24/9/2015
Kỷ thuật- Technology ngày nay là gì đây ?
GS Tôn Thất Trình
|
Nhân dịp hảng Hewlett - Packard Co.,HP , một trong ba hảng kỷ thuật lớn nhất Hoa Kỳ ( hai hảng kia là Dell và IBM ), tọa lạc tại thành phố Palo Alto miền Bắc bang Ca Li- California sa thải 30 000 nhân viền , để tái cơ cấu , giúp HP tiết kiệm 2,7 tỉ đô la Mỹ một năm . HP có một lợi tức hàng năm là 48.75 tỉ $. Ngày 31 tháng 10 năm 2014 hảng Palo Alto này cho biết là hảng có 302 000 nhân viên . HP được Bill Hewlett và Dave Packard, hai bạn thân cùng học ở Viện đại học Stanford , chung sức thiết lập năm 1976 ( sau khi Sài Gòn thất thủ tháng tư năm 1975) và phóng ra doanh vụ mình từ một ga ra thuê mướn . Nhưng từ kỷ thuật thường hay bị hiểu thiếu sót ngày nay ở nước nhà, có lẽ cũng nên giải thích thêm ở đây.
Kỷ thuật tiếng Anh là Technology bắt nguồn từ từ ngữ Hy Lạp - techne có nghĩa là bàn tay nghệ thuật , khéo léo, tinh vặt và từ ngữ logia, là một thu thập những kỷ xảo - kỷ thuật, khéo léo , phương pháp và tiến trình, xử dụng sả xuất hàng hóa và dịch vụ hoàn tất các mục đích tỉ như điều nghiên khoa học . Kỷ thuật có thể là hiểu biêt - kỷ xảo, kỷ thuật , tiến trình v.v… hay nó co thể bao gồm luôn cả máy móc , máy computer , linh kiện và xưởng máy , các cá nhân không có hiểu biết chi mấy về kỷ thuật cả điều khiển.
Định nghĩa và sử dụng
Từ ngữ Kỷ thuật - Technology đã thay đổi đáng kể từ 200 năm nay. Trước thế kỷ thứ 20, từ ít thông dụng theo Anh văn và là mô tả hay nghiên cứu các nghệ thuật có ích . Từ thuờng nối kết với giáo dục kỷ thuật , tỉ như MIT- Viện Kỷ thuật Massachusetts ( thành lập năm 1861). Từ ngữ” kỷ thuật “ trở thành thượng phong - ưu tiên ở thế kỷ thứ 20, nối kết với Cuộc Cách Mạnh Công Nghệ Thứ hai . Ý nghĩa từ ngữ thay đổi vào đầu thế kỷ tứ 20, khi các nhà khoa học xã hội Hoa Kỳ , khởi đầu với Thorstein Veblen, dịch ý kiến từ khái niệm Đức của Technik thành Technology - Kỷ thuật . Ở ngôn ngữ Đức và Âu Châu khác , có một phân biệt giữa technik và technology , vắng mặt ở Anh văn , thường có nghĩa là nghiên cứu không những các nghệ thuật công nghệ mà luôn cả chính ngay các nghệ thuật công nghệ này .
Tự vị và học giả cống hiến một lọat định nghĩa; từ Merriam - Webster Dictionary ( bản mới tháng 2 năm 2007 ) đến Ursula Franklin ở sách “ Real World of Technology “ năm 1989 chí đến Bernard Stiegler năm 1998 ở “Technics and Times “, từ ngữ “ Kỷ thuật- Technology “ tựu trung cũng có thể dùng để nói tới một thu thập kỷ xảo ( kỷ thuật ) - techniques. Trong khuôn khổ này, đó là tình trạng hiện hửu của hiểu biết nhân lọai cách nào phối hợp tài nguyên để sản xuất ra các sản phẩm mong muốn, để giải quyết vấn đề, thõa mãn như cầu hay các điều muốn - wants . Nó sẽ bao gồm các phương pháp kỷ xảo, khéo léo, tiến trình, dụng cụ và vật liệu thô hào. Khi phối hợp với một từ khác, tỉ như “ kỷ thuật y khoa - medical technology” hay “ kỷ thuật không gian - space technology”, chúng nhắc tới một tình trạng hiểu biết và các dụng cụ cho các lảnh vực này . “ Tinh trạng của “nghệ thuật kỷ thuật” là cao kỷ nhân lọai có được ở bất cứ lảnh vực nào .
Kỷ thuật có thể xem như thể là một họat động làm hình dạng hay thay đổi văn hóa . Thêm vào đó , kỷ thuật là áp dụng tóan học , khoa học và các nghệ thuật - arts có lợi lộc cho đời sống . Một thí dụ cận đại Ià việc trổi dậy của “ kỷ thuật truyền thông - communication technology “, làm giảm bớt rào cản của tương tác con người và có thành quả là giúp sanh sôi nảy nở các phụ văn hóa - subcultures mới mẽ; trổi dậy của văn hóa cyber, điều khiển học - cyber culture đã , trên căn bản là một phát triễn của Internet và máy computer - điện tóan. Không phải kỷ thuật nào cũng bổ sung văn hóa theo phương cách tạo dựng ; kỷ thuật có thể làm dễ dàng các áp bức chánh trị và chiến tranh xuyên qua các dụng cụ như súng ống chẳng hạn . Như thể một họat động văn hóa kỷ thuật đã có niên đại sinh ra trước cả khoa học lẫn công nghệ -engineering ; mỗi lọai này chánh thức hóa vài khía cạnh của các dốc lực kỷ thuật
Khoa học , công nghệ và kỷ thuật
Phân biệt giữa khoa học , công nghệ và kỷ thuật không luôn luôn rỏ rệt . Khoa học lý luận điều nghiên hay nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, nhắm vào khám phá các nguyên tắc lâu dài giữa các nguyên tố thế giới hiện tượng bằng cách sử dụng các kỷ xảo ( kỷ thuật ) danh nghĩa tỉ như các phương pháp khoa học .Kỷ thuật không đương nhiên chỉ là sản phẩm khoa học , vì nó phải thỏa mãn những đòi hỏi như ích lợi, sử dụng được và an tòan .
Công nghệ là một tiến trình nhắm mục đích họa kiểu và làm ra các dụng cụ và các hệ thống hầu khai thác hiện tượng tự nhiên cho các phương tiện thực tiển của con người, thường ( nhưng không phải luôn luôn ) sử dụng thành quả và các kỷ xảo của khoa học. Phát triễn kỷ thuật có thể nhờ đến nhiều lảnh vực của hiểu biết , gồm cả khoa học , công nghệ, tóan học, ngôn ngữ học và hiểu biết lịch sử, để hòan tất vài thành quả thực tiễn .
Kỷ thuật thường là một hậu quả của khoa học và công nghệ - dù rằng kỷ thuật là một họat động con người, đã tiến bước trước cả hai lảnh vực này. Thí dụ, khoa học có thể nghiên cứu dòng chảy các electrons ( điện tử âm ) ở các dẫn điện , bằng cách dùng những dụng cụ và hiểu biết đã có sẳn, tỉ như các bán dẫn - semiconductors , computers và các dạng khác của kỷ thuât tiên tiến . Theo ý nghĩ này, các nhà khoa học và các kỷ sư - engineers, ingénieur cả hai đều có thể gọi là các nhà kỷ thuật - technologists ; cả ba lảnh vực thường được xem là một, để theo dõi các mục đích khảo cứu và tham chiếu .
Liên hệ chính xác giữa khoa học và kỷ thuật đặc biệt được các nhà khoa học , sử gia và các nhà làm chánh sách thảo luận cuối thế kỷ thứ 20 , một phần vì thảo luận có thể thông tri để tài trợ khoa học căn bản và ứng dụng . Ngay khi Thế Chiến Thứ II bùng nổ, ở Hoa Kỳ kỷ thuật được xem đơn giản là “khoa học ứng dụng” và đó là để tài trợ khoa học căn bản nhằm thu họach thành quả kỷ thuật đúng lúc . Một nốikhợp của triết lý này có thể tìm thấy ở luận văn của Vannevar Bush về chánh sách khoa học “ Science - The Endless Frontier , Khoa học một Biên cương không bao giờ Chấm dứt “ . Sản phẩm mới , công nghệ mớ và nhiều công ăn việc làm hơn đòi hỏi luôn luôn có thêm hiểu biết về các luật của Thiên Nhiên . Hiểu biết mới cần thiết này chỉ có thể làm ra xuyên qua khảo cứu khoa học căn bản . Tuy nhiên, cuối thập niên 1960 , cái nhìn này bị tấn công trực tiếp, đưa tới những sáng kiến tài trợ khoa học cho các nhiệm vụ đặc thù ( cộng đồng khoa học khánng cự lại các sáng kiến này ). Vấn đề vẫn còn kiện tụng lôi thôi, dù cho đa số các nhà phân tích đều kháng cự lại kiểu mẩu là kỷ thuật đơn giản là thành quả của khảo cứu khoa học .
Kỷ thuật từ lịch sữ trung cỗ đến cận đại ( 300 năm sau công nguyên AD - hiện nay )
Các sáng kiến tiếp diễn vào thời Trung Cỗ - Middle Ages với các sáng kiến tỉ như lụa là-silk , vòng cỗ ngựa và móng ngựa vào khỏang vài trăm năm đầu khi Đế Quốc La Ma sụp đổ. Kỷ thuật trung cỗ nhìn thấy cách sử dụng những máy móc đơn giản( tỉ như đòn bẩy, đinh vít - bu lông, và ròng rọc, puli- pulley ) được phối hợp làm ra những dụng cụ phức tạp hơn tỉ như xe cút kít - wheelbarrow, cối xay gió - windmill và đồng hồ . Thời Phục Sinh đem tới nhiều sáng kiến này gồm máy in ( giúp phổ biến truyền thông hiểu biết lớn hơn ) và kỷ thuật càng ngày càng liên kết với khoa học , khởi sự một chu kỳ tiên tiến chung. Các tiên tiến về kỷ thuật vào thời đại này giúp cung cấp thêm, vững bề hơn về thực phẩm, và các các hà ng hóa tiêu thụ có được rộng rải hơn .
Cách Mạng Công nghệ , khởi sự ở Vương quốc Anh thế kỷ thứ 18 là một thời kỳ khám phá kỷ thuật to lớn , đặc biệt ở nông nghiệp , chế tạo , hầm mỏ , luện kim và chuyên chở , nhờ điện hơi nước thúc đẩy. Sau đó kỷ thuật tiến thêm một bước nữa bằng các thu hoạch điện để tạo ra những sáng kiến như motor điện , bóng đèn và vô số vật dụng khác . Tiên tiến khoa học và khám phá nhữg khái niệm mới sau đó, giúp phi cơ bay , và các tiên tiến ở y khoa, hóa học , vật lý học và công nghệ học. Kỷ thuật bừng dậy đem tới xây dựng nhà chọc trời và các thành phố lớn , trong đó cư dân dựa vào xe ô tô và các di chuyễn điện hóa khác về chuyên chở . Truyền thông cũng cải thiện nhiều nhờ các sáng kiến điện tín - telegraph , điện thọai , rađiô và tivi . Cuối thế kỷ thứ19 và đầu thế kỷ thứ 20, cách mạng giao thông - chuyên chở nhờ phát minh tàu chạy hơi nước, xe lữa( tàu hỏa), phi cơ và xe ô tô.
Thế kỷ thứ 20 đem tới một lọat sáng kiến. Ở ngành vật lý học, khám phá ra phân hạch - nuclear fission đưa tới cả võ khí hạt nhân lẫn điện hạt nhân . Computer cũng được phát minh và sau đó làm bé nhỏ lại sử dụng các transito - transistors và các mạch vòng hội nhập- integrated circuits . Kỷ thuật mới này có tên là kỷ thuật thông tin- information technology , và những tiến bộ này đưa tới tạo dựng ra Internet , đi vào Thời đại Thông tin - Information Age hiện hửu . Con người cũng đủ khả năng thám hiểm không gian với các vệ tinh- satellites ( sau đó vệ tinh dùng cho viễn thông - telecommunication ) và các sứ mệnh có người lái tiến đến Mặt Trăng. Ở ngành y khoa , thời đại này mang tới các sáng kiến tỉ như mổ xẽ tim mở - open heart surgery và phép chửa trị tế bào gốc - stem cells sau đó song song cùng thuốc men và cách chửa trị mới mẽ . Các tổ chức và kỷ thuậtt xây cất và chế tạo phức tạp rất cần thiết để xây dựng duy trì những kỷ thuật mới này , và các công nghệ tòan vẹn đã trổi dậy để hổ trợ và phát triễn các thế hệ thành công kế tiếp nhau của những dụng cụ mỗi ngày mỗi thêm phức tạp. Kỷ thuật cận đại dựa trên huấn luyện và giáo dục ; các nhà họa kiểu , xây đắp , duy trì và sử dụng thường đòi hỏi huấn luyện tổng quát và đặc thù phức tạp . Hơn nữa , những kỷ thuật này trở thành quá phức tạp cho nên nhiều tòan thể lảnh vực phải được tạo lên để hổ trợ chúng , gồm cả công nghệ, y khoa khoa học computer và các lảnh vực khác đã trở thành phức tạp , tỉ như xây cất , chuyên chở và kiến trúc .
Kế họach căn cứ trên kỷ thuật - technology- based planning đã được sử dụng để xây dựng lên những công nghệ khổng lồ Hoa Kỳ trước Thế Chiến Thứ Hai -WWII( các tổ hợp Dow, Dupont, GM ) đã biến đổi Hoa Kỳ thành một siêu cường - super power . Và đó không phải là kế họach căn cứ trên kinh tế - economic - based planning . Năm 1983, Dự án Socrates được khởi sự ở cộng đồng tình báo Hoa Kỳ , hầu qui định lý do gì Hoa Kỳ suy thóai tính cách cạnh tranh thắng lợi - competitive advantage kinh tế và quân sự . Dự án Socrate kết luận là khai thác kỷ thuật là nền tảng của mọi cạnh tranh thắng lợi và suy thóái canh tranh Hoa Kỳ là quyết định ở các khu vực tư nhân và công cọng, đã chuyễn dịch từ khai thác kỷ thuật ( kế họach căn cứ trên kỷ thuật) qua khai thác tiền bạc - money exploitation ( kế họach căn cứ trên kinh tế ) vào cuối WWII. Dự án cho rằng muốn tái dựng cạnh tranh, Hoa Kỳ phải tái lập kế họach trên căn cứ kỷ thuật . Dư án Socrates cũng qui định là những quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ đã tiếp tục thi hành kế họach căn cứ trên kỷ thuật trong khi Hoa Kỳ lại làm kế hoạch căn cứ trên kinh tế ) mà thành quả là đã làm tiến trình tiến tới mau lẹ và giúp hai quốc gia này trở thành siêu cường . Muốn Hoa Kỳ có cạnh tranh thì các nhà làm chánh sách Hoa Kỳ cần phải chấp nhận một hình thức kế họach căn cứ trên kỷ thuật tiên tiến hơn là các dạng Trung Quốc và Ấn Độ đang làm . Dự án Socrates cũng qui định là kế họach căn cứ trên kỷ thuật đã có một tiến trào nhảy vọt tiến tới, cứ vài trăm năm một và tiến trào nhảy vọt tới là Cuộc Cách Mạang Sáng kiến Tự động - Automated Innovation Revolution , đang xảy ra . Ở Cuộc Cách Mạng này, tiến trinh để qui định cách nào thu nhận và sử dụng kỷ thuật cho một cạnh tranh thắng lợi ( gồm luôn cả R&D - Khảo cứu và Phát Triễn ) là tự động hóa để có cơ thực hành tốc độ, hửu hiệu và mẫn tiệp - agility mau lẹ hơn bao giờ hết. Dự án Socrates phát huy những phương tiện cho sáng kiến tự động để Hoa Kỳ có thể dẫn đạo Cách Mạng Sáng kiến Tự động tái lập và duy trì địa vị cạnh tranh thắng lợi cho nhiều thế hệ tới .
( sẽ tiếp: 10 kỷ thuật trổi dậy trên thế giới, năm 2015)
( irvine , Nam Ca Li - Hoa kỳ ngày 17 tháng 9 năm 2015 )