17/7/2016
CHA MẸ VIỆT NAM TRƯỚC VẤN NẠN HỘI CHỨNG TRỐNG Ổ VÀ HIỆN TƯỢNG TANGUY
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Không ít bạn đã bước vào ngưỡng của lớp tuổi 55-60 rồi. Đây cũng là giai đoạn mà đa số con cái chúng ta đã học hành xong xuôi, có vợ có chồng và bắt đầu tách rời khỏi tổ ấm gia đình để đi xây dựng cuộc đời sống riêng của chúng.
PHOTO NTC 2016
***
Tất cả các bậc cha mẹ Việt Nam sống ở xứ người đều đã ý thức được rằng một ngày nào đó trong tương lai, mấy đứa con của mình trước sau gì chúng cũng sẽ…đi ra ở riêng hết. Biết vậy, nhưng đến lúc con cái mình gom góp đồ đạc và xách valise ra khỏi nhà, cha mẹ nào mà không khỏi chạnh lòng buồn man mác và cảm thấy nhà cửa sao trống vắng lạ thường.
Cuộc sống của họ bắt đầu thay đổi hoàn toàn… Sự thay đổi đột ngột này đã tạo nơi họ một cái shock khá mãnh liệt nhứt là ở phía người mẹ.
Khoa học gọi đây là hội chứng trống ổ (Empty nest syndrome)
Tại sao gọi là hội chứng trống ổ
Đây là trạng thái tâm lý mà cha mẹ cảm nhận khi con cái mình dọn ra khỏi gia đình để đi ở riêng vì bất cứ một lý do nào. Đi học xa, đi làm xa, có bồ bịch, lập gia đình hay chỉ vì muốn ở riêng để được độc lập tự do, v.v…
Ảnh hưởng của hiện tượng trống ổ thường gây tác động rất mạnh ở phía người mẹ.
Ngoài ra, giai đoạn nầy lại trùng vào thời gian mãn kinh của người mẹ với những biến đổi tâm sinh lý bất thường khiến người mẹ càng dễ bị rơi vào trạng thái suy nhược tinh thần.
Trong tâm trí của phần lớn cha mẹ, con cái mình dù nay đã hơn 25-30 tuổi rồi nhưng nó cũng vẫn còn là…một đứa bé đối với mình.
Nỗi khổ tâm lớn nhất của cha mẹ đến từ ý tưởng vĩnh viễn mất mát đứa con mà không có gì có thể hàn gắn hay thay thế lại được.
Các nhà tâm lý học cho rằng hội chứng trống ổ mà cha mẹ đang gặp phải, bắt nguồn từ cảm giác mất bổn phận làm cha làm mẹ (parenting) mà ra, chớ thật ra không phải là sự kiện mất đứa con.
Tại hải ngoại, khi con cái đi học xa nhà, một số ít cha mẹ Việt Nam mỗi đôi ba tuần hay lúc nào rảnh rỗi đều cụ bị thức ăn Vn, chịu khó lái xe 2-3 trăm km trước xuống thăm con và sau là đem cho nó một ít món mà mình “nghĩ rằng” nó thích…và luôn tiện cũng để “kiểm soát” coi nó có bồ bịch vì không?
Cha mẹ một ngày, mãi mãi vẫn là cha mẹ!
Khi con còn nhỏ, cha mẹ có cái lo nhỏ và khi con đã lớn khôn thì có cái lo lớn
Cuộc sống vẫn tiếp tục
Sự thay đổi là một hiện tượng không thể nào tránh khỏi được hết.
Chúng ta có hai sự lựa chọn, hoặc là chống lại bất kỳ một sự thay đổi nào và sống với tâm trạng buồn bực níu kéo lại quá khứ, hoặc là chúng ta phải chấp nhận sự đổi thay và cố gắng tìm cách thích ứng với hoàn cảnh mới của hiện tại.
Sự ra đi của mấy đứa con đã làm thay đổi hoàn toàn khung cảnh, cách sinh hoạt và thói quen của gia đình từ hơn hai mươi năm qua.
Ảnh hưởng của hội chứng trống ổ có thể rất khác nhau tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình. Không có ai giống ai hết!
Trước kia, trọng tâm chính của sinh hoạt trong gia đình là con cái.
Nay, chúng đã đi khỏi rồi thì gia đình không còn cái trọng tâm nữa. Sự buồn chán tạo điều kiện và cơ hội để ông ngó bà hoặc bà ngó ông và tìm những điều không vừa ý, tánh hư tật xấu của nhau mà hành tỏi dằn vặt lẫn nhau. Vì trong thời gian con cái còn ở chung thì ít khi thấy hiện tượng này xảy ra, vì bị che lấp để khỏi làm phiền hà đến con cái.
Đây là điểm tiêu cực cần nên tránh.
Ngược lại phần đông cha mẹ sau một thời gian khi tâm thần đã bớt giao động, họ trở nên thực tế hơn.
Giai đoạn trống ổ là dịp để cha mẹ ngồi lại với nhau bên chén trà và hoạch định chương trình và thời gian để tận hưởng tình vợ chồng mà hình như từ lâu đã bị gát qua một bên để lo cho con cho cái.
Một thời gian sau khi đã bắt đầu quen sống với tâm trạng trống ổ, chúng ta nên tái tổ chức lại mối quan hệ với con cái trong điều kiện mới khi chúng đã thật sự trở nên những người trưởng thành rồi.
How can I cope with empty nest syndrome?
http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/empty-nest-syndrome/art-20047165?pg=2
If you're experiencing feelings of loss due to empty nest syndrome, take action. For example:
- Accept the timing. Avoid comparing your child's timetable to your own experience or expectations. Instead, focus on what you can do to help your child succeed when he or she does leave home.
- Keep in touch. You can continue to be close to your children even when you live apart. Make an effort to maintain regular contact through visits, phone calls, emails, texts or video chats.
- Seek support. If you're having a difficult time dealing with an empty nest, lean on loved ones and other close contacts for support. Share your feelings. If you feel depressed, consult your doctor or a mental health provider.
- Stay positive. Thinking about the extra time and energy you might have to devote to your marriage or personal interests after your last child leaves home might help you adapt to this major life change.
Lợi dụng thời gian trống ổ:
*- Mạnh dạn chấp nhận hoàn cảnh trống ổ, chớ nên ngồi đó mà rầu rĩ, mà than sao mình vô phước quá vậy.
*- Liên lạc thường xuyên và định kỳ bằng email hoặc bằng phone với các con. Nên lập một lịch trình gọi phone cho hợp lý và không để con cái nghĩ là cha mẹ muốn làm áp lực hoặc muốn bắt buộc con cái phải thường xuyên gọi thăm mình.
*- Tổ chức lại cuộc sống hằng ngày theo thứ tự ưu tiên và nên tôn trọng sở thích của nhau.
*- Dùng thời gian rảnh rỗi để vun đắp lại tình vợ chồng với nhau, tránh cảnh ông nói ông nghe bà nói bà nghe, rất dễ dẫn dến tình trạng tuy hai người ở cùng chung một nhà nhưng vẫn cảm thấy cô đơn, Tây gọi là solitude à deux rất có hại cho tuổi già.
*- Nếu hội chứng trống ổ kéo dài quá lâu với những hậu quả có hại về sức khỏe như trầm cảm hay chán đời, thì cha hoặc mẹ cần phải đi tham vấn những nhà chuyên môn.
*- Nên khai thác khía cạnh tích cực có lợi của tình trạng trống ổ, đó là sự kiện cha mẹ được nhiều tự do hơn thuở xưa lúc con cái còn ở chung.
Hiện tượng Tanguy, chim bay về tổ- Cha mẹ có vui có khổ?
https://vietbao.com/a239159/cha-me-gia-tai-hai-ngoai-truoc-van-nan-tanguy-va-boomerang
Tanguy-Cậu em còn độc thân, tuổi ngoài 28 nhưng vẫn khư khư cố bám trụ nhà cha mẹ già để được bà mẹ châm lo, săn sóc như hồi còn bé… Người ta gọi đây là “hiện tượng Tanguy”. Chim có đủ lông rồi nhưng sao không chịu rời tổ để tự lập?
* Thế hệ Boomerang” khi cậu ta hay cô ta đã ra khỏi gia đình từ lâu để sống tự lập, nhưng nay vì hoàng cảnh kinh tế khó khăn, tình duyên đổ vỡ nên bắt buộc phải về nương tựa nhà cha mẹ trong một thời gian nào đó.
Vidéo: Les enfants tanguy-Reportage (chuyện thật bên Pháp, nên xem!)
https://www.youtube.com/watch?v=1sauWTAfJvo
Tại Canada, hiện tượng Tanguy, được xem như là một loại độc thân ký sinh trong xã hội, xuất hiện trong thời suy thoái kinh tế của những năm 80.
Tại quốc gia nầy, Tanguy có thể xuất phát từ sự thay đổi cơ cấu xã hội. Các cậu có khuynh hướng trì hoãn ngày rời khỏi tổ ấm cha mẹ vì nhiều lý do.. như cần kéo dài thời gian học vấn, chậm lấy vợ (mà ở bên nầy có thấy ai cưới hỏi gì đâu!), vậy thì ở thêm được ngày nào thì sướng thêm ngày đó má ơi.
Ăn ở, phục dịch có mẹ lo. Có khi được pa tặng cho chiếc xe cũ của Pa …và thỉnh thoảng còn được pa má viện trợ cho chút đỉnh tiền còm nữa….Nếu có đi làm, lương hướng cũng không có là bao nhiêu nên chuyện chia sẻ tiền lương phụ với cha mẹ thì hơi kẹt cho con quá…(gia đình Việt nam)
Thống kê Canada cho biết có 43,5% trong số 4 triệu người trưởng thành tuổi từ 20-29 vẫn còn sống bám với cha mẹ năm 2006.
Nhóm thứ nhứt, chỉ sống một thời gian với cha mẹ mà thôi. Khi thành đạt hay có job tốt thì họ sẽ dọn ra.
Nhóm thứ hai, tương lai đen tối hơn, không có job, hay chỉ làm có 15 giờ/tuần nên tiền lương có được cũng quá ít ỏi, chỉ đủ để cậu ta xài lặc vặt mà thôi. Có kẹt thì “mượn” maman…chừng nào nhớ thì trả lại. Nhóm này không có dự kiến hay kế hoạch dọn đi.
Ngoài ra còn một lý do quan trọng đối với một só ít bậc cha mẹ Viêt Nam. Vốn liếng sinh ngữ Anh hay Pháp quá giới hạn, nên họ rất cần sự có mặt của cậu con trai trong gia đình để trả lời phone, thông dịch mỗi khi cần giao tiếp với người Canadien…
Không nói được Anh hay Pháp là một sự thiệt thòi to lớn…Mất tự tin nơi chính mình, tự ti mặc cảm, tất cã mọi việc lớn nhỏ đều phải trong cậy vào sự giúp đỡ của con của cháu…Mà con cái lớn lên tại xứ nầy, tâm tánh, tư duy cũng thay đổi theo văn hóa Âu Tây, khác hơn xã hội VN 50 năm về trước.
Cha mẹ cũng già rồi, trên 70, nên rất cần sự hiện diện của con để cảm thấy bớt hiu quạnh. Pa mẹ cũng bớt chiến tranh lạnh hay gây lộn với nhau khi có sự hiện diện của con.
Trước sau gì căn nhà cũng thuộc về nó mà thôi. Đi đâu cho mất công. Ai cũng có lợi hết.
Hiện tượng bám trụ nhà cha mẹ thường thấy nhiều nhứt ở các cậu độc thân, tuy nhiên các cô cũng không khá gì hơn… Năm 1981-2001, số phụ nữ còn ăn bám nhà cha mẹ đã từ 8% vọt lên 19%.
Trong video:enfants tanguy- reportage bên trên, chúng ta biết sự thật cũng ê chề đắng cay lắm, cả về phía cha mẹ cũng như bên phía đứa con bám trụ.
Nguyên nhân chính là sự suy thoái kinh tế chung của cả nước mà thôi. Mấy đứa nhỏ cũng chỉ là nạn nhân mặc dù có bằng cấp nhưng không tìm được việt làm thích hợp.Biết sao bây giờ?
Thôi thì đành phải về sống với cha mẹ. Tình trạng càng bi đát hơn nếu cha mẹ còn ở apt, ở nhà mướn, kinh tế tài chánh không mấy khả quan…
Về mặt xã hội, Tanguy bị xã hội đánh giá rất thấp. Các chủ nhân xí nghiệp thường xem kỹ coi cậu em còn sống tại địa chỉ cha mẹ hay sống tự lập tại một địa chỉ riêng. Nếu vẫn còn sống với papa maman, dù tuổi đã trên 30, thì họ đánh giá rất thấp: ứng viên chưa trưởng thành, chưa biết tự lập được, không có tính tháo vát một mình được…
Sống chung với cha mẹ già thế nào cũng có đụng chạm.
Thường là bà mẹ vì thương con như hồi chúng còn trẻ nên bà gánh vác hầu như tất cả mọi chuyện. Từ nội trợ, lo cơm nước, dọn dẹp phòng ngủ mỗi ngày cho “con cái được khỏe” vv… Mẹ làm với một tấm lòng bao dung.
Nếp sinh hoạt thường lệ (routine) của cha mẹ già vì vậy bị xáo trộn và con cái ở tạm cũng cảm thấy « mất tự do » và không được thoải mái như lúc chúng ở riêng muốn làm gì thì làm, muốn đi muốn về, muốn đón tiếp bạn bè lúc nào cũng được. Chúng cũng sinh bực bội, khó chịu…và buổn lòng,
«Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một cái, hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào. Nhà cha mẹ là nhà của con; nhà của con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình».
Audio-Video-Hiểu Đời / Tâm Sự Tuổi Già - Dương Trạch Tế (Nên Nghe)
https://www.youtube.com/watch?v=_zkJ4jX8J54
Con cái lúc đi sống riêng, lúc thì trở về sống với cha mẹ một cách bất thường. Nhân số gia đình lúc tăng lúc giảm như cái đờn phong cầm. Người ta gọi đây là gia đình phong cầm (famille accordéon).
Các nhà xã hội đều nhấn mạnh đến vấn đề mâu thuẩn thường hay xảy ra khi cha mẹ già sống chung vối con cái đã trưởng thành rồi.
Các cụ khó có thể tận hưởng tuổi già một cách thanh bình và trọn vẹn được. Con cái ở chung với cha mẹ mãi mãi thì sẽ khó trưởng thành và mất tánh tự lập đụợc. Mọi việc từ nhỏ tới lớn đều ỷ lại vào cha vào mẹ.
Rồi còn chuyện tìm vợ, tìm chồng, xây dựng gia đình nữa…Một vấn nạn rất phổ biến hiện nay tại hải ngoại là chim bay trở về tổ. Việc làm khó khăn, tình duyên lận đận là những nguyên nhân chính để cô chiêu cậu ấm quay về nhà cha mẹ để ở một thời gian miễm phí, ăn ngủ tự do và free. Gia đình cha mẹ không tránh khỏi bị xáo trộn. Tốn kém gia tăng, nhà cửa bừa bãi, bạn bè của con cái đến chơi.
Bà mẹ thường là nạn nhân đầu tiên: dọn dẹp phòng ngủ cho con, nấu nướng, quét nhà, quét phòng, giặc rửa, rửa ly rửa chén tối ngày mà không bao giờ dám than phiền và la rầy. Tức quá thì chỉa mũi dùi qua ông chồng. Bọn nhỏ ỷ có mẹ nên ỷ y, cứ việc sống tự do theo ý chúng nó.
Lâu ngày, thì phải có đụng chạm, điện xẹt giữa cha mẹ và con là vậy.
Gia đình trở thành địa ngục.
Kết luận
Thời gian trống ổ là một giai đoạn trong cuộc sống của phần đông các bậc làm cha làm mẹ ở xứ người.
Phải chăng trong tình thương con thương cái có ẩn náu tình thương vị kỷ cho chính mình"
Mình lo lúc già rồi ở với ai đây, ai lo cho mình mỗi khi đau yếu bệnh hoạn. Mình sợ sẽ sống trong cảnh đơn chiếc cô độc, sợ không có người giúp đỡ, sợ những việc mình chưa biết đến như…sợ bệnh, sợ chết, v.v…
Thời gian trống ổ chưa phải là chấm dứt bổn phận của cha mẹ với con cái!
Mình vẫn còn là cha mẹ của chúng nó nhưng khác biệt là mình phải thay đổi cách đối xử, xem chúng là những thành viên đã trưởng thành và phải biết tôn trọng quyền tự do quyết định của chúng.
Khi con cái cần đến mình thì mình vẫn sẵn sàng vì lúc nào mình cũng vẫn còn là cha là mẹ của chúng./.
-Từ nuôi con đến giữ cháu tại hải ngoại
https://vietbao.com/a203695/tu-nuoi-con-den-giu-chau-tai-hai-ngoai
Tham khảo:
- Chritine Webber. Empty nest syndrome. Netdoctor.co.uk
http://www.netdoctor.co.uk/womenshealth/features/ens.htm
- Kelley Reese. Filling the nest. Univ of Texas
http://unt.edu/northtexan/archives/f00/nest.htm
-Tuổi già tróng vắng
http://gpbanmethuot.vn/content/tu%E1%BB%95i-gi%C3%A0-tr%E1%BB%91ng-v%E1%BA%AFng
-Chú Chín Cali-Chim Rời Tổ Mẹ
http://vvnm.vietbao.com/a246238/chim-roi-to-me
MONTREAL