- TS Trần Dăng Hồng & Kim Thu -
TO SAY HELLO, VIETNAM
TE DIRE BONJOUR, VIETNAM
Cách đây 3 năm, cũng trong tuần đầu sau Tết Dương Lịch, trên đường chở 2 cháu đi học lại sau 3 tuần nghỉ lễ Giáng Sinh và Tết Tây, thình lình cháu Adam, lúc đó mới 8 tuổi, hỏi ông ngoại “ông bà ngoại là người Việt Nam tại sao lại ở nước Anh”. Câu hỏi thật bất ngờ, làm tôi khá bối rối, vì không bao giờ nghĩ rằng một đứa bé 8 tuổi lại hỏi một câu như vậy. Thế là trong vòng 25 phút lái xe đến trường, tôi cố gắng cô động lịch sử trước và sau biến cố tháng 4/1975 để cho cháu hiểu lý do tại sao chúng tôi sống ly hương ở Anh. Tôi giải thích sơ lược rằng trước 1975, có 2 nước Việt Nam, phía nam vĩ tuyến 17 là Republic of Vietnam (Việt Nam Cộng Hòa), thủ đô là Sài Gòn, đứng đầu là Tổng Thống, giống như Hoa Kỳ hay Pháp. Thời VNCH người dân có tự do và có đời sống rất phồn thịnh, hơn cả Thái Lan. Phía bắc vĩ tuyến 17 là Democratic Republic of Vietnam (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa), sau này đổi thành Socialist Republic of Vietnam do đảng Cộng Sản cai trị, độc tài và dân chúng rất nghèo khổ. Họ chủ trương xâm lược Miền Nam, được cả khối Cộng Sản khắp thế giới như Liên Xô, Đông Âu, Trung quốc và nhiều nước Cộng Sản khác hổ trợ súng ống, tiền bạc và tuyên truyền xuyên tạc. Miền Nam thoạt tiên được Hoa Kỳ và một số đồng minh viện trợ quân sự và quân đội để chận đứng Cộng Sản, nhưng sau này Hoa Kỳ đi đêm với Trung quốc và bỏ Miền Nam. Chiến đấu đơn độc, cuối cùng Miền Nam đầu hàng trong biến cố 30/4/1975. Cộng Sản Miền Bắc chủ trương trả thù, bắt tất cả sỉ quan quân đội, công chức kể cả các giáo sư đại học vào trại khổ sai (Labour camps). Chồng của hai em gái của ông ngoại vốn là sĩ quan cao cấp bị tù trong trại khổ sai ở Miền Bắc trong 10 năm, chồng một đứa em khác vốn là bác sĩ cũng mất 2,5 năm ở tù. Ngoài ra, chính phủ Cộng Sản Miền Bắc đưa ra các chính sách kinh tế để làm Miền Nam nghèo khổ như Miến Bắc. Vì vậy, hàng triệu người dân Miền Nam vượt biển – boat people- tìm tự do mặc dầu biết có hàng nửa triệu người chết ngoài biển cả. Ông ngoại đi du học ở Anh trước 1974, biết vậy xin chính phủ Anh tị nạn. Bà Ngoại và uncle Khoa và mẹ Mỹ Anh sống với chế độ Cộng Sản mãi tới 1979, và được Chính Phủ Anh cũng như Liên Hiệp Quốc can thiệp mới được đoàn tụ với ông ngoại vào ngày 14/12/1979. Vì vậy, các cháu tôi đã hiểu vì lý do gì chúng tôi sống ly hương ở Anh.
Cũng cách đây 2 tuần, trên đường lái xe đưa cháu đến trường, cháu Sammy hỏi “Ông ngoại, cha mẹ của ông ngoại còn sống ở Việt Nam không ?” và “Cha mẹ của Bà Ngoại còn sống ở Việt Nam không?”. Sau khi giải thích là đã mất từ lâu, chỉ còn anh chị em của ông ngoại sống ở Nha Trang hay Sài Gòn, cũng như các anh chị em của bà ngoại sống ở Cần Thơ và Sài Gòn. Nha Trang ở Miền Trung, Cần Thơ ở Miền Tây, cách xa nhau khoảng 700 km. Chúng lại hỏi thêm, là cách xa như vậy vào dịp nào Ông Ngoại gặp bà Ngoại rồi cưới nhau. Thế là tôi phải dài dòng giải thích. Và cuối cùng chúng yêu cầu tôi viết gia phả cho chúng. Vì vậy, từ 2 tuần nay tôi cặm cụi viết bằng tiếng Anh phần gia phả chánh từ Cha Má tôi, Ba Má vợ tôi, cho tới đời uncle Khoa và mẹ Mỹ-Anh để chúng biết.
Tôi cho chúng nghe hai video “To say Hello, Vietnam” bằng tiếng Anh và “Te dire Bonjour, Việt Nam” bằng tiếng Pháp do ca sĩ Quỳnh Anh người Bĩ gốc Việt hát. Chúng rất thích thú nghe bài này.
Biết đâu, khi trưởng thành các cháu tôi sẽ đi VN tìm lại nguồn cội của mình.
Nhớ khi chấm dứt baì tiếng Anh, thì click vào bài tiêng Pháp
https://youtu.be/94y6svVU4so
và bài tiếng Pháp:
https://www.youtube.com/embed/uJ-t9PM4nbs?list=RDuJ-t9PM4n