5/7/2015
Con em nước nhà tưởng cũng nên biết :
Lực xô đẩy quyền uy -
sức mạnh mềm của Trung Quốc ngày nay
GS Tôn thất Trình |
PHẦN I
Sau đây là quan điểm của David Shambaugh , GS Khoa học Chánh trị và Sự việc Quốc tế của Chương trình Chánh Sách Trung Quốc thuộc viện Đại học George Washington và Chánh chuyên viên Chương trình Chánh sách Ngọai giao viện Brookings. Đăng tải ở Nguyệt san Ngọai Giao - Hoa Kỳ số tháng 7- 8 năm 2015
Tìm kiếm kính trọng
Khi sức mạnh tòan cầu Trung Quốc tăng trưởng , Bắc Bình học được là hình ảnh rất đáng lưu tâm . Dù có đủ sức mạnh kinh tế và quân sự, nước Tàu, ( nay với Hoa Kỳ là hai nền kinh tế to lớn nhất thế giới, mức thương mãi hai chiều lên đến 590 tỉ đô la Mỹ năm 2014 ; còn so sánh quân sự hai nước, xin xem bài Chiến tranh Tương lai viết ngày 27 tháng 6 năm 2015 ) vẫn thiếu thốn nặng nề một quyền uy mềm - soft power . Theo những nghiên cứu ý kiến công luận tòan cầu, hình ảnh quốc tế của Trung Quốc thật là pha trộn , xô bồ. Trong khi kinh tế Tàu lỗi lạc gây ấn tượng khắp thế giới, hệ thống chánh trị đàn áp và các thể thức doanh thương vụ lợi của Trung Quốc , đã làm hoen ố danh tiếng Trung Quốc.
Mặc dù Bắc Bình tấn công chớp nhóang về quảng cáo- phô trương năm 2007 của cựu Chủ tịch ( Tổng thống) Hồ Cẩm Đào - Hu Jintao tăng cường thêm dưới thời Tập Cận Bình - Xi Jinping . Tháng 11 năm 2011, khi Tập đang sửa sọan nắm chính quyền, Ủy Ban Trung Ương thứ 17 Đảng Cọng Sản Trung Quốc- Chinese Communist Party, CCP để dành cả một phiên đại hội về vấn đề văn hóa trong thông cáo cuối cùng tuyên bố mục tiêu quốc gia là “ xây dựng xứ sở Tàu thành một siêu cường văn hóa xã hội chủ nghĩa.” Và năm 2014 , Tập cung cấp một tuyên bố là “ Chúng tôi sẽ tăng thêm quyền lực mềm của Trung Quốc , cung cấp một chuyện kể tốt đẹp Tàu và truyền đạt tốt hơn những thông điệp Trung Quốc cho thế giới” . Dưới thời Tập , Trung Quốc đã thả trên thế giới một hổn độn sáng kiến mới : “ Giấc mơ Tàu - the Chinese dream” , “ Giấc mơ Á Châu - Thái bình Dương” , “ Đai Kinh tế Đường Tơ Lụa” “ Một loại các liên hệ cho các quốc gia chánh yếu” và nhiều sáng kiến khác . Thật dễ dàng gạt bỏ những câu chuyện này là “ khẩu hiệu ngọai giao - slogan diplomacy” , tuy nhiên Bắc Bình xem chúng là vô cùng quan trọng .
Trung Quốc nuôi béo những lọat súng chào từ chương này ở những thể chế đề nghị tỉ như “ Ngân Hàng Phát Triễn Mới” ( một dự án Trung Quốc cùng tổ chức với Brasil - Ba Tây , Nga, Ấn Độ và Nam Phi ) “ Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu “ và “ Vùng Thương mãi Tự do của Á Châu - Thái Bình Dương” . Mọi thể chế mới này bổ sung một chủ nhân các thân thể vùng - miền Trung Quốc đã tạo ra ở Á Châu, Phi Châu, Trung Đông , Châu Mỹ La Tinh, Trung Âu và Đông Âu. Xuyên qua những thể chế này, Trung Quốc đang tỉ mĩ dựng lên một kiến trúc thay thế trật tự hậu chiến Tây Phương.
Và Trung Quốc hổ trợ những mạo hiểm quyền lực mềm này với nhiều tiền bạc : 50 tỉ đô la Mỹ - $ cho Ngân Hàng ĐầuTư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu , 41 tỉ $ cho Ngân Hàng Phát Triễn Mới, 40 tỉ $ cho Đai Kinh Tế Đường Tơ Lụa , và 25 tỉ $ cho Đường Tơ Lụa Biển- Maritime Silk Road. Bắc Bình cũng cam kết đầu tư 1 250 tỉ $ cho khắp thế giới đến năm 2025. Kích thước đầu tư này lớn lao chưa hề thấy: ngay cả vào thời Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ và Nga cọng chung lại cũng chưa bao giờ chi tiêu đến mức Trung Quốc chi tiêu ngày nay.
Tổng cọng, những cam kết mới củaBắc Bình lên đến 1410 tỉ $. Trái lại phí tổn Kế họach Marshall ( Kế họach mang tên bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ thời Thế Chiến Thứ Hai ) đem lại phục hồi kinh tế Đức Quốc bại trận, tính theo thời giá đô la Mỹ ngày nay chỉ là 103 tỉ $ . Những kế họach ngọai giao và phảt triễn của Trung Quốc chỉ mới là một thành phần một lịch trình rộng lớn hơn nhiều nhằm sinh cường thêm quyền lực mềm về truyền thông báo chí - media, xuất bản, giáo dục, nghệ thuật, thể thao và những lảnh vực khác. Không một ai biết chắc chắn là Trung Quốc đã chi tiêu bao nhiêu cho các họat động vừa kể, nhưng các nhà phân tích ước tín là ngân sách hàng năm cho “ tuyên truyền ngòai nước- external propaganda” lên đến gần 10 tỉ $ một năm. Ngược lại, bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ chi tiêu 666 triệu $ cho ngọai giao công cọng trong tài khóa 2014.
Rỏ ràng là Bắc Bình đã dùng dụng cụ mạnh mẽ nhất trong bộ dụng cụ quyền lực mềm : tiền bạc. Ngày nay trên hơn 50 quốc gia Tập và thủ tướng Lý Khắc Cường - Li Keqiang thăm viếng năm 2014, họ đã ký kết những vụ thương mãi và đầu tư đồ sộ, nới rộng cho vay hào phóng và phân phát nhỏ giọt những gói viện trợ vạm vỡ. Các cường quốc chánh luôn luôn có gắng dùng những tích sản tài chánh của mình để mua ảnh hưởng và làm dạng cho nhưng tích sản khác ; Trung Quốc cũng không khác gì cả trên phương diện này. Thế nhưng điều đáng ngạc nhiên về các đầu tư của Trung Quốc là chúng đem lợi lộc rất thấp kém . Hành động kêu to hơn là lời nói , và trên nhiều vùng thế giới, hành vi Trung Quốc tương phản từ chương mềm dịu .
Các sứ giả truyền tin
Cha đẽ của quyền lực mềm, nhà khoa học chánh trị Joseph Nye định nghĩa là nó phát sinh phần lớn từ xã hội - đặc thù, văn hóa, chánh trị và các giá trị xã hội. Nye cũng cho rằng hệ thống chánh trị và chách sách ngọai giao của mỗi quốc gia có thể gây nên kính nễ và như vậy góp phần vào quyền lực mềm của xứ sở mình. Nhưng định nghĩa này khẳng định tiền đề là phải có một phân chia ranh giới rỏ rệt ở các xã hội dân chủ giữa quốc gia và những lảnh vực không quốc gia. Tại Trung Quốc, chánh quyền thao tác và xử lý mọi tuyên truyền và họat động văn hóa.
Hệ thống Đảng Cọng sản Tàu đã luôn luôn chấp nhận là thông tin phải được xử lý và dân gian phải được giảng dạy, truyền giáo. Ở Trung Quốc từ “ tuyên truyền” không là một từ xúc phạm , hạ thấp giá trị . Khi mở rộng cho thế giới, Quốc gia Tàu đã cố tâm mạnh mẽ duy trì nắm chặt thông tin và những cố gắng Tàu ở chiến tuyến này đã trở thành phức tạp hơn. Tuy nhiên, nay các chức quyền Tàu đang cố sức kiểm sóat thông tin , không những trong nước Tàu và luôn cả bên ngòai nữa .
Trung tâm nảo bộ thể chế họat động này là Cục Thông Tin Ủy Ban Quốc gia - State Council Information Office ( SCIO ) . Nằm trong dinh thự thời Soviet ở trung tâm Bắc Bình , nó tương tự và đóng vai trò thành phần Bộ Sự Thật - Ministry of Truth ở sách George Orwell 1984 - Nineteen Eighty Four. Cục SCIO, là một phần của bộ máy Tuyên truyền rộng lớn hơn, phối hợp mọi cố gắng tuyên truyền và nó khoe khoang có một ban tham mưu lớn lao, một ngân sách khổng lồ và một thu xếp lớn ảnh hưởng thư lại . Vì lẽ SCIO là một nhà kiểm duyệt then chốt và là chó giữ nhà báo chí truyền thông - media watchdog ở Trung Quốc, chỉ nêu danh nó, cũng đem lại một cái nhìn lo âu trên gương mặt nhiều dân Tàu, đặc biệt là nhà báo và nhà trí thức.
Cứ mỗi tháng chạp, SCIO lại triệu tập một diễn đàn hàng năm, để phác họa các chỉ thị năm tới cho họat động tuyên truyền ngòai nước Tàu . Như Giang Vệ Cường - Jiang Wei qiang ( ? ) thứ trưởng Cục SCIO giải thích, năm 2009, bản vỗ bao gồm “ triễn lãm, xuất bản, hoạt động báo chí truyền thông- mêđia , media, các chương trình trao đổi , lễ hội “ Năm Trung Quốc” ở quốc ngọai và các họat động khác. Giang cũng gọi những chỉ dẫn này là “ chiến lược sức mạnh mềm của Trung Quốc” .. Giữ bí mật khi chấp nhận , các kế họach này sau đó được xuất bản ở một tập tên gọi là “ Niên giám Báo chí Truyền thông( mê đia ) Trung Quốc - China Media Yearbook”.
Cọng thêm vào nhiệm vụ chánh giám sát mêđia và phối hợp mọi truyền thông ở ngoài nước Tàu , SCIO hành động như thể một kẻ đưa tín hiệu đúng theo quyền hạn mình, “ cục dùng phát ngôn viên, làm những hội họp báo chí, phát hành tuần báo và sách vỡ, và làm phim. SCIO còn phát triễn một ứng dụng - app, cung cấp cho người tiêu thụ một lần đón mua mọi bạch thư chánh phủ . Vài tuyên truyền SCIO nhắm mục tiêu vào Đài Loan, Hồng Kông, và các cộng đồng Tàu hải ngọai, thảy đều là cử tọa ưu tiên cho Bắc Bình. Vài lọai nhắm vào khách thăm viếng Trung Quốc, gồm các dân cư trú ngọai quốc, du khách và các tay du hành doanh vụ. xuyên qua các nhà xuất bản tỉ như Báo Chí Ngọai Ngữ - Foreign Languages Press và các báo như China Daily và Global Times . SCIO cũng liên quan đến kiểm sóat nội dung Internet gồm cả chấp thuận mọi ứng dụng cho các trang web- websites. Nhưng nhiệm vụ chánh của SCIO là định nghĩa những ý kiến sẽ truyền bá ở ngọai quốc và giữ cho các thể chế Tàu làm đúng theo thông điệp
Mê Đia và Thông Điệp
Phần lớn chánh sách “ đi ra ngoài - going out” của Bắc Bình dẫn tới trợ cấp công tác nới rộng kích tính mê đia Tàu ở hải ngọai , với mục đích thiết lập một đế quốc tòan cầu cho Trung Quốc, bẽ gãy cái mà Tàu gọi là “ độc quyền mê đia Tây Phương” . Nổi bật nhất trong những cố gắng này Cơ quan Tin Tức Tân Hoa - Xinhua ( xin đừng lầm với Thanh Hoa- Tsinghua, một viện đại học ) cơ quan tin tức chánh thức quốc gia Tàu. Kể từ khi quan niệm thành , Tân Hoa đã có hai nhiệm vụ, trong nước và quốc tế : bá cáo tin tức và phổ cập Tuyên Truyền cho Đảng Cọng Sản. Chung lại tất cả , nay Tân Hoa sử dụng khỏang 3000 nhà báo , 4000 ở ngoại quốc thuộc 170 phòng sở. Và Tân Hoa đang tuyễn thêm nhân viên các các phòng sở hiện hửu và tăng lực cho hiện diện trực tuyến của mình với ô điô -audio và nội dung vi đê ô - video . Nới rộng tòan cầu Tân Hoa là do kích thích, không duy nhất chỉ vì liên quan đến hình ảnh quốc tế Trung Quốc mà còn vì tiền bạc. Tân Hoa xem là một cơ hội để cạnh tranh đối đầu từng đầu một với các hảng thông tấn chánh Tây phương , tỉ như Associated Press, United Press International, Reuters , Bloomberg. Mục đích theo một chức quyền Tân Hoa cho biết năm 2010 là để trở thành “ một hảng thông tấn thế giới thật sự”. Tân Hoa còn chứa đựng một tham vọng biến thành một kết khối đa-mê-đia cận đại cạnh tranh với những tương tự như News Corp , Viacom, và Time Warner. Và một khi nới rộng thêm hiện diện viđêô trực tuyến của mình , Tân Hoa sẽ cố gắng tranh đoạt phần thị trường từ các kênh phát đi suốt 24 tiếng đồng hồ tỉ như CNN, BBC và Al Jazeera .
. Trong cuộc tìm kiếm lợi lộc, Tân Hoa xuất bản những báo cáo mô tả tin tức, hảng bán ra thị trường một sản phẩm gía rẽ hơn tất cả mọi dịch vụ đường dây Tây phương cống hiến . Năm 2010, Tân Hoa đã có 80 000 thể chế mua tin trả tiền, làm ra một dòng lợi tức mạnh mẽ . Đặc biệt Tân Hoa nhắm vào thế giới chậm tiến nơi mê đia Tây phương hiện diện nhỏ bé hơn và nơi không có cạnh tranh nội địa thật sự cho các tin tức quốc tế . Tân Hoa xâm nhập vào đây cũng giúp thỏa mãn mục đích kể chuyện về Trung Quố c đến thế giới.
Kênh ti vi quốc gia hạng nhất nước Tàu là CCTV hay Ti Vi Trung Ương Trung Quốc - China Central Television cũng đã trở thành tòan cầu rồi. CCTV đã phóng ra kênh nói tiếng Anh đầu tiên suốt 24 tiếng, tên gọi là CCTV Quốc tế - International năm 2000, và nay phát hình quanh thế giới bằng 6 ngôn ngữ. Mạng lưới đang cố gắng thay đổi mùi vị tuyên truyền khoa trương trống rỗng và gói hàng nội dung mình, theo những kiểu cách thân thiện người xem hơn. Năm 2012, CCTV thiết lập những tiện nghi sản xuất mới ở Nairobi xứ Kenya và ở Washington - D.C. một kênh Mỹ CCTV đầy tham vọng. Theo CCTV, họat động Washington sẽ trở thành điểm trọng tâm các họat động thu thập tin tức và phát hình .
Trung Quốc cũng đang tiến bước thêm việc xâm nhập các làn sóng rađiô ngọai quốc . Rađiô Quốc tế Trung Quốc - China Radio International , trước có tên là Rađiô Bắc Bình thành lập năm 1941 như thể là một dụng cụ tuyên truyền thời chiến tranh chống Nhật , nhưng nay đến các nơi xa hơn nhiều . Trụ sở ở Bắc Bình , nó phát thanh 392 giờ chương trình một ngày theo 38 ngôn ngữ và duy trì 27 phòng sở hải ngọai.
Những đường mê đia đi ra các mêđia ngọai quốc , dùng tòan trang quảng cáo trên các báo ngọai quốc và cố tâm đe dọa các viện đại học hay các tổ chức không chánh phủ đã đỡ đầu các sự cố có vẽ không thân thiện Trung Quốc . Các đại sứ Tàu đăng tải các op- eds, opposite editorials- xã luận đối nghịch ở trang sau .
Có một lưỡi sắc bén cứng hơn cho những cố gắng này. Nay chánh phủ Tàu theo dõi các nhà quan sát ngọai quốc về Trung Quốc và các nhà báo viết bài cẩn thận hơn trước và cố tiến thêm bước , trên các cố gắng đe dọa mê đia ngọai quốc cả bên trong lẫn bên ngòai Trung Quốc . Tại Bắc Bình, SCIO và bộ Ngọai Giao thường gọi các nhà báo ngọai quốc đề “trà luận, uống trà chuyện trò - tea chats” mắng nhiếc họ về những bài báo có vẽ không thân thiện Trung Quốc . Chánh Phủ Tàu đã từ chối không tái tục visa -hộ chiếu cho một số nhà báo ( kể cả vài nhà báo New York Times) và cũng đã từ chối cấp hộ chiếu cho các học giả Hoa Kỳ và Âu Châu có tên trong sổ đen. Ngòai Trung Quốc, các chức quyền tòa đại sứ cảnh cáo các biên tập viên báo chí, khuyên đừng đăng những bài báo đề tài có thể làm Bắc Bình mất lòng .
Cho nên, như bộ máy tuyên truyền, bộ máy kiểm duyệt của Trung Quốc cũng đang trở thành tòan cầu. Và tuồng như nó đã có ảnh hưởng. Theo một khuynh hưóng rắc rối, các học giả Tàu hải ngọai mỗi ngày càng thêm thực thi tự kiểm duyệt , lo ngại cho khả năng tiếp tục thăm viếng Trung Quốc .Chánh phủ Tàu đã trừng phạt các đường mê đia đi ra chánh yếu tỉ như Bloomberg đã đang tải vài bài báo . Và chánh phủ cũng đã chận đứng các trang websites tiếng Tàu của những báo Hoa Kỳ và Anh.
Mời đọc Phần II