15/5/2015
Tiếp nối bài “ Biển Đông: Hải quân Nhật Bản chia sẻ……” của Bảo Tâm , ngày 8 tháng 5 năm 2015, sau đây là bài :
Thách thức thực sự ở Thái Bình Dương
GS Tôn thất Trình
PHẦN II
|
|
Những khuynh hướng không bền vững được
Ưu thế Hoa Kỳ tiếp tục ở Tây Thái Bình Dương không thể nào chứng minh nổi bằng yêu cầu chống lại việc Tàu thay đổi nó, cũng như không cần thiết hầu bảo đảm trật tự vùng và tòan cầu. Khó mà tưởng tượng là Bắc Bình sẽ chấp nhận mãi mãi ưu thế Hoa Kỳ và điều này sẽ cấp cho Hoa Kỳ gần như là tự do hòan tòan hành động ở Thái Bình Dương và công nhận khả năng Hoa Kỳ thắng thế quân sự ở một tranh chấp tiềm thế. Cố tâm giữ chặc ưu thế này, như vậy là con đường hiện nay mau lẹ nhất tiến tới bất ổn định, bảo đảm thực tế một cuộc chạy đua vỏ khí , tăng phân cực vùng và làm giảm bớt hợp tác giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Bình trên các thách thức chung tòan cầu . Và ngay cả khi vài nhà lảnh đạo Tàu bị lôi cuốn vào việc chấp nhận tiếp diễn ưu thế Hoa Kỳ, họ chắc chắn gần như muốn chấm dứt chỉ trích nội địa ác liệt và duy trì liên tục, làm như thế một khi sức mạnh Trung Quốc tăng gia và tuồng như sẽ chấm dứt đảo ngược đuờng đi để bảo đảm sống còn chánh trị cho họ.
Cố gắng duy trì trong vùng ưu thế quân sự Hoa Kỳ, trong lúc đó, sẽ trở nên mỗi ngày mỗi thêm khó khăn và tốn kém. Một nghiên cứu mới đây của Carnegie Endowment for International Peace về môi trường an ninh lâu dài ở Á Châu, kết luận rằng Hoa Kỳ vẫn sẽ là cường quốc quân sự mạnh nhất ở mức tòan cầu nhiều năm tới nữa. Nhưng nghiên cứu này cũng tìm thấy là Hoa Thịnh Đốn chắc chắn sẽ gần như phải đối đầu những giới hạn khe khắc kinh tế tăng gia ở chi phí quốc phòng, làm siết chặc cố gắng giúp Mỹ vẫn đứng trên hẳn một hiện diện Tàu quân sự và bán quân sự, trong vòng 1500 hải lý bờ biển Trung Quốc ( nghĩa là ở vùng tên gọi là dây chuyền đảo đầu tiên).
Tuy nhiên, rào cản cho ưu thế biển áp dụng cho cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ. Nghiên cứu Carnegie Endowment cũng kết luận là sức mạnh quân sự Hoa Kỳ ở Á Châu sẽ gần như luôn luôn rất mạnh mẽ và ngay cả khả năng quân sự Tàu trong Vùng tăng gia , cũng không cống hiến cho Bắc Bình một ưu việt nhập nhằng . Bất cứ một cố tâm nào của Trung Quốc để thiết lập ưu thế ở Á Châu sẽ thất bại, vì chưng Trung Quốc sẽ khó lòng vượt mặt Hoa Kỳ và vì một kịch bản như thế sẽ làm hỏang sợ các kẻ ngòai cuộc và đẩy họ vào vòng tay Hoa Thịnh Đốn.
Các nhà lảnh đạo Tàu hiểu rỏ điều này và gần như không bao giờ muốn chiếm ưu thế nếu họ cảm giác là họ đang thực hiện một số lượng an ninh tươm tất, ít chạm trán nhau hơn. Tuồng như họ sẽ cố tìm vài dạng ưu thế ( chống lại hành động cơ hội chủ nghĩa và theo phương cách giới hạn hơn) chỉ khi nào các từ ngữ và các hành động Hoa Thịnh Đốn thuyết phục họ là ngay cả một mức độ an ninh tối thiểu họ cố tìm đòi hỏi nó . Tiếc thay Hoa Kỳ chấp thuận những khái niệm quân sự năng nổ tỉ như Trận chiến trên không - trên biển Air Sea Battle , Kiểm sóat Ngoài khơi - Offshore Control , và ngay cả Bảo vệ Quần đảo, sẽ cấm họ không có được an ninh như thế và góp phần làm ra một thứ tiến thóai lưỡng nan mãi mãi tệ hại thêm an ninh.
Cần thêm ổn định
Ở cả hai Hoa Kỳ và Trung Quốc, như thế, thách thức căn bản chiến lược tương lai là tìm ra cách phát triễn những phương tiện đồng lợi lộc, chuyễn tiếp từ ưu thế Hoa Kỳ qua một cân bằng sức mạnh chính đáng hơn ở Tây Thái Bình Dương, một cân bằng trong đó không quốc gia nào có khả năng rỏ rệt thắng thế ở một tranh chấp võ trang, nhưng trong đó cả hai quốc gia tin rằng các quyền lợi thiết yếu của họ thảy đều duy trì an ninh.
Điều này sẽ khó khăn hòan tất và tiềm năng nguy hiểm. Nó sẽ không chỉ đòi hỏi một lọat cơ chế xử lý khủng hỏang và xây dựng tin cậy, ngòai những gì đã được phát triễn đến nay mà cũng cần có những mức độ cao tái bảo đảm chiến lược và tự kiềm chế. Nhiều nhà quan sát hiểu biết đã cung cấp khuyến cáo có mục đích giảm bớt ngờ vực và tăng cường hợp tác giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Bình, liên quan đến mọi điều từ đặt mủ chụp lên chi phí quốc phòng Hoa Kỳ và Trung Quốc chí đến nhượng bộ đôi bên và giới hạn về Đài Loan cùng các tranh chấp biển đang xảy ra. Rất nhiều sáng kiến này có nghĩa lý. Nhưng chúng thất bại giải quyết vấn đề nằm phía dưới, gọi là lòng không muốn của Trung Quốc tiếp tục chấp nhận một vị trí quân sự rỏ ràng thứ yếu suốt ngọai vi biển mình.
Để giảm bớt hiểm nguy tranh chấp và tăng cường những cơ hội hợp tác, Hoa Thịnh Đốn và Bắc Bình sẽ cần đạt được những hiểu biết đáng tin cậy liên quan đến tình trạng Bán Đảo Cao Ly và Đài Loan, xử lý các tranh chấp lảnh thổ Biển Đông và Nam Hải và phạm vi ,chức năng các họat động quân sự không phải là Trung Quốc trên dây chuyền đảo đầu tiên ( hay ít nhất ở các vùng kinh tế đặc thù Trung Quốc hay Nhật Bổn ). Những hiểu biết này phải gần như chắc chắn liên quan đến vài dạng đáng tin của trung lập hóa các vùng này như thể là nguồn bất hòa đang lên hay những nơi phóng lên sức mạnh Mỹ hay Tàu, tạo đựng thực tế một vùng đệm dọc ngọai vi biển Tàu. Chỉ những lọai di chuyễn này mới cung cấp bảo đảm chiến lược đôi bên cần thiết để duy trì một môi trường ổn định an ninh dài hạn.
Trong trường hợp Nam Hàn và Bắc Hàn, chiến lược này sẽ ngụ ý việc trổi dậy một bán đảo thống nhất, không liên kết ( hay chỉ liên kết lỏng lẻo ), không còn có các lực lượng ngọai quốc . Thành quả này sẽ cần dựa trên những bảo đảm an ninh tin cậy được của Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc là một Cao Ly - Triều Tiê n thống nhất, sẽ duy trì tự do không bị ép buộc và luôn luôn mở rộng cho các liên hệ mật thiết kinh tế và chánh trị với cả hai nước. Những bảo đảm này có thể liên hệ đến việc tiếp tục vài dạng liên hệ an ninh với Hoa Kỳ dù rằng đây là một liên hệ giảm bớt lớn , ít nhất trong ngắn và trung hạn. Tiến tình này cũng có thể đòi hỏi Nhật Bổn cung cấp những bảo đảm an ninh cho Cao Ly- Triều Tiên thống nhất, ít nhất là một mức nào đó không thu nhận võ khí hạt nhân hay vài lọai vỏ khí qui ước sau đó được xem là có tính cách đe dọa , tỉ như các khả năng đánh phá bằng hỏa tiễn đường đạn- ballistic chính xác và hỏa tiễn tuần tra - cruise missile.
Về trường hợp Đài Loan , bước đầu tiên đòi hỏi một thông cảm Hòa Kỳ - Trung Quốc liên quan đến giới hạn vụ bán võ khí Hoa Kỳ cho Đài Loan, song song với các giới hạn kiểm tra được của sản xuất và dàn trải quân sự Trung Quốc, gồm cả hỏa tiễn đường đạn và máy bay tấn công. Bắc Bình sẽ phải cần cung cấp các bảo đảm đáng tin là sẽ không dùng vỏ lực đánh Đài Loan trong mọi bất ngờ thiếu một tuyên bố của Đài Loan độc lập pháp luật thừa nhận - de jure hay Hoa Kỳ đặt quân trên Đảo này.
Trong quá khứ, Bắc Bình đã chống đối cung cấp các bảo đảm liên quan đến việc không dùng bất cứ lực lượng nào hướng về Đài Loan, xem những bảo đảm này như là một giới hạn chủ quyền Tàu trên Đài Loan. Tuy nhiên , tương tự trường hợp Bán Đảo Triều Tiên , Bắc Bình sẽ xem đó là một thay đổi quan điểm Tàu về Đài Loan có cơ chấp nhận được, nếu điều này cần thiết cho ổn định Tây Thái Bình Dương. Các nhà lảnh đạo Tàu cũng có thể nhìn đó là một bước tiến thống nhất đảo này với lục địa. Hơn nữa, Bắc Bình sẽ cần phải chấp nhận thống nhất chỉ có thể xảy ra xuyên qua một tiến trình hòa bình với sự đồng ý của dân chúng Đài Loan và điều này có khi cần đến vài thập niên. Hoa Thịnh Đốn về phần mình, sẽ cần cung cấp bảo đảm cho Bắc Bình là Hoa Kỳ không đặt lực lượng trên đảo hay cung cấp bất cứ mức mới mẽ nào ủng hộ bảo vệ Đài Bắc - Taipei, nếu như Bắc Bình giữ lại bảo đảm của mình. Cả hai quốc gia cần tham khảo mật thiết với Đài Loan và Nhật bổn ở mọi bước tiến trình này và cung cấp những bảo đảm rỏ rệt và đáng tin cậy vẽ ra những thông cảm đã đạt cho hai bên.
Về tranh chấp lảnh thổ ở Biển Đông và Nam Hải, Hoa Kỳ cần nói rỏ rệt là Hoa Kỳ có rất ít quyền lợi trực tiếp ở tương tác xảy ra giữa các quốc gia tranh chấp, ngòai những đe dọa an ninh rỏ rệt chống lại hai đồng minh Hoa Kỳ là Nhật Bổn và Phi Luật Tân. Hoa Thịnh Đốn phải ủng hộ theo cách vô tư, một nguyên tắc xử sự nối chặc và thể thức hợp pháp đã hiện diện để giải quyết những đụng độ, làm trọng tài cho các tuyên bố chủ quyền, nhưng Hoa Kỳ cần tránh đóng cọc sự tín nhiệm mình để bảo đảm là tiến trình không bị ép buộc luôn luôn xảy ra . Sau khi nói như vậy, Hoa Kỳ cũng phải làm rỏ ràng là Hoa Kỳ sẽ chống đối bằng lực lượng quân sự nếu cần, bất một cố gắng Tàu nào muốn thiết lập một vùng đặc thù nào hay là những vùng lảnh thổ biển nước của Tàu nới rộng trên thực tế- de facto ở các vùng tranh chấp ngoài những giới hạn hợp pháp chứng minh được. Về phần mình, Bắc Bình phải xác định rỏ ràng, qua lời nói và qua hành động là không có giải pháp quân sự cho những tranh chấp này và Trung Quốc không bao giờ cố tìm cách đẩy các kẻ cạnh tranh ra khỏi các nơi chiếm cứ bằng võ lực cả. Trung Quốc cũng còn phải tuyên bố đáng tin cậy và đáng thuyết phục, theo tính cách riêng tư nếu không là công cọng, Nam Hải nằm trong cái gọi là đường nét bút - dash line ( một biên giới Trung Quốc tuyên bố thập niên 1940 và không có quốc gia nào khác trên thế giới công nhận ), nhưng lại ngòai các nước biển lảnh thổ Trung Quốc và vùng kinh tế đặc thù, Nam Hải là một đại dương mở toang.
Trong vương quốc quân sự qui ước, địa vị Hoa Kỳ ưu tiên ít nhất là tại dây chuyền đảo đầu tiền sẽ cần phải thay thế bằng một tình huống lực lượng thật sự cân bằng, kềm theo một học thuyết quân sự. Lề lối này phải đặt trọng tâm vào cái gọi là khái niệm họat động “ phủ nhận chung - mutual denial” , trong đó cả hai bên, Trung Quốc, Hoa Kỳ và các đồng minh có đầy đủ những mức độ các khả năng chống vào / vùng phủ nhận để làm e ngại những cố gắng cả đôi bên hòan tất một ưu điểm vững bền, xuyên qua những phương tiện quân sự trên những vùng tiềm thế không ổn định ( tỉ như Đài Loan, Bán đảo Triều Tiên và các đảo và đảo đá tranh chấp ).
Ở mức hạt nhân, một cân bằng lực lượng tại Tây Thái Bình Dương, sẽ đòi hỏi một bộ rỏ rệt những bảo đảm chung, họa kiểu để củng cố khả năng làm e dè của kho vỏ khí hạt nhân của đôi bên và như thế giảm bớt hiểm nguy leo thang. Muốn đạt mục đich này, các nhà phân tích quốc phòng Hoa Kỳ và đồng minh phải gạt bỏ ý niệm nguy hiểm là địa vị ưu tiên Hoa Thịnh Đốn phải nới rộng tới vương quốc hạt nhân . Hoa Kỳ phải quyết đóan chỉ dẫn là Hoa Kỳ chấp thuận và sẽ không bao giờ đe dọa khả năng đánh trả đủa hạt nhân của Trung Quốc ; lìa bỏ xét đến hệ thống đánh phá tòan cầu, dài hạn, chính xác hay những hệ thống khác có khả năng phá hủy kho võ khí hạt nhân Trung Quốc; và cung cấp những bảo đảm lớn hơn là các khả năng phòng vệ hỏa tiễn đường đạn không thể lọai trừ một cuộc tấn công thứ hai của Trung Quốc . Phần mình, Bắc Bình phải chịu nhận những bảo đảm Hoa Kỳ này và phải tự mình tránh làm mọi cố gắng đến chuyễn tiếp ngòai cách làm e dè tối thiểu hiện nay, khả năng hạt nhân tấn công thứ hai thành một lực lượng lớn hơn .
Lẽ dĩ nhiên, những lọai đổi thay này sẽ có những dính líu chánh yếu cho các đồng minh và bạn hửu Hoa Kỳ trong vùng . Đối với Nhật Bổn hầu cung cung cấp cho Đại Hàn thống nhất cùng những bảo đảm cần thiết và để chấp nhận những điều chỉnh này, của vị trí và lập trường lực lượng Hoa Kỳ, chẳng hạn về Đài Loan , vài hiểu biết rỏ rệt với Hoa Thịnh Đốn và Bắc Bình sẽ rất cần thiết . Tổng quát, việc thành lập thực tế - de facto một vùng đệm hay một vùng trung lập bên trong dây chuyền đảo thứ nhất, sẽ gần như chắc chắn đòi hỏi là Nhật Bổn phải cũng cố đáng kể khả năng quốc phòng Nhật , hoặc tự động hoặc tốt hơn là làm bên trong khuôn khổ một liên minh an ninh Hoa Kỳ - Nhật Bổn mạnh mẽ hơn, tuy vẫn còn phải giới hạn .
Củng cố này sẽ gây ra tạo dựng một hạ tầng cơ cấu Hoa Kỳ - Nhật Bổn hội nhập hòan toàn hơn cực trọng cho cái gọi là những khả năng C4ISR( Khả năng C4 ISR là “ Chỉ huy- Command, Kiểm sóat - Control, Truyền thông - Communications , Computers, Tình báo - Intelligence , Giám sát - Surveillance và Do Thám - Reconnaissance ). Nó cũng sẽ cần xây đắp những phòng vệ thụ động mạnh mẽ hơn chống lại những đe dọa hỏa tiễn đường đạn và tuần tra Trung Quốc đối với các tích cực quân sự Hoa Kỳ và Nhật Bổn và tăng cường hậu cần, tiện nghi hổ trợ của Nhật , song song với cải thiện những khả năng Nhật hướng về quốc phòng, tỉ như chiến tranh chống tàu ngầm và máy bay chận bắt. Tuy nhiên , những bước tiến này sẽ không yêu cầu Nhật trở thành một kẻ chung sức hòan tòan bình thường an ninh của Hoa Kỳ hay thực hiện những họat động an ninh căn bản đồng minh xuyên ngang Tây Thái Bình Dương và xa hơn nữa .
Đối với Trung Quốc, việc chấp nhận một liên minh cũng cố ( dù có giới hạn đi nữa ) Hoa Kỳ - Nhật Bổn; một Bán đảo Đại Hàn- Cao Ly - Triều Tiên thống nhất phần lớn không liên kết ; những giới hạn kiểm tra dễ dàng về khả năng Trung Quốc đối kháng Đài Loan; và những yếu tố khác một cân bằng sức mạnh ổn định, sẽ đòi hỏi rỏ rệt một ý chí rời bỏ những mục tiêu tham vọng hơn này về phía vài mong ước của Trung Quốc, ngày nay và trong tương lai . Những mục tiêu này gồm đặc biệt nhất,là khả năng rỏ ràng thiết lập kiểm sóat trên nước biển và không gian dọc ngọai vi biển Trung Quốc và một trật tự kinh tế và chánh trị Á Châu trung tâm Trung Quốc, phần lớn đào thải Hoa Kỳ. Kết quả này tuồng như đòi hỏi sau đó, là Bắc Bình làm ra những cố gắng phối hợp và công cọng để gạt bỏ và làm mất hiệu lực trong công chúngTàu, giải thích cực kỳ hơn chủ nghĩa quốc gia Tàu. Lợi lộc cho Trung Quốc của những dàn xếp này sẽ là một mức độ an ninh tăng cường xuyên qua một giảm bớt đe dọa của Hoa Kỳ đến những quyền lợi thiết yếu Tàu và sự tránh né một cuộc cạnh tranh an ninh phí tổn cao và mỗi ngày thêm nguy hiểm.
Chướng ngại vật cho một cân bằng ổn định
Nhiều chướng ngại vật đứng sửng trên cách hành động của Hoa Thịnh Đốn và Bắc Bình tỉ những thay đổi đáng kể nhận thức, thực hành và dàn trải. Phía Hoa Kỳ, rào cản đầu tiên và trước hết là từ chối tổng quá phần lớn, nếu không phải là tất cả, của mọi nhà làm quyết định và chức quyền Hoa Kỳ, xem xét một thay thế cho ưu thế quân sự Hoa Kỳ trong vùng thiết yếu này. Thêm vào đ , viễn cảnh ngắn hạn tính trì trệ- quán tính tự nhiên, và sự trốn tránh hiểm nguy của giới thư lại cũng như giới làm chánh sách thượng lưu , ngăn trở chống lại những thay đổi chánh sách và lề lối chánh yếu, đặc biệt khi thiếu thốn một cần thiết thay đổi khẩn cấp và sờ mó được.Thật vậy, rất khó khăn cho bất cứ một cường quốc nào, còn ít hơn nữa cho một siêu cường, khởi đầu một thay đổi chiến lược căn bản tiên đóan các khả năng tương đối suy giảm, trước khi suy giảm này tự mình lộ diện hòan tòan .
Đặc biệt ởTây Thái Bình Dương như bài viết của Krepinevich trình bày, các nhà làm quyết định an ninh quốc gia Hoa Kỳ vẫn bị ràng buộc với ý niệm là sức mạnh Hoa Kỳ ( đặc biệt là Hải Quân ) phải chịu đựng không giới hạn nào ở nước biển quốc tế. Quyền lợi dịch vụ, nhu cầu tình báo, các đòi hỏi duy trì liên minh, mọi thứ đều củng cố thiên hướng - bias Hoa Kỳ thuận lợi cho ưu thế trên biển.
Các nhà làm quyết định Hoa Kỳ cũng rất ghét nhìn xem các điều chỉnh có ý nghĩa về tình trạng hiện hửu Bán đảo Đại Hàn hay Đài Loan. Thường tin tưởng là bất cứ cử động nào hướng về giảm bớt hay ngay thay đổi đáng kể cam kết an ninh Hoa Kỳ đối với Nam Hàn và Đài Loan, có cơ trở thành hoặc là các quốc gia này nghiêng về phía mua vỏ khí hạt nhân hoặc thành con mồi cho các đe đọa, tấn công của Bắc Hàn và Trung Quốc . Hơn nữa , Nhật Bổn có thể phản ứng đến cử động này bằng cách hỏi lại cam kết an ninh của Hoa Thịnh Đốn đối với Đông Kinh - Tokyo thành quả có thể là nứt rạn liên minh hai nước, có khi ngay cả việc Nhật thu nhận võ khi hạt nhân .
Về phía Tàu , có lẽ cản trở có ý nghĩa nhất là thực hiện một chuyễn tiếp hướng về một cân bằng sức mạnh ổn định ở Á Châu phát sinh từ những bất ổn và yếu kém của Chánh phủ Tàu, cả trong và ngòai nước . Các nhà lảnh đạo Trung Quốc dựa vào tính cách hợp pháp và hổ trợ của họ, không chỉ trên thành công kinh tế tiếp diễn và nâng cao đời sống mà còn ở một dạng chủ nghĩa quốc gia đánh giá cao khả năng của chế độ chống cự lại mọi coi khinh và sửa sai những bất công xưa cũ các cường quốc đế quốc đặt ra suốt “ thế kỷ ô nhục - century of humiliation “. Tùy thuộc này khiến cho các lảnh tụ Tàu ngần ngại dẹp yên, nghiêng về những hình thức thái cực hơn của chủ nghĩa quốc gia, hầu che đậy những khả năng quân sự của Trung Quốc, trong khi họ đang mau lẹ phát triễn chúng.
Đòi hỏi một tiến trình theo từng cấp bậc
Như vậy, rỏ ràng là Hoa Thịnh Đốn và Bắc Bình chưa đến gần thỏa hiệp trên bất cứ một mặc cả lớn nào để thiết lập một môi trường an ninh vùng mới . Một thay đổi căn bản như thế trên chánh sách và phương thức, chỉ có thể xảy dần dần trên một thời gian khá dài. Ngay cả khi khởi sự đặt nền tảng nó, cũng sẽ đòi hỏi các thượng lưu ở Hoa Thịnh Đốn, Bắc Bình và ỏ các thủ đô Á châu khác , mở mắt nhìn vào những nguy hiểm tiếp tục tình trạng hiện tại và những lợi lộc họa kiểu ra những dàn xếp căn bản mới mẽ , thích nghi cho những thực tế thay đổi sức mạnh không lay chuyễn được.
Tư duy thay đổi này phải xảy ra theo nhiều giai đọan: trước tiên ở nội địa, rồi giữa các đồng minh và cuối cùng xuyên qua một đối thọai chiến lược song phương Hoa Kỳ - Trung Quốc, với đầy đủ cơ hội cho mỗi bên định giá lại tính đáng tin và trung thực của những cam kết kẻ khác, suốt dọc đường. Một khi, mọi kẻ chơi trò nhận diện hình ảnh to lớn - nhu cầu tổng quát tái điều chỉnh chiến lược, họ có thể giải quyết những nhân nhượng và dàn xếp đặc thù .
Một hiểu biết là chuyễn tiếp theo từng bậc dần dần, hòa bình, đến một cân bằng sức mạnh vùng ngang hàng hơn đang tiến triễn, sẽ làm cho Bắc Bình thuyết phục Bình Nhưỡng - Pyongyang (thủ đô Bắc Hàn ) từ bỏ hay giới hạn mạnh mẽ chương trình hạt nhân của Bắc Hàn và khởi sự một lọat cải cách có cơ đưa đến một bán đảo thống nhất. Cả những nhà lảnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể cuối cùng ra , thuyết phục Đài Bắc về lợi lộc của những dàn xếp an ninh mới và ổn định hơn ( không một dàn xếp nào sẽ đòi hỏi Hoa Kỳ rời bỏ Đài Loan ). Về phần Nhật Bổn, một cũng cố định cỡ khả năng Nhật , trong khung cảnh tạo dựng một dàn xếp tựa như đệm- buffer like và cân bằng ổn định sức mạnh đối với dây chuyền đảo đầu tiên, sẽ gần như là chắc chắn được Trung Quốc chấp nhận và có khi cần thiết cho Tokyo .
Những tái sắp hàng này sẽ không tự động xảy ra đâu. Chúng đòi hỏi lảnh đạo can đảm và có tầm mắt nhìn xa ở mọi thủ đô liên hệ ,vài vụ lấy nguy hiểm đáng kể và ngọai giao hửu hiệu cao giá . Thật tế, vì những cản trở làm chán ngấy trên đường đi, ai đó có thể hợp lý hỏi là tại sao lại phải nâng cao viễn cảnh của những thay đổi này. Câu trả lời là thay đổi, cố gắng duy trì ưu thế Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương và làm nổi bùn dơ suốt các khủng hỏang tiếp diễn và có cơ tăng thêm , sẽ còn tệ hại hơn , gây ra hiểm nguy một lọai tranh chấp quân sự kích thước lớn mà nhũng chuyễn tiếp sức mạnh khắp suốt lịch sữ thường tạo dựng lên.
Cuối cùng lựa chọn của các nhà làm quyết định ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và các quốc gia Á Châu khác là hoặc phải thương thảo tức thời và cảm thấy được việc phân phối thay đổi sức mạnh vùng hay cố tránh những quyết định cứng rắn về vụ Trung Quốc trổi dậy đặt ra, mãi cho đến khi tình thế trở nên nguy hiểm và phân cực hơn nữa. Thật vậy, chậm trễ sẽ chỉ làm cho tiến trình thay đổi càng khó khăn hơn. Không có một thay thế nào khác thực thi được cả.
( Irvine, Nam Ca Li - Hoa Kỳ, ngày 13 tháng 5 năm 2015 )