10/5/2015
Cập nhật hiểu biết nền kinh tế Trung Quốc :
BÌNH THƯỜNG MỚI- New Normal vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc
G S Tôn Thất Trình
|
Sau đây là quan điểm của Hồ An Cảng - Hu Angang, Giáo sư Kinh tế trường Chánh sách và Xử lý công cộng thuộc Viện đại học Thanh Hoa - Tsinhua.
Nay đã thật rỏ ràng là nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại những năm tới đây, dù rằng các nhà kinh tế không đồng ý nhau về chậm bao nhiêu và kéo dài bao lâu. Năm ngoái 2014, tăng trưởng GDP Trung Quốc rơi xuống chỉ còn 7.4 % thấp nhất từ 25 năm nay và năm 2015 chờ đợi là con số tăng gia còn thấp nữa. Rất nhiều quốc gia khác trên thế giới đã chiến đấu hầu đạt mức tăng trưởng này, nhưng không như Trung Quốc, cần tạo ra hàng triệu công ăn việc làm mới cho thập niên tới. Thế cho nên thật là đúng lý, khi vài chuyên viên nghi ngờ về viễn cảnh phát triễn Trung Quốc. Họ biện cứ là mô hình tăng trưởng nhờ sản xuất làm nhiên liệu, không còn đứng vững được nữa. Họ cảnh báo, như nhà kinh tế học Paul Kugman viết năm 2013, là Trung Quốc “ sắp chạm trán húc đầu vào Trường Thành”. Theo cái nhìn này, vấn đề không phải là nền kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ mà là lúc nào nó sụp đổ.
Suy nghĩ như vậy là bị lạc đường rồi . Trung Quốc chưa gần đến bên bờ vực thẳm; Trung Quốc đang tiến vào một giai đọan phát triễn mới. Nhà lảnh đạo Tập Cận Bình - Xi JinPing gọi giai đọan tăng trưởng mới là “ Bình thường Mới-New Normal” một từ ngữ Mohamed El - Erian, nguyên tổng giám đốc điều hành - CEO hảng đầu tư toàn cầu PIMCO đã sử dụng, mô tả phục hồi kinh tế đau khổ của Tây Phương, tiếp theo khủng hỏang tài chánh năm 2008. Nhưng Tập đã dùng câu này để mô tả một cái gì khác hẳn: một tái cân bằng khẩn thiết trong đó quốc gia đa dạng hóa nền kinh tế , ôm chồm một mức tăng trưởng bền vững hơn, và phân phối lợi lộc đồng đều hơn. Nay bình thường mới còn trong các giai đọan đầu, nhưng nếu Bắc Bình làm nó bền vững. các công dân Tàu có thể trông cậy vào tăng trưởng liên tục và cải thiện vật chất cho phẩm gía đời sống mình. Trong lúc đó, thế giới còn lại, có thể chờ đợi Trung Quốc trở thành hội nhập hơn vào kinh tế tòan cầu . Thế kỷ Trung Quốc này không phải là một bắt đầu cho chấm dứt cuối cùng mà là ở đọan cuối cùng của một bắt đầu.
Theo sau nhà lảnh đạo
Muốn hiểu rỏ bình thường mới của Trung Quốc ,cần biết vài tình huống lịch sử Tàu. Vì là kẻ đến sau của nền kinh tế cận đại , Trung Quốc theo chân cái gọi là kiểu mẩu “ Tăng trưởng đuổi cho kịp -Catch-up growth” liên hệ đến tăng trưởng kinh tế mau lẹ tiếp theo những năm chậm chân. Chẳng hạn từ năm 1870 đến năm 1913, nền kinh tế Hoa Kỳ đã đi theo đúng vết mòn này, tăng trưởng trung bình 4 % . Giữa năm 1928 và 193, GDP Nga tăng trung bình 4.6%. Từ năm 1950 đến năm 1973, kinh tế Nhật tăng trung bình 9.3%. Nhưng không một quốc gia trong số này sánh ngang hàng các ghi chép Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 2011: mức tăng trưởng trung bình GDP là gần 10% trên hơn 33 năm .
Bừng dậy này đã giúp kinh tế Trung Quốc đuổi kịp hay vượt quá kinh tế Hoa Kỳ. Theo từ ngữ mức tương đương sức mua sắm -purchasing power parity, một đo lường các nhà kinh tế sử dụng so sánh các quốc gia, GDP Trung Quốc đã vượt mặt Hoa Kỳ năm 2010 hay 2014, tùy theo ai đó trông cậy vào thống kê lịch sử của Maddison Project hay dữ liệu của Chương trình So sánh Quốc tế thuộc Ngân Hàng Thế Giới. Tuy nhiên, nếu ai đó dựa vào phương pháp Atlas Ngân Hàng Thế Giới, nền kinh tế Tàu sẽ không vượt mặt Hoa Kỳ mãi cho đến năm 2019. GDP Tàu vẫn còn theo đuôi GDP Hoa Kỳ , nếu tính bằng đô la Mỹ hiện hửu. Nhưng phương pháp tốt nhất so sánh khách quan hai nền kinh tế là mức phát xuất điện -power Generation, vì mức này có tính chất vật lý và định lượng. ( nhắc lại theo nguồn Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ là năm 1980 , Hoa Kỳ phát xuất trên 2200 tỉ kilowatt- giờ điện, Trung Quốc chỉ chừng trên 200 tỉ , nhưng năm 2011 Trung Quốc đã vượt mặt Hoa Kỳ, năm 2012 phát xuất gần 5000 tỉ kw -giờ so với 4000 tỉ của Hoa Kỳ) . Điện theo gần đúng dấu đường cận đại hóa xứ sở ;. Nói cho cùng, không có điện hay ít nhất là không có nhiều điện , thì không thể chạy các nhà máy, hay xây cất nhà chọc trời - cao ốc mà Trung Quốc đã thực hiện. Năm 1900, Trung Quốc phát xuất 0.01 % số điện Hoa Kỳ; Năm 1950 , con số Trung Quốc tăng lên đến 1.2 %; năm 2000 tăng đến 34 % và năm 2011 đã vượt mặt Hoa Kỳ.
Trổi dậy Tàu này đã đem lại lợi nhuận khổnglồ cho dân Trung Quốc , dù rằng còn phải làm nhiều hơn nữa. Với dân số hơn 4 lần lớn hơn Hoa Kỳ, chắc chắn là GDP mỗi đầu người - per capita của Trung Quốc sẽ không bằng phân nữa GDP mỗi đầu người Hoa Kỳ, mãi cho đến năm 2030. Và cũng chắc chắn là Trung Quốc đã tiến mau lẹ ở nhiều lảnh vực khác. Tuổi thọ ở Trung Quốc nay là 76 năm, đã gần bằng Hoa Kỳ là 79 năm. Các mức giáo dục ở hai quốc gia đều ngang ngữa nhau. Tính theo chỉ số Gini coefficient, mức bất bình đẳng kinh tế ở Trung Quốc, nay đã có thể thấp hơn ở Hoa Kỳ rồi. Thế nhưng kể từ năm 1979 ,đa số các của trời cho - windfall của trổi dậy Trung Quốc tập trung rơi vào tay những ai sống ở đô thị hay ở các miền bờ biển. Nhận thức ra mục đích cuối cùng “ phát triễn chung và thịnh vượng chung” sẽ đòi hỏi không chỉ là tăng trưởng vững bền hơn nữa mà còn là phân phối đồng đều hơn nữa những lợi lộc thu được.
Chậm hơn nhưng kiên định hơn
Một phần nào đó, mức tiến Trung Quốc chậm hơn là điều khó tránh nổi. Ba thập niên tăng trưởng gãy cổ , càng làm cho nền kinh tế Trung Quốc đơn giản khổng lồ, chỉ tăng gia kích thước biên tế , càng thêm khó khăn . Dù đo lường theo hối xuất hiện hử , GDP Tàu đã trên 10 ngàn tỉ đô la- trillion Mỹ năm 2014 , có nghĩa là tăng trưởng 10% cọng thêm 1000 tỉ $ vào nền kinh tế sau một năm, một tổng cọng lớn hơn tòan thể GDP của Saudi Arabia, là một trong những nền kinh tế to lớn nhất thế giới. Tăng trưởng theo kích thước này sẽ trở thành không vững bền được ở điểm nào nào đó. Nó đòi hỏi cơ bản là một nguồn cung cấp năng lượng không giới hạn và gây ra nhiều căng thẳng cho môi trường. Trung Quốc hiện phát thải carbon vào khí quyễn nhiều hơn cả hai Hoa Kỳ và Hiệp Hội Âu Châu -EU cọng lại và mức phát thải này vẫn đang tăng lên.
Đối chiếu mọi điều này, Trung Quốc không còn mấy lựa chọn nữa , ngòai việc giảm bớt đi. Dù cho tỉ xuất tăng trưởng 7% vẫn còn rất cao so với đa số các nền kinh tế thế giới, nó sẽ giảm bớt yêu cầu của Trung Quốc về các nhập sản căn bản - basic inputs, dù là than đá hay nước sạch, xuống các mức xử lý dễ dàng hơn. Nó cũng giúp Trung Quốc góp phần vào giải quyết thay đổi khí hậu tòan cầu , phần nào thực hiện Tuyên bố Chung Hoa Kỳ - Trung Quốc năm 2014 về Thay đổi Khí hậu, đòi hỏi Trung Quốc phải bắt đầu giảm thiểu phát thải carbon, chậm nhất trước năm 2030. Nhờ tăng trưởng chậm hơn và một lọat chánh sách mới bảo tồn năng lượng, Trung Quốc có cơ đạt mục đích này trước thời hạn.
Chuyễn hướng của Bắc Bình qua bình thường mới đã bắt đầu và cho đến nay thành quả rất là ấn tượng. Hãy xét đến kế họach ngủ niên thứ 12 , chấp thuận năm 2011 và sẽ tiếp tục đến năm nay 2015. Dù kế họach không mở ra vào thời kỳ tăng trưởng suy thóai, 5 trong số mục tiêu kế họach đã cũng cố nền kinh tế Tàu và cải thiện đời sống công dân Tàu. Mục đích thứ nhất là đảm trách tạo ra 45 triệu công ăn việc làm mới ở các vùng đô thị. Bắc bình đà làm nhiều hơn mục tiêu này, tạo đến trên 50 triệu công ăn việc làm ở các đô thị quốc gia, một kỳ công chiếu sáng ngược với các khủng hỏang thất nghiệp ở Hoa Kỳ và Âu Châu trong thời gian này. Mục đích thứ hai liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, kêu gọi nới rộng khu vực dịch xụ xứ sở từ 43% GDP năm 2010 lên đến 48% năm 2014; trong ca này , chánh phủ đã đụng nhằm mục tiêu, đa dạng kinh tế và tăng thêm công ăn việc làm theo tiến trình. Mục đích thứ ba nhấn mạnh đến sáng kiến khoa học, huấn lệnh tăng ngân sách tài chánh cho khảo cứu và phát triễn từ 1.75 % GDP năm 2010 lên 2.20 % năm 2015. Một lần nữa, Bắc Bình đã chạm muc tiêu, biến Trung Quốc thành cường quốc thế giới cấp ngân khỏan đứng hàng thứ 2 cho khảo cứu và phát triễn. Đầu tư này đã trả tiền lãi cổ phần - dividends: năm 2012 , sau chưa đến 3 thập niên Trung Quốc thông qua luật môn bài đầu tiên, gần 50 % nhiều đơn nạp xin môn bài ở Trung Quốc hơn là ở Hoa Kỳ. Ưu tiên thứ tư là phúc lợi xã hội - social welfare , gồm nới rộng hệ thống săn sóc y tế, nay đã bao phủ hơn 95% tổng số dân Trung Quốc. Mục đích thứ 5 nhấn mạnh đến bảo tồn. Mục đích kêu gọi cải thiện 8 chỉ dẫn môi sinh, tỉ như thành phần nhiên liệu không hóa thạch, làm ra tiêu thụ năng lượng cơ bản và số lượng phát thải carbon dioxide theo tỉ lệ với GDP.
Trong lúc đó, các mục tiêu tăng trưởng của kế họach, tương đối khiêm tốn theo các tiêu chuẩn Trung Quốc. Chánh quyền trung ương đặt ra mục đích 7% tăng trưởng GDP và nhắm vào tăng gia gấp đôi GDP mỗi đầu người vào năm 2020 so với năm 2010. Các mục tiêu này gửi đi một tín hiệu rỏ rệt cho các chánh phủ khác đang cố nhìn theo Trung Quốc : là khi nói tới tăng trưởng, phải tụ điểm trên phẩm chứ không phải trên lượng.
Lợi tức trung bình các vùng đô thị vẫn còn lớn hai lần hơn lợi tức các vùng nông thôn. tuy lỗ hổng cách biệt đã đặt ra là phải hẹp dần những năm tới , một phát triễn cố tăng cường tiêu thụ nội địa và thúc đẩy tiếp tục tăng trưởng GDP. Lẽ dĩ nhiên, dẫm chân tương đối của Trung Quốc cũng sẽ gây ra nhiều thách đố khó khăn, đặc biệt trong vương quốc tạo thêm công ăn việc làm và sản xuất thực phẩm , nơi đây các tỉ xuất tăng trưởng cũng sẽ khá chậm. Nhưng đây là phí tổn của biến đổi cơ cấu và đáng trả giá để cho quốc gia tiến tới .
Lợi nhuận toàn cầu
Bình thường mới sẽ không giới hạn ảnh hưởng tại Trung Quốc mà thôi : bằng cách tái cân bằng nền kinh tế nội địa , Trung Quốc sẽ đóng một vài trò to lớn hơn nữa ở ngòai nước. Trung Quốc đã là tay góp phần lớn nhất cho tăng trưởng tòan cầu và nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục nới rộng theo tỉ xuất chừng 7 % , quốc gia này sẽ duy trì, trên phưong diện sức mua sắm tương đương, là một lực lượng quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng tòan cầu. Từ năm 2000 đến năm 2013, Trung Quốc đã trách nhiệm cho gần 23 % tăng trưởng tòan cầu ( Hoa Kỳ góp phần khỏang 12 %). Hồ An Cảng gợi ý là là con số sẽ tăng lên đến 25% trước năm 2020, giúp cho các tỉ xuất tăng trưởng tòan cầu trên 3 %.
Ở thương mãi cũng vậy,Trung Quốc nay đã là nhà lảnh đạo đứng đầu thế giới và sẽ tiếp tục con đường tiến tới này. Theo căn cứ dữ liệu của Cục Thống kê Thương mãi Quỹ Tiền tệ Quốc tế , Trung Quốc là nguồn thương mãi lớn nhất cho 140 quốc gia, và các họat động thương mãi Tàu chiếm 13 % tổng số tăng trưởng thế giới, từ năm 2000 đến năm 2012. Nhưng nếu Bắc Bình muốn nâng lên tiêu thụ nội địa và giảm thiểu tùy thuốc Trung quốc vào xuất khẩu, Trung Quốc cần mở toang biên giới , cắt xén thuế khóa , khuyến khích các công ty Tàu nới rông trên thế giới, thiết lập thêm nhiều vùng thương mãi tự do và tăng gia thưong mãi Tàu ở lảnh vực dịch vụ. Và để hút dẫn thêm đầu tư ngọai quốc , Bắc Bình sẽ phải thực thi các cải cách căn bản, tỉ như tự do hóa trương mục tư bản , liên hệ đến dễ dãi những hạn chế các dòng chảy tiền tệ khắp mọi biên giới xứ sở và tạo dựnh một danh sách gọi tên là tiêu cực .một tài liệu duy nhất chỉ dẫn là các lảnh vực nào nền kinh tế sẽ không mở toang cho đầu tư ngọai quốc , ra dấu là mọi lảnh vực khác đều mở toang.
Trung Quốc cũng đang điềm tỉnh góp phần lớn thêm và vươ”ng quốc ý kiến nữa đó . Quốc gia Tàu nay là nơi phát xuất lớn nhất của tài sản trí tuệ - intellectual porperty; từ năm 2000 dến năm 2012 , các nhà sáng chế ở Trung Quốc đã đảm trách gần 62 % tăng trưởng đơn nạp xin cấp môn bài thế giới ( Hoa kỳ chỉ đảm trách có 25 % thôi ) . Và xem như là thành phần của đảm nhiệm mới về sáng chế , Bắc Bình sẽ phải chấp thuận các bảo vệ tài sản trí tuệ khe khắc hơn và khuyến khích các công ty Tàu nạp đơn xin cấp môn bài quốc tế và phân phối các kỷ thuật mới, đặc biệt cho các quốc gia đang mở mang .
Kinh tế Tàu càng hội nhập hơn thì Trung Quốc sẽ càng hành động như thể một kẻ ổn định toàn cầu hơn, như Trung Quốc đã làm sau cơn khủng hỏang tài chánh quốc tế năm 2008. Chính kế họach kích thích năng nổ của Bắc Bình đã góp phần tuy tranh cải, nhiều nhất cho tòan cầu phục hồi , sau khi bị khủng hỏang đụng độ. Bằng cách bảo đảm là Trung Quốc giữ cho tỉ lệ tăng trưởng trên 9% , Bắc Bình sẽ tiếp tục biến tăng trưởng tòan cầu tiêu cực thành tích cực. Trung Quốc sẽ phụng sự nhiệm vụ tiến tới này, nhưng Trung Quốc sẽ phải hành động xuyên qua những kênh chính thức hơn, chánh yếu là các tổ chức tài chánh quốc tế tỉ như Ngân Hàng Thế Giới và Qủy Tiền tệ Quốc Tế, hầu cải cách trật tự tài chánh quốc tế, theo những phương cách có lợi cho các quốc gia đang mở mang.
Khi Trung Quốc tăng gia dẫn đầu kinh tế, Trung Quốc sẽ không tránh khỏi bị kêu gọi đảm nhận thêm các trách nhiệm tòan cầu lớn hơn. Nhưng trên nhiều phương cách, Bắc Bình đã tiến bước, biêt rỏ là thành công của giai đọan kế tiếp phát triễn Trung Quốc , tùy thuộc nhiều hơn vào vào thế giới rộng hơn là tùy thuộc vào chính ngay Trung Quốc. Trung Quốc không thể thịnh cường, nếu không có một trật tự luât lệ căn bản tòan cầu , cân bằng , và nếu như quốc gia Tàu sẽ tiếp tục đề xướng cho tự do hóa thương mãi , chấm dứt chánh sách bảo vệ mọi nơi, hợp tác vùng, và một hệ thống quản trị tòan cầu đại diện cho các quốc gia đang mở mang hơn. Bình thường mới, theo nghĩa này là xây dựng một Trung Quốc đủ mạnh mẽ, không chỉ để tự đứng vững một mình, mà cũng là để giúp kẻ khác nữa.
( Irvine , Nam Ca Li - Hoa Kỳ , ngày 1 tháng 5 năm 2015 )