Cập nhật thêm về “ văn hóa nhậu nhẹ bia- la de” ngày nay ở Việt Nam :
Phần I: Công nghệ và thương mãi bia -la de
10 lọai bia- la de ( beer - bière) xếp hàng đầu thế giới năm 2015
Mức uống la de trên thế giới đã thay đổi nhiều từ 2005 đến 2015. Năm 2015, hai hảng bia Trung Quốc là Snow và Tsingtao - Thanh Đảođã chiếm nhất nhì thế giới. Hạng nhất là Snow, năm 2015, chiếm 5.4 % tổng số thị trường tăng 573% so với năm 2005, với thể tích là 10.7 tỉ lít bán ra năm 2015. Snow xếp hạng 11 thế giới, năm 2005. Tsingtao vươn lên hàng nhì chiếm 2.8 % thị trường. Qua mặt hảng Hoa Kỳ Budlight, năm 2005 đứng hạng nhất, nay trụt xuống hạng ba, chỉ còn 2.5% thị trường, đã giảm thể tích 7% so với năm 2009. Hảng Hoa Kỳ Budweiser, thường mệnh danh là “ Vua Bia- King of Beer” trụt xuống hàng thứ tư, chiếm 2.3% năm 2015. Thứ 5 là hảng Skol , chiếm 2.2%. Thứ 6 là hảng Diên Bình- Yanping “ bia quốc doanh Trung Quốc - the state beer of China” , chiếm 1.9% . Thứ 7 là Heineken, hảng lâu năm nhất trong số 10 hảng hàng đầu, vì đã có 142 năm nay, chiếm 1.5% . Thứ 8 là hảng Tàu Harbin- Cáp Nhĩ Tân , chiếm 1.5%. Thứ 9 là hảng Brasil - Brésil Brahma chiếm 1,5 % . Thứ 10 là Coors Light chiếm 1,3 %.
Bia Việt Nam
Bia hay La de là từ Việt dịch từ Pháp bière hay la bière. Không phải là từ Lager, đọc là La gờ , phỏng theo từ Đức là Lagerbier ( bia để trong hầm lạnh ), có nghĩa là rượu bia nhẹ. Còn từ Ale thường dùng chỉ rượu bia như môt cốc bia là a cup of ale. Nhưng Adam s ‘ ale lại là một cốc nước lã .
Văn hóa nhậu bia lớn mạnh hơn cả uống rươu gao - rượu đế
Trước đây , khách mời đến nhà truyền thống được mời thưởng thức rượu nếp ( Mỹ gọi là rượu gạo- rice wine ) chế tạo ở nhà hay rượu nếp ở mọi tiệm ăn . Thời Pháp thuộc, thực dân lập công quản “ SICA” độc quyền làm rượu, đánh thuế rượu và dân Việt -Kinh không được phép nấu rượu tại nhà, ai nấu là làm “lậu”, bi bắt bớ trừng phạt nặng nề, ngoài “rượu cần” vài vùng tộc dân thiểu số hay vài làng Kinh khoan hồng cho phép nấu rượu đặc thù. Nhưng kể từ thập niên 1900 , khi bia được du nhập vào Việt Nam có lẽ từ vùng Alsace Pháp( ? ) ảnh hưởng Đức, uống bia nước nhà nay đã trở thành một nền văn hóa nhậu bia, càng ngày càng sâu đậm thêm, theo tiến trào đô thị hóa xứ sở . Một xứ khí hậu nhiệt đới như Việt Nam , luôn luôn nóng nực và ẩm ướt quanh năm, bia lẽ dĩ nhiên là thông dụng nhờ mùi vị và làm lạnh, có cơ tức khắc giải khát và làm lạnh cơn nóng bức. Việt Nam hiện có ba vùng sản xuất bia nổi tiếng là Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn và Bia Huda ( Huế). Bia Hà Nội là bia sản xuất tiền phong nước nhà vào thế kỷ thứ 19. Sản xuất Bia Hà Nội thay đổi từ lọai bia truyền thống như bia hơi - draught beer chí đến bia cận đại như bia chai - bottle hay bia lon ( hộp) - can. Đầu năm 2015, các chai hay lon bia Hà Nội giá từ 6000 đến ĐVN ( Đồng Việt Nam, nghĩa là khỏang 28 - 75 xu Mỹ kim) và thùng- keg bia hơi 50 lít giá 350 000 ĐVN, chừng 17.5 $. Dân gian miền Trung hay miền Nam VN thích uống bia Huda và bia Sài Gòn hơn , nhưng chỉ bia chai và bia lon này mới bán đồng giá với bia Hà Nội. Việt Nam thường nói đùa là một nam nhi bình dân, sau khi viếng thăm bếp của mẹ hay của vợ là tới ngay quán - tiệm bia hơi bên vệ đường hay ở góc phố. Những nơi này rất đông khách buổi chiều sau giờ tan sở. Họ đến đây nhậu nhẹt, mỗi quán thường có khoảng vài tá dân nhậu đang uống bia lạnh vui vẽ trò chuyện huyên náo, nhấm nháp một dĩa đậu phụng ( lạc ) rang hay luộc chín còn võ . Phố Cũ - Old Quarter, dây chuyền tiệm ăn- Restaurant chain Lan Chín ( ? ) hay Hai Xóm ở Hà Nội, hoặc các tiệm ăn bên lề đường Cây Tràm, vùng Phạm Ngũ Lảo ở Sài Gòn đã nổi danh về bia. Đáng là nơi nên tham dự uống bia cùng dân địa phương, nhưng nên thấu hiểu là các cô tiếp khách - “ bồi bàn” ở các tiệm này đều không biết nói tiếng Anh, tuy họ sẽ biết ngay nếu bạn muốn uống một cốc - ly bia. Những năm gần đây, có khai trương khá nhiều các khách sạn đúng quy tắc phục vụ cho khách hàng thượng lưu và trung lưu nhiều lọai bia hơn: các lọai bia chai hay bia lon với bia tươi, bia hơi trong thùng nhỏ 2 lít và bia nhập cảng từ Đức Quốc , Tiệp Khắc hay Úc Châu. Những nơi này sạch sẽ hơn là các quán bia lề đường, nhưng giá cao hơn 15- 20%. Và cũng ít huyên náo, ồn ào hơn. Muốn có không khí yên tĩnh và uống các lọai bia ngon xưa cũ , nên tới tại Hà Nội là Bia Tiệp Khắc- Czechoslovakia Beer ở đường Làng Hạ ( ? ) hay Bia Đỏ - Red Beer ở đường Má Mầy ( ? ) ; tại Sài Gòn là Bia Đức- German Beer ở đường Tôn Đức Thắng hay Bia Lan Anh Beer ở đường Cách mạng Tháng Tám .
Mức sản xuất bia ở Việt Nam
Mức sản xuất bia ở Việt Nam ước lượng năm 2013 - 2015 là chừng 3.2 tỉ lít một năm và tăng 8- 9 % mỗi năm. Năm 2020, sẽ đạt mức 4.5 tỉ lít , nghĩa là tăng thêm 1,33 tỉ lít so với năm 2015 . Việt Nam có khỏang 45 hảng sản xuất bia trong nước. Rải rác ở Sài Gòn - TP HCM, Phú Quốc, Mũi Né, Nha Trang, Đà Lạt, Đà Nẳng, Đồng Hới, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình và Hà Nội . Hảng sản xuất bia lớn nhất là hảng Sabeco - Saigon Alcohol Beer and Beverages chứa nhãn hiệu danh vang từ lâu là bia 333, ước lượng mức sản xuất bia trên 1,2 tỉ lít, nghĩa là chỉ phân nữa thể tích hảng Tsingtao .
Các lọai, nhãn hiệu- brands bia Việt Nam
Năm 2011 , có thể chia ra làm 3 hạng: bia cao gía - premium chiếm 13 % tổng số thể tích thị trường, bia dòng chánh - mainstream chiếm 75 % , bia giá vừa phải - budget chiếm 12 %. Hinh đính kèm ( số 1 ) phân chia theo địa lý năm 2009 , không mấy thay đổi theo những cập nhật sau năm đó :
Miền Bắc chiếm 35% tổng số tiêu thụ là: bia hơi, bia Hà Nội, Halida, Heineken, Tiger
Miền Trung chiếm 6% tiêu thụ là : Huda, Festival, Larue, bia Sài Gòn, Heineken, Tiger
Miền Nam chiếm 59% là : San Miguel, bia Sài Gòn, 333, Heineken, Tiger, Larue, BGI Riêng TP HCM là: Heineken, Tiger , Sapporo , 333, Larue ; Larue và Sapporo, sau năm 2009 là hai nhãn tiêu thụ đáng kể ở Sài Gòn.
Tính theo hảng, thì:
- Hai hảng quốc doanh SABECO và HABECO không có bán Premium. Dòng chánh SABECO là 333, Sài Gòn Special và Sài Gòn Red - Đỏ. Dòng chánh HABECO là Trúc Bạch, Hanoi Premium , Hà nội Đỏ - Red . Giá vừa phải ở SABECO là Sài Gòn Xanh - Green , Bia Hơi Sài Gòn. Giá vừa phải ở HABECO là Hà Nội Xanh, Bia Hơi Hà Nội .
- Hảng Asia Pacific Breweries bán Premium là Heineken, Tiger , Tiger Chrystal, Amber Stout; bán Dòng chánh là Larue superior /Export , Fosters , BGI, Flag , Sông Hân, Larger; bán Giá vừa phải là Anchor, Bivina ?
- Hảng Carlsberg /SEAB/Huế Brewery bán Premium là Carlsberg, Kronenbourg, 1664; bán Dòng chánh là Halida, HaLong , Huda , Festival ; bán Giá phải chăng là Việt Hà bia hơi.
- Hảng San Miguel bán Premium là San Miguel, Pale, Pilsen; bán Dòng chánh là Red Horse ; bán Giá vừa phải là W1N bia hơi
- Hảng SAB Miller bán Premium là Gambrinus , Miller , High Life; Dòng chánh là Zorok
- Hảng Sapporo chỉ bán Premium là Sapporo
Hai hảng SABECO và HABECO chưa bao giờ tung ra, hổ trợ thành công một nhãn hiệu Premium. Gần Premium nhất của 2 hảng quốc doanh này là bia 333, chỉ bán lon mãi cho đến tháng 9 năm 2010, khi SABECO tung ra chai Premium 333. Tuy nhiên, nó chỉ nằm vào hàng đầu sản phẩm Dòng chánh. Chai bia này cũng chỉ phân phối bán ở miền Bắc Việt Nam mà thôi. Trong khi SABECO và HABECO ngự trị Dòng chánh, APB - Asia Pacific Breweries chiếm thẳng thừng khu vực Premium nhờ Heineken và Tiger . Nhãn Heineken được xem chính thị là bia Premium nhờ tăng trưởng mau lẹ và khôi hài thay nhờ phổ biến khắp nơi. Không phải là thể tích nhỏ đâu nhé. Vì Heineken năm 2010 chiếm trên 9% thể tích bán ra, tương đương với 250 triệu lít. Thật thế, Việt Nam là thị trường lớn nhất thế giới cho Tiger và thứ ba thế giới cho Heineken ( sau Hoa Kỳ và Pháp ). Heineken dự trù là Việt Nam sẽ nhảy vọt lên hàng nhì năm 2012 và có thể chiếm hạng nhất năm 2015. Sapporo tung nhãn hiệu, lấy tên thành phố Nhật, vào Việt Nam năm 2011. Tuồng như Sapporo là nhãn hiệu quốc tế đầu tiên đưa ra một đe dọa lớn cho Heineken trong dài hạn.
Viêt Nam có 45 nhà máy làm bia tiểu công nghệ - micro breweries chế tạo la gơ kiểu Tiệp Khắc và Đức Quốc nhưng mãi đến năm 2014 mới có nhà máy chế tạo Ale và IPA ( India Pale Ale ). Nhà máy Ale đầu tiên trên vòi sẳn có là Louisiane Brewhouse ở Nha Trang và nhà máy thứ hai là Platinum Ale, làm ra khối lượng Ale lớn đầu tiên, phân phối đến hơn 10 vị trí khác, cũng trong năm 2014 . Platinum Ale được bán ra ở nhiều câu lạc bộ bia- beer clubs ở TP HCM- S i Gòn Tháng giêng năm 2015, một nhóm dân Hoa Kỳ bang Colorado ( Alex Violette, Bethany Lovato và John Reid) thành lập công ty làm bia ở đường Pasteur - Sài Gòn . Alex và Bethany đã làm việc ở công ty Upslope Brewing Company - Hoa Kỳ . Công ty này cống hiến một lọat rộng lớn bia ở thùng có vòi vặn - on tap. Bia kiểu Upslope là lager, pumpkin ale, christmas ale, thai style white ale, india pale ale, brown ale, belgian style pale ale , foreign style stout, imperial pale ale . Các thành phần dùng là một phối hợp các đăc thù địa phương và các mạch nha - malt và hốt bố quốc tế . Tính đến ngày nay, mọi hảng chế tạo bia ở Việt Nam thảy đều nhập cảng mạch nha và hốt bố ; chỉ gạo là sản xuất tại chỗ. Đa số các lagơ lợt ở Việt Nam là một trộn lẫn gạo và mạch nha. Hảng Pasteur Street sản xuất bia chỉ dùng mạch nha lúa mạch - malted barley , để có trọn các mùi vị thân bia- full body flavors . Còn bia đen - black beer thương mãi ở Việt Nam duy nhất là bia lon super Đại Việt , bán ở đa số siêu thị như Fivi Mart hay Big C ( xem bài Hà Nội thủ đô, NNHN đăng tải số tháng 4 năm 2015 ) . Cũng có thể tìm ra bia đen Guinness lon 33cl ở những nơi này. Nhưng hay nhất là đến các nhà máy nhỏ bé VN chế tạo bia để kiếm những bia đen mùi vị ngon. Có 5 hảng chế tạo bia đen ngon ở nước nhà ; Hoa viên Brauhaus ở Sài gòn, Goldmalt ( kiểu Tiệp Khắc, Gold là bia vàng , từ Pháp là blond )) , Bidega ở Ninh Bình , Mai Viên Brauhaus ở Hà Nội, Bia Tươi Tiệp cũng ở Hà Nội. Mọi bia đen Việt Nam đều chế ủ bằng mạch nha đen mạch nha chrystal và mạch nha pilsner nhập cảng từ Cộng hòa Tiệp Khắc, Áo - Austria hay Đức . Số lượng mạch nha cao hơn ở bia Guinness và có nhiều mùi vị mạnh mẽ hơn của cà phê và sô cô la .Bạn chỉ có thể mua bia trực tiếp từ vòi, vì chúng không bao giờ bán chai hay bán lon cả .
( Phần lớn là chiếu theo sách “Beer Guide to Viet Nam and Neighbouring Countries” của Jonathan Gharbi, xuất bản ở Hoa Kỳ tháng 4 năm 2015 )
Mời xem Phần 2