29/11/2015
Bài học cho cạnh tranh tiến bộ giữa các vùng Sài Gòn và Hà Nội :
h
Tại sao Los Angeles lại mất hết nhuệ khí kinh tế so với San Francisco?
GS Tôn Thất Trình
|
Từ mấy chục năm, Thành phố Thiên Thần Los Angeles( Nam Ca Li - Hoa Kỳ ) và Thành Phố Cựu Kim Sơn San Francisco ( Bắc Ca Li ) là một cặp kỳ diệu kinh tế. Vậy chớ virệc gì đã xảy ra ở Nam Ca Li ?
Gần suốt thế kỷ thứ 20 ( chúng tôi từ Phi châu, Pháp - Ý về định cư ở Nam Ca Li đầu năm 1995 , sum họp cùng con cái định cư ở Hoa Kỳ sau 1975), Los Angeles( L. A .) là một trong những thành công kinh tế chóp bu Hoa Kỳ. Từ 1910 đến 1970, khi đại phố ( vùng lớn ) Greater) Los Angeles tăng dân số lên 21 lần, mức tăng trưởng kinh tế cao phẩm vù vù bay lên hàng thứ tư đại phố có lợi tức cao xứ Cờ Hoa. Lúc đó, L. A .là trung tâm của các ngành công nghệ cốt lõi: xi nê và công nghệ không gian vũ trụ- aerospace . Cạnh tranh -đối thủ ở vùng là TP San Francisco, láng giềng miền Bắc Ca Li . Nơi đây công nghệ vận tải cam nhông và chuyên chở, thiết bị thông tin, trụ sở cho tổ hợp và ngân hàng đã đẩy các dân cư Vùng Vịnh - Bay Area lên cao hơn nữa, theo kích thước lợi tức: hạng nhất năm 1970.
Dù rằng nhiều chục năm, khác biệt giữa hạng số 1 và hạng số 4 không xa cách nhau bao nhiêu cả. Cả hai vùng thành phố lớn bang Ca Li này là một cặp kỳ diệu kinh tế như nói trên. Nhưng bây giờ tình trạng không như thế nữa. Ngày nay, năm huyện Vùng Los Angeles rợi xuống hạng thứ 25 theo kích thước lợi tức , trong khi 10 huyện Vùng Vịnh vẫn chiếm hạng số 1 . Tính theo đầu người, nhân công Vùng Vịnh có lợi tức 30% cao hơn lợi tức Đại Phố Los Angeles. Giới lợi tức cao và trung lưu của hai vùng cũng khác biệt lớn như thế.
Tại vùng Los Angeles, lợi tức trung bình một gia cư là 40 000 $. Con số ở Vùng Vịnh là 62 000 $ US . Cả hai nơi, đều có người giàu sụ phi thường và đồng thời đều có những vùng lân lận cận- ngọai ô và vùng nghèo khổ nghiêm trọng . Sau khi tính luôn cả phí tổn gia cư cao hơn, những ai ở mức thang cuối nghèo khổ tại San Francisco trung bình tốt hơn tại Los Angeles, và lợi tức cao có nghĩa là chi tiêu công cọng cho trường học, chuyên chở , săn sóc y tế, mà thuế khóa lại không cao hơn .
Vậy chớ chuyện gì đã xảy ra ở Miền Nam bang Ca Li ? Nói một cách đơn giản, giai cấp doanh nghiệp Los Angeles, những kẻ làm di dịch hay lắc mạnh thảy đều quá bảo thủ, mục tiêu chúng quá lỗi thời và kiểu cách chúng dễ nhận ra và nuối nấng cái gì sẽ trở thành nền kinh tế mới mẽ. Đối với thế giới nói chung, Nam Ca Li tuồng như là vùng đại phố ít rườm rà nhất . Nhưng khi liên hệ tới cái gì đáng tính tóan ngày nay - một “ hệ thống sinh thái- ecosystem” nối kết nhau cao độ của doanh nhân và kẻ đầu tư, các nhà kỷ thuật và sáng kiến , Los Angeles ngã quị .
Đầy thí dụ cơ hội mất hút đi. Vào thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, các công ty cao kỷ Los Angeles sản xuất nhiều bán dẫn- semiconductors phức tạp hơn là các công ty Vùng Vịnh. Hảng Computer Science Corp. ở L. A. là công ty phần mềm lớn nhất ở New York STock Exchange, và là hảng đầu tiên được liệt kê. Los Angeles cũng chia sẽ những thiên tài computer nữa đó : Thông điệp Internet đầu tiên gửi đi từ máy computer của Leonard Kleinrock tại UCLA năm 1969 ; Kleinrock đã sáng chế nốt vặn gói kỷ thuật số - digital packet switch , một trong những then chốt của Internet. Thế nhưng các công ty kỷ thuật thông tin - như TRW, Rockwell và Lockheed Martin - đều thỏa mãn tụ điểm vào các đầu thầu chánh phủ có lợi lơn nhưng cuối cùng rất giới hạn. Tại miền Bắc Ca Li, các công ty Fairchild, Xerox, Hewlett - Packard và Shockley Semiconductors, cũng làm công tác đấu thầu chánh phủ , nhìn thấy tương lai và chia ngành nhập vào thị trường tiêu thụ. Cuối cùng, Steve Jobs và Apple sẽ trở thành tượng trưng cho cách nào cách mạng thay đổi này sẽ là gì.
Khác biệt hậu quả vùng thật là sâu xa. Trong thập niên 1970, phần công nghệ IT cho nền kinh tế Đại phố Los Angeles và Vùng Vịnh bằng nhau ( theo các từ tổng quát, L.A. có phần lớn hơn ). Đến 2010, IT ở miền Bắc Ca Li 4 lần lớn hơn IT miền Nam.
L. A . còn thiếu khả năng lợi dụng một ngành công nghệ mới khác là sinh kỷ - biotech đã làm chói lọi câu chuyện IT trên nhiều phương cách. Tuy nhiên ở trường hợp này, vấn đề ít có nghĩa là mù qúang đối với một thị trường mới hơn là mù quáng cả một phương cách mới làm doanh nghiệp. Một lần nữa, cả hai vùng khởi sự với tài năng cần thiết. Năm 1976, Art Riggs và keiichi Itakura trình bày cách nào tổng hợp DNA ở City of Hope ở Duarte. Cùng lúc, Stanley Cohen ở Stanford và Herbert Boyer ở U C San Francisco đang hoạt động trên tái phối hợp DNA, họ làm môn bài năm 1980.
Ở L.A. , hảng lớn sinh kỷ đầu tiên Amgen, được thiết lập như thể con sinh của nhà tư bản hiểm nguy Bill Bowes tại Thung lũng Silicon Valley và nhà khoa học UCLA Winston Salser. Hảng Genentech , thiết lập gần cùng lúc tại Vùng Vịnh, là sáng tạo của Robert A . Swamson, một nhà tư bản hiểm nguy khác và nhà sinh hóa Boyer. Nhưng Amgen lại xa cách nhiều Viện đại học chánh yếu , ở Thousand Oaks, sát ngay đại học UC San Francisco tiếp xúc dễ dàng và ngẩu nhiên với khảo cứu mũi nhọn hàn lâm. IPO Amgen năm 1983 , theo chân mô hình các công ty dược phẩm. Họ giữ không cho các nhà khảo cứu lọt vào quản trị , bao quanh họ vào công tác R&D( Khảo cứu &Phát triễn ). Trái lại Genentech lại đặt các nhà khoa học vào ban Giám đốc và các nhà khoa học quản trị viên này, theo thời gian, sẽ quay tròn xoắn ốc ý kiến này đến ý kiến khác cho trở thành những công ty hiểm nguy mới.
Genentech được xử lý cho sáng chế, Amgen cho thương mãi hóa. Nghĩa là công ty mới , công ty cũ. Amgen trở thành một khổng lồ trong lảnh vực , nhưng phần lớn chỉ tốt đẹp riêng cho mình. Các nối kết và các mạng lưới nuôi nấng tại Genentech , mặt khác tạo ra một cụm các công ty sinh kỷ uy vũ ở Vùng Vịnh. Một lần nữa, so sánh càng kiên quyết thêm. Đến 2010, có 214 công ty khởi sự ở Vùng Vịnh và 55 công ty này ở vùng L. A.; 64 IPO sinh kỷ thay vì chỉ có 3 ở vùng L. A . ; 8 tỉ $US về tư bản sinh kỷ hiểm nguy tài trợ thay vì 551 triệu $ ở vùng Đại phố L. A. So sánh Đại phố L.A. và Vùng Vịnh, các viện đại học Nam Ca Li chỉ tạo dựng lên 1/6 sác xuất môn bài có một nối kết với hảng sinh kỷ vùng.
Khiếm khuyết mạng lưới L.A. cũng thấy được ở nhiều đường khác. Ở Bắc Ca Li, chỉ có một nhóm lảnh đạo doanh nghiệp duy nhất chủ trì Ủy Ban Vùng Vịnh, đã 70 năm, đề cao tương lai kinh tế vùng. Ở Nam Ca Li, các tổ chức nhỏ hơn cạnh tranh nhau và các cố gắng chiến lược khắp vùng , tỉ như Rebuild L. A. tổ chức hầu giải đáp các rối lọan 1992, sinh ra và chết đi mà không có ảnh hưởng gì cả. Có đến ba lần những nối kết dài hạn ( các thành viên ủy ban chia sẽ trách nhiệm ) giữa Ủy Ban Vùng Vịnh và các tổ hợp chánh Bắc Ca Li sơ với bất cứ tở chức lảnh đạo hay công ty nào của Nam Ca Li .
Các chiến lược vùng L. A ., có lẽ không đáng ngạc nhiên cho lắm, rất là thiếu thốn so so với Vùng Vịnh. Trong 30 năm, các bản báo cáo kinh tế của Hiệp Hội các Chánh phủ Nam Ca Li, ít khi nói tới các kỷ thuật và công nghệ kinh tế mới . Thế nhưng ở Bắc Ca Li , những doanh vụ này là tụ điểm trọng tâm từ thập niên 1980 đến nay. Tổng quát , trong khi lảnh đạo vùng ở San Francisco tập trung hút dẫn và hổ trợ các công nghệ phí tổn cao , lương bổng cao , Đại phố L . A . cố gắng tăng thêm sinh lực cho các công nghệ trụ cột nền kinh tế xưa cũ là chế tạo . Trong số các điều này , Thành phố nâng cấp hải cảng mình , cũng cố ngành công nghệ tiếp vận - logistics và đã thành công chụp bắt được ngành thương mãi chuyên chở tàu thủy của Trung Quốc . Nhưng công nghệ tiếp vận chỉ tạo ra các công ăn việc làm lương bổng thấp hay trung bình mà thôi .
Cuối cùng , không một giải thích duy nhất nào cho suy sụp đã lâu ân sủng kinh tế của L.A. . Đây là một câu chuyện thiện chí và tin tưởng sai lạc, của liên hệ doanh nghiệp mảnh vụn và ý kiến lỗi thời. . Los Angeles không thiếu tài năng khéo léo và thiên tài, nhưng L . A. đã mất đi cái nhìn xa L. A. có rất nhiều trước 1970 . Muốn thành công ở nền kinh tế mới, có lại cái nình tốt đẹp và lợi lộc lợi tức cao cho mọi cư dân mình, Nam Ca Li bắt buộc phải đối đầu cùng các sai quấy trong 30 năm qua. L .A. phải thay thế cô lập và xé mảnh vụn cùng mạng lưới và liên kết . L. A. phải quay mặt lại, lần nữa và lần cuối, rời khỏi chế tạo phí tổn thấp và lương bổng thấp. Một lần nữa , L. A. phải sống đúng theo tiềm năng là những gì vững chắc của mình .
( chiếu theo Michael Storper, giáo sư Phát triễn vùng và quốc tế ở ban kế hoạch đô thị viện Đại học UCLA , ngày 25 tháng 10 năm 2015 )
( Irvine , Nam Ca Li . ngày 22 tháng 11 năm 2015 )