19/11/2015
Một quốc gia Đông Dương, lớn nhất lục địa Đông Nam Á người Việt ít biết :
Nước Miến Điện - Myanmar, Burma
GS Tôn Thất Trình
|
Đi cho biết đó biết đây,
Ở nhà với mẹ, biết ngày nào khôn .
( Ca dao Việt Nam )
Myanmar- Burma , tên Việt là Miến Điện là quốc gia lục địa lớn nhất Đông Nam Á, có một tỉ trọng dân số thấp nhất Vùng, đất đai phì nhiêu, tiềm năng nông nghiệp chưa tận dụng đáng kể và giàu có tài nguyên thiên nhiên. Vị trí địa lý Miến Điện cắt ngang Trung Quốc và Ấn Độ, hai nền kinh tế năng động nhất thế giới giúp cho xứ này đóng một vài trò truyền thống là một trung tâm thương mãi và một xứ cung cấp khoáng chất, khí dầu thiên nhiên và các sản phẩm nông nghiệp .
Đôi chút lịch sử
Trước đó là một vương quốc độc lập, năm 1886 Miến Điện bị Đế Quốc Anh xâm chiếm, sáp nhập vào Thuộc địa Ấn Độ. Lệ thuộc này đem lại cho xứ sở phong kiến các thay đổi xã hội, kinh tế, văn hóa, quản trị hành chánh. Đế Quốc Nhật xâm chiếm và chiếm đóng Miến Điện vào Thế Chiến Thứ Hai và hoàn lại cho Anh Quốc kiểm sóat, mãi cho đến độc lập năm 1948 .
Từ năm 1962 đến 2011, một hội đồng tướng lảnh cai quản Miến Điện quyền uy tuyệt đối. Năm 1989, chánh quyền quân nhân đổi tên nước thành Pyidaungzu Myanma Naingngandau , viết tắt là Myanma, được Liên Hiệp Quốc chánh thức công nhận. Nhưng vài chánh phủ khác như Gia Nã Đại, Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ và đa số dân Miến Điện không công nhận đổi tên , vẫn gọi là Burma, vì họ không nhìn nhận chánh phủ quân sự.
Dù tuyễn cử đa đảng năm 1990, có thành quả là đảng đối lập chánh yếu thắng cử vẽ vang, hội đồng tướng lảnh không chịu trả lại chánh quyền. Lảnh tụ đối lập then chốt và đoạt giải thưởng Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi bị bắt giam tại gia từ năm 1989 đến năm 1995 và tái giam tháng chín năm 2000. Các nhà ủng hộ bà, bị quấy rối hay bị bỏ tù. Năm 2011, hội đồng quân sự bị giải tán, sau cuộc tuyễn cử năm 2010 và một chánh phủ dân sự được thiết lập.
Quốc hội đầu tiên sau 20 năm, vẫn do quân nhân nắm giữ và bầu Thủ tướng Thein Sein làm tổng thống . Liên minh Quốc gia Dân chủ- National League for Democracy ( NLD ), đảng đối lập của Suu Kyi cho là tình trạng không có gì thay đổi cả. Tiên đóan NLD sai lầm hòan tòan . Ngay năm đầu làm tổng thống, Thein Sein thực thi một lọat thay đổi đáng ngạc nhiên, nới lỏng uy quyền độc đóan của hội đồng tướng lảnh. Ông thảo luận với đối lập Suu Kyi, cho phép bà và đảng NLD tham gia bầu cử quốc hội mới, thả ra hơn 800 tù chánh trị, ký ngưng chiến với tộc dân nổi lọan Karens, đòi độc lập cho lảnh thổ mình đã 60 năm qua dọc theo biên giới Miến phía Nam cùng Thái Lan ; ngưng công tác xây cất đập tranh cải Myitsone Dam trị giá 3.6 tỉ đô la Mỹ trên sông Irrawaddy. Hoa Kỳ đáp ứng bằng cách bình thường hóa quan hệ với chế độ cô lập và đàn áp Miến. Ngọai trưởng Hillary Clinton viếng thăm Miến tháng chạp năm 2011, cuộc viếng thăm đầu tiên sau 50 năm của một chức quyền cao cấp Hoa Kỳ. Tháng giêng 201 , Hoa Kỳ tái lập quan hệ ngọai giao với Myanmar. Tiếp theo là giảm bớt trừng phạt giúp cho các công ty Hoa Kỳ “ làm doanh vụ có trách nnhiệm” với Myanmar .
Lảnh tụ Đảng NLD, bà Aung San Suu Kyi
Tháng tư 2012 , NLD thắng cử bầu quốc hội ở 43 trong số 45 quận có tổ chức bầu cử, kể cả thủ đô Naypyidaw ( tên cũ là Rangoon-Ngưỡng Quảng ). Thành quả cuộc bầu cử tháng tư đem lại cho chánh phủ những gương mặt cải cách thế hệ mới theo lời ngọai trưởng Hillary Clinton. Nhưng sau đó, hung bạo tộc dân nổ lên giữa dân Phật Giáo và dân Hồi Giáo ở tiểu bag miền tây Rakhine sau vụ một đàn ông Hồi Giáo hiếp dâm và giết chết một đàn bà Phật giáo. Tấn công trả thù tiếp theo, khiến Thủ tướng Thein Sein phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp tháng 6. Một tá người bị giết, hàng trăm nhà bị đốt cháy và chừng 100 000 người bị di tản . Căng thẳng giữa đa số Phật giáo và thiểu số Hồi giáo, tên gọi là Rohingyas, ở Rakhine luôn luôn cao độ ở những năm tới. Chánh phủ xem Rohingyas là dân di cư bất hợp pháp, kỳ thị họ tràn lan và họ phải sinh sống ở các điều kiện khủng khiếp. Tháng 3 và tháng 11 năm 2014 , nhiếu tá dân chiến đấu cho Quân đội Kachin Độc lập bị quân đội chánh phủ giết chết. Tiếp theo các trận chiến đấu thaáng11 là cuộc thăm viếng Myanmar của Tổng thống Barack Obama. Suu Kyi than phiền tháng 11 năm 2014 là các cải cách đã ngưng trệ, lưu ý là chánh phủ quân sự đã chận đứng bà ra ứng cử tổng thống ở các cuộc bầu cử 2015.
Tổng tuyễn cử được xếp đặt vào ngày 8 tháng 11 năm 2015. Mùa hè năm 2015, Suu Kyi tuyên bố là đảng của bà NLD, sẽ tham gia bầu cử, sau khi tẩy chay cuộc bầu cử năm 2010 bị nhiều tổ chức quốc tế tố cáo là có nhiều gian lận. Tháng 8 năm 2015, Ủy Ban tuyễn cử Miến Điện tuyên bố là các ứng cử viên và các đảng phái bị cấm không được chỉ trích giới quân sự trong các diễn thuyết chiến dịch tuyễn cử ở báo chí thông tin trong nước. Và tuyễn cử 2015 cũng xảy ra theo một hiến pháp do quân sự viết , một hiến pháp mà nhiều người kể cả đảng NLD xem đó là gian lận … Đảng NLD của bà “ the Lady” Suu Kyi đại thắng ở cuộc tổng tuyễn cử ngày 8 tháng 11 năm 2015. Theo Hiến Pháp, bà không thể trở thành tổng thống, do quốc hội lựa chọn, vì hiến pháp cấm không cho ai giữ vị trí này, nếu có bà con gần gủi là người ngọai quốc. Chồng sau này của bà và các con bà đều có quốc tịch Anh. Bà Suu Kyi đã làm trợn mắt, khi tuyên bố là sẽ giữ một địa vị cao hơn tổng thống. Dù rằng bà đã tấn công giới quân sự Miến Điện, các nhà phân tích cho biết là đang đi trên đường dây chánh trị rắc rối . Để tránh gây phản kháng các nhân tố cứng rắn của đa số Phật Giáo Myanmar, bà đã không nói tới chống lại chánh sách kỳ thị dân Hồi Giáo của chánh quyền, làm các tay tích cực nhân quyền thất vọng, kể luôn nhiều người trong chánh quyền Obama. Bà cũng từ chối các ứng cử viên thế hệ 88, là một nhóm tích cực dân chủ bị bỏ tù trong cuộc biểu tình sinh viên năm 1988, có lẽ vì bà sợ nhóm trẽ này trổi dậy thành đối lập với bà Suu Kyi, nay đã 70 tuổi. Nhóm Thế hệ 88 có thể trở thành đảng thứ ba sau đảng NLD và đảng Hiệp hội Đòan kết và Phát triễn của chánh quyền quân sự ….
Dân số, tộc dân
Theo thống kê , dân số Miến Điện năm 2014 là 51.4 triệu người, trên phân nữa dân số Việt Nam. Ước lượng năm 2015 sẽ là 53 triệu. Năm 2005, dân số chỉ mới đến 42.9 triệu. \ Thành phố lớn nhất là Yangon - Rangoon, Ngưỡng Quảng nguyên là thủ đô dân số 5 triệu người và là Trung tâm kinh tế Myanmar, nhưng thủ đô nay là thị trấn Naypyidaw( Nay Pyi Taw) từ ngày 6 tháng 11 năm 2005. Thành phố lớn thứ hai là Mandalay, dân số 700 000. Theo Bộ Ngọai giao Miến Điện, Myanmar có 8 tộc dân quốc gia chánh yếu, mỗi tộc dân lại có nhiều tiểu tộc dân : Kachin, Kayay, Kayin, Chin , Mon, Bamar, Rakhine vàShan. Theo CIA World Factbook các nhóm tộc dân là : dân Miến Điện -Burman chiếm 68%, Shan( Sơn ) chiếm 9% , Karens 7 %, Arakanese 4 %, Trung Hoa - Tàu 3%, Mon 2 %, Ấn Độ 2% các tộc dân khác 5% . Karens ( đọc là Ka-ran ) là dân địa phương của vùng Đông Nam Á, tại hai quốc gia Thái Lan và Myanmar. Dân Karens chiến đấu dữ dội chống lại hội đồng tướng lảnh Myanmar. Dân Mon đang có hiểm nguy tuyệt chủng và là dân sinh sống trước nhất ở vùng thấp - lower Burma . Dân Shan- Sơn đã có trụ sở Hiệp hội Dân Chủ Shan và Hội Nhân Quyền Shan.
Tộc dân Shan có một lịch sử quyến rũ nhất trong số các tộc dân địa phương Miến Điện dân Shan đã sinh sống ở bang Shan Miến Điện từ hơn một ngàn năm nay rồi, chiếm ¼ lảnh thổ Myanmar và chừng 4 đến 6 triệu người. Thật sự tộc dân Shan di cư từ Tây Nam Trung quốc và đã cai qủan “Các xứ Shan - Shan states” hiện nay là đất đai Trung Quốc , Lào và Thái Lan cũng như nhiều phần Burma. Vị trí địa lý các xứ Shan thật ra gồm nhiều tộc dân như Bamar, Intha, Kachin, Mon, Palaung , Pa-O, Rhakine, Taungyo , Wa …, nhưng đa số dân và các kẻ cai trị là tộc dân Shan. Chỉ vào cuối thế kỷ 19, các xứ Shan Miến Điện mới do Đế quốc Anh cai trị. Sau thế Chiến Thứ Hai , thảo luận giữa Anh Quốc và Trung Hoa mới tạo dựng ra “Xứ Shan thống nhất - unified Shan State” ở Miến Điện. 10 năm sau, xứ Shan đang sắp sửa độc lập, ngòai khuôn khổ Burma độc lập vừa thành hình. Nhưng chiến cuộc giữa dân Tàu, các nhóm nổi lọan ủng hộ Shan, và các nhà cai trị quân sự Burma song song cùng việc trổi dậy vùng Shan thành nơi trồng thuốc phiện chánh yếu thế giới và buôn lậu, đã ngăn cản thiết lập một quốc gia Shan độc lập thật sự. Rất nhiều dân Shan mong muốn trở thành dân một nước độc lập hòan tòan khỏi Burma. Cho nên “Quân đội Quốc gia Shan - Shan State Army” tiếp tục chiến tranh du kích chống lại quân đội chánh phủ quân nhân Myanmar. Đây là một chiến sự chưa dứt khóat , vì ngày nay thật tế - de facto, dân Tàu đã thắng trận chiến lịch sử về kinh tế, và qua kinh tế kiểm sóat chánh trị hầu hết lảnh thổ truyền thống xứ Shan, đặc biệt ở Vùng Đông Shan, biên giới chung với Trung Quốc ( Vân Nam ). Trái ngược tin tưởng rằng dân Shan sinh sống bằng trồng thuốc phiện, ( các nhà văn Việt Nam thi vị hóa thành những cuộc “săn vàng -thuốc phiện “ thời Pháp thuộc 1930- 40) thật sự đa số dân Shan ít hay không liên hệ gì đến trồng thuốc phiện cả. Mà việc trồng, chế biến, hay buôn lậu thuốc phiện, thảy đều do một số nhỏ lảnh chúa ma túy - drug lords địa phương kiểm sóat. Đa số dân Shan sinh sống ở các làng xã nông thôn nhỏ bé trồng lúa, các cây trái nhiệt đới - phụ nhiệt đới, rau đậu tự túc và trà ( chè ) sản phẩm kiếm tiền. Xứ Shan là một nơi sản xuất gổ săng- timber quan trọng, đặc biệt là gỗ giá tị - teck và các kim lọai như bạc và chì. Dân Shan rất giỏi về tiểu công nghệ. Đồ tiểu công là từ quạt tre đến ngọc ngà châu báu từ kim lọai và quí kim hay đá bán quí kim khai thác nhiều nơi ở Burma …
Ngôn ngữ lớn nhất là tiếng Miến - Burmese , nhưng tính ra 135 nhóm tộc dân liệt kê ở Myanmar lại có 135 ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương khác nhau. Về tôn giáo ở Myanmar , Phật Giáo chiếm 89.2%, Thiên Chúa Giáo 5.0%, Hồi Giáo 3.8 %, Ấn Độ Giáo 0.5%, Duy linh Giáo - Spiritualism 1.2% và các giáo phái khác 0.2 % .
Đọc tiếp Phần 2