12/4/2015
KỲ THỊ CHỦNG TỘC TẠI CANADA
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
|
Nét đa dạng của Canada; là tôi, bạn và các người khác (La diversité: c’est moi, vous et les autres)
Vấn đề kỳ thị chủng tộc là chuyện rất bình thường ở đâu cũng có hết.
Là người Việt sống tại hải ngoại chúng ta cũng không thể thoát ra khỏi vấn đề nầy. Tuy nhiên sự kỳ thị có ảnh hưởng nhiều hay ít đến nạn nhân hay không cũng còn tùy thuộc một phần lớn vào thái độ và cách suy nghĩ của mỗi người.
***
Chánh phủ các nước tư bản Tây phương như Anh, Pháp, Đức, Hoa kỳ và Canada v.v... đều có đề ra chánh sách và luật lệ hẳn hoi cấm kỳ thị về sắc tộc, về chủng tộc, về màu da, về tín ngưỡng, về phái tính, về tình trạng cơ thể, về khuyết tật, về khuynh hướng tình dục (gay,lesbian) ... Đây là một vấn đề có tính cách chánh trị.
Luật là như thế tuy nhiên trong thực tế đời sống hằng ngày vẫn còn có kỳ thị trong xã hội, nhưng nó rất kín đáo và rất tế nhị hư hư ảo ảo.
Là người Việt Nam định cư trên đất khách quê người khó có ai mà không bị kỳ thị đôi lần bằng cách nầy hay bằng cách khác. Có thể đó là những bài viết, là hí họa trên báo (trường hợp bức hí họa của New York Post đối với TT B. Obama), câu nói chơi, nói đùa( joke) bâng quơ của người bạn da trắng đồng sở làm, là thái độ của người bán hàng, của người chủ hãng lúc ta đến xin việc làm, của anh cai trong nhà máy, hoặc của người chủ nhà lúc ta ngỏ ý muốn mướn apt của họ, của cảnh sát viên hay của một cơ quan chánh phủ lúc tuyển dụng nhân viên v.v...Nạn nhân biết chắc hoặc có cảm giác là mình đã bị kỳ thị nhưng khó có thể trưng ra được bằng cớ nào có thể xác nhận dược hành động nói trên.
Dường như những di dân da màu chẳng hạn như những người đến từ Phi Châu và Haiti thường dễ bị và kỳ thị hơn người Á Châu da vàng.
Gần đây chánh phủ Canada vì lý do chánh trị có đề ra một số chánh sách có vẻ hơi ưu đãi người di dân da màu và những người gốc “thiểu số thấy rỏ” (minorité visible) như người Á Châu, Nam Mỹ v.v...nên cũng sanh ra nhiều sự suy bì và ganh tị từ phía một số người bản địa da trắng. Bởi vậy người da trắng cho rằng họ cũng phải gánh chịu sự kỳ thị. Đây là loại kỳ ngược hay kỳ thị thị nghịch đảo (Reverse racism, racisme à l’envers).
Kỳ thị có thể thiên hình vạn trạng. Nó có thể được biểu lộ qua những điều kiện tuyển dụng nhân viên, qua hành động, cách đối xử, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, lời nói, giọng nói hay thậm chí là bằng cách vô ngữ (non verbal) nghĩa là không cần phải nói ra thành tiếng nhưng mình vẫn biết là họ đang kỳ thị mình.
Tại Canada nếu bị kỳ thị thì mình với tư cách là nguyên cáo có thể lôi người ta hoặc chánh phủ (bị cáo) ra tòa dựa vào Luật Canadian Charter of Rights and Freedoms (dịch nôm na là Luật về Nhân Quyền và Tự Do Canada). Nếu muốn làm cho ra lẽ, chơi tới cùng thì như thế đó nhưng thủ tục cũng rất phiền phức, mất thời giờ và tốn kém...
Là một công dân, theo hiến pháp mình có quyền chỉ trích và phê phán việc làm của chánh phủ, kể cả luôn của các cấp lảnh đạo quốc gia mà không sợ bị trù ẽo, bị đì, bị “bắt đi làm việc” hay đi tù như ở các xứ độc tài, không có tự do, không có dân chủ và không có nhân quyền như các xứ mà tất cả mọi người đều biết rõ.
Quyết định nhận Canada làm quê hương, chúng ta cũng như con cháu chúng ta trong những thế hệ tiếp nối có quyền và phải có những bổn phận đối với quốc gia nầy như các người Canadian da trắng vậy.
Nét đặc thù của Canada là một quốc gia đa văn hóa gồm rất nhiều lớp người di dân đến từ khắp các nơi trên thế giới (Âu Châu, Á Châu, Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh...).Tuy thế chánh phủ Canada cũng phân chia người dân ra làm hai nhóm chánh, đó là “thiểu số thấy rõ” visible minority (người Á Châu, Phi Châu, Nam Mỹ v.v..) và “thiểu số không thấy rõ”non visible minority (người da trắng white và thổ dân Indian Canada mà họ gọi là aboriginal).Chắc các bạn cũng hiểu tạisao rồi.
Các đơn xin passeport, xin việc làm trong cơ quan chánh phủ, xin tiền già... thường đòi hỏi mình phải kê rỏ gốc gác mình, đẻ ở đâu và từ đâu đến...
|
1
|
Visible minority
|
1.1
|
Chinese
|
1.2
|
South Asian (e.g., East Indian, Pakistani, Punjabi, Sri Lankan)
|
1.3
|
Black (e.g., African, Haitian, Jamaican, Somali)
|
1.4
|
Arab/West Asian (e.g., Armenian, Egyptian, Iranian, Lebanese, Moroccan)
|
1.5
|
Filipino
|
1.6
|
South East Asian (e.g., Cambodian, Indonesian, Laotian, Vietnamese)
|
1.7
|
Latin American
|
1.8
|
Japanese
|
1.9
|
Korean
|
1.10
|
Other
|
|
2
|
Non visible minority
|
2.1
|
Aboriginal
|
2.2
|
White
|
Vấn đề thật sự là thời gian, có kẻ đến trước và có người đến sau mà thôi.
Người gõ nói thẳng với dân Canada
Người gõ với tư cách là một người Canada gốc Việt muốn nói lên những điều suy nghĩ cá nhân của mình về vấn đề kỳ thị chủng tộc tại xứ cây phong nầy.
Bài sau đây đã được đăng tải trong bản tin nội bộ Bulletin du Comité de diversité của Cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm Canada vùng Quebec, Canadian Food Inspection Agency (CFIA) vào tháng 11, 2006.
Đây là cơ quan tác giả đã từng phục vụ ròng rã trong hơn 23 năm trước khi nghỉ hưu vào tháng 7 năm 2008.
Nguyễn Thượng Chánh
Queen's Golden Jubilee Medal 2002
Nét đa dạng của Canada: là tôi, bạn và các người khác.
Là di dân thuộc thế hệ thứ nhứt, chúng ta phải đối mặt với các nỗi khó khăn tại quốc gia tiếp nhận. Đó chỉ là lẽ tự nhiên trong cuộc sống mà thôi. Chúng ta là đầu cầu vững chắc cho những thế hệ tiếp nối mai sau tiến lên. Hy sinh thêm một chút nữa chẳng nề hà chi.
Hy vọng với thời gian và thái độ bao dung của mọi người, ba trăm năm nữa tình hình sẽ được cải thiện tốt thêm hơn.
Tất cả đều tùy thuộc vào thái độ và cách suy nghĩ của chúng ta mà thôi./.
…Pour nous, immigrants de première génération, nous sommes bien conscients des difficultés que nous devons affronter dans notre pays d’acceuil. C’est normal, cela fait partie de la game. Nous sommes la tête de pont pour les futures générations. Un peu plus de sacrifice, c’est rien du tout, c’est du « peanut ». Espérons qu’avec le temps et avec l’attitude plus ouverte de la part de l’un et de l’autre, dans 300 ans la situation serait encore bien meilleure.
Tout dépend de notre attitude et de notre mentalité./.
…As first generation immigrants, we are fully aware of difficulties we must face in our host country. It’s normal and it’s all part of the game. We are the bridgehead for future generations. Making a few more sacrifices is nothing; it’s peanuts. Hopefully with time and more open attitude on everyone’s part, 300 years from now the situation will be much better.
It all depends on our attitude and state of mind.(Nguyen Thuong Chanh)./.
DIVERSES IDÉES
Le bulletin du Comité diversité du Centre opérationnel du Québec
La diversité c’est moi, vous et les autres! Novembre 2006
Volume2, No 2
C’est une question d’attitude
Par Dr Thuong Chanh Nguyen
Vétérinaire, 39D Berthierville
It’s all a matter of attitude
By Dr Thuong Chanh Nguyen
Đọc thêm
-VẤN ĐỀ KỲ THỊ TẠI VIỆT NAM
Mời các bạn xem bài dưới đây mới thấm thía….mình là người Việt Nam
Bao giờ hết cảnh người Việt chê bai, kỳ thị nhau
-Vũ Linh-Kỳ Thị Trắng Đen Ở Mỹ
-Trà Mi-Tranh luận về Dự luật S-219 “ Ngày hành tình tìm tự do”
-Parliament of Canada-Bill S-219-Projet de loi S-219
Montreal, 2015