15/10/2015
BỆNH GIANG MAI
Y học thường thức – Bác sĩ Trần Văn Diên
|
Bệnh giang mai, thông thường tiếng Anh hay gọi là Syphilis và có tên hai tên gọi nữa là Neurogenic Arthropathy và Charcot Joint. Vị bác sĩ người Đức tên là Charcot đã phát hiện bệnh từ trung khu thần kinh (neuro) làm đau khớp xương (joint) vào năm 1868. Bệnh này có từ xa xưa, có lý luận cho rằng lây lan từ Châu Mỹ (năm 1452) khi đoàn thủy thủ của Columbus từ nước Ý đến châu Mỹ rồi về lại nước Ý; sau này y khoa mới xác nhận là do vi trùng Treponema pallidum gây ra. Bệnh chia ra làm 4 giai đoạn.
Giai đoạn phát khởi khó nhận diện, mãi đến khi khoa học phát triển, nhờ xét nghiệm máu “Syphilis test” mới xác định được bệnh này và được trị dứt đơn giản bằng thuốc kháng sinh “Penicillin” từ giai đoạn 1. Nếu không chữa kịp, bệnh thành bất trị, gây biến chứng đau tim, động mạch chủ, não, mắt, xương, và những biểu hiện khác nhất là cơ quan sinh dục.
Bức tranh cổ Âu Châu diễn tả bệnh giang mai
Khi vi trùng bệnh giang mai xâm nhập vào cơ thể đến giai đoạn 2 là gia đoạn tiềm ẩn, tác hại vào trung thần kinh, khi đó posterior column của tủy sống bị teo bớt thì triệu chứng đi khập khểnh (tabes dorsalis) xuất hiện, đó là chu kỳ chân bước khập khểnh không đều. (Nhịp bước này cũng tương tợ như tướng đi của người nghiện rượu lâu năm, vì uống rượu lâu ngày làm bệnh đau dạ dày, khi ấy tế bào của bao tử không thể hấp thụ được sinh tố B6 làm posterior column của tủy sống thiếu sinh tố B6 nên bị chai dần dần). Từ từ ảnh hưởng đến đầu gối, mắc cá, bàn chân, vai, cùi chỏ, tay và vùng dưới lưng.
Bệnh giang mai nổi mục ở trên bàn tay giai đoạn 2
Vào giai đoạn kế tiếp các khớp xương bị hủy hoại lần lần, xuất hiện chứng lở loét ra ngoài da lý do vì thần kinh da bị mất chức năng, nguyên do chánh là vì trung khu thần kinh bị hư hại mà ra cớ sự.
Bệnh giang mai, lòng bàn tay và chân, giai đoạn 3
Theo thống kê năm 1999 của tổ chức WHO (World Health Organization) của Liên Hiệp Quốc ở New York USA thì trên thế giới có 12 triệu người nhiễm giang mai, 1999 với hơn 90% trường hợp ở các nước đang phát triển. Nó ảnh hưởng từ 700.000 và 1.600.000 thai phụ mỗi năm dẫn đến sẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, và giang mai bẩm sinh. Trong vùng Sahara ở châu Phi, giang mai góp phần làm tử vong khoảng 20% trẻ sơ sinh.
Tại Hoa Kỳ, nhân viên y tế báo cáo khoảng 32.000 người mắc bệnh giang mai trong năm 2002, phần lớn ở tuổi 20–39. Cao nhất ở nữ tuổi 20–24 và nam tuổi 35–39. Trong đó có 412 trẻ em sơ sinh bị cha mẹ truyền bệnh giang mai.
Bệnh giang mai ở chân giai đoạn 4
Vào giai đoạn cuối các khớp xương bị hủy hoại lần lần (gây đau khớp nên bác sĩ Charcot người Đức quả quyết dính với triệu chứng bệnh giang mai vào giai đoạn 4 gắn liền cái triệu chứng là Charcot Joint) xuất hiện chứng lở loét ra ngoài da lý do vì thần kinh da bị mất chức năng, nguyên do chánh là vì trung khu thần kinh bị hư hại mà ra cớ sự.
Nơi làng quê tôi nay là ấp Long Bửu, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp có một bà bị bệnh nầy, khi tôi còn nhỏ lắm vào giữa thập niên 1950. Bà ấy sinh người con gái tên là Bé Hai (mắt bị lé vì bà mẹ bị bệnh giang mai), người con kế là nam tên là Bé Ba bị mắt cườm khi mới sinh ra (vì bà bị bệnh giang mai nên sinh con bị mắt cườm khi trẻ còn sơ sinh). Tôi còn nhớ thời đó dân chúng trong xóm quê cho rằng bà bị bệnh hậu, cà nhà không ai săn sóc, nên bà buồn đành về nơi chôn nhau cắt rốn tại Đất Sét gần cầu Bắc Cao Lãnh và vãng sanh ít lâu sau. Sau này em Bé Ba đi ăn xin vì mù mắt, khi tôi từ Mỹ trở lại thăm quê hỏi thăm thì hay tin Bé Ba đã ra người thiên cổ. Còn Bé Hai thì lập gia đình có người con gái học rất giỏi tại Sa Đéc được đi thi võ Judo tại Paris và kết hôn tại Paris, đã bảo lãnh mẹ là Bé Hai qua Paris, trước khi người con gái ấy đến Paris thì người cha (chồng của Bé Hai) bị bệnh đau ruột thừa đưa đến bệnh viện ở Sài Gòn vì không có tiền đóng để thực hiện phẩu thuật nên đành phải ra người thiên cổ… đưa về Sa Đéc.
Phải phát hiện vào giai đoạn khởi thủy thì bệnh giang mai được trị dứt hoàn toàn nhờ trị đúng liều thuốc kháng sinh, bệnh này không phải là bệnh bất trị. Nhưng nếu để trể đến khi tế bào thần kinh trung ương (não và tủy sống) bị hủy từ từ thì không có sức thần thông nào tái tạo lại được.
Bác sĩ Trần Văn Diên ngày 12/10/2015