16/7/2015
Y học thường thức – Bác sĩ Trần Văn Diên
|
Năm 1970, tôi trúng tuyển vào lớp 10 Trường Trung Học Nông Lâm Súc Cần Thơ ngành kiến trúc (Công Thôn). Năm 1973, tôi đến Viện Đại Học Saigon ghi danh vào Khoa Học đường Cộng Hòa. Buổi học đầu tiên là môn Động Vật với cô tiến sĩ Bùi Thị Lạng. Cô giảng rằng sự kiện khoa học được áp dụng cần phải qua 5 giai đoạn:
1- Đặt ra giả thuyết thật hay quá
2- Giải thích nghe chí lý vô cùng
3- Nhớ thí nghiệm cho thành công
4- Phải kiểm chứng lại thật rõ ràng, chính xác và hiệu quả
5- Rồi mới đem áp dụng giúp ích cho con người
Cô còn căn dặn đừng nên hấp tấp cho rằng hay quá ở giai đoạn một và hai, rồi nhảy liền đến giai đoạn năm, mà bỏ hẳn giai đoạn ba và bốn, khi hối hận thì quá muộn cho việc đã rồi. Cô còn khuyên dạy thật kỹ rằng một khi đã chọn cho mình một ngành học thì phải để hết công sức, vững tin, đừng nản chí và chùn bước, phải để hết tâm trí vào bài học, ghi nhớ điều thầy cô giảng dạy lý thuyết và thực tập ở phòng thí nghiệm, tất cả nằm trong đề thi.
Cô tiếp tục say sưa giảng về di truyền học đề cập đến tên hai nhà sinh học người Pháp là François Jacob (1920-2013) và Jacques Lucien Monod (1910-1976) đưa ra ý tưởng kiểm soát các mức kích thích tố (enzyme) trong từng tế bào thông qua việc điều chỉnh phiên mã. Hai ông đã được trao Giải Nobel về Sinh Lý Y Khoa vào năm 1965.
Năm 1961, Jacob và Monod nẩy ra ý tưởng cho rằng việc kiểm soát các mức kích thích tố biểu hiện di truyền (gene) trong các tế bào là kết quả của việc điều chỉnh phiên mã của các chuỗi DNA (Deoxyribo Nucleic Acid). Các ý tưởng và thí nghiệm của họ đã tạo động lực cho việc xuất hiện lãnh vực sinh học phát triển của phân tử, và nhất là của sự điều chỉnh phiên mã (transcriptional regulation). Khi bắt đầu nhân của cha và nhân của mẹ kết hợp thành đơn phân tử nguyên thủy, thì ngay sau đó tín hiệu được phát ra liên tục để kết hợp sinh trưởng thành hài nhi, khi một tín hiệu đã có rồi thì những tín hiệu sau y hệt liền bị yểm ngay. Kết quả là thành hình đứa bé có cơ thể hoàn hảo.
Sau 10 phút nghỉ xả hơi trong buổi dạy, cô tiếp tục xoay quanh về kích thích tố “hạn chế sinh sản” dùng cho nữ giới. Cô lại chen vào lời khuyến cáo với các sinh viên nữ đang hiện diện trong giảng đường rằng đừng nên thấy hiệu quả mà cứ mãi dùng sẽ gây nên hậu quả không tốt cho cơ thể. Khiến cho các nàng sinh viên hôm ấy lườm mắt rồi nhẹ buông lời “Cô hơi nhiều chuyện”. Chắc chắn cô không nghe được lời ấy nhưng tiếp nhận ngay phản ứng thật nhẹ nhàng, nên khiến cô vội chuyển ngay đề tài kế tiếp nói về sự thành lập 23 nhiễm sắc thể mầm non sơ khởi trong lòng mẹ, đôi nhiểm thể thứ 23 là XX là hoàng nữ, XY là hoàng nam. Điều này tôi đã được nghe dưới mái trường trung học Đức Thành với lời giảng dạy của thầy Hồ Trí Tâm dạy môn Vạn Vật năm học lớp 9/3 niên học 1969-1970 ở trường Trung học Đức Thành ngày xưa nay là Trường Phổ Thông Lai Vung Đồng Tháp.
Sau khi bằng tốt nghiệp đại học khoa học Sài Gòn, tôi còn theo đuổi ngành y khoa ở California USA, học môn OBGY (Obstetric and Gynecology) bàn luận rạch ròi về sự thành hình của thai nhi.
Từ xa xưa, người ta phải đợi đến khi đứa bé chào đời, lúc đó cha mẹ mới nhận diện con của mình là trai hay gái. Nhớ lại câu nói của người xưa: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Gợi cho chúng ta nhớ lại quan niệm của người xưa có ý thích sinh con trai hơn nhất là đứa con trai đầu lòng thì vui lắm lắm. Thống kê cho thấy con số nam nữ trên quả địa cầu hiện diện đồng nhau đấy là xác xuất thiên nhiên mà trời đất đã định sẵn từ lúc tạo thiên lập địa, như vậy chúng ta không nên quan niệm trọng nam hơn nữ hay ngược lại, điều này rõ lắm trong 13 chương luật quốc tế có ghi nam nữ bình quyền rõ ràng lắm! Ngày nay người ta dùng phương pháp sinh, hóa, lý học…, chromosomal analysis of tissue culture CAOTC, để nhận diện đứa bé khi tượng hình vừa được 14 tuần trong lòng mẹ là trai hay gái. Đồng thời còn biết trước rằng đứa bé sắp chào đời sẽ có cuộc sống bình thường hay không được bình thường.
Xét nghiệm viên dùng cây kim nhỏ ghim qua màng cơ bụng bà mẹ, nhờ hình siêu âm theo dõi nhận diện đầu kim di chuyển để rút nước nằm dưới màng nhao (amniotic fluid). Xong đem nước này cấy vào một dung dịch trong phòng thí nghiệm, chờ đến 30 ngày, đem phân tích nhiểm sắc thể, chất đạm, đường, chất béo, kích thích tố cần thiết cho sự phát triển thai nhi khi chào đời sẽ có cơ thể hoàn hảo hay không hoàn hảo… để biết nam hay nữ: nhận diện đôi nhiễm sắc thể số 23, là XX sẽ sinh con gái, là XY sẽ sinh con trai. Nhân tế bào có 23 đôi nhiểm sắc thể, 46 (=23x2) nhiểm sắc thể điều hành sự tăng trưởng cơ thể của thai nhi. Và thêm nhiều phân tích nữa để tiên đoán đời sống tương lai của qúi tử:
* Down’s syndrome: đôi sắc nhiểm thể 21 đúng là 2, nhưng có 3 (trisomy 21, “tri” là 3), triệu chứng này do bác sĩ người nước Anh là Langdon Down (1818-1896) lần đầu giải thích: “Đứa bé chào đời ít khóc, im lìm, trán phẳng, não nhỏ, tay ngắn, bàn tay rộng, ngón tay ngắn, lưỡi dài, sóng mũi thẳng, cổ ngắn, trái khế của xương cổ số 2 xoay quanh xương cổ số 1 rất rộng khiến đầu lắc lư, trí não kém, hệ sinh dục là nam/nữ không hề hoạt động, dân gian có danh từ là ‘út k…h…ù…’ vì tuổi sinh con của bà mẹ ở độ tuổi trên 40, tỉ lệ là 1/700”. Mọi người gọi là “hội chứng đao: Down Syndrome”.
* Klinefelter’s syndrome: đôi sắc thể 23 XY trội lên 1 sắc thể X thành XXY, trường hợp này là nữ mà hệ sinh dục không phát triển, dáng dấp có đôi chân thon dài, vai ngang, rất thông minh, vì hệ sinh dục như thế nên không nối dõi tông đường, hiện tượng này do ông bác sĩ người Hoa Kỳ là Harry K. Klinefelter (1912-1990) ghi nhận có một trên chín trăm đứa trẻ nữ mới chào đời. Đôi nhiểm sắc thể XYY là đứa bé trai dáng cao, vai ngang, thông minh, không thể lập gia đình, khi trưởng thành rất nổi bậc khác thường (antisocial) chưa có lời giải thích. Vị tổng thống Abraham Lincohn tài danh của Hoa Kỳ có triệu chứng này.
* Spina bifida: mỗi đốt xương sống có 7 mấu (process), 2 mấu trên (superior process) chồng với đốt trên, 2 mấu dưới (inferior process) chồng xuống đốt dưới, 2 mấu ngang (tranverse process) và 1 mấu thứ 7 chỉa xuống phía sau (spinal process). Cột xương sống của thai nhi đang phát triển mà mấu thứ 7 không khép lại bao trùm tủy sống, mà mở ra 2 mấu bất thường (spina bifida: bi là 2). Cột xương sống có 29 mấu chỉa xuống spinous process (cổ 7, trên lưng 12, dưới lưng 5, vùng chậu 5). Nếu mấu thứ 7 (spinal process) không khéo lại tạo thành “spina bifida” khiến tủy sống lòi ra thì em bé chào đời có thời gian sống trong vài ngày.
Phương pháp phân tích CAOTC còn nhận diện nhiều cá tính của hài nhi đang còn trong lòng mẹ. Một trong những trường hợp trên được khuyên không để em bé chào đời nên làm “induced abortion”. Tất cả đều luôn tùy thuộc vào ý quyết định của bà mẹ.
BS Trần V Diên, Texas USA ngày 12/07/2015
Học sinh Công Thôn 1970-73 NLS Cần Thơ