Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  => Cuộc đời và di huấn của nữ thiền sư
  => Năm dê nói chuyện mèo
  => 31 ngày rong chơi... 170 -171
  => Cây sơ ri Gò Công
  => Tái cơ cấu sản xuất lúa gạo VN
  => Nhà sáng chế laser Charles Townes qua đời
  => Tai nạn hạt nhân
  => Bệnh tiểu đường
  => Dỏm khắp mọi nơi
  => Ba cái chuyện ruồi bu kiến đậu
  => Thế giới thực vật quanh ta
  => Mừng ngày quốc tế phụ nữ
  => Chúng ta không còn nơi nào ẩn núp
  => Rèn luyện kiến tạo nguyên tố mới
  => Chỉ là một chuyến đi
  => 31 ngày rong chơi...172-173
  => 31 ngày rong chơi...174-175
  => Những sách nói về Châu Á..
  => Từ sữa bò đến sữa người
  => Thất bại đa văn hóa
  => Thực phẩm và phóng xạ
  => 31 ngày rong chơi... 176-177
  => 31 ngày rong chơi...178-179
  => Biết rõ hơn đôi chút...
  => Bonjour Việt Nam
  => Ứng dụng vàng trong y khoa
  => Chó tây chó ta
  => Hảy trân quý cuộc sống ngày hôm nay
  => Tóc tơ vàng
  => Thời trang Paris
  => 31 ngày rong chơi..180-181
  => 31 ngày P 182-183
  => Tình trạng chạy đua vũ khí..
  => Máy gia tốc hạt nhân
  => Có nên ăn chay hay không
  => 31 ngày rong chơi..184-185
  => Dồn điền đổi thửa ở Miền Trung và ĐBCL
  => Xử dụng kim loại đất hiếm
  => Bệnh than kinh niên
  => 31 ngày P 186-187
  => Nói láo hay nói thiệt
  => Tiến bộ ở ngành sinh học
  => Dồn điền đổi thửa Miền Trung
  => 31 ngày rong chơi 188-189
  => Cọ dừa Oil palm
  => Đăng cay ngọt bùi mùa phục sinh
  => Phát minh khoa học... P1
  => 31 ngày lang thang P 190-191
  => Du khách mang siêu khuẩn..
  => 31 ngày rong chơi 192-193
  => Ngừa ung thư tùy thuộc
  => Hiểu thế nào là Cửu huyền
  => Kỳ thị chủng tộc tại Canada
  => Vỏ khí hạt nhân - P 1
  => Vỏ khí hạt nhân . Phần 2 và 3
  => Phát minh khoa học từ bắt chước ... P2
  => 31 ngày P 194-195
  => Phải chăng chuyện động đất...
  => Thời trang Cali năm 2015
  => Nỗi khổ của phiến quân...
  => 31 ngày rong chơi 196-197
  => Mục và súc khác nhau thế nào
  => Tản mạn về tôm hùm Bắc Mỹ
  => Đã và sướng gì đâu
  => Anh hùng kín đáo...
  => Dã man, tàn nhẫn...
  => Nước và con người P1
  => Discreet hero - Vargas Llosa
  => 31 ngày P 198-199
  => Khi Bác sỷ bị ung thư não
  => Kỹ thuật sinh học Crispr
  => Nuôi dế làm thịt bíp tết
  => Chuyện ngày về
  => 31 ngày rong chơi miền Đất Phật. P 200-201
  => Xử dụng nọc độc nhện
  => Nước và con người P2
  => 31 ngày P202-203
  => Học trường quản trị...
  => Xém chết vì rượu
  => Nghiên cứu phát triển Phú Quốc
  => 31 ngày rong chơi...204-Hết
  => Tìm hiểu sinh thái nhân văn
  => Động đất tại Nepal
  => Tiến bộ khoa học - Phần 2
  => Chó và người
  => Chào đón ngày lễ Mẹ
  => Ông uông bà chê
  => Bình thường mới ở Trung Quốc
  => Phim Cô Bé Lọ Lem
  => Cải tổ đại học ở Trung quốc
  => Chấm dứt cải cách ở TQ ?
  => Vô thường - Vô ngã
  => Thách thức thực sự...
  => Khi cao niên mất ngủ
  => Bí mật về xác ướp thú vật ở Ai Cập
  => Chấm dứt cải cách ở Trung Quốc - P2
  => Đụng tường
  => Nướng vỉ, nướng sắt và hội chứng BBQ
  => Thách thức thực sự ở Thái Bình Dương
  => Trường sinh bất tử
  => Ăn nhiều muối và bệnh tăng huyết áp
  => Vùng thiên nhiên Bình Trị Thiên...
  => 20 điều biết hơn..
  => Thư của GS Tôn Thất Trình
  => Hoa Kỳ khảo cứu...
  => Vần đề chủng tộc ở Trung Quốc
  => Bán ảo tưởng
  => Trận động đất sắp tới xảy ra ở đâu
  => VN muốn mua ...
  => Bia Việt Nam - Phần 1
  => Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Listeria
  => Tại hải ngoại dân nghỉ hưu hay làm gì?
  => Bệnh kém trí nhớ
  => Thuốc kháng sinh
  => Khi cơm chẳng lành canh chẳng ngọt
  => Bia Việt Nam - Phần 2
  => Non cao tuổi vẫn chưa già
  => Tìm hiểu về loài ong
  => Những bộ mặt mới về năng lượng ở Hoa Kỳ năm 2015
  => Thế giới loài hoa trong thi ca Việt
  => Tìm hiểu loài ong - Phần 2
  => Vui buồn ngày Lễ Cha
  => Một người cha tuyệt vời
  => GS Robert Barone
  => Bệnh cảm
  => Nguyên tố Uranium
  => Những bộ mặt mới ... Phần 2
  => Sức khỏe trong tay bạn
  => Khi tui nấu tui ăn
  => Bệnh cúm
  => Mừng hụt
  => Mồ hôi
  => Fast food hay fat food
  => Ngành khoa học dữ liệu
  => Sáu giờ ba mươi
  => Sao Diêm Vương
  => Báo Đất Việt phỏng vấn TS Trần Văn Đạt
  => Bệnh đậu mùa
  => Hội chứng viêm phổi Trung Đông Mers-CoV
  => Chất béo Trans rất nguy hiểm cho sức khỏe
  => Cha mẹ già hải ngoại
  => Chiến tranh tương lai - Phần I
  => Bệnh lao
  => Thịt chó thịt mèo
  => Chiến tranh tương lai - Phần 2
  => Việt Ba lô trên miền đất lạ
  => Bệnh Si đa
  => Tìm hiểu về loài ong - Phần 3
  => Bớt ăn thịt là tốt nhất
  => Sức mạnh mềm của Trung Quốc - Phần 1
  => Bệnh phong đòn gánh
  => Người Việt trồng lúa tại Camargue Pháp
  => Sinh tố B12
  => Cái ngàn vàng của cọp đực
  => Bệnh sốt rét tê liệt
  => Sức mạnh mềm Trung quốc -- Phần 2
  => Tôi có một ước mơ
  => Vợ chồng già lớp tuổi 70
  => Hố đen trong vũ trụ
  => Nội, Ngoại Mông ngày nay
  => Bệnh quai hàm
  => Chuyện khó nói của con kiki
  => Nước Lào ngày nay
  => Nghiện ngập - Phần I
  => Trai hay gái
  => Kiếp tha hương
  => Thèm chất ngọt và bệnh tiểu đường
  => Lycopene trong tomato là gì?
  => Dầu mỡ và sức khỏe
  => Du lịch Canada
  => Hip-hop - P 1
  => Bệnh ban đỏ
  => Nghiện ngập. Phần 2
  => Trời u ám
  => Hip-hop. Phần 2
  => Bệnh ho gà
  => Chúng ta biết gì về Pluto
  => Động đất cấp 9.2
  => Bễ mánh rồi
  => Nước Cam Bốt ngày nay
  => Thèm cơm
  => Bệnh sốt xuất huyết
  => Thời tiết bất thường năm 2015
  => Chúng ta biết gì về hành tinh Kepler-452b
  => Cam bốt ngày nay - Phần 2
  => Uống sữa bò có tốt cho sức khỏe không?
  => Niềm vui cao niên
  => Bệnh dịch tả
  => Hoa dại làm mù lòa
  => Thái Lan ngày nay - Phần I
  => Bệnh giun chỉ
  => Bệnh tâm thần
  => Bệnh nói láo
  => Bệnh đau gan C
  => Bàn tay lông lá của tập đoàn kỹ nghệ thực phẩm
  => Giải quyết lương thực trong hiện tại và tương lai
  => Nước Thái Lan ngày nay - Phần 2
  => Bệnh sốt Đức Rubella
  => Khuyên đừng uống rượu
  => Súp Vi Cá
  => Giải quyết lương thực ... Phần 2
  => Mã Lai Á ngày nay
  => Đời đẹp như mơ
  => Vai trò của sinh tố trong cơ thể
  => Mùa vu lan
  => Tôi phạm tội sát sanh trợ tử thú y
  => Giải quyết lương thực. Phần 3
  => Mã Lai Á ngày nay - Phần 2
  => Singapore ngày nay - P 1
  => Nhà máy phát điện không thải khí nhà kiếng
  => Gai cột sống
  => Mí mắt sụp một bên
  => Cẩn thận với thuốc thiên nhiên
  => Singapore ngày nay - P 2
  => Du Lịch Thánh địa
  => Bệnh Multiple Myeloma
  => Bệnh ngứa của người bơi lội
  => Đưa em lên đỉnh tuyệt vời
  => Chúng ta có thể đảo ngược lão hóa được không?
  => Lạm bàn phát triển tỉnh Đồng Nai - Biên Hòa
  => Thánh Địa Indein
  => Bệnh tuyến giáp trạng
  => Dược thảo và tác dụng phụ nguy hiểm
  => Nam nữ bình quyền
  => Long An - Phần I
  => Bệnh Paget
  => Trở lại Kalaw, Mayamar
  => Trồng nho độc đáo trên đất núi lửa
  => Việt nam trước nguy cơ nước biển dâng cao
  => Chuyện du học bằng ghe
  => Nước biển đang dâng cao trầm trọng
  => Long An - Phần 2
  => Hải phòng xưa và nay
  => Cá tôm sò ốc ăn sống được không
  => Ung thư máu
  => Tìm hiểu về loài kiến
  => Obama và Á châu
  => Hiện có bao nhiêu cây rừng trên thế giới
  => Bệnh viêm gan B
  => Bệnh suyễn
  => Nhiệm vụ của phổi
  => Hạnh phúc đối diện tử sanh
  => Xã hội đen
  => Nạn phá rừng hiện nay trên thế giới
  => Nhức đầu
  => Bệnh lao bò
  => Ngày tàn của thuốc kháng sinh
  => Áp dụng biến đổi di truyền sản xuất thuốc trị ung thư
  => Chất béo trong máu
  => Nghĩ về tâm từ và nhân ái
  => Xã hội đen Nhật
  => Tại sao sâu keo bài tiết phân lên đọt bắp
  => Ho
  => Guayule
  => Không có chết, không có sợ
  => Hảy an nhiên trong tỉnh thức
  => Tảo xanh có thể trị mắt mù
  => Hảy nhìn Trung quốc Tập Cận Bình làm gì?
  => Xã hội đen Nhật - Phần 2
  => Bệnh thống phong
  => Palm oil và sự mất dần rừng nhiệt đới
  => Đạp xe, một cái mode đang lên tại hải ngoại
  => Trứng gà tại...
  => Uống cà phê chiều tối và giấc ngủ
  => Kỷ thuật - Technology ngày nay là gì đây ?
  => Bịnh Đính Xương
  => Virus influenza
  => Chồng giận thì vợ bớt lời
  => Thế giới chấm dứt phá rừng vào năm 2030
  => Kỷ thuật - Phần 2
  => Cần sa
  => Bệnh mắc toi
  => Ông đi đường ông, tui đường tui
  => Vua Quang Trung vị anh hùng dân tộc
  => Săn heo rừng ở Phi Châu
  => Bải biển Silicon Beach Nam Cali
  => Thoái vị của xương
  => Bác sỉ thú y nói chuyện về gạo
  => Nạn đói đang hoành hành thế giới do thất mùa
  => Trần Hưng Đạo đánh tan quân Nguyên - Mông
  => Mi Nô và tôi
  => Tương lai thực phẩm
  => Bệnh vẩy nến
  => An toàn vệ sinh thực phẩm trên thế giới, một ảo tưởng
  => Nắng mưa là bệnh của trời
  => Đổi đời
  => Nhớ về đồng nghiệp xưa
  => Tỉnh Vân Nam - Phần 1
  => Bệnh loãng xương
  => Lê Lợi đánh thắng quân Minh
  => Gió đã xoay chiều: cỏ ngọt Stevia
  => Chuyện tám trứng
  => Cỏ cây cũng biết phỉnh lừa
  => Sông ngòi Miền Trung
  => Tỉnh Vân Nam - Phần 2
  => Bệnh Giang mai
  => Trồng lúa cổ truyền - P 1
  => Về những phản hồi II
  => Áp dụng sinh học di truyền vào công nghệ thẩm mỹ
  => Chữ Tâm trong văn học Việt
  => Molly
  => Tình Quảng Tây - Phần 1
  => Trồng lúa cổ truyền - Phần II
  => Chuyện hưu nai
  => Tại sao động vật chọn sắc đẹp làm tiêu chuẩn chọn bạn tình
  => Tỉnh Quảng Tây - Phần II
  => Triệu chứng tiên khởi bệnh gan
  => Phát triển trồng lúa nước thời cỗ đại - Phần 1
  => Nhứt vợ nhì trời...
  => Khoa học có khả năng làm trẻ hóa con người
  => Con Thắm
  => Bản nhạc mùa hè
  => Tỉnh Quảng Đông - Phần 1
  => Bịnh tiểu đường
  => Trồng lúa nước thời cỗ đại - Phần 2
  => Cá salmon tại Bắc Mỹ
  => Phỉnh gạt để sinh tồn
  => Thần dược
  => Quảng Đông - Phần 2
  => Bệnh ung thư
  => Đông Tây Tam kiệt
  => Trồng lúa cỗ truyền thời Bắc Thuộc - P 1
  => Loài động vật thủ đoạn lưu manh
  => Hiện tượng thực phẩm chức năng
  => Xa kê Nhật ngày nay
  => Chập chờn bóng ma
  => Hai kiểu trang sức thiếu nữ Âu Mỹ thời nay - Phần 1
  => Ngôi nhà ma
  => Bệnh phong cùi
  => Trồng lúa cỗ truyền - Phần 2
  => Hai kiểu trang sức ... Phần 2
  => Tui làm "Chuyên Gia" ở Phi Châu
  => Tản mạn về thịt bò thịt trâu
  => Bình trữ điện
  => Bệnh tim
  => Bộ óc trẻ sáng lạng nhất năm 2015
  => Tui làm "Chuyên Gia" ở Phi Châu - P 2
  => Nên chọn thịt đỏ hay thịt trắng
  => Cầu Mỹ Lợi và kinh tế Gò Công
  => Bình trữ điện - Phần 2
  => Bệnh sốt rét
  => Bệnh giời ăn
  => Chào đón ngày tử tế 13 tháng 11
  => Phát triển trồng lúa cải tiến thời Pháp thuộc- P 1
  => Áp dụng siêu-vi-thể kim loại trong canh tác hoa màu
  => Tui làm "Chuyên Gia" - Phần 3
  => Pê Ru
  => Tuyến não thùy
  => Phát triển trồng lúa cải tiến thời Pháp thuộc - P 2
  => Về hưu mới thấy cuộc đời đáng yêu
  => Làm sao tế bào "nói chuyện" với nhau
  => Brooklyn
  => Từ căm thù chính mình đến hận thù kẻ khác
  => Medulla Oblongata
  => Khôi phục rừng ngập măn Kiên Giang
  => Ki Ki
  => Biến đổi khí hậu toàn cầu - P 1
  => Nước Miến Điện
  => Nhân biến cố Paris nghĩ về tâm an trong nghịch cảnh
  => Biến đổi khí hậu - Phần 2
  => Con chim con
  => Nước Miến Điện - Phần 2
  => Nhớ về xứ Mali
  => Tai biến mạch máu não
  => Muốn tới đâu thì tới
  => Biến đổi khí hậu - Phần 3
  => Nấm thông đỏ Nhật Bổn
  => Bạch huyết cầu
  => Thuốc phê captagon
  => Biến đổi khí hậu - Phần 4
  => Tại sao LA lại mất hết nhuệ khí kinh tế so với SF
  => Túi Mật..
  => Thế hệ sandwich VN tại hải ngoại
  => Tại sao đàn bà sống lâu hơn đàn ông?
  => Cập nhật vũ trụ
  => Cá hồi sửa đổi di truyền
  => Khuyến mãi xanh hay tẩy não xanh
  => Tại sao có nhiều bệnh xuất hiện theo mùa
  => Sản xuất lúa hiện đại - Phần 1
  => Dây thanh âm
  => Béo phì
  => Sản xuất lúa hiện đại - Phần 2
  => Nước lạnh nước mát tuyệt vời
  => Thuốc mới trị chứng đau nhức
  => Giấc mơ con đường tơ lụa mới
  => Trà sữa
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian
  => Tai hại của độc canh một giống thuần chủng
  => Vài câu chuyện tiến bộ kỷ thuật
  => Cái lưởi
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - Phần 2
  => Nhà Tây Sơn
  => Tầm quan trọng của giáo dục và khuôn mẫu
  => Vài câu chuyện tiến bộ kỷ thuật ... Phần 2
  => Yếu tố môi trường gây ung thư
  => Con mắt
  => Thiên đường tại thế đâu xa
  => Chú Hai Nhân
  => Nhà Tây Sơn - Phần 2
  => Tiến bộ kỷ thuật - Phần 3
  => Làn da
  => Từng ngày một
  => Chừng nào cả vũ trụ nổ tan tành
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - Phần 3
  => Rượu vang ngày nay
  => Tiệc tùng cuối năm ăn vô biết liền
  => Triễn vọng kỹ thuật năm 2016
  => Đôi môi
  => Mất ngủ
  => Bệnh tim mạch
  => Tiên đoán khí hậu năm 2016
  => Công ăn việc làm tương lai thế giới
  => Người Việt hải ngoại nghĩ gì về bệnh tiểu đường
  => El Nino ảnh hưởng vào đời sống như thế nào
  => Cập nhật hiểu biết "mới" từ năm 2016
  => Năng lượng cơ thể
  => Giấc Ngủ
  => Từ Darwin đến H5N1
  => Khả năng biến đổi hành vi qua ức chế gen
  => Cập nhật hiểu biết mới
  => tuổi trưởng thành
  => Norovirus trên du thuyền
  => Ảnh hưởng của El Nino vào sản xuất ngũ cốc
  => Dân Hoa Kỳ uống rượu thay thế sâm banh nào?
  => Công nghệ ô tô điện
  => Ung thư
  => Lúa gạo qua văn hóa - P4
  => Nước Úc - cập nhật
  => Tâm sự cuối năm
  => Vài khám phá mới cho nông nghiệp
  => Bệnh lẫn
  => Giấc mơ làm giàu
  => Bổ sung bảng hóa học tuần hoàn
  => Đừng nên uống bia....
  => Rượu và sức khỏe
  => Sản xuất và thương mại lúa gạo
  => Phát minh ở đầu thế kỷ 21
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian- P 7
  => Món mặn ngày xuân
  => Biến đổi khí hậu và con người
  => Bạn biết gì về Facebook. Phần 1
  => Ngừa ung thư bằng thực phẩm
  => Bạn biết gì về Facebook. Phần 2
  => Sông ngòi miền Cao Nguyên Việt Nam
  => Một kỷ niệm dạy Lịch Sử
  => Ung thư làm sụt cân
  => Burundanga là gì
  => Mẹo vặt tránh táo bón
  => Dinh dưỡng cơ thể
  => Chuyện tình Bìm và Bip
  => Nhà ơi! Tôi gọi mình là nhà tôi
  => Khoa học tiến bộ như thế nào trong 20 năm tới
  => Có những giấc mơ
  => Phải chăng đây là một chuyện giả tưởng
  => Tỏi
  => Vũ khí Laser của Hoa Kỳ
  => Chiến tranh và hòa bình của Leo Tolstoi
  => Hồi tưởng biến cố sóng thần Fukushima
  => Có loại cholesterol nào tốt cho sức khỏe?
  => Cần sa y khoa
  => Atmospheric aerosol và sự thay đổi khí hậu
  => Môi trường và các vấn nạn ở VN
  => Chuyện bếp núc và kẻ thù vô hình
  => Hong Kong
  => Tôi tốt nghiệp trường làng
  => Chuyện nhà quê
  => Liệu pháp miễn dịch trị ung thư
  => Coi chừng chó tại phi trường Canada
  => Sinh thái Đồng Bằng Cửu Long
  => Thiên đường trốn thuế
  => Tại sao chúng ta cần ngủ
  => Sông ngòi miền Bắc Việt Nam
  => Chuyện vui vơ chồng
  => Tuổi già và niềm vui ảo
  => Đương đầu với hiện trạng xấu dần của ĐBCL
  => Thời trang Cali 2016
  => Trình diễn thời trang Cali - Phần 3
  => Yogurt
  => Trở lại Kalaw(tt)
  => Chào mừng Ngày lễ Mẹ
  => Độc hại của đường fructose
  => Trồng cao su thiên nhiên
  => Thủy triều và con người
  => Hai trái cây kỳ diệu
  => Phán xét người
  => Tổ chức quản lý và giáo dục NN Việt Nam
  => Trở lại K
  => Tổ chức quản lý và giáo dục NN - Bài 2
  => Biết ăn gì đây hở trời
  => Thực vật là nhà toán học tài ba
  => Hạnh nhân nhiệt đới - cây bàng
  => Trận tử chiến giữa kiến vàng và kiến hôi
  => Người mang tim heo
  => Cây trái nhàu - Noni
  => Vận động thường xuyên và sức khỏe
  => Thực vật và con người
  => Liên hệ giữa ung thư và điện thoại di động
  => Bông hồng xanh dương
  => Bắn chim
  => Kính chào sư phụ trong ngày lễ cha
  => Món ăn đặc sản địa phương VN
  => Chuyện vui về ngày lễ cha ở hải ngoại
  => Dùng tế bào gốc chửa trị đột quỵ
  => Hiện thực mới của Nhật
  => Tại sao gạo tím đen ...
  => Thay đổi chánh sách Nhật
  => Nghĩ về tuổi thọ
  => Tế bào -B hay không tế bào -B
  => Hạnh phúc 2.0*
  => Molly nhà tôi bị bịnh rồi !
  => Khám tổng quát
  => Bệnh bao tử
  => Bệnh viêm
  => Thằng Cà Quẹo
  => Resveratrol
  => Ngộ độc thực phẩm
  => Cá mập
  => Resveratrol - Phần 2
  => Hội chứng trống ổ
  => Đối kháng thuốc trụ sinh
  => Coi chừng chó dữ
  => Các mặt trăng
  => Tiến trào vì sao TZO
  => Từ hận chính mình đến câm thù kẻ khác
  => Sâm ngoại quốc và sâm VN
  => Bệnh bạch cầu
  => Tình Cầm
  => Bệnh lú lẫn Alzheimer
  => Lỗ đen
  => Giải thoát
  => Mùa vu lan...
  => Đạo thờ Bà
  => Cập nhật tiến bộ thiên văn
  => Cao nguyên phố núi ..Phần 1
  => Tỉnh Hải Nam
  => Cao nguyên phố núi - P2
  => Bênh ZiKa
  => Môi trường không khí
  => Bệnh EboLa
  => Thảo mộc - 1
  => Chém cha cái khó
  => Tham dự MeKong...
  => Thảo mộc và tâm linh 2
  => Thão mộc và hành vi P3
  => Bệnh Dịch
  => Đại dương và biến đổi khí hậu
  => Đạo đức và di truyền học
  => Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ
  => Tưởng nhớ Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
  => GS Phạm Hoàng Hộ 1929-2017
  => Điếu văn lễ tang GS PH Hộ của TDH
  => Điếu văn của GS Trương trong tang lễ GS PH Hộ
  => Những năm ảo vọng- Giáo Sư....
  => Sản xuất&Thương mại lúa gạo...
  => Duyên nợ với quê hương
  => Chuyện gạo lứt muối mè
  => Ba thê, núi sập...
  => Những đứa con tinh thàn
  => Ba Thê, Núi Sập cung đường...
  => Sức khỏe và tuổi già
  => Sức khỏe và tuổi già P2
  => Sức khỏe và tuổi già P3
  => Hải đảo Haiti và tôi
  => Bỏ cái tật ghiền
  => Sức khỏe và tuổi già P4
  => Rừng và con người
  => Mùa lễ ăn kiêng Phục Sinh
  => Hiện trạng rạn san hô...
  => Hydropower and....
  => Cách mạng kỹ thuật ...
  => Hydropower ...P2
  => Cách mạng kỷ thuật sinh học P2
  => Cách mạng công nghệ...P3
  => Biển và con người
  => Cách mạng công nghệ...P4
  => Cách mạng kỷ thuật 5
  => Biễn và con người P2
  => Cách mạng kỹ thuật...P6
  => Cách mạng kỷ thuật sinh học P7
  => Cách mạng kỹ thuật sinh học P8
  => Thầy Thái Công Tụng
  => GS Thái Công Tụng:-Rừng lá phổi....
  => Cực đoan và di truyền
  => Ngỡ lòng miǹh là rừng
  => Bài phát biểu trong tang lễ...
  => Đức tin và di truyền
  => The nao la 4D trong toan cau hoa
  => Môi trường là gì
  => Các đại tuyệt chủng sinh vật ...
  => Nữ khoa học gia Tara VanToai ...
  => Yes We Can
  => Nhà maý điện nhiệt hac̣h
  => Moi truong va suc khoe
  => Nha may nang luong nhiet hach
  => Tình trạng sản xuất lúa gạo...
  => Mùa gió chướng
  => Ăn Tết ngày xưa
  => Chó tiến hóa thành bạn thân của người
  => Hoa và mùa Xuân trong thi ca Việt
  => Làm sao để sống thọ
  => Chuyện nhà quê -MPM
  => Coffea Arabica
  => Nguồn gốc lúa Á Châu
  => Người Mẹ can cường
  => Madrid, mùa thu trong mắt ai ...
  => Tiến triẻ̉n liệu pháp miễn dịch trị ung thư
  => Tiến triển liệu pháp miển dịch trị ung thư. Phần 2
  => Bạn biết gì về ung thư
  => Những vị ân sư...
  => Bạn biết gì về ung thư
  => Khi Mẹ hơn trăm tuổi
  => To say Hello, Việt Nam
  => Hoa mai và Mùa Xuân trong thi ca Việt
  => Hoa và Mùa Xuân trong Thi Ca Việt
  => Hoa thủy tổ
  => Đông Tây tam kiệt,
  => Số phận Đồng Bằng Sông Cửu Lông
  => Du Lịch Aruba. . .
  => Con đường xuyên Úc
  => Chuyện cá basa . . . .
  => Thả cá về thiên nhiên
  => Chuyện về người Pháp cho. . .
  => Nobel Y Học 2019
  => Về Tân Châu học nghề cá
  => Phép trắc nghiệm CAT4
  => Các giống lúa từ thời nguyên thủy
  => Cá linh
  => Tiến trình kiến thức về virus corona
  => Khi nào dịch Covid-19 chấm dứt
  => Coronavirus covid-19 có đáng lo sợ quá không
  => Dịch virus Corona và cá tra.
  => Thế kỷ 21, thế kỷ của rong biển
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Sông ngòi miền Bắc Việt Nam
16/4/2016

Sông ngòi miền Bắc Việt Nam

Thái Công Tụng

Following introduction in section 1 related to the genesis of Red River delta, with sediments developed during the post-glacial sea-level rise and alluvium deposited from rivers, section 2 presented two  main river systems namely the Red River and Thai Binh river . The Red River begins in China’s Yunnan  province and flows southeastward through mountains. Its main tributaries, the Đà river and Lô river join in near Viet Trì. The river carries a large quantity of silt, rich in iron oxide, that gives it a red color.  The Thai Binh river system consists of 3 rivers namely: Cầu, Thương and Lục Nam rivers. This system joining with Red River system before spreading out to form the Red River delta .In section 3, main water problems are highlighted and discussed. Population growth and economic development increased pressure on water resources, from surface water pollution due to untreated industrial and municipal waste water to salinization and arsenic contamination in some aquifers. With these developmental pressures,  the estuarine environment and other ecosystems  face degradation due to threats of pollution, and overexploitation of water resources.  In conclusions in section 4, an integrated and holistic approach to water resources, from watershed conservation in uplands to mangrove reforestation and coastal resources management is crucial.

 

1.Tổng quan .

Tưởng cũng nên biết là vài trăm ngàn năm trưóc, nhiều châu thổ ngày nay, từ Âu sang Á, đều nằm trong những vùng biển cạn. Tiểu bang Florida, tiểu bang Louisiana xưa kia cũng nằm dưới biển. Bờ biển cổ không phải là bờ biển ngày naỵ. Châu thổ  của sông Hồng cũng vậy. Thực vậy, xưa kia, trái đất đã trãi qua nhiều thời kỳ băng giá và xen kẻ là những thời kỳ tan băng: thời kỳ thứ nhất gọi tên là Günz (từ 600 000 năm đến 540 000 năm trước), thời kỳ thứ hai có tên là Mindel (từ 480 000 năm đến 430 000năm), thứ ba là Riss (từ 240000 năm đến 180 000 năm trước) và  cuối cùng có tên là Würm (từ 120000 năm đến 10000 năm trước). Như vậy, mỗi thời kỳ băng giá lâu đên cả trăm ngàn năm và giữa hai thời kỳ băng hà lại có một thời kỳ tan băng, nước băng hà tan chảy ra.

Vào các thời kỳ băng hà thì nước co cụm lại trong các tảng băng dày nên nước biển co rút lại: đó là lúc biển lùi (biển rút, biển thoái). Đặc biệt vào cao điểm của thời kỳ băng hà lần cuối cách nay 20 000 năm, toàn bộ miền Bắc nước Mỹ, toàn xứ Canada ngày nay, vùng Siberia, Bắc Trung Quốc cũng như Bắc Âu kể cả Pháp, Đức .. đều bị băng giá bao phủ, bề dày cả chục km ! Lúc đó, mực nước biển sụt xuống 120 mét (-120 m) so với cao độ biển hiện nay (0 mét). Đó là thời điểm người Bắc Á Châu lội qua eo biển Behring vốn nối liền Siberia và Alaska và là tổ tiên các bộ lạc đầu tiên định cư xứ Canada này.

Khi băng hà tan, cách nay chừng 17 hay 18 000 năm, thì mực mước biển dâng cao tương đối nhanh chóng ( biển tiến).  

Cách nay 11 000 năm  - thời Holocen sớm-, mực nước biển còn ở mức –55 mét

Cách nay 6500 năm đến 5 000 năm,-vào thời Holocen giữa-, mực nước biển còn ở mức -20 mét  và từ từ tiến lên, đạt mực biển như hiện nay 0 mét vào khoảng 5 000 năm trước.

Như vậy, mọi châu thổ đã từng trải qua nhiều lần:

. khi biển tiến,-lúc đó diện tích đất châu thổ bị thu hẹp lại-,

 .khi biển lùi,-lúc đó diện tích đất châu thổ nới rộng ra.

Khi biển tiến vào châu thổ thì người Việt cổ phải di cư lên vùng cao hơn như vùng Trung Du (Phú Thọ, Hoà Bình..) và chính vùng này là nơi các vua Hùng dựng nước. Biển tiến vào châu thổ kéo theo sự lắng tụ các trầm tích biển ở các trũng thấp, và cùng với phù sa nước sông, hình thành môi trường nước lợ (brackish water) với rừng thực vật ngập mặn mọc trên đó, tạo thêm điều kiện  khiến châu thổ chóng trầm tích hơn. Song song theo đó, lại có phù sa sông ngòi bồi đắp mỗi năm nên các bồi tích tại châu thổ sông Hồng ngày nay vừa có nguồn gốc sông, vừa có nguồn gốc biển

Nhiều vùng ven biển thuộc tỉnh Thái Bình, Ninh Bình chỉ cách đây vài trăm năm vẫn còn là biển nhưng với qúa trình bồi tụ, các bãi lầy ven biển được phù sa bồi đắp dần, cọng thêm sức chinh phục biển bằng cách quai đê lấn biển, đắp đê ngăn nước mặn, lấp trũng, khai phá như vài vùng duyên hải Hoà Lan đã làm . Làng Kỳ Bá ở ven thị xã Thái Bình ngày nay, vào thế kỷ thứ 10, còn là cửa biển nên có tên gọi là 'Kỳ bố hải khẩu' .Phố Hiến (thị xã Hưng Yên ngày nay) xưa kia là cửa biển, buôn bán sầm uất nên có câu truyền tụng: 'Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến'.. Sử sách và ký ức truyền lưu bao đời người kể rằng vào thời hưng thịnh, thế kỷ XVII - XVIII, thương cảng này đã từng đón bao thuyền buôn đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp và xứ Đàng Trong..

Như vậy, trong tiến trình thành lập châu thổ, trầm tích phù sa cổ (pleistocène) nằm dưới trầm tích phù sa mới (holocène), với phù sa biển dưới sâu và phủ dày lên trên là phù sa sông.

Những đồi núi sót trong châu thổ vốn là những hải đảo củ và các dải cồn cát trong lòng châu thổ chính là các dấu vết của các bờ biển cổ. Thực vậy, chỉ trừ tỉnh Thái Bình không có núi còn tất cả các tỉnh khác của châu thổ Bắc Bộ đều có địa hình núi đồi xen kẻ châu thổ.

Đồng bằng sông Hồng dễ bị lụt nên từ đời nhà Lý, đã xây đê trị lụt. Hệ thống đê điều toàn vùng đồng bằng đã khiến cho sự bồi đắp không đồng đều; thực vậy, bề mặt nhiều nơi còn lồi lõm..Từ lúc xây đê, sông Hồng đổ phù sa trên cửa biển, thay vì trên đất liền, do đó trong vùng châu thổ vẫn còn nhiều nơi trũng như tại Hà Bắc và Hà Nam Ninh... Cũng cần nói thêm ở đây là chính nhờ lượng phù sa rất lớn mà tốc độ tiến ra biển các vùng duyên hải như Kim Sơn, Tiền Hải rất nhanh, có nơi mỗi năm bồi ra biển từ 80-100m.

2.  Sông ngòi

Sông ngòi miền Bắc Việt Nam thường được phân chia theo  hai hệ thống: hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình.

Hệ thống sông Hồng với các dòng sông nối liền là sông Chảy, sông Lô, sông Gầm, sông Đà, còn hệ thống sông Thái Bình gồm các sông như Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam . Toàn bộ các dòng sông này tạo nên châu thổ sông Hồng ngày nay.

 

2.1. Hệ thống sông Hồng

 Sông Hồng bắt nguồn từ bên tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và chảy vào lãnh thổ Viet Nam ở Lào Cai theo hướng Tây Bắc-Đông Nam qua thành phố Hà Nội, rồi đổ ra Biển Đông ở cửa Ba Lạt. Chiều dài tổng cọng là 1160km trong đó phần chảy trên đất Việt nam là 556km .Vì sông có chảy qua một vùng sa thạch đỏ ở thượng nguồn nên phù sa có màu hồng, nên thường gọi là sông Hồng . Sông này còn gọi là sông Thao như trong bài hát của Đỗ Nhuận.

Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê
Cuối sông nhiều bến ai về có thấy
Làn gió xanh rì bát ngát đồng lúa ..ven bờ đê
Hồng Hà trôi xuôi đưa nước trên ngàn về khơi
Sông Thao ngoài bến Việt Trì
Có những chàng áo nâu về say mê giòng nước
…vui
tràn trề.

Sông Hồng có  hai phụ lưu chính là Sông Đà và Sông Lô: 

-Sông Đà (trong các sách  châu Âu, sông Đà dịch  là Rivière Noire), có chiều dài gần 1.010km , vào Việt Nam trên địa phận giáp giới hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, lách qua khe hẹp giữa hai dãy Phu Mù Su cao 1.609m và ngọn Ka Lăng 1.799m. Là sông nhánh bên phải của sông Hồng có nguồn từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, chảy theo hưóng Tây Bắc-Đông Nam qua các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Phú Thọ và hội lưu với sông Hồng tại Việt Trì. Đoạn đầu sông trên lãnh thổ Việt Nam, sông Đà còn được gọi là Nậm Tè. Các phụ lưu trên lãnh thổ Việt Nam gồm Nậm Na (ở tả ngạn), Nậm Mốc (ở hữu ngạn)..  Qua Lai Châu, dòng sông chảy trong một thung lũng sâu giữa khối cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc. Đến  Hoà Bình, gặp núi Ba Vì nên sông chuyển lên phía bắc rồi đổ vào sông Hồng ở ngã ba Trung Hà,  gần Việt Trì.

Ở khúc quanh sông Đà có những ngọn núi cao như Ba Vì (1250m). Núi Ba Vì gần Sơn Tây là hai địa danh  đã được nhà thơ Quang Dũng bất hủ hoá như sau:

Em ở Thành Sơn chạy giặc về

Tôi từ chinh chiến cũng ra đi

Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt

Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

Sông Ðà cũng khiến người ta mơ đến một chốn đầy cổ tích và thi vị mà nhà thơ Vũ Hoàng Chương gặp được:

Ai đem xáo trộn sầu kim cổ
Trăng nước Ðà giang, mộng Liêu Trai...

Tuy sông Đà là một nhánh của sông Hồng, nhưng đó là con sông lớn nhất miền Tây Bắc. Trong thực tế, tổng lượng nước hàng năm của sông Đà đã góp đến gần một nửa tổng lượng nước của cả hệ thống sông Hồng gộp lại. Sông Đà với địa hình thích hợp nên có nhiều tiềm năng thuỷ điện nên hiện nay đã có 3 đập thủy điện lớn  ở Lai Châu,  Sơn La và  Hoà Bình, mỗi  đập có công suất trên dưới 2 000 megawatt .  Các đập thuỷ điện này giúp tạo điện lực, trữ nước để tưới cho các vụ lúa  ở đồng bằng hạ lưu và còn giúp cắt các trận mưa  lũ lớn. Riêng tỉnh Hoà Bình có nhiều suối nước khoáng nóng, với nguồn nước phun lên ở nhiệt độ 36 độ C, tại Kim Bôi mà nhạc sĩ Tô Hải đã nhắc trong bài hát:

Ai về sau dãy núi Kim Bôi

Nhắn giùm tim tôi chưa phai mờ

Hình dung một chiếc thắt lưng xanh

Một chiếc khăn màu trăng trắng

Một chiếc vòng sáng long lanh

Với nụ cười nàng quá xinh

Sông  Đà và núi Tản  đã được một nhà thơ tiền chiến dùng làm bút hiệu: đó là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, nổi danh với bài Thề non nước. Ngọn Tản viên là ngọn cao nhất của dãy núi Ba Vì.

Ông đã có bao vần thơ tuyệt bút viết về chốn quê này.

 

Vì ai cho tớ phải lênh đênh,
Nặng lắm ai ơi, một gánh tình!
Non Tượng trời cho bao tuổi lẻ,
Sông Đà ai vặn một dòng quanh?

 

            Suối khoáng nóng lộ thiên ở Kim Bôi - Hòa Bình

 

-Sông Lô là sông nhánh bên trái của sông Hồng, bắt nguồn trong tỉnh Vân Nam (Trung Quốc),  chảy vào Việt Nam qua các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, rồi đổ vào sông Hồng ở thành phố Việt Trì. Đoạn sông Lô chảy trong địa phận Việt Nam, qua các tỉnh Hà Giang, Tuy ên Quang dài 275 km. Lưu vực sông Lô là 22 600km2.  Sông Lô lại do Sông Chảy và Sông Gầm tạo nên:

a/.Sông Chảy là phụ lưu bên phải của sông Lô, chảy qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ song song với sông Hồng. Trên sông Chảy có hồ Thác Bà và nhà máy thủy điện cùng tên.

b/. Sông Gầm là phụ lưu bên trái của sông Lô, dài gần 300 km, bắt nguồn trên lãnh thổ Trung Quốc, và nhập vào Sông Lô cách thị xã Tuyên Quang khoảng 7 km . Một hồ thiên nhiên lớn là hồ Ba Bể, rộng 6.7 km2  nằm trong vùng núi đá vôi, cách thị xã Bắc Cạn 60 km, thông với sông Năng, một phụ lưu của sông Gầm.

               

 

Hinh 1: Châu thổ sông Hồng: các sông chính và ảnh hưởng thuỷ triều

                                               Tỷ lệ : 1: 1,000,000

 

Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640 m³/s (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu lượng nước phân bổ không đều. Về mùa khô lưu lượng giảm chỉ còn khoảng 700 m³/s, nhưng vào cao điểm mùa mưa có thể đạt tới 30.000 m³/s. Nước sông Hồng về mùa lũ có màu đỏ-hồng với lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn trên nǎm tức là gần 1,5 kg phù sa trên một mét khối nước. Phù sa vừa giúp cho châu thổ màu mỡ và mở rộng  tiến dần ra biển nhưng đồng thời cũng làm lòng sông bị lấp đầy khiến cho lũ lụt xảy ra và vì vậy phải có đắp đê hai bên sông để tránh lũ lụt

Sông Hồng, khi chảy vào miền đồng bằng, đã để lại nhiều khúc uốn cũ (old meander). Một trong những uốn khúc cũ này tạo ra những hồ sót, trong đó hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội là một.

Từ Việt Trì trở ra biển, sông Hồng có những chi lưu như sau:

. sông Đuống (canal des Rapides), dài 65km,  nối sông Hồng với sông Thái Bình ở Phả Lại thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.  Sông Đuống đã được nhà thơ Hoàng Cầm thi vị hoá trong bài thơ 'Bên kia sông Đuống' (1948):

                              Em ơi buồn làm chi

                               Anh đưa em về sông Đuống

                               Ngày xưa cát trắng phẳng lì

hoặc:                            

                          Ai về bên kia sông Đuống

                         Có nhớ từng khuôn mặt búp sen

                         Những cô hàng xén răng đen

                        Cười như mùa thu tỏa nắng

. sông Luộc. (canal des Bambous) là một chi lưu của sông Hồng, chảy sang sông Thái Bình theo hướng T-Đ, làm ranh giới cho các tỉnh Hưng Yên và Hải Dương ở phía Bắc và tỉnh Thái Bình ở phía Nam.

 Sông Đuống và sông Luộc nối sông Hồng và sông Thái Bình

. sông Đáy, cũng là một chi lưu bên phải của sông Hồng, và chảy trong các tỉnh, thành Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định với dòng sông chảy gần song song bên hữu ngạn hạ lưu sông Hồng. Sông Đáy được nhắc đến trong thơ của Quang Dũng:

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn

Lên núi Sài Sơn ngó lúa vàng

Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc

Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

                                               (Đôi mắt người Sơn Tây)

Đổ vào sông Đáy có sông Nhuệ, chi lưu của sông Hồng, dài 74 km, chảy qua thị xã Hà Đông, tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây.

Sông Nam Địnhsông Phủ Lí nối sông Hồng và sông Đáỵ

3. hệ  thống  sông Thái Bình dài 93km, bắt đầu từ khúc Lục Đầu ở Phả Lại. Gọi là Lục Đầu vì đây là chỗ tập trung của 6 con sông (4 sông chảy vào: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống và 2 sông chảy ra: sông Kinh Thầy, sông Bình Than)

 Sông Thái Bình  do 3 sông là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam  hợp nên ª ngang Phä Låi và chảy ra biển :

- sông Cầu (tên khác: sông Như Nguyệt, sông Nguyệt Đức) dài 290km, bắt nguồn từ vùng núi tỉnh Bắc Cạn, chảy qua thị xã Bắc Cạn, thành phố Thái Nguyên, các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương rồi đổ vào khúc Lục Đầu Giang ở Phả Lại. Sông Cầu có lưu vực 3 480km2

-sông Thương Sông Thương có chiều dài 157 km, diện tích lưu vực: 6.640 km² cũng phát nguyên từ Lạng Sơn, chảy theo hướng ĐB-TN qua thị xã Bắc Giang (tên củ là Phủ Lạng Thư ơng), rồi hợp lưu với sông Cầu và sông Lục Nam ở thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Do đó, sông Thương là một đường thủy khá quan trọng vì chở nhiều cây tre, nứa, song, mây, gỗ, dược liệu và các lâm sản khác  về xuôi với  nhịp chèo đò dị biệt: "Đò ơi ! đêm nay dòng sông Thương dâng cao mà ai hát dưới trăng ngà ...".Và Bàng Bá Lân có đoạn thơ:

Em là con gái Bắc Giang

Đôi dòng trong đục Sông Thương ỡm ờ

Nói cười ra giọng lẳng lơ

Niềm ăn nét ở xem thừa đoan trang

 Tên sông đã được Đặng Thế Phong đưa vào trong nhạc phẩm  Con thuyền không bến:

"Lướt theo chiều gió. Một con thuyền theo trăng trong. Trôi  trên sông Thương. Nước chảy đôi dòng.

Tại sao gọi là đôi dòng ? Vì có Sông Sim [ngòi sim] bắt nguồn từ Thái Nguyên chảy qua các huyện  Hiệp Hòa và huyện Việt Yên đến xã Đa Mai thì  hợp lưu với dòng sông Thương. Nước sông Thương vốn trong xanh nay có dòng nước đục thêm vào thành ra sông có hai dòng chảy song song, một bên trong, một bên đục. Điểm cuối của sông Thương là  thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Trần Hưng Đạo, một danh tướng  nhà Trần vào thế kỷ 13, đã đánh thắng quân Nguyên tại Kiếp Bạc thuộc tỉnh Hải Dương; phía đông Nam Kiếp Bạc có núi Phä Lại, nay có nhà máy điện cùng tên. Phía đông Kiếp Bạc là các dãy núi Côn Sơn vốn có nhiều di tích lịch sử. Nguyễn Trãi (cháu ngoại cûa Trần Nguyên Hán) cũng thường ẩn tại rừng núi Côn Sơn.

 --sông Lục Nam bắt nguồn từ Lạng Sơn, thượng lưu lòng hẹp, gồ ghề, lắm thác ghềnh nên tốc độ dòng chảy mạnh.

Sông Lục Nam  và sông  Cầu  họp lại  để tạo thành  sông Thái Bình . Sông Thái Bình khi chảy qua các địa phương có những tên gọi khác nhau như : sông Hàm Giang, sông Kẻ Sặt, sông Quý Cao .. Sông Thái Bình chảy ra Biển Đông ở cửa Thái Bình, còn 2 chi lưu lớn Kinh Thầy, Văn Úc chảy ra các cửa Bạch Đằng và Văn Úc.

Sông Bạch Đằng, còn gọi tên Nôm là sông Rừng thường rất nổi tiếng với 3 trận thuỷ chiến:

năm 938 với Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán

năm 981 với vua Lê Đại Hành  phá quân Tống

năm 1288: Hưng Đạo vương thắng quân  Nguyên Mông Cổ

Sông này được ghi lại với những bài hát như Bạch Đằng Giang (Lưu Hữu Phước), Trên sông Bạch Đằng (Hoàng Quý).

 

4. Vài vấn nạn sông ngòi miền Bắc

Nước là một tài nguyên tái tạo vì ‘nước trôi ra biển lại mưa về nguồn’.  Nước là một tài nguyên tái tạo và giúp cho con người trong nhiều lãnh vực: kỹ nghệ ( năng lượng, khoáng sản, biến chế, giải trí ..) , nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi cá), sinh hoạt (tắm, giặt..)  nhưng với dân số đông, kéo theo diện tích đất nông nghiệp trên mỗi đầu nông dân ngày càng giảm đi thì tài nguyên nước càng ngày càng trở nên quan trọng khi mà sa mạc hoá đất đai, hạn hán gia tăng với biến đổi khí hậu, với El Nino càng trở thành một vấn nạn có tầm vóc toàn cầu. Một nan đề là ô nhiễm trên các dòng sông, là vì dù là ô nhiễm không khí với bụi, ô nhiễm đất với mọi hoá chất bảo vệ thực vật thì đều trôi vào chỗ trũng, nghĩa là vào sông suối.

4.1. ô nhiễm sông ngòi. 

Sau đây là trích đoạn trong báo bên nhà nói qua về ô nhiễm vài  dòng sông miền Bắc:

Lục Đầu Giang, nơi hợp lưu 6 con sông lớn ở miền Bắc gồm sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính sông Thái Bình. Từ bao đời nay, ngã sáu sông là nguồn sống của hàng nghìn hộ dân làm nghề chài lưới, nuôi cá lồng bè. Nhưng gần đây, các dòng sông bị đầu độc, nghề sông nước ở Lục Đầu Giang lâm đường tận vận.Mất tiền tỷ chỉ trong một giờ. Trên khúc sông của Lục Đầu Giang, bên này là thị xã Chí Linh, bên kia là huyện Nam Sách đều thuộc tỉnh Hải Dương có hàng trăm hộ dân nuôi cá lồng bè. Cá lăng, cá ngạnh, cá quất… Tấp nập, đông đúc không thua gì đô thị trên bờ. Nhiều gia đình có thu nhập khá, nhiều địa phương được khuyến khích phát triển mô hình nuôi cá lồng nhằm để xây dựng kinh tế mũi nhọn.  “Ban đầu thấy cá tôm tự nhiên chết từ thượng nguồn trôi về dạt vào bờ sống chúng tôi cứ tưởng là dịch. Chưa kịp đưa cá lên hồ để tránh thì thấy các lồng cá chết nổi ồ ạt như kiểu bị người ta bỏ thuốc độc vào. Con nào con nấy trắng bụng, máu từ đầu, từ mang ộc ra đỏ lừ cả lồng bè. Cá nổi đặc lồng, dùng lưới quét không kịp, phải thuê máy xúc vào đào hố, xúc đi chôn. Chứng kiến cảnh cá chết sạch chỉ trong nháy mắt, vợ tôi ngất lên ngất xuống, gào khóc kêu trời, đau thắt ruột gan”, Nguyễn Đức Nho chua chát kể.

Và sau đây là ô nhiễm trên sông Đáy:

Tình trạng ô nhiễm của sông Đáy đã hàng chục năm qua, ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ đời sống mà còn cả sự phát triển của nhân dân nơi đây. Các khu ruộng sau khi bơm nước sông ô nhiễm vào, năng suất lúa giảm rõ rêt. Lớp bùn đen đọng lại trên mặt ruộng vài tháng sau vẫn chưa hết”.

 

Thôn Lam Điền vốn là “vựa lúa” của xã Lam Điền. Nhiều năm nay, năng suất lúa đã giảm rõ rệt do phải sử dụng nước ô nhiễm chứa nhiều độc hại và sâu bệnh. Mặc dù người dân đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kĩ thuật, sử dụng giống mới có năng suất cao nhưng vẫn không bù lại được.

 

Nhà anh Vinh cũng có tới 6 sào ruộng. Anh bảo: Trước kia, khi nước sông chưa bị ô nhiễm, năng suất lúa thường là từ 2 tạ đến 2 tạ rưỡi mỗi sào nhưng bây gìơ thì giảm rõ rệt, chỉ còn trên dưới 1 tạ, nhà nào cao thì được tạ rưỡi mỗi sào. Anh Vinh cũng cho biết, nhiều lần thôn và xã đã phản ánh về tình trạng ô nhiễm này, tuy nhiên vẫn chưa có biến chuyển. Nhân dân vẫn mong mỏi sớm có biện pháp giải quyết để cứu lấy dòng sông và trả lại môi trường sống trong sạch.

 

Tôi hỏi anh Vinh rằng tại sao sông Đáy mấy năm nay ô nhiễm kinh khủng thế, anh ngậm ngùi: “Tại các làng nghề dọc hai bên bờ sông xả nước thải ra đầu độc chứ còn tại sao nữa”. Vào mùa cạn, tầm tháng 10 đến tháng 12 là thời cao điểm sản xuất của các làng nghề phía đầu nguồn, lại trùng dịp mùa cạn, nước sông đen ngòm như bồ hóng, lội xuống, váng bẩn dính chặt vào chân. Mùi hôi bốc lên khủng khiếp, bay vào sâu trong làng, cách đó hàng trăm mét còn ngửi được.

Chị Đỗ Thị Bích, bán hàng ngay bên cạnh dòng sông cho biết: “Sông bây giờ bẩn khủng khiếp. Ngày nào bán hàng tôi cũng phải bịt kín khẩu trang mà vẫn đau đầu vì mùi hôi bốc lên”. Chị Bích bảo, trước kia, chỉ khoảng 15 năm thôi, mọi người vẫn dùng nước sông để ăn, tắm giặt bình thường, bây giờ thì hình ảnh đó chỉ còn lại như một kỉ niệm đẹp, để kể lại cho nhau nghe mà nhiều lúc còn không dám tin.

 

.và đây là ô nhiễm trên lưu vực sông Cầu : lưu vực sông Cầu tiếp nhận nước thải của sáu tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và một phần nước thải của Hà Nội. Nước thải từ luyện kim, cán thép, khai thác khoáng sản ở hai tỉnh thượng nguồn Bắc Cạn và Thái Nguyên được thải trực tiếp ra Sông Cầu, trong khi đa số các mỏ khai thác tại lưu vực đều không có hệ thống xử lí nước thải . Lưu lượng nước thải tại nhiều làng nghề sản xuất giấy, nấu rượu, mạ kim loại, tái chế phế thải, sản xuất đồ gốm.. .cũng lớn và thải trực tiếp vào sông .

4.2.Ngoài ô nhiễm trên sông nước, nước ngầm cũng bị nhiễm asen (arsenic), nhất là tại các vùng Hà Nam, Nam Định, ở tại đây,  mức độ ô nhiễm asen nghiêm trọng như ở Bangladesh - nơi được đánh giá là có độ ô nhiễm asen cao trên thế giới.

4.3. tác động hồ thuỷ điện Sông Hồng chuyên chở nhiều lượng phù sa, trong chất phù sa đó, có chứa vôi, lân, đạm nhưng từ ngày có đập thủy điện Sông Đà, lượng phù sa giảm dần do đó trong tương lai, ruộng phải sử dụng phân hoá học nhiều hơn. Nguồn nước của lưu vực sông Hồng chịu sự tác động khá lớn các hồ chứa thủy điện của Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 2008 ở sông Đà và năm 2010 ở sông Thao, các hồ chứa thủy điện đã thay đổi dòng chảy phía hạ lưu. Nó cũng thay đổi chế độ bùn cát, gây sạt lở, bồi lắng lòng dẫn hạ du, ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Trên các lưu vực quanh các đập thuỷ điện, xói mòn đất trên các triền núi dốc sẽ gây nạn bùn lắng xuống lòng hồ, làm giảm tuổi thọ các đập nước.

 

4.4. nước biển dâng lên . Chiều hướng biến đổi khí hậu toàn cầu với khí nhà kính tăng gia sẽ làm mực nước biển dâng cao, làm ngập lụt một số đất thấp ven duyên hải, khiến một bộ phận không nhỏ dân cư  vùng thấp ven biển sẽ  phải di dời lên vùng đất cao trong khi hiện nay, mật độ dân số đồng bằng sông Hồng đã rất cao, trên 1200 người/km2, cao gấp 5 lần mật độ dân số trung bình Việt Nam.  Dân số cao lại gây áp lực trên tài nguyên thiên nhiên với nước mặn vào sâu, xói mòn bờ biển, bùn lắng, phá rừng đầu nguồn, tác động lên muông thú ..

 

5. Kết luận. Với nhiều vấn đề vừa kể, chúng ta thấy tài nguyên nước cần được quản lý tích hợp (integrated water management) để điều hợp sử dụng tài nguyên này trong chiều hướng phát triển bền vững: từ thượng nguồn với bảo vệ  rừng và giảm du canh trong lưu vực, cho đến hạ nguồn với trồng rừng ngập mặn ven biển để giảm bớt cường độ xâm nhập triều và song song theo đó, cũng cần có chương trình điều hoà dân số vì sức ép dân số sẽ tác động đến tài nguyên. Tại các đô thị thì cần kiểm soát được ngập úng và ô nhiễm, cải thiện hệ thống thoát nước, thu gom nước thải, giúp tránh được nhiều bệnh truyền nhiễm. Trước kia, nhu cầu an ninh lương thực đòi hỏi phải sản xuất lúa gạo tại chỗ nhưng ngày nay, với giao thông vận tải dễ dàng, phải giảm diện tích trồng lúa tại đồng bằng này vì lúa đòi hỏi nhu cầu nước và không đem lại cho nông dân nhiều lợi tức bằng các loại nông sản khác như rau, hoa, quả hoặc dược thảo. Đặc biệt là rau là một loại hoa màu có nhu cầu tiêu thụ rất cao tại các đô thị, nhất là với tiến trình đô thị hoá rất nhanh tại châu thổ sông Hồng, thì cần sử dụng nguồn nước sạch  thì rau sản xuất ra mới an toàn, giúp giảm nhiều chứng bệnh cho người tiêu thụ .

 

GS Thái Công Tụng    

 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1062196 visitors (3175685 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free