22/11/2015
Nước Miến Điện - Myanmar, Burma
GS Tôn Thất Trình
|
Phần II
Chút ít địa lý
Diện tích Myanmar là 676 587 km2 hơn hai lần diện tích Việt Nam, gần hai lần diện tích Đức Quốc và có phần nhỏ hơn diện tích bang Texas - Hoa Kỳ đôi chút. Bắc và Đông Bắc giáp Trung Quốc. Đông giáp Lào và Thái Lan. Nam là Biển Andaman và Vịnh Bengal. Tây giáp Bangladesh và Ấn Độ. Lảnh thổ phía Bắc là các đồi núi và thung lũng vây bọc,phía Đông và phía Tây là những dãy núi hình thành một móng ngựa khổng lồ. Bao kín bên trong các rào cản núi non là những đất bằng phẳng thung lũng các sông Ayeyarwaddy ( Irrawaddy ), Chindwin, và Sittaung ; nơi đây phần lớn đất nông nghiệp và dân cư tập trung. Đỉnh cao nhất nước 5881 m ( 19 295 bộ Anh ) là Núi Hkakabo Razi ở bang Kachin ở biên cương ba điểm - tripoint với Trung Quốc và Ấn Độ là đỉnh núi cao nhất ở Miến Điện và Đông Nam Á. Nhắc lại là Phăng Xi Păng, đỉnh cao nhất Việt Nam cao 3143 m, thuộc tỉnh Lào Cai dãy Hoàng Liên Sơn, gần thị trấn nghĩ mát Sapa. Khí hậu Gió mùa Nhiệt đới Tây Nam, từ tháng 6 đến tháng chín. Mùa hè nóng nực, ẩm ướt, mây mù, mưa nhiều. Mùa đông ít mây mù hơn, ít mưa, nhiệt độ ấm áp, ít ẩm ướt (theo gió mùa Đông Bắc thổi đến, từ tháng chạp đến tháng tư ).
Núi Hkakabo Razi
Chút ít lịch sử phát triễn kinh tế Miến Điện
Năm 2013 , GDP Myanmar là 112 . 972 tỉ $ ( PPP) , đứng hàng thứ 75 trên thế giới . GDP mỗi đầu nguời năm đó là 1 739. 843 $ ( PPP )
Thời cổ điễn
Miến Điện là con đường thương mãi chánh giữa Ấn Độ và Trung Quốc từ năm 100 trước C. N. Vương quốc Mon của Vùng Hạ Miến- Lower Burma là một trung tâm thương mãi quan trọng ở Vịnh Bengale . Burma thời tiền thuộc địa là một nền kinh tế tự cung tự cấp, đa số dân gian sản xuất lúa gạo hay những dạng nông nghiệp khác. Miến Điện cũng không có một hệ thống tiền tệ chánh thức mãi cho đến thế kỷ thứ 19, vào thời Vua Mindon Min. Đất đai đều thuộc quyền Vua Miến. Xuất khẩu song song với các giếng dầu lữa, mỏ châu báu,và sản xuất giá tị do vua kiểm sóat. Miến Điện liên hệ khẩn thiết cùng thương mãi Ấn Độ Dương. Gỗ giá tị - teak là một hàng xuất khẩu giá trị Âu Châu dùng đóng tàu bè, vì bền bỉ và là trọng tâm xuất khẩu Miến từ thế kỷ 1700s đến 1800s.
Thời thuộc Anh ( 1885- 1948 )
Sau khi Anh Quốc chiếm đóng, Miến Điện là quốc gia giàu có nhất Đông Nam Á ,sau Phi Luật Tân . Có lúc Miến Điện là nước xuất khẩu gạo hạng nhất thế giới mà lại là gạo ngon cao giá , lúc này Việt Nam thường chiếm hạng nhì trên hạng ba là Thái Lan. Thời thuộc địa Anh, Miến Điện cũng xuất khẩu dầu lữa qua hảng Burmah Oil Company. Miến Điện cũng giàu tài nguyên thiên nhiên và lao động, sản xuất 75 % giá tị thế giới và sỉ số dân biết đọc rất cao.
Thời hậu độc lập ( !948- )
Sau khi chánh phủ quốc hội thành hình năm 1948, thủ tướng U Nu ôm đồm một chánh sách quốc hửu hóa. Ông cố tâm làm Miến Điện trở thành một quốc gia phúc lợi - welfare state áp dụng các biện pháp kế họach trung ương, cố thực thi một Kế họach Bát Niên suy nghĩ chưa kỷ càng. Đến thập niên 1950, xuất khẩu gạo trụt mất hai phần ba, xuất khẩu kim lọai trụt hơn 96%. Các kế họach được tài trợ bằng tiền in giấy. Tiếp theo đảo chánh năm 1962 là một sơ đồ kinh tế tên gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa Phương Thức Miến Điện, một kế hoạch quốc hửu hóa mọi công nghệ, ngoại trừ nông nghiệp. Chương trình tai họa này biến Miến Điện thành một quốc gia nghèo khổ nhất thế giới. Miến Điện công nhận tình trạng Liên Hiệp Quốc xác nhận năm 1987 là nước kém mở mang, biểu hiện phá sản kinh tế nước nhà .
Thời quân sự cai trị (1988- 2011 )
Sau năm 1988, chế độ rút lui khỏi xã hội chủ nghĩa tòan diện. Cho phép nới rộng một lảnh vực tư nhân khiêm tốn, cho phép vài đầu tư ngọai quốc và nhận hối đóai ngọai quốc cần thiết.
Tuy nhiên năm 2009 , Miến Điện được xếp vào hạng kinh tế ít tự do nhất, ngang hàng Bắc Hàn. Mọi cơ chế căn bản thị trường đều bị bải bỏ. Các doanh vụ tư nhân thường do quốc gia làm chủ gián tiếp hay trực tiếp. Tháng 9 năm 2007, theo Chỉ số Nhận thức Tham nhũng, Miến Điện là quốc gia tham nhũng nhất thế giới, ngang hàng Somalia - Đông Phi Châu. Từ năm 2005 đến năm 2007, lạm phát trung bình là 30.1%.Tham nhũng liên quan đến lạm phát và Myint Thein tháng 6 năm 2006, thuộc đảng NLD nói rằng lạm phát là nguồn cực trọng cho khủng hỏang kinh tế hiện hửu. Những năm gần đó cả hai Trung Quốc lẫn Ấn Độ cố gắng thắt chặt liên hệ kinh tế cùng Miến. Nhiều quốc gia, gồm Hoa Kỳ và Gia nã Đại cũng như Hiệp Hội Âu Châu đã áp dụng trừng phạt đầu tư và thương mãi ở Miến Điện. Hoa Kỳ đã cấm mọi nhập khẩu từ Miến Điện, nhưng sau đó đã rút lại lệnh cấm này. Đầu tư ngọai quốc căn bản là từ Cộng Hòa Nhân dân Trung Quốc, Singapore, Nam Hàn, Ấn Độ và Thái Lan.
Thời Tự do hóa Kinh tế ( 2011- ngày nay )
Năm 2011, khi chánh phủ tổng thống Thein Sein nắm chánh quyền, Miến Điện thực thi một chánh sách cải cách gồm chống tham nhũng, sác xuất tiền tệ hối đóai, các luật và thuế khóa đầu tư ngọai quốc. Đầu tư ngọai quốc tăng từ 300 triệu $ Mỹ các năm 2009 - 2010 lên đến 20 tỉ $ các năm 2010 - 2011. Thành quả dòng tư bản rộng rải là tiền tệ Miến Điện mạnh mẽ hơn. Cho nên chánh phủ Miến bớt giới hạn nhập khẩu và bải bỏ các thuế xuất khẩu.Giúp cho kinh tế Miến Điện có cơ tăng gia 8.8 % năm 2011. Sau khi hòan tất cảng biển sâu Dawei trị giá 58 tỉ đô la Mỹ, Miến Điện hy vọng sẽ là trung tâm thương mãi nối kết với Đông Nam Á và Nam Hải qua biển Andaman đến Ấn Độ Dương, nhận hàng hóa từ các quốc gia Trung Đông, Âu Châu và Phi Châu, đẩy mạnh tăng trưởng vùng ASEAN.
Năm 2012, Ngân Hàng Phát triễn Á Châu( ADB ) trở lại tiếp xúc với Miến Điện, để tài trợ các dự án hạ tầng cơ sở và phát triễn. Tiền 512 triệu $ là tiền ADB cho Myanmar vay đầu tiên sau 30 năm, sẽ nhắm vào các dịch vụ ngân hàng, nhiên hậu sẽ đưa tới các dự án đầu tư về đường xá, năng lượng, thủy nông và giáo dục. Tháng 3 năm 2012, một dự thảo đạo luật đầu tư ngọai quốc chớm dậy, lần đầu tiên sau hơn 20 năm. Luật dự liệu giải tỏa tự do hóa chưa bao giờ có ở nền kinh tế. Chẳng hạn, luật quy định là người ngọai quốc không cần phải có một người chung sức địa phương để khởi đầu doanh vụ tại Miến và đủ khả năng thuê mướn đất đai hợp pháp. Dự luật cũng quy định là các công dân Miến Điện phải chiếm ít nhất là 25% lao động chuyên nghiệp của công ty và sau khi đã huấnluyện phải lên đến 50-75 %.
Ngày 28 tháng giêng năm 2013, chánh phủ Myanmar tuyên bố đàm phán với các nhà cho vay quốc tế để hủy bỏ hay tái tài trợ gần 6 tỉ $ nợ, nghĩa là gần 60% xứ sở nợ các nhà cho vay ngọai quốc. Nhật hủy bỏ 3 tỉ $, các quốc gia thuộc nhóm Câu lạc bộ Paris hủy bỏ 2.2 tỉ $ và Na Uy hủy bỏ 534 triệu $. Đầu tư ngọai quốc trực tiếp vào Myanmar tăng thêm đều đều kể từ khi cải cách. Myanmar đã chấp thuận 4.4 tỉ $ ở các dự án đầu tư từ tháng giêng đến tháng 11 năm 2014. Theo một báo cáo của Viện Tòan Cầu McKinsey giải tỏa tháng 5 năm 2013, tương lai Miến Điện có vẽ sán lạn vì nền kinh tế hy vọng sẽ tăng gấp bốn, vào năm 2020, nếu Miến đầu tư thêm vào công nghệ cao kỷ và nếu các thừa tố khác, tỉ như thương mãi ma túy, chiến tranh tiếp diễn giữa chánh phủ chống các nhóm tộc dân... không can thiệp vào . ...
Nông nghiệp
Các sản phẩm nông nghiệp Myanmar là lúa gạo , họ đậu- pulses , hột đậu ( đỗ )- beans , mè , đậu phụng ( lạc ), mía , gỗ cứng , cá và ngư sản . Năm 2011, nông nghiệp chiếm 43 % GDP, công nghệ 20.5 % và dịch vụ 36.% .
Lúa gạo chiếm 60 % tổng số đất đai trồng trọt. Theo cân lượng, gạo chiếm 97% tổng số hột ngũ cốc - grains. Qua cộng tác với Viện Lúa Gạo Quốc tế IRRI, 52 giống lúa cận đại được phóng thích trong nước từ năm 1966 đến năm 1997, giúp sản xuất lúa gạo quốc gia đạt 14 triệu tấn năm 1987 và 19 triệu tấn năm 1998. Đến năm 1988, phân nữa các ruộng lúa Myanmar đã trồng các giống cận đại , gồm cả các vùng có dẫn thủy nhập điền. Năm 2011, tổng số gạo đã xay chà lên đến 10.26 triệu tấn gạo, tăng thêm 1.8 % so với năm 2010. Năm 2012 là 10.7 triệu tấn. Nhắc lại là các mùa năm 2011- 2012, Việt Nam sản xuất 27 triệu tấn gạo đứng hàng thứ 5 sau Trung Quốc ( 142 triệu) , Ấn Độ ( 99 triệu ), Inđônêxia ( 37 triệu ) Bangladesh( 24 triệu ), trên Thái Lan ( 20 triệu ), Phi luật Tân ( 11 triệu) …( Sách Theo Dõi Bóng Dáng Quê Huơng , Tôn Thất Trình- Ca Li , 2015 ).
Cây thuốc phiện và cây công nghệ khác
Cấm đóan đã làm chấm dứt ngành trồng thuốc phiện truyền thống cũ xưa đã hơn 100 năm , ở miền Bắc Miến Điện. Từ 20 000 đến 30 000 dân trồng thuốc phiện đã rời bỏ vùng Kokang năm 2002 khi có lệnh cấm trồng. Dân gian Vùng Wa, nơi lệnh cấm thực thi năm 2005,chuyễn tới nơi còn có thể trồng thuốc phiện được. Nhiều dân trồng thuốc phiện được tái định cư gần các đồn điền cao su. Thuốc phiện thường chỉ trồng làm mùa màng duy nhất theo các đầu tư Tàu. Đồn điền cao su được đề xướng ở các vùng cao tỉ như Mong Mao. Trái lại các đồn điền mía lại thiếp lập ở các vùng thấp như ở quận Mong Pawk District. Miến Điện là nhà sản xuất đứng hàng thứ hai thế giới, sau A Phú Hãn- Afghanistan về thuốc phiện, chiếm 8% tổng sản xuất thế giới và cũng là nguồn sản xuất ma túy bất hợp pháp, kể cả amphetamines. 95% thuốc phiện trồng ở bang Shan. Xuất khẩu ma túy bất hợp pháp tạo ra chừng 1 đến 2 tỉ $ một năm, chiếm 40% ngọai tệ xứ sở. Cố gắng bỏ trồng thuốc phiện đã đẩy nhiều tộc dân nổi lọan, gồm cả Quân đội Thống nhất Bang Wa và vùng Kokang chuyễn qua sản xuất amphetamine. Burma là quốc gia sản xuất nhiều methamphetamines nhất thế giới . Đa số yaba ở Thái Lan sản xuất ở Myanmar, đặc biệt ở Tam Giác Vàng - Golden Triangle và Bang Shan Đông Bắc Miến, có biên giới chung với Thái Lan, Lào và Trung Quốc như đã biết. Yaba Miến sản xuất buôn lậu điển hình đến Thái Lan qua ngã L ào, trước khi qua vùng Isan Đông Bắc Thái. Năm 2010, Burma bán lậu 1 tỉ thẻ ( viên ? ) qua láng giềng Thái Lan. Năm 2009, chức quyền Tàu tịch thu trên 40 triệu thẻ buôn lậu từ Burma. Các nhóm tộc dân dân quân và nổi lọan ( đặc biệt là Quân Đội Thống Nhất Bang Wa) có trách nhiệm về phần lớn sản xuất : tuy nhiên các đơn vị quân sự Burma cũng liên hệ nhiều đến buôn lậu ma túy. Trước thập niên 1980, điển hình heroin chuyễn từ Burma đến Thái Lan, trước khi chở lậu đường biển qua Hồng Kong từ trước đến nay vẫn là điểm qua lại chánh yếu,nơi heroin vào thị trường quốc tế. Nay buôn lậu đi về ngã miền Nam Trung Quốc ( từ Vân Nam, Quế Châu, Qủang Tây , Quảng Đông ) vì có một thị trường tăng thêm cho ma túy ở Trung Quốc, trước khi đến Hồng Kông. Lảnh vực tư chủ trì nông nghiệp, công nghệ nhẹ và các họat động chuyên chở, trong khi chánh phủ quân sự kiểm sóat ngành năng lượng, công nghệ nặng và thương mãi lúa gạo.
Công Nghệ
Công nghệ Miến Điện chánh yếu là chế biến nông sản; gỗ và sản phẩm gỗ; đồng, thiếc , tungsten, sắt ; xi măng ; vật liệu xây cất ; dược phẩm; phân bón ; dầu lữa và khí dầu thiên nhiên ; áo quần , ngọc bích và đá qúi .
Sản xuất áo quần
Tháng 3 năm 2012, 6 nhà chế tạo áo quần - garment lớn nhất Thái Lan tuyên bố là sẽ chuyễn sản xuất qua Burma đặc biệt ở vùng Yangon, vì phí tổn nhân công thấp hơn. Chánh phủ Myanmar đã đưa vào lương tối thiểu là 3600 MMR-Kyat ( 2.80 $ US ) một ngày cho các nhân công may mặc, kể từ tháng 9 năm 2015 .
Dầu lữa và khí dầu
- Doanh vụ Dầu và Khí Myanmar ( MOGE) là công ty quốc gia dầu và khí. Công ty là nhà họat động duy nhất cho thám hiểm và sản xuất dầu và khí cũng như chuyễn động khí dầu trong nước qua 1900 km ( 1200 dặm Anh ) mạng lưới ống dầu trong đất liền .
- Dự án Yadana kaithác mỏ khí dầu Yadana ở Biển Andama và đưa khí dầu thiên nhiên đến Thái Lan qua Myanmar
- Các ống dẫn dầu Tàu Miến-Sino Burma nói tới các ống dẫn dầu và khí dầu ở cảng sâu Kyaukphyu (Sittwe ) ở Vịnh Bengal với Côn Minh, tỉnh Vân Nam- Trung Quốc.
- Công ty Na Uy Seadrill, chủ nhân là John Fredriksen, liên quan đến đào dầu ngòai khơi, hy vọng sẽ đem lợi tức xuất khẩu - sản xuất dầu về cho chánh quyền tướng lảnh quân sự Burma.
- Myanmar xuất khẩu 3.5 tỉ $ khí dầu, phần lớn qua Thái Lan trong năm thuế khóa đến tháng 3 năm 2012
- Đầu thầu đầu tiên các môn bài khai thác thám hiểm dầu cho 18 khối dầu trên bờ Myanmar đã được giải tỏa ngày 18 tháng giêng năm 2013 .
Đá quí - Gemstones
Các nhà lảnh đạo Hiệp Hội Myanmar tùy thuộc vào vào bán đá qúi tỉ như xaphia- sapphire( ngọc trong xanh ), ngọc trai, và ngọc bích -jade tài trợ chế độ. Hồng ngọc - rubies đem lại lợi tức lớn nhất: 90 % hồng ngọc thế giới xuất phát từ Myanmar , hồng ngọc xứ này nổi tiếng vì thuần khiết và màu sắc . Thái Lan mua đá quí Myanmar nhiều nhất . “Vùng thung lũng Hồng Ngọc” Miến Điện là vùng núi non Mogok , cách thành phố Mandalay 200 km ( 120 dặm Anh ), nổi tiếng có các hồng ngọc màu huyết bồ câu - pigeon blood rubies và xa phia xanh dương . Năm 2007, sau khi chế độ đàn áp các biểu tình dân chủ ở Myanmar, các tổ chức nhân quyền ,các tay buôn bán đá quí và bà vợ tống thống Hoa Kỳ Laura Bush kêu gọi tẩy chay bán đấu giá đá qúi Myanmar hai lần một năm , biện cứ rằng bán đá quí làm lợi cho chế độ độc tài Miến Điện. Theo Richard W. Hughes tác giả “ Ruby and Sapphire, căn cứ tại Bangkok, cứ một hồng ngọc do hội đồng tướng lảnh bán ra lại có một hồng ngọc khác, giúp đở khai thác sống còn dân địa phương, bán lậu qua biên giới Thái Lan. Ngành đá quí xuất khẩu đem lại 1 tỉ $ Mỹ một năm cho nền kinh tế Myanmar.
Du lịch
Từ năm1992 , chánh phủ Miến Điện khuyến khích du lịch. Mãi đến năm 2007, mỗi năm ít hơn 750 000 du khách vào xứ sở này , nhưng tăng trưởng đã gia tăng đáng kể những năm qua . Năm 2012, là 1.06 triệu , năm 2013 là 1.8 triệu . Nhắc lại là năm 2007 đã có 4.3 triệu du khách đến Việt Nam , gần 6 lần hơn vào Myanmar . Năm 2013, hơn 7 triệu du khách đến Việt Nam ( “ Theo Dõi Bóng Dáng Quê Hương , Tập 1 trang 23, 2015 ). Du lịch là một ngành kinh tế đang tăng trưởng lớn mạnh ở Miến Điện. Có lúc bà Suu Kyi đã yêu cầu du khách ngọai quốc đừng đến thăm viếng Burma vì chế độ tướng lảnh dùng nhân công cưỡng bách ở các chương trình tập trung quanh các địa điểm thăm viếng .
Ngọai thương
Xuất khẩu ước lượng năm 2011 là 9. 543 tỉ $ US. Con số chánh thức này ít hơn thật sự vì giá trị của gỗ, đá quí, ma túy, gạo và các sản phẩm khác đưa bán lậu ra nhiều đến Thái Lan , Trung Quốc và Bangladesh. Các hàng xuất khẩu gồm có khí dầu thiên nhiên, đồ gỗ, họ đậu , hột đậu, cá, lúa gạo, áo quần, ngọc bích và đá qúi. Xuất khẩu sang Thái Lan chiếm 40.5% , sang Ấn Độ 14.7% , sang Trung Quốc 14.2%, sang Nhật 7.4% …
Nhập khẩu ước lượng năm 2011 là 5,498 tỉ $ US cũng nhỏ hơn mức thực tế vì nhiều hàng hóa tiêu thụ, dầu diesel và các sản phẩm khác nhập lậu từ Thái Lan, Trung Quốc, Mã Lai Á và Ấn Độ. Các hàng hóa nhập khẩu là : vãi vóc, sản phẩm dầu lữa , các chất nhựa dẽo - plastics , phân bón, máy móc, dụng cụ chuyên chở, xi măng , vật liệu xây cất , dầu lữa thô , thực phẩm, dầu ăn. Trung Quốc chiếm 7%, Thái Lan 20.2%, Singapore 8.7%, Nam Hàn 8.7%, Nhật 8.2%, Mã Lai Á 4.6 %...
Phát triễn tương lai
Kinh tế Myanmar tăng trưởng 8.5 % năm 1914/15, nhưng trù liệu sẽ giảm xuống 6.5 % vào năm 2015/16 vì bảo lụt và đầu tư chậm hơn. Các cải cách kinh tế đã hổ trợ lòng tin cậy của các nhà tiêu thụ và đầu tư, mặc dù cho môi trường doanh nghiệp hiện hửu và các thách thức xã hội - chánh trị. Yêu cầu lên mau lẹ cho nhập khẩu liên hệ đầu tư, đã làm rộng thêm thâm thủng trương mục hiện thời. Điều này cùng với củng cố tổng quát của Đồng đô la Mỹ đã gây áp lực trên tỉ xuất hối đóai Myanmar. Tăng trưởng mau lẹ về tín dụng cho lảnh vực tư nhân cũng đổ thêm nhiên liệu việc nới rộng tiền tệ . Lạm phát ước lượng sẽ trên 10% một năm.Tăng trưởng kinh tế trung hạn sẽ vẫn mạnh mẽ, nếu giả thiết các cải cách vẫn tiếp tục tiến bộ.
Mức nghèo khổ quá nhiều ở nông thôn , nơi dân nghèo vẫn dựa vào nông nghiệp và công việc bất ngờ để sinh sống . Hiện vẫn còn một số đáng kể cư gia sinh sống gần kề mức nghèo khổ được xem là rất dễ sa vào đường nghèo khổ; phúc lợi của các cư gia này sẽ rất nhạy cảm đến các sốc khắp nền kinh tế. Vì đa số dân nghèo khổ đều làm nông nghiệp tự cung tự cấp- subsistence agriculture , mô hình tiêu thụ của họ sẽ là khiên mộc chống đở các áp lực lạm phát từ cư dân thành thị, rất dễ bị ảnh hưởng các cơn sốt mới đây về lạm phát giá cả thực phẩm .
Myanmar có hy vọng đời sống - life expectancy thấp nhất các quốc gia ASEAN và tỉ xuất chết chóc con sơ sinh và trẻ em, đứng thứ hai thế giớ . Ít hơn 1/3 dân số có mạng lưới điện tới nhà. Tỉ trọng đường xá vẫn thấp kém, chỉ có 219.8 km cho 1000 km2 và nối kết ICT còn khiếm khuyết, các tỉ xuất điện thọai di động và xâm nhập Internet chỉ lên đến 20 % và 10% năm 2014. Nhờ hai đài viễn thông tư nhân vừa họat động cuối năm 2014, xâm nhập internet và dùng điện thọai di động sẽ tăng gia đáng kể .
Tăng trưởng sẽ gia tốc kể từ thời chuyễn tiếp , nhờ xử lý kinh tế đại trà cải thiện thổi phồng lên, sản xuất và xuất khẩu khi dầu tăng thêm, cũng như hiệu năng lớn mạnh hơn ở các lảnh vực không phải là khí dầu, một khi nền kinh tế mở cửa rộng ra.
( Irvine, Nam Ca Li- Hoa Kỳ ngày 12 tháng 11 năm 2015 )