọt như pomme chẳng hạn. Làm như vậy chúng ta mới cảm thấy an tâm và hy vọng hạn chế bớt được vấn đề nhiễm hóa chất .
Vào thế kỷ thứ XVI, Paracelse, một nhà hóa học nổi tiếng và đồng thời cũng là một y sĩ lỗi lạc của Thụy Sĩ đã từng nói một câu để đời như sau: «C’est la dose qui fait le poison», có nghĩa là chính liều lượng làm nên chất độc.
Ngẫm nghĩ lại câu này vẫn còn đúng cho đến ngày hôm nay./.
Đọc thêm
--Văn Quang: Không Thể Tin Gì Và Tin Ai Được Nữa
http://nguoivietboston.com/?p=17415
-Bs Thú y Nguyễn Thượng Chánh
*Mặt trái của kỹ nghệ thực phẩm
https://vietbao.com/a147406/mat-trai-cua-ky-nghe-thuc-pham
*Canada và made in China
http://nguoivietboston.com/?p=10166
*Trung Quốc :Tủ ăn của thế giới
https://vietbao.com/a178534/trung-quoc-tu-an-cua-the-gioi
-Vi Anh: TC lại đồ ăn độc nữa
http://vietbao.com/D_1-2_2-66_4-210849_15-2/
-TS Mai Thanh Truyết: Tôm Cá… Việt Nam
http://nguoivietboston.com/?p=17431
MONTREAL