|
|
|
QUYỂN 5 |
|
|
|
|
|
|
|
Bệnh cảm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
17/6/2015
Bệnh cảm gây nên đau cổ họng và sổ mũi khiến cơ thể cảm thấy lành lạnh (thông thường mọi người hay nói bị ‘trúng gió’) là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi khuẩn (virus) gây ra ở đường hô hấp tác động vào mũi. Triệu chứng ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt nhẹ, thông thường tự hết trong vòng 7-10 ngày, có thể triệu chứng kéo dài đến 3 tuần lễ. Có hơn 200 virus liên can đến nguyên nhân gây bệnh cảm; thông thường là vi khuẩn ‘rhinovirus’ thường gặp nhất. Bệnh cảm chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng gây viêm cổ họng, và viêm xoang mũi. Triệu chứng là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus. Cách phòng chống chủ yếu là vệ sinh tay và tránh nói chuyện trực tiếp với người đang mắc bệnh cảm. Bệnh cảm thông thường chưa có cách chữa, nhưng vẫn có cách trị những triệu chứng do bệnh gây ra. Bệnh cảm thông thường là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp nhất, nó đồng hành nhân loại từ thời cổ đại.
Các triệu chứng điển hình ban đầu là ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi và đau cổ họng, đôi khi kèm theo đau bắp cơ, mệt mỏi, đau đầu và có cảm giác ăn không ngon miệng. Đau cổ họng xuất hiện trong khoảng 40% trường hợp mắc bệnh, ho ở khoảng 50%, trong khi đau bắp cơ xảy ra ở một nửa trường hợp mắc bệnh. Ở người lớn sốt thường ít gặp nhưng nó lại phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em, cơn ho nhẹ do bệnh cảm. Nếu ho và sốt ở người lớn xảy ra thì khả năng mắc bệnh cúm cao hơn, lưu ý triệu chứng giữa bệnh cảm lạnh thông thường và bệnh cúm khó phân biệt. Một số virus gây ra bệnh cảm thông thường, nhưng lại không xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng. Màu sắc của đờm hoặc nước mũi thay đổi giữa màu xanh lá cây và màu vàng.
Bệnh cảm thông thường bắt đầu với sự mệt mỏi, toàn thân rã rời, cảm giác lạnh toàn thân, hắt hơi, đau đầu kéo dài trong vài ngày, sau đó là chảy nước mũi và ho. Các triệu chứng có thể bắt đầu sau 16 giờ, cao điểm từ 2-4 ngày. Các triệu chứng thường chấm dứt sau 7-10 ngày nhưng một số có thể kéo dài tới 3 tuần. Ở trẻ em ho kéo dài hơn 10 ngày trong 35-40% các trường hợp và tiếp tục trong 25 ngày với 10% các trường hợp.
Các virus gây bệnh cảm thường truyền qua không khí, do tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc vật nhiễm vi khuẫn (virus). Các virus tồn tại lâu dài trong môi trường, sau đó có thể lây qua tay con người khi tiếp xúc, rồi lên mắt mũi khi tay tiếp xúc, nơi mà nhiễm trùng thường xảy ra, do hệ miễn dịch yếu. Mầm bệnh lây nhanh sang những người trong nhà. Nếu tiếp xúc với người đang bệnh thì có thể bị lây bệnh.
Kinh nghiệm cho rằng bệnh cảm kéo dài, nghiêm trọng, thường xảy ra hơn trong những ngày lạnh và trời mưa, đó là nguyên nhân vì sao bệnh cảm còn có tên gọi là cảm lạnh nên giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc áo ấm và nghỉ ngơi trong phòng riêng. Virus gây bệnh cảm xuất hiện theo mùa và xảy ra thường xuyên với thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt. Vì thời tiết lạnh làm hệ thống hô hấp nhạy cảm hơn. Độ ẩm không khí thấp làm tăng tỷ lệ lây nhiễm do không khí khô làm virus khuếch tán ra xa hơn.
Các triệu chứng của cảm lạnh được cho là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus gây bệnh. Cơ chế này tùy vào từng loại virus. Ví dụ: khi rhinovirus tác dụng ngấm vào cơ thể xuyên qua màng mucous membrance (tiểu biểu là trong miệng), thì xuất hiện là triệu chứng viêm nhiễm. Lúc đó chưa gây nguy hiểm cho mô liên kết. Đó là điều kiện để virus hợp bào hô hấp phát triển và tồn tại trong mũi, vào cuống họng trước khi lây lan vào đường hô hấp đến tế bào phổi, lúc đó chưa gây tổn thương tới các mô. Kết quả là virus Human parainfluenza gây viêm mũi, cuống họng và phế quản. Ở trẻ em ảnh hưởng trực tiếp tới khí quản, gây sưng thanh quản, do kích thước đường hô hấp trẻ em quá nhỏ.
Sự khác nhau của các virus gây nhiểm trùng đường hô hấp của bệnh cảm lạnh là dựa trên vị trí, mức độ của các triệu chứng ảnh hưởng chủ yếu trước nhất tới mũi, sưng cuống họng hoặc sưng phế quản. Tuy nhiên có thể cùng lúc xuất hiện nhiều triệu chứng và nhiều nơi bị ảnh hưởng. Bệnh cảm thường được xem là tình trạng viêm mũi cùng với viêm họng. Việc nhận diện các virus thường khó xác định.
Các biện pháp vật lý được xem là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa sự lây lan của virus bệnh cảm. Bao gồm rửa tay sạch sẽ, để đảm bảo thì có thể dùng thêm áo choàng. Nỗ lực kiểm dịch không thể ngăn chặn được bệnh cảm thông thường, đồng thời việc chích ngừa sẽ không hiệu quả vì có rất nhiều virus gây nên bệnh cảm và chúng có thể thay đổi nhanh chóng nên phòng thí nghiệm không thể chế thuốc chích ngừa kịp thời. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cảm lạnh đặc biệt là với trẻ em.
Hiện tại chưa có loại thuốc nào có thể trị virus gây bệnh cảm. Việc điều trị chỉ trông vào sự miễn nhiểm của cơ thể bằng cách nghỉ ngơi, ăn uống dinh dưỡng, súc miệng bằng nước muối là các phương pháp đơn giản, hiệu quả. Khuyên nên bình tĩnh là sức mạnh tinh thần chống virus là do sức mạnh miễn nhiễm của cơ thể, không nên dùng sai thuốc có hại cho sức khỏe, nhất là thuốc kháng sinh.
Phương pháp điều trị giúp giảm triệu chứng là sử dụng thuốc giảm đau và thuốc hạ sốtđơn giản như ibuprofen, acetaminophen (tylenol), paracetamol… Nhiều bằng chứng không cho thấy thuốc hođiều trị các triệu chứng hiệu quả hơn các thuốc giảm đau và nhiều quốc gia khuyến cáo việc sử dụng các loại thuốc làm giảm triệu chứng cho trẻ em bị bệnh cảm bởi vì có những tác dụng phụ mà nó mang lại. Trong năm 2009, Canada hạn chế việc sử dụng thuốc ho và cảm lạnh over-the-counter ở trẻ em dưới 6 tuổi do những lo ngại về tác dụng không như ý mong muốn. Với việc lạm dụng một số chất như Dextromethorphan (một chất giảm ho, nhưng có thể gây nghiện), đã dẫn đến lệnh cấm ở nhiều quốc gia. Ở người lớn triệu chứng sổ mũi nghẹt mũi có thể điều trị hiệu quả bằng các loại thuốc antihistamine, tuy nhiên chúng gây nên các tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tỉnh táo. Các loại thuốc thông mũi như pseudoephedrine khá hiệu quả trong điều trị cảm lạnh. Ipratropium giảm sổ mũi nhưng ít tác dụng thông mũi. Do thiếu các nghiên cứu đầy đủ nên người ta cũng không chắc liệu uống nhiều nước có cải thiện triệu chứng hoặc hô hấp dễ dàng hơn không. Một nghiên cứu gần đây cho thấy các loại thuốc chà ngực (bôi lên ngưc trước khi ngủ) có hiệu quả nhất là đối với trẻ em, giúp dễ thở và giảm ho.
Thuốc kháng sinh không ngăn lây nhiễm của virus bệnh cảm thông thường. Do những tác dụng phụ nên nó có thể gây nhiều tác hại tới người sử dụng, tuy nhiên nhiều người vẫn sử dụng chúng khi bị bệnh cảm một cách tự nhiên vì sơ ý không hiểu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phổ biến của kháng sinh trong điều trị là do tâm lý người dùng cũng như thấu hiểu về cái được cái mất khi dùng kháng sinh nên nghe lời khuyên tường tận của bác sĩ. Khi nào bị bệnh cảm đồng thời có sự tác động của nhiểm trùng thì mới dùng thuốc kháng sinh để diệt trùng (bacteria) trong khi bị bệnh cảm (virus). Thuốc kháng sinh diệt bacteria (vi trùng) chứ không diệt được virus (vi khuẩn).
Có rất nhiều Phương pháp điều trị bệnh cảm thông thường, hầu hết chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nào về tác dụng của các phương pháp và cũng chưa đủ bằng chứng cho việc khuyến cáo hay khuyến khích dùng mật ong hay rửa mũi với nước có pha bột có chất kẽm hữu cơ. Xưa nay sinh tố C có tác dụng trị bệnh cảm thông thường. Sinh tố C có tác dụng làm cấu trúc cho tế bào trong thân thể. Sinh tố C cần cho cơ thể mỗi ngày nhưng cơ thể không lưu trử được sinh tố C nên chúng ta cần ăn thức ăn có sinh tố C mỗi ngày. Có thói quen hay chích sinh tố C là như vậy. Cũng chưa có bằng chứng cụ thể về tác dụng của Echinacea (có trong một loại hoa thuộc họ cúc). Trong khi tỏi có hiệu quả rõ rệt. Vitamin D cũng chưa cho thấy lợi ích trong việc điều trị.
Bệnh cảm nhẹ tự khỏi trong vòng 1 tuần lễ. Các biến chứng nặng nếu xảy ra, thường đối với người già và trẻ em. Kéo theo nhiễm trùng kèm theo có thể dẫn đến viêm xoang mũi, viêm cổ họng làm nghẹt thở, nhiễm trùng tai. Thống kê, viêm xoang 8% và nhiễm trùng tai 30% các trường hợp.
Bệnh cảm thông thường là căn bệnh phổ biến nhất, và ảnh hưởng lên mọi dân tộc trên toàn thế giới. Người lớn thường mắc tới 2-5 lần/năm, đối với trẻ em có thể là 6-10 lần/năm, tỷ lệ này càng tăng đối với người già khi hệ thống miễn dịch đã suy giảm dần.
Mặc dù y học đã phát hiện nguyên nhân gây bệnh cảm từ năm 1950 nhưng căn bệnh này đã được biết từ thời cổ đại. Các triệu chứng và cách điều trị bệnh cảm đã được miêu tả trong giấy cói (Papyrus Ebers) của người Ai Cập xưa, nó là văn bản y tế lâu đời nhất hiện có viết từ thế kỷ 16 trước công nguyên. Tên gọi “common cold” ở nước Anh đã xuất hiện vào thế kỷ 16. Và ở tại nước Anh các viện nghiên cứu đã được thành lập từ năm 1946 nhằm nghiên cứu về căn bệnh cảm này.
Tác động tới kinh tế của bệnh cảm đã không được hiểu đúng mức tường tận trên toàn thế giới. Tại Hoa kỳ, bệnh cảm dẫn tới 75-100 triệu lượt khám bệnh mỗi năm. Ước tính chi phí khoảng 7,7 tỉ dollars mỗi năm. Dân Hoa Kỳ chi tiêu 2,9 tỉ dollars cho tiền thuốc over-the-counter (thuốc mua tự do không cần của bác sĩ), và khoảng 400 triệu dollars cho các loại thuốc khác mỗi năm để giảm triệu chứng bệnh cảm. Khoảng 189 triệu ngày học bị mất hàng năm do bệnh cảm. Kết quả là các bậc phụ huynh bỏ lỡ 126 triệu ngày công đi làm thường lệ để ở nhà chăm sóc cho con của mình. Đây là một hiệu ứng dây chuyền và tác động của nó tới kinh tế gia đình không nhỏ.
BS Trần Văn Diên, Texas USA ngày 09/06/2015
Học sinh CT 1970-73 NLS Cần Thơ |
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP |
|
|
|
|
|
|
VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com
Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com
Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012) |
|
|
|
|
|
|
|
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/ |
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1062051 visitors (3175355 hits) |