Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  => Cuộc đời và di huấn của nữ thiền sư
  => Năm dê nói chuyện mèo
  => 31 ngày rong chơi... 170 -171
  => Cây sơ ri Gò Công
  => Tái cơ cấu sản xuất lúa gạo VN
  => Nhà sáng chế laser Charles Townes qua đời
  => Tai nạn hạt nhân
  => Bệnh tiểu đường
  => Dỏm khắp mọi nơi
  => Ba cái chuyện ruồi bu kiến đậu
  => Thế giới thực vật quanh ta
  => Mừng ngày quốc tế phụ nữ
  => Chúng ta không còn nơi nào ẩn núp
  => Rèn luyện kiến tạo nguyên tố mới
  => Chỉ là một chuyến đi
  => 31 ngày rong chơi...172-173
  => 31 ngày rong chơi...174-175
  => Những sách nói về Châu Á..
  => Từ sữa bò đến sữa người
  => Thất bại đa văn hóa
  => Thực phẩm và phóng xạ
  => 31 ngày rong chơi... 176-177
  => 31 ngày rong chơi...178-179
  => Biết rõ hơn đôi chút...
  => Bonjour Việt Nam
  => Ứng dụng vàng trong y khoa
  => Chó tây chó ta
  => Hảy trân quý cuộc sống ngày hôm nay
  => Tóc tơ vàng
  => Thời trang Paris
  => 31 ngày rong chơi..180-181
  => 31 ngày P 182-183
  => Tình trạng chạy đua vũ khí..
  => Máy gia tốc hạt nhân
  => Có nên ăn chay hay không
  => 31 ngày rong chơi..184-185
  => Dồn điền đổi thửa ở Miền Trung và ĐBCL
  => Xử dụng kim loại đất hiếm
  => Bệnh than kinh niên
  => 31 ngày P 186-187
  => Nói láo hay nói thiệt
  => Tiến bộ ở ngành sinh học
  => Dồn điền đổi thửa Miền Trung
  => 31 ngày rong chơi 188-189
  => Cọ dừa Oil palm
  => Đăng cay ngọt bùi mùa phục sinh
  => Phát minh khoa học... P1
  => 31 ngày lang thang P 190-191
  => Du khách mang siêu khuẩn..
  => 31 ngày rong chơi 192-193
  => Ngừa ung thư tùy thuộc
  => Hiểu thế nào là Cửu huyền
  => Kỳ thị chủng tộc tại Canada
  => Vỏ khí hạt nhân - P 1
  => Vỏ khí hạt nhân . Phần 2 và 3
  => Phát minh khoa học từ bắt chước ... P2
  => 31 ngày P 194-195
  => Phải chăng chuyện động đất...
  => Thời trang Cali năm 2015
  => Nỗi khổ của phiến quân...
  => 31 ngày rong chơi 196-197
  => Mục và súc khác nhau thế nào
  => Tản mạn về tôm hùm Bắc Mỹ
  => Đã và sướng gì đâu
  => Anh hùng kín đáo...
  => Dã man, tàn nhẫn...
  => Nước và con người P1
  => Discreet hero - Vargas Llosa
  => 31 ngày P 198-199
  => Khi Bác sỷ bị ung thư não
  => Kỹ thuật sinh học Crispr
  => Nuôi dế làm thịt bíp tết
  => Chuyện ngày về
  => 31 ngày rong chơi miền Đất Phật. P 200-201
  => Xử dụng nọc độc nhện
  => Nước và con người P2
  => 31 ngày P202-203
  => Học trường quản trị...
  => Xém chết vì rượu
  => Nghiên cứu phát triển Phú Quốc
  => 31 ngày rong chơi...204-Hết
  => Tìm hiểu sinh thái nhân văn
  => Động đất tại Nepal
  => Tiến bộ khoa học - Phần 2
  => Chó và người
  => Chào đón ngày lễ Mẹ
  => Ông uông bà chê
  => Bình thường mới ở Trung Quốc
  => Phim Cô Bé Lọ Lem
  => Cải tổ đại học ở Trung quốc
  => Chấm dứt cải cách ở TQ ?
  => Vô thường - Vô ngã
  => Thách thức thực sự...
  => Khi cao niên mất ngủ
  => Bí mật về xác ướp thú vật ở Ai Cập
  => Chấm dứt cải cách ở Trung Quốc - P2
  => Đụng tường
  => Nướng vỉ, nướng sắt và hội chứng BBQ
  => Thách thức thực sự ở Thái Bình Dương
  => Trường sinh bất tử
  => Ăn nhiều muối và bệnh tăng huyết áp
  => Vùng thiên nhiên Bình Trị Thiên...
  => 20 điều biết hơn..
  => Thư của GS Tôn Thất Trình
  => Hoa Kỳ khảo cứu...
  => Vần đề chủng tộc ở Trung Quốc
  => Bán ảo tưởng
  => Trận động đất sắp tới xảy ra ở đâu
  => VN muốn mua ...
  => Bia Việt Nam - Phần 1
  => Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Listeria
  => Tại hải ngoại dân nghỉ hưu hay làm gì?
  => Bệnh kém trí nhớ
  => Thuốc kháng sinh
  => Khi cơm chẳng lành canh chẳng ngọt
  => Bia Việt Nam - Phần 2
  => Non cao tuổi vẫn chưa già
  => Tìm hiểu về loài ong
  => Những bộ mặt mới về năng lượng ở Hoa Kỳ năm 2015
  => Thế giới loài hoa trong thi ca Việt
  => Tìm hiểu loài ong - Phần 2
  => Vui buồn ngày Lễ Cha
  => Một người cha tuyệt vời
  => GS Robert Barone
  => Bệnh cảm
  => Nguyên tố Uranium
  => Những bộ mặt mới ... Phần 2
  => Sức khỏe trong tay bạn
  => Khi tui nấu tui ăn
  => Bệnh cúm
  => Mừng hụt
  => Mồ hôi
  => Fast food hay fat food
  => Ngành khoa học dữ liệu
  => Sáu giờ ba mươi
  => Sao Diêm Vương
  => Báo Đất Việt phỏng vấn TS Trần Văn Đạt
  => Bệnh đậu mùa
  => Hội chứng viêm phổi Trung Đông Mers-CoV
  => Chất béo Trans rất nguy hiểm cho sức khỏe
  => Cha mẹ già hải ngoại
  => Chiến tranh tương lai - Phần I
  => Bệnh lao
  => Thịt chó thịt mèo
  => Chiến tranh tương lai - Phần 2
  => Việt Ba lô trên miền đất lạ
  => Bệnh Si đa
  => Tìm hiểu về loài ong - Phần 3
  => Bớt ăn thịt là tốt nhất
  => Sức mạnh mềm của Trung Quốc - Phần 1
  => Bệnh phong đòn gánh
  => Người Việt trồng lúa tại Camargue Pháp
  => Sinh tố B12
  => Cái ngàn vàng của cọp đực
  => Bệnh sốt rét tê liệt
  => Sức mạnh mềm Trung quốc -- Phần 2
  => Tôi có một ước mơ
  => Vợ chồng già lớp tuổi 70
  => Hố đen trong vũ trụ
  => Nội, Ngoại Mông ngày nay
  => Bệnh quai hàm
  => Chuyện khó nói của con kiki
  => Nước Lào ngày nay
  => Nghiện ngập - Phần I
  => Trai hay gái
  => Kiếp tha hương
  => Thèm chất ngọt và bệnh tiểu đường
  => Lycopene trong tomato là gì?
  => Dầu mỡ và sức khỏe
  => Du lịch Canada
  => Hip-hop - P 1
  => Bệnh ban đỏ
  => Nghiện ngập. Phần 2
  => Trời u ám
  => Hip-hop. Phần 2
  => Bệnh ho gà
  => Chúng ta biết gì về Pluto
  => Động đất cấp 9.2
  => Bễ mánh rồi
  => Nước Cam Bốt ngày nay
  => Thèm cơm
  => Bệnh sốt xuất huyết
  => Thời tiết bất thường năm 2015
  => Chúng ta biết gì về hành tinh Kepler-452b
  => Cam bốt ngày nay - Phần 2
  => Uống sữa bò có tốt cho sức khỏe không?
  => Niềm vui cao niên
  => Bệnh dịch tả
  => Hoa dại làm mù lòa
  => Thái Lan ngày nay - Phần I
  => Bệnh giun chỉ
  => Bệnh tâm thần
  => Bệnh nói láo
  => Bệnh đau gan C
  => Bàn tay lông lá của tập đoàn kỹ nghệ thực phẩm
  => Giải quyết lương thực trong hiện tại và tương lai
  => Nước Thái Lan ngày nay - Phần 2
  => Bệnh sốt Đức Rubella
  => Khuyên đừng uống rượu
  => Súp Vi Cá
  => Giải quyết lương thực ... Phần 2
  => Mã Lai Á ngày nay
  => Đời đẹp như mơ
  => Vai trò của sinh tố trong cơ thể
  => Mùa vu lan
  => Tôi phạm tội sát sanh trợ tử thú y
  => Giải quyết lương thực. Phần 3
  => Mã Lai Á ngày nay - Phần 2
  => Singapore ngày nay - P 1
  => Nhà máy phát điện không thải khí nhà kiếng
  => Gai cột sống
  => Mí mắt sụp một bên
  => Cẩn thận với thuốc thiên nhiên
  => Singapore ngày nay - P 2
  => Du Lịch Thánh địa
  => Bệnh Multiple Myeloma
  => Bệnh ngứa của người bơi lội
  => Đưa em lên đỉnh tuyệt vời
  => Chúng ta có thể đảo ngược lão hóa được không?
  => Lạm bàn phát triển tỉnh Đồng Nai - Biên Hòa
  => Thánh Địa Indein
  => Bệnh tuyến giáp trạng
  => Dược thảo và tác dụng phụ nguy hiểm
  => Nam nữ bình quyền
  => Long An - Phần I
  => Bệnh Paget
  => Trở lại Kalaw, Mayamar
  => Trồng nho độc đáo trên đất núi lửa
  => Việt nam trước nguy cơ nước biển dâng cao
  => Chuyện du học bằng ghe
  => Nước biển đang dâng cao trầm trọng
  => Long An - Phần 2
  => Hải phòng xưa và nay
  => Cá tôm sò ốc ăn sống được không
  => Ung thư máu
  => Tìm hiểu về loài kiến
  => Obama và Á châu
  => Hiện có bao nhiêu cây rừng trên thế giới
  => Bệnh viêm gan B
  => Bệnh suyễn
  => Nhiệm vụ của phổi
  => Hạnh phúc đối diện tử sanh
  => Xã hội đen
  => Nạn phá rừng hiện nay trên thế giới
  => Nhức đầu
  => Bệnh lao bò
  => Ngày tàn của thuốc kháng sinh
  => Áp dụng biến đổi di truyền sản xuất thuốc trị ung thư
  => Chất béo trong máu
  => Nghĩ về tâm từ và nhân ái
  => Xã hội đen Nhật
  => Tại sao sâu keo bài tiết phân lên đọt bắp
  => Ho
  => Guayule
  => Không có chết, không có sợ
  => Hảy an nhiên trong tỉnh thức
  => Tảo xanh có thể trị mắt mù
  => Hảy nhìn Trung quốc Tập Cận Bình làm gì?
  => Xã hội đen Nhật - Phần 2
  => Bệnh thống phong
  => Palm oil và sự mất dần rừng nhiệt đới
  => Đạp xe, một cái mode đang lên tại hải ngoại
  => Trứng gà tại...
  => Uống cà phê chiều tối và giấc ngủ
  => Kỷ thuật - Technology ngày nay là gì đây ?
  => Bịnh Đính Xương
  => Virus influenza
  => Chồng giận thì vợ bớt lời
  => Thế giới chấm dứt phá rừng vào năm 2030
  => Kỷ thuật - Phần 2
  => Cần sa
  => Bệnh mắc toi
  => Ông đi đường ông, tui đường tui
  => Vua Quang Trung vị anh hùng dân tộc
  => Săn heo rừng ở Phi Châu
  => Bải biển Silicon Beach Nam Cali
  => Thoái vị của xương
  => Bác sỉ thú y nói chuyện về gạo
  => Nạn đói đang hoành hành thế giới do thất mùa
  => Trần Hưng Đạo đánh tan quân Nguyên - Mông
  => Mi Nô và tôi
  => Tương lai thực phẩm
  => Bệnh vẩy nến
  => An toàn vệ sinh thực phẩm trên thế giới, một ảo tưởng
  => Nắng mưa là bệnh của trời
  => Đổi đời
  => Nhớ về đồng nghiệp xưa
  => Tỉnh Vân Nam - Phần 1
  => Bệnh loãng xương
  => Lê Lợi đánh thắng quân Minh
  => Gió đã xoay chiều: cỏ ngọt Stevia
  => Chuyện tám trứng
  => Cỏ cây cũng biết phỉnh lừa
  => Sông ngòi Miền Trung
  => Tỉnh Vân Nam - Phần 2
  => Bệnh Giang mai
  => Trồng lúa cổ truyền - P 1
  => Về những phản hồi II
  => Áp dụng sinh học di truyền vào công nghệ thẩm mỹ
  => Chữ Tâm trong văn học Việt
  => Molly
  => Tình Quảng Tây - Phần 1
  => Trồng lúa cổ truyền - Phần II
  => Chuyện hưu nai
  => Tại sao động vật chọn sắc đẹp làm tiêu chuẩn chọn bạn tình
  => Tỉnh Quảng Tây - Phần II
  => Triệu chứng tiên khởi bệnh gan
  => Phát triển trồng lúa nước thời cỗ đại - Phần 1
  => Nhứt vợ nhì trời...
  => Khoa học có khả năng làm trẻ hóa con người
  => Con Thắm
  => Bản nhạc mùa hè
  => Tỉnh Quảng Đông - Phần 1
  => Bịnh tiểu đường
  => Trồng lúa nước thời cỗ đại - Phần 2
  => Cá salmon tại Bắc Mỹ
  => Phỉnh gạt để sinh tồn
  => Thần dược
  => Quảng Đông - Phần 2
  => Bệnh ung thư
  => Đông Tây Tam kiệt
  => Trồng lúa cỗ truyền thời Bắc Thuộc - P 1
  => Loài động vật thủ đoạn lưu manh
  => Hiện tượng thực phẩm chức năng
  => Xa kê Nhật ngày nay
  => Chập chờn bóng ma
  => Hai kiểu trang sức thiếu nữ Âu Mỹ thời nay - Phần 1
  => Ngôi nhà ma
  => Bệnh phong cùi
  => Trồng lúa cỗ truyền - Phần 2
  => Hai kiểu trang sức ... Phần 2
  => Tui làm "Chuyên Gia" ở Phi Châu
  => Tản mạn về thịt bò thịt trâu
  => Bình trữ điện
  => Bệnh tim
  => Bộ óc trẻ sáng lạng nhất năm 2015
  => Tui làm "Chuyên Gia" ở Phi Châu - P 2
  => Nên chọn thịt đỏ hay thịt trắng
  => Cầu Mỹ Lợi và kinh tế Gò Công
  => Bình trữ điện - Phần 2
  => Bệnh sốt rét
  => Bệnh giời ăn
  => Chào đón ngày tử tế 13 tháng 11
  => Phát triển trồng lúa cải tiến thời Pháp thuộc- P 1
  => Áp dụng siêu-vi-thể kim loại trong canh tác hoa màu
  => Tui làm "Chuyên Gia" - Phần 3
  => Pê Ru
  => Tuyến não thùy
  => Phát triển trồng lúa cải tiến thời Pháp thuộc - P 2
  => Về hưu mới thấy cuộc đời đáng yêu
  => Làm sao tế bào "nói chuyện" với nhau
  => Brooklyn
  => Từ căm thù chính mình đến hận thù kẻ khác
  => Medulla Oblongata
  => Khôi phục rừng ngập măn Kiên Giang
  => Ki Ki
  => Biến đổi khí hậu toàn cầu - P 1
  => Nước Miến Điện
  => Nhân biến cố Paris nghĩ về tâm an trong nghịch cảnh
  => Biến đổi khí hậu - Phần 2
  => Con chim con
  => Nước Miến Điện - Phần 2
  => Nhớ về xứ Mali
  => Tai biến mạch máu não
  => Muốn tới đâu thì tới
  => Biến đổi khí hậu - Phần 3
  => Nấm thông đỏ Nhật Bổn
  => Bạch huyết cầu
  => Thuốc phê captagon
  => Biến đổi khí hậu - Phần 4
  => Tại sao LA lại mất hết nhuệ khí kinh tế so với SF
  => Túi Mật..
  => Thế hệ sandwich VN tại hải ngoại
  => Tại sao đàn bà sống lâu hơn đàn ông?
  => Cập nhật vũ trụ
  => Cá hồi sửa đổi di truyền
  => Khuyến mãi xanh hay tẩy não xanh
  => Tại sao có nhiều bệnh xuất hiện theo mùa
  => Sản xuất lúa hiện đại - Phần 1
  => Dây thanh âm
  => Béo phì
  => Sản xuất lúa hiện đại - Phần 2
  => Nước lạnh nước mát tuyệt vời
  => Thuốc mới trị chứng đau nhức
  => Giấc mơ con đường tơ lụa mới
  => Trà sữa
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian
  => Tai hại của độc canh một giống thuần chủng
  => Vài câu chuyện tiến bộ kỷ thuật
  => Cái lưởi
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - Phần 2
  => Nhà Tây Sơn
  => Tầm quan trọng của giáo dục và khuôn mẫu
  => Vài câu chuyện tiến bộ kỷ thuật ... Phần 2
  => Yếu tố môi trường gây ung thư
  => Con mắt
  => Thiên đường tại thế đâu xa
  => Chú Hai Nhân
  => Nhà Tây Sơn - Phần 2
  => Tiến bộ kỷ thuật - Phần 3
  => Làn da
  => Từng ngày một
  => Chừng nào cả vũ trụ nổ tan tành
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian - Phần 3
  => Rượu vang ngày nay
  => Tiệc tùng cuối năm ăn vô biết liền
  => Triễn vọng kỹ thuật năm 2016
  => Đôi môi
  => Mất ngủ
  => Bệnh tim mạch
  => Tiên đoán khí hậu năm 2016
  => Công ăn việc làm tương lai thế giới
  => Người Việt hải ngoại nghĩ gì về bệnh tiểu đường
  => El Nino ảnh hưởng vào đời sống như thế nào
  => Cập nhật hiểu biết "mới" từ năm 2016
  => Năng lượng cơ thể
  => Giấc Ngủ
  => Từ Darwin đến H5N1
  => Khả năng biến đổi hành vi qua ức chế gen
  => Cập nhật hiểu biết mới
  => tuổi trưởng thành
  => Norovirus trên du thuyền
  => Ảnh hưởng của El Nino vào sản xuất ngũ cốc
  => Dân Hoa Kỳ uống rượu thay thế sâm banh nào?
  => Công nghệ ô tô điện
  => Ung thư
  => Lúa gạo qua văn hóa - P4
  => Nước Úc - cập nhật
  => Tâm sự cuối năm
  => Vài khám phá mới cho nông nghiệp
  => Bệnh lẫn
  => Giấc mơ làm giàu
  => Bổ sung bảng hóa học tuần hoàn
  => Đừng nên uống bia....
  => Rượu và sức khỏe
  => Sản xuất và thương mại lúa gạo
  => Phát minh ở đầu thế kỷ 21
  => Lúa gạo qua văn hóa dân gian- P 7
  => Món mặn ngày xuân
  => Biến đổi khí hậu và con người
  => Bạn biết gì về Facebook. Phần 1
  => Ngừa ung thư bằng thực phẩm
  => Bạn biết gì về Facebook. Phần 2
  => Sông ngòi miền Cao Nguyên Việt Nam
  => Một kỷ niệm dạy Lịch Sử
  => Ung thư làm sụt cân
  => Burundanga là gì
  => Mẹo vặt tránh táo bón
  => Dinh dưỡng cơ thể
  => Chuyện tình Bìm và Bip
  => Nhà ơi! Tôi gọi mình là nhà tôi
  => Khoa học tiến bộ như thế nào trong 20 năm tới
  => Có những giấc mơ
  => Phải chăng đây là một chuyện giả tưởng
  => Tỏi
  => Vũ khí Laser của Hoa Kỳ
  => Chiến tranh và hòa bình của Leo Tolstoi
  => Hồi tưởng biến cố sóng thần Fukushima
  => Có loại cholesterol nào tốt cho sức khỏe?
  => Cần sa y khoa
  => Atmospheric aerosol và sự thay đổi khí hậu
  => Môi trường và các vấn nạn ở VN
  => Chuyện bếp núc và kẻ thù vô hình
  => Hong Kong
  => Tôi tốt nghiệp trường làng
  => Chuyện nhà quê
  => Liệu pháp miễn dịch trị ung thư
  => Coi chừng chó tại phi trường Canada
  => Sinh thái Đồng Bằng Cửu Long
  => Thiên đường trốn thuế
  => Tại sao chúng ta cần ngủ
  => Sông ngòi miền Bắc Việt Nam
  => Chuyện vui vơ chồng
  => Tuổi già và niềm vui ảo
  => Đương đầu với hiện trạng xấu dần của ĐBCL
  => Thời trang Cali 2016
  => Trình diễn thời trang Cali - Phần 3
  => Yogurt
  => Trở lại Kalaw(tt)
  => Chào mừng Ngày lễ Mẹ
  => Độc hại của đường fructose
  => Trồng cao su thiên nhiên
  => Thủy triều và con người
  => Hai trái cây kỳ diệu
  => Phán xét người
  => Tổ chức quản lý và giáo dục NN Việt Nam
  => Trở lại K
  => Tổ chức quản lý và giáo dục NN - Bài 2
  => Biết ăn gì đây hở trời
  => Thực vật là nhà toán học tài ba
  => Hạnh nhân nhiệt đới - cây bàng
  => Trận tử chiến giữa kiến vàng và kiến hôi
  => Người mang tim heo
  => Cây trái nhàu - Noni
  => Vận động thường xuyên và sức khỏe
  => Thực vật và con người
  => Liên hệ giữa ung thư và điện thoại di động
  => Bông hồng xanh dương
  => Bắn chim
  => Kính chào sư phụ trong ngày lễ cha
  => Món ăn đặc sản địa phương VN
  => Chuyện vui về ngày lễ cha ở hải ngoại
  => Dùng tế bào gốc chửa trị đột quỵ
  => Hiện thực mới của Nhật
  => Tại sao gạo tím đen ...
  => Thay đổi chánh sách Nhật
  => Nghĩ về tuổi thọ
  => Tế bào -B hay không tế bào -B
  => Hạnh phúc 2.0*
  => Molly nhà tôi bị bịnh rồi !
  => Khám tổng quát
  => Bệnh bao tử
  => Bệnh viêm
  => Thằng Cà Quẹo
  => Resveratrol
  => Ngộ độc thực phẩm
  => Cá mập
  => Resveratrol - Phần 2
  => Hội chứng trống ổ
  => Đối kháng thuốc trụ sinh
  => Coi chừng chó dữ
  => Các mặt trăng
  => Tiến trào vì sao TZO
  => Từ hận chính mình đến câm thù kẻ khác
  => Sâm ngoại quốc và sâm VN
  => Bệnh bạch cầu
  => Tình Cầm
  => Bệnh lú lẫn Alzheimer
  => Lỗ đen
  => Giải thoát
  => Mùa vu lan...
  => Đạo thờ Bà
  => Cập nhật tiến bộ thiên văn
  => Cao nguyên phố núi ..Phần 1
  => Tỉnh Hải Nam
  => Cao nguyên phố núi - P2
  => Bênh ZiKa
  => Môi trường không khí
  => Bệnh EboLa
  => Thảo mộc - 1
  => Chém cha cái khó
  => Tham dự MeKong...
  => Thảo mộc và tâm linh 2
  => Thão mộc và hành vi P3
  => Bệnh Dịch
  => Đại dương và biến đổi khí hậu
  => Đạo đức và di truyền học
  => Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ
  => Tưởng nhớ Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
  => GS Phạm Hoàng Hộ 1929-2017
  => Điếu văn lễ tang GS PH Hộ của TDH
  => Điếu văn của GS Trương trong tang lễ GS PH Hộ
  => Những năm ảo vọng- Giáo Sư....
  => Sản xuất&Thương mại lúa gạo...
  => Duyên nợ với quê hương
  => Chuyện gạo lứt muối mè
  => Ba thê, núi sập...
  => Những đứa con tinh thàn
  => Ba Thê, Núi Sập cung đường...
  => Sức khỏe và tuổi già
  => Sức khỏe và tuổi già P2
  => Sức khỏe và tuổi già P3
  => Hải đảo Haiti và tôi
  => Bỏ cái tật ghiền
  => Sức khỏe và tuổi già P4
  => Rừng và con người
  => Mùa lễ ăn kiêng Phục Sinh
  => Hiện trạng rạn san hô...
  => Hydropower and....
  => Cách mạng kỹ thuật ...
  => Hydropower ...P2
  => Cách mạng kỷ thuật sinh học P2
  => Cách mạng công nghệ...P3
  => Biển và con người
  => Cách mạng công nghệ...P4
  => Cách mạng kỷ thuật 5
  => Biễn và con người P2
  => Cách mạng kỹ thuật...P6
  => Cách mạng kỷ thuật sinh học P7
  => Cách mạng kỹ thuật sinh học P8
  => Thầy Thái Công Tụng
  => GS Thái Công Tụng:-Rừng lá phổi....
  => Cực đoan và di truyền
  => Ngỡ lòng miǹh là rừng
  => Bài phát biểu trong tang lễ...
  => Đức tin và di truyền
  => The nao la 4D trong toan cau hoa
  => Môi trường là gì
  => Các đại tuyệt chủng sinh vật ...
  => Nữ khoa học gia Tara VanToai ...
  => Yes We Can
  => Nhà maý điện nhiệt hac̣h
  => Moi truong va suc khoe
  => Nha may nang luong nhiet hach
  => Tình trạng sản xuất lúa gạo...
  => Mùa gió chướng
  => Ăn Tết ngày xưa
  => Chó tiến hóa thành bạn thân của người
  => Hoa và mùa Xuân trong thi ca Việt
  => Làm sao để sống thọ
  => Chuyện nhà quê -MPM
  => Coffea Arabica
  => Nguồn gốc lúa Á Châu
  => Người Mẹ can cường
  => Madrid, mùa thu trong mắt ai ...
  => Tiến triẻ̉n liệu pháp miễn dịch trị ung thư
  => Tiến triển liệu pháp miển dịch trị ung thư. Phần 2
  => Bạn biết gì về ung thư
  => Những vị ân sư...
  => Bạn biết gì về ung thư
  => Khi Mẹ hơn trăm tuổi
  => To say Hello, Việt Nam
  => Hoa mai và Mùa Xuân trong thi ca Việt
  => Hoa và Mùa Xuân trong Thi Ca Việt
  => Hoa thủy tổ
  => Đông Tây tam kiệt,
  => Số phận Đồng Bằng Sông Cửu Lông
  => Du Lịch Aruba. . .
  => Con đường xuyên Úc
  => Chuyện cá basa . . . .
  => Thả cá về thiên nhiên
  => Chuyện về người Pháp cho. . .
  => Nobel Y Học 2019
  => Về Tân Châu học nghề cá
  => Phép trắc nghiệm CAT4
  => Các giống lúa từ thời nguyên thủy
  => Cá linh
  => Tiến trình kiến thức về virus corona
  => Khi nào dịch Covid-19 chấm dứt
  => Coronavirus covid-19 có đáng lo sợ quá không
  => Dịch virus Corona và cá tra.
  => Thế kỷ 21, thế kỷ của rong biển
  TRANG BẠN VIẾT
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Con đường xuyên Úc
5/6/2019

 

Nguyễn Hiền


 

Con đường xuyên Úc

Viết trong thời điểm 1 AUD = 0,77 USD = 0,67 € = 17,2k VND

Mười lăm năm trước, trong một chuyến du lịch Úc châu, khi lái xe trên con đường nổi tiếng Great Ocean Road dọc bờ biển, từ Melbourne tới Adelaide, tôi đã nhủ thầm trong bụng là sẽ có một ngày nào đó, trở lại Úc và đi từ bờ đông sang bờ tây bằng những phương tiện đường bộ. Đây cũng là giấc mơ của nhiều người Úc.

Bao năm qua đi, nhưng ước muốn này trong tôi không hề giảm. Tôi biết một chuyến đi dài ngày, qua những vùng đất khác nhau, trong đó có vùng sa mạc khô cằn là chuyện không đơn giản với một người ở Âu châu, lái xe bên tay mặt. Tìm một người chịu (hay thích) đồng hành trong một cuộc du lịch như trên không phải dễ. Tới lúc tôi nghĩ chỉ còn cách tự đi một mình, nhân dịp qua Úc có chuyện riêng, thì gặp một dịp may bất ngờ. Đó là sự tán đồng của người em cột chèo Peter, người Úc, sống tại Adelaide.

Bất ngờ vì tôi hoàn toàn không nghĩ tới. Peter vai em, nhưng đã bước vào tuổi “xưa nay hiếm”. Thêm vào đó, mấy năm trước ông đã phải thay hai bộ khớp xương hông. Năm 1973 Peter cùng bạn đã lái xe từ Perth về nhà ở Adelaide theo đường xa lộ, và cho tới nay ông vẫn muốn đi lại con đường này một cách thong thả, mặc dù hiện nay thường phải dùng máy thở khi ngủ. Cũng như phần lớn người Úc, Peter là người biết lo lắng, khi đã nhận lời là lo chuẩn bị mọi thứ, từ xe cộ, đồ ăn thức uống cho tới tài liệu chỉ dẫn những nơi cần xem và chỗ nghỉ ngủ. Tuy thế, theo như ông nói “không có gì đáng lo. Cứ qua đi, rồi mình tính.”. Nhân có việc riêng, Peter sẽ đến Melbourne để cùng khởi hành. Và theo như phong tục Úc, chúng tôi đồng ý phương thức chi phí chia đôi một cách sòng phẳng. 

Melbourne

Xuống phi cơ một buổi sáng giữa tháng 4/1917, tôi chạm mặt với một Melbourne thực tế, khác với hình ảnh tôi có trong đầu. Nét rõ nhất, trong mắt tôi, là Melbourne ngày nay đã trở thành một thành phố hỗn tạp và hỗn độn với nhiều sắc dân ngoại quốc đến lập nghiệp, du khách chen chúc, người vô gia cư ngủ tràn lan trong khu trung tâm thành phố. Rất nhiều người – nam lẫn nữ, kể cả người da trắng – xâm vẽ kín một cánh tay hay một bên đùi. Vật giá, đồ ăn thức uống mắc hơn Hoa Kỳ thì không nói gì, nhưng bây giờ có lẽ giá sinh hoạt ở đây còn mắc hơn Âu châu, do bởi kinh tế Úc chưa nếm mùi suy trầm kể từ 1991. Điều người dân nơi đây thường bàn tán, là thị trường địa ốc đang lên cơn sốt chưa từng thấy do dân đầu tư từ Trung Quốc – và cả Việt Nam theo như người ta đồn đại, đang tung tiền vào, một hình thức khôn khéo để đưa người nhập cư Úc hoặc mưu đồ tẩu tán tài sản.

Nhưng Melbourne vẫn còn một số nét dễ thương của nó. Cũng như nhiều thành phố trên toàn nước Úc, phần lớn các viện bảo tàng miễn phí. Phương tiện chuyên chở công cộng khá tốt, đi xe bus xe lửa trong khu trung tâm không phải mua vé. Buổi chiều có những màn trình diễn của nghệ nhân trên đường phố, những người có thể qua mặt các ứng cử viên về khoản nói và hứa rất nhiều nhưng làm rất ít.

Những người muốn ngắm nhìn các tác phẩm của những nghệ sĩ đường phố có thể bỏ qua khu Bourke Mall xa hoa để bước vào những con đường nổi tiếng thế giới như Hosier Lane, Union Lane... cách đó chỉ vài trăm thước, dầy đặc những bức vẽ trên tường. Thế nhưng rất ít người Việt biết đến tên Cyril Kongo Phan, một nghệ sĩ hàng đầu trong giới Street Art, hiện đang sống tại miền nam nước Pháp.

Hosier Lane, Melbourne

Melbourne có những khu tập trung sinh hoạt của một số cộng đồng người ngoại quốc như Trung Hoa, Ý, Hy Lạp... và đương nhiên Việt Nam, với ba khu chính: Richmond. Springvale và Footscray. Ngoài phở từ lâu đã thành món phổ thông, hiện nay món bánh mì thịt được ưa chuộng, vì vừa rẻ vừa ngon vừa bổ dưỡng. Người Việt ở Melbourne ngoài báo phát không còn có báo bán: Tivi Tuần San và Báo Victoria. Sự tham chiến của Úc tại Việt Nam cũng được ghi dấu bằng một góc triển lãm trong khuôn viên Đài Tưởng Nhớ Các Quân Nhân Victoria đã tham gia các trận đại chiến (tổng cộng hơn 40.000 người).

Chợ Bến Thành trong khu Richmond, Melbourne

Từ Melbourne tới Adelaide

Khách du lịch đến Melbourne khó có thể bỏ qua con đường nối tiếng của Úc, Great Ocean Road, dài hơn 240km, uốn lượn theo bờ biển phía nam tiểu bang Victoria, là một phần của tuyến đường Melbourne - Adelaide, để ngắm biển và tìm gấu koala trong những khu rừng dọc đường đi. Nhưng chúng tôi đã bỏ qua con đường này vì cả hai đã từng biết qua. Chúng tôi chọn con đường xa lộ chạy xuyên qua những rừng cây khuynh diệp được trồng để khai thác gỗ và tinh dầu. Những khu rừng được trồng thật dầy, con bò chắc chui không lọt, với mục đích kích thích cho cây vươn lên cao tối đa  với thân thẳng tắp như cột điện. Sau vài chục năm, rừng được đốn tỉa thưa ra, một số cây bị hạ, số còn lại chờ đợt hai.

Cho dù đi đường biển hay đường rừng, thị trấn MountGambier nằm giữa MelbourneAdelaide thường được chọn làm nơi nghỉ chân của dân đi đường dài. Sinh hoạt trong thị trấn này mang rõ nét một nơi trú qua đêm: khách sạn dài dài hai bên đường, gamehouse nằm chình ình ngay góc phố chính và những quán ăn vội vã. MountGambier có hồ BlueLake vốn là miệng núi lửa, đặc điểm của hồ là mỗi năm vào mùa hè nước hồ từ xám đen chuyển sang màu xanh dương trong vài ngày, một hiện tượng chưa có lời giải thích thỏa đáng. Vì đi trái mùa, nếu cố lái xe lên xem cũng hoài công, cho nên chúng tôi cho qua mục này, và bỏ luôn cả mấy cái động thạch nhũ gần đó. Lý do đơn giản: Rượu nho vùng Nam Úc hấp dẫn chúng tôi hơn.

Tiếu bang South Australia nổi tiếng về rượu nho. Đến Úc, tôi ngạc nhiên về sự phong phú của rượu nho. Người Úc thích loại shiraz do vị đậm đà dễ bắt mồi. Rời Mount Gambier, chúng tôi bắt hướng Penola, để “duyệt” qua con đường rượu nho của vùng Coonawarra. Thấy tôi có ý thăm vườn nho của những thương hiệu quen, Peter can ngăn và nói rằng muốn thương hiệu quen thì ra tiệm rượu mà mua, rẻ hơn vì họ thường bán bớt giá. Tôi thì chỉ muốn chắc ăn, không thích chơi trò gambling. Tuy nhiên, sau khi ghé gần chục nơi có bảng “cellar door sale”, mỗi nơi thử vài “shot”, tôi phải công nhận Peter có lý. Và thế là khi tới Adelaide chúng tôi đã có thêm “thức uống” ban tối dành cho những ngày kế tiếp. Tôi thì lo thủ mấy cục “sạc”, những thứ phụ tùng hiện đại thật rắc rối.

Adelaide

Thủ phủ của tiểu bang Nam Úc, Adelaide, là thành phố đông dân thứ năm của Úc. Trong giai đoạn phát triển, Adelaide được tổ chức ngăn nắp, trật tự. Adelaide đi trước trong một số lãnh vực như tái chế bao bì, bảo vệ môi trường, phát triển đô thị v.v... Thành phố vì vậy đã có được hệ thống xe bus chạy trong rãnh O-bahn độc đáo, lấy từ kinh nghiệm của thành phố Essen của Đức, một ý kiến đi trước xe hơi Google tự lái nhiều thập niên. Đường O-bahn chạy từ khu trung tâm thành phố tới ba khu tân lập. Là con đường riêng, nằm trong rãnh với hai bờ thành là đường dẫn, xe bus khi vào đây sẽ “bung càng” tựa vào hai bờ, không cần phải bẻ lái và có thể đạt vận tốc tới 80km/giờ, với mật độ xe 5 - 10 giây đồng hồ một chiếc, rất an toàn. Khó có nơi nào trên thế giới hội đủ mọi điều kiện để có thể thiết lập một hệ thống đường giao thông tương tự.

Mối đe dọa lớn nhất của tiểu bang sống nhờ trái cây tôm cá này là con ruồi giấm, tiếng Anh là fruit fly. Fruit fly, do sinh sản nhanh lại khó trị, chúng có thể phá sạch những vườn ớt, cà chua, nhất là những vườn nho quý giá. Sự kiểm soát thực phẩm nhập vào Nam Úc rất gắt gao, còn đi thăm vườn nho thì bạn không được tự ý bước vào trong khu vực trồng.

Hơn nhiều thành phố khác, Adelaide có tới hai tuyến đường xe bus miễn phí circle 98 và circle 99 vòng quanh thành phố, đi giáp vòng mất hơn một tiếng, qua những nơi buôn bán xa hoa Rundle Mall, ngôi chợ Trung Tâm rộn rịp với Chinatown kế bên ngập ngụa mùi ngũ vị hương, qua những khu đại học, những công viên rộng và sân golf của thành phố, vườn thảo mộc nằm kề bên sở thú có cặp gấu panda WangWang và FuNi sắp tới hạn phải trả lại cho Trung Quốc mà vẫn chưa chịu có bầu, rồi Viện Bảo Tàng Nam Úc, mà họ rất hãnh diện sở hữu bộ sưu tập về rượu nho lớn nhất Nam Bán Cầu.

Người Việt ở Adelaide, do số ít, lại không tập trung đông đảo, nên không có sinh hoạt tấp nập như ờ̉ Melbourne. Người Việt tị nạn ở Adelaide phải bấm bụng sống chung với khá đông du sinh Việt Nam. Khu Hanson và Arndale có thể coi là khu chợ Việt, với chợ Thuận Phát và phở Minh mà người Việt nào ở Adelaide cũng từng một lần ghé qua. Có những tờ báo miễn phí như Nam Úc Tuần báo hay Adelaide Tuần báo, nhưng cũng như những tờ báo Việt khác, tình trạng chung là bài trên báo phần lớn là những cóp nhặt từ internet, rải rác đây đó là bài dịch từ báo địa phương. Những người làm báo Việt hải ngoại dường như ngày càng có ít tiếp cận trực tiếp với xã hội Việt Nam, trong khi nhu cầu tìm hiểu ngày càng tăng.

Vùng Adelaide, ngoài những loại hạt dẻ rất bùi rụng đầy trên đồi vào cuối hè và rượu nho từ thung lũng Barossa hay McLaren Vale, còn có một nơi độc đáo, đó là làng Hahndorf, nơi cộng đồng người Đức tới định cư từ đầu thế kỷ 20. Nơi đây nhiều ngôi nhà vẫn giữ kiến trúc kiểu Nhật Nhĩ Man, có nhiều tiệm bán sản phẩm Đức, wurst và käse, tiệm ăn có gebraten hahn cùng kartoffel và cả sauerkraut v.v... Tôi liên tưởng tới những người Việt ly hương, ăn quả cà pháo hay cắn con khô sặc mà tưởng nhớ đến ngày xưa...

Trong những ngày lưu lại Adelaide chuẩn bị đi tiếp, tôi may mắn được ông bà Kym và Tina, chủ trại chăn nuôi gần nơi làng Goolwa ở cửa sông Murray phía nam Adelaide, cho trú ngụ hai ngày. Hai ông bà dưỡng già bằng cách mua một thửa đất hơn trăm mẫu nơi hẻo lánh, nuôi vài trăm con bò thả rong, buổi chiều nhìn kangaroo nhảy trong đồng và đàn két trắng gallah bay từng cặp trên trời. Nhờ ông bà, tôi được biết một số sinh hoạt trong trại, đi chợ bán nông phẩm trong làng và xem buổi đấu giá đồ cũ, mà hai ông bà hí hửng mua được chiếc sofa kéo ra thành giường ngủ còn mới, với giá quá hời: chỉ có hai đô la, vì rao hoài chẳng có ai để mắt tới.

Bán đấu giá đồ cũ - Goolwa. Mỗi “tụ” sẽ được rao bán với giá khởi đầu tối thiểu 2 AUD.

Từ Adelaide tới Ceduna: Bán đảo Eyre

Sau khi cụ bị một số đồ ăn thức uống phòng hờ, chúng tôi lên đường nhắm hướng tây. Qua Gawler với những nông trại trồng cà chua, dưa leo mà một số người Việt tị nạn đầu tiên ở Úc đã làm giàu nhờ nhanh lẹ chuyển sang lãnh vực canh nông, giờ đây chúng tôi bắt đầu đi vào bán đảo Eyre của Nam Úc. Với chiều dài bờ biển hơn 2000km (tương đương chiều dài bờ biển Việt Nam), bán đảo này là một vùng trù phú, nhờ ngư nghiệp và nông nghiệp. Dọc đường có nhiều vựa lúa khổng lồ cao hơn 20m, phần lớn của công ty Viterra. Có những công ty chuyên làm các công việc đồng áng, chỉ cần lấy hẹn là tới ngày đó họ chở máy tới. Máy cày, bừa, gieo hạt... giờ đây không cần người lái mà có thể cho chạy tự động nhờ hệ thống định vị GPS. Thêm vào đó, họ có thể cho nhiều máy chạy song hành nhau, mỗi máy bao giàn một đường cả chục thước bề ngang. Cái lợi nhất là nó có thể “làm ngày không ̣đủ, tranh thủ làm đêm”, tức chạy 24/24. Nếu làm như kiểu Việt Nam thì cày chưa tới cuối ruộng, đầu ruộng đã gặt rồi. Nông dân Úc thời nay có thể thắt cà-vạt đi dự những hội nghị nông gia, tham gia đấu giá hay họp bàn việc canh tác. Ruộng bao la nhưng không thấy nông cụ. Tuy thế, đời sống của họ chưa chắc đã sung túc hơn xưa vì chi phí do những chuyện đâu đâu như thuế má, bảo hiểm, thương lái... luôn thúc sau đít, bất kể trúng mùa hay thất mùa.

Vựa lúa mì trên bán đảo Eyre

Bán đảo Eyre hình chữ V, với hàng chục cảng và vịnh lớn nhỏ, bắt đầu từ cảng Germein, nơi có chiếc cầu tàu 1,5km dài nhất Nam Úc, và chấm dứt nơi thành phố Ceduna. Sinh hoạt bến cảng và phố biển đại loại như nhau, du khách tới vùng này ngoài thú hứng gió biển hay tắm (đặc biệt nước biển vùng này có độ mặn thấp, tắm không bị rít), còn có thể chơi nhũng môn thế thao như trượt nước, lướt sóng, bay bằng dù hay phóng ca-nô, hoặc tham gia những trò giải trí đặc biệt của vùng như lặn xem mực nang khổng lồ – giant cuttlefish, bơi cùng cá heo hay lên tàu ra khơi xem lũ hải sư  (sea lion) đùa giỡn. Dân làm ăn hay “du khách” đến có mục đích – trong nhóm này có nhiều người Việt – thi họ kéo theo tàu cá, trên xe có trang bị đồ nghề đánh bắt.

Nói là “đại loại như nhau”, nhưng khi đi sâu thêm, mỗi nơi có một vẻ riêng của nó. Tại Port Augusta, khi xưa mỗi năm vào đầu mùa thu mực nang khổng lồ quần tụ về đây sinh sản, có tới 250.000 con. Nhưng những năm gần đây tự dưng chúng biến mất dần, chỉ còn chưa tới 100.000 con, hiện nay người ta đang cấm đánh bắt gắt gao. Port Lincoln có khu rừng ngập mặn rất lớn, là trung tâm tôm cá của Nam Úc, và được mệnh danh là “thủ đô cá ngừ của toàn thế giới”. Tại vùng này người ta dùng trực thăng có gắn sonar dò tìm cá ngừ đại dương, bủa lưới kéo về trạm ngoài biển, rồi kêu mối lái Nhật Bản tới chứng nhận đúng là cá còn sống trước khi “thịt” và chở ngay món hải sản đắt giá này tới các tiệm ăn... tại Nhật, vì dân Úc không hảo món cá sống sashimi lắm.

Coffin Bay cung cấp loại hào rất béo nổi tiếng thế giới nhưng chúng cũng có cái giá của nó, đang nằm trên trời. Vùng này có khu lâm viên quốc gia được dân “bụi” ưa thích. Trên nguyên tắc, bạn phải liên lạc với cơ quan quản lý và được chỉ định khu đất cắm trại. Nhưng dân “bụi” thì thích đâu cắm đó. Khi bạn tới nơi, có thể đất đã bị “cắm dùi”, điện thoại di động trong rừng coi như vất đi, hoặc giả nếu bạn may mắn có gọi được, thì ai giải quyết giữa nơi đồng không mông quạnh này đây?

Đi hết một dọc hơn chục cái cảng và vịnh lớn nhỏ với đủ thứ tên lạ tai như Whyalla, Elliston, Streaky Bay, Venus Bay, Yangie Bay..., nước trong vắt thấy rõ cá đuổi bắt nhau, ăn đủ thứ tôm cá cua..., chúng tôi tới thị trấn Ceduna, một nơi đáng lẽ là chỗ nghỉ lý tưởng nhưng dường như ai tới đây cũng háo hức muốn đi tiếp: hoặc qua hướng tây vào nơi sa mạc như chúng tôi, hoặc xuống hướng nam hưởng gió biển, nơi chúng tôi vừa đi qua.

Từ Ceduna tới Balladonia: Vùng sa mạc

Giờ đây chúng tôi đang đi trên xa lộ Eyre, khúc đường nơi đây rất tốt, vì khi làm không ai muốn sau vài năm phải tu bổ lại trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng này. Qua những cánh đồng lúa mì rộng bao la không thấy bờ, làng Penong với những trại chăn nuôi có hàng ngàn con bò đen Angus và cừu thả rong – cũng có nơi nuôi nai, chúng tôi đến Yalata, bắt đầu vào vùng đất của thổ dân Aboriginals. Nơi đây chỉ còn những khu rừng khuynh diệp trải dài mút mắt.

Yulata nằm cách biển không xa, nơi đây có địa danh Head of Bight, tức đầu vòng cung bờ biển mạn nam Úc châu, là một trong ít điểm hiếm hoi trên thế giới bạn có thể đứng trên bờ để quan sát cá voi. Tại Head of Bight, chúng tạt vào đây sinh sản và nuôi con vào mùa thu, để hết đông thì xuống vùng biển lạnh Nam cực. Chúng tôi gặp may – tuy là cái may đã được báo trước, khi nghỉ chân ở Ceduna. Nơi đầu thị trấn Ceduna có người đã ghi trên bảng là họ phát hiện được hai con cá voi tại Head of Bight. Quả thực, khi xuống tới bãi, chúng tôi đã có dịp thử tài chụp hình hai mẹ con đang nhấp nhô trong sóng, chỉ cách bờ chừng 200m. Lần đầu tiên trong đời được nghe tận tai thấy tận mắt tiếng gió rít như còi và chùm hơi nước phụt lên mịt mù trong khoảng khắc vài giây khi chúng trồi lên thở, thật hồi hộp chen lẫn phấn khích. Tên chung là cá voi, nhưng có tới chục loại khác nhau, cá voi vùng này không có chiếc đầu bự như ta thường thấy trong sách.

Cá voi bơi trong vịnh Head of Bight

Nhưng rồi chúng tôi lại phải đi tiếp sau khi có được mấy chục tấm hình “chẳng ưng ý chút nào”. Vừa rời Yalata một đỗi, cánh rừng khuynh diệp tự dưng mất biến, dấu hiệu thiên nhiên cho biết chúng tôi đã vào trong “Vùng Đất Phẳng Không Cây”, Nullus Arbor từ tiếng La-tinh đã trở thành địa danh Nullarbor Plain. Thực ra, toàn vùng là một phiến đá vôi lớn nhất thế giới, rộng hơn nửa nước Việt Nam. Do tính kiềm, chỉ có những bụi cây gai Spinifex còi cọc là còn ráng mọc được. Cách nay nửa thế kỷ, ai vượt được chặng đường khô hạn dài hơn một ngàn cây số này có thể vỗ ngực tự hào đã lập được thành tích. Ngày nay, tuy đã có đường bộ và đường xe lửa chạy xuyên qua, nhưng xe cộ thưa vắng, những trạm đổ xăng cách nhau vài trăm cây số trong những thị trấn đìu hiu chỉ có caravan park với dãy cabins. Những nơi nghỉ qua đêm này thường có làm một sân golf sơ sài. Trên chặng đường dài hơn 1300km, từ Ceduna tới Kalgoorlie-Boulder có hơn chục sân golf 18 lỗ kiểu này, ai đã “duyệt” qua bằng đó sân golf có thể vỗ ngực khoe thành tích qua một serie hình.

Nếu không có việc cần kíp thì chẳng ai muốn lái xe trên quãng đường hoang vắng này từ lúc chạng vạng tối cho tới khi mặt trời sắp ló dạng, là khoảng thời gian thú rừng hay băng qua đường. Người thích hình lưu niệm thường chụp tấm hình đứng dưới tấm bảng cảnh báo độc nhất vô nhị của Úc “NEXT 96 km” với logo ba con thú: lạc đà, kangaroo và con wombat, một loại thú có túi mập ụt ịt nửa giống gấu nửa giống heo. Lạc đà là do khi xưa lúc Úc phát triển đường xá họ mướn dân Afghanistan tới làm việc nơi vùng sa mạc, cùng với đàn lạc đà của họ làm phương tiện vận tải hàng hóa vật liệu xây cất tới và chở len về. Khi làm xong, họ bỏ cả vật dụng và lạc đà lại, giờ đây chúng trở thành thú hoang rất dữ và khó trị, có tới hơn nửa triệu con lang thang trong sa mạc. Ai bắn được và cắt đuôi làm bằng chứng thì sẽ được chính phủ trả cho một số tiền.  Tuy nhiên, trong suốt vùng Nullarbor Plain, logo trên bảng cảnh báo thay đổi từ chặng: ngoài ba con thú kể trên còn có đà điểu emu, nai, rồi bò cừu, ngựa..., đi thêm nữa, qua khỏi vùng hoang mạc này thì có vịt trời, rắn, bọ cạp và cả chuột bandicoot. Đoạn nổi danh “NEXT 96 km” tìm đỏ mắt cả hai bên đường chỉ thấy duy nhất một chú wombat nằm quay lơ. Đoạn kế đó thì hỡi ôi! Chỉ nhìn dọc bờ đường thôi cũng chẳng thế đếm hết số kangaroo bất hạnh, nói chi tới số còn cố lết được vào bụi. Có xác đã rữa, chỉ còn lớp da lép xẹp. Có xác mới nguyên như vừa xảy ra đêm rồi. Bu quanh là lũ quạ đen dạn dĩ thi nhau rỉa rói, xe hơi bóp kèn chạy tới sát một bên mới chịu bay vụt lên. Tiếng kêu quạ, quạ, quà... trong cảnh hoang vu nghe buồn làm sao.

Qua chặng “Next 96km”, giờ đây chúng tôi băng qua ranh giới giữa hai tiểu bang Nam Úc và Tây Úc, được đánh dấu bằng chú kangaroo Rooey 11 đứng làm “thần canh cửa” và trạm kiểm soát thực phẩm cạnh đó. Lại một màn soát các túi hành lý trên xe, mọi thứ rau trái tươi bị vất hết. Thật đau bụng khi biết rằng trong sa mạc những thứ này rất mắc. Thầm nghĩ nếu ở Việt Nam thì chắc tại trạm biên giới có nạn “lót tay”, hay màn chửi thề là nhà nước cấu kết với các tiệm thực phẩm trong sa mạc.

Bức tượng chú kangaroo Rooey 11 và di tích trạm điện tín Eucla

Qua biên giới này, gần như xe nào cũng ghé vô làng Eucla ngay đó để châm cho đầy bình xăng – vì biết rằng càng đi thêm càng bi đát, và nếu cần thì ngủ lại, như chúng tôi, vì xe không có cản phía trước, lỡ đụng phải chú kangaroo nào đó là có cơ nằm đường. Còn nếu vô ý tông phải lạc đà hay emu thì người cũng vô bệnh viện. Tại Eucla chờ mua xăng như chờ mua nhu yếu phẩm, máy bơm đã chậm mà nhân viên bán hàng còn chậm hơn, mình cần họ chớ họ đâu cần mình. Eucla có di tích trạm điện tín khá hấp dẫn du khách. Khi xưa trạm này là nơi liên lạc duy nhất của vùng Tây Úc với phần còn lại của thế giới, nhưng giờ đây chỉ còn sót lại những bờ tường đổ nát.

Vừa vặn lui đồng hồ 45 phút, chạy thêm hơn 200km nữa tới Caiguna, lại vặn lui thêm 45 phút nữa. Xứ Úc kỳ quái, chia múi giờ lẻ. Xét theo thiên nhiên thì hợp lý, nhưng chắc chắn nó gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.

Rời làng Caiguna, chúng tôi vào khúc xa lộ nổi tiếng thế giới: đoạn đường dài 146,6km thẳng bót không một khúc quanh. Nổi tiếng cũng vì đây là một thử thách: đường rất vắng xe, do đó nếu trời nắng gắt bạn rất dễ ngủ gục và thế là đi thẳng lên thiên đàng hay xuống địa ngục hồi nào không hay. Tuy nhiên, thực tế không như vậy. Có lẽ một phần do phấn khích khiến tôi tỉnh ngủ, phần khác là do con đường tuy thẳng nhưng khá gập ghềnh, và gió tạt mạnh khiến xe lắc lư liên tục. Do đó, sợ nhất không phải sợ mình ngủ gục mà sợ người lái xe chạy ngược chiều ngủ gục hay chao tay lái trên con đường tương đối hẹp, thì đó là phận số. Chạy xe trên đường này đôi khi thấy ảo giác, đường chân trời dường như biến mất, do nắng lóa.

Đoạn xa lộ thẳng dài nhất nước Úc

Cuối chặng xa lộ này là làng Balladonia, tới đây chúng tôi thở phào nhẹ nhõm: bắt đầu vào nơi có dân cư. Cứ tưởng là khỏe, nhưng làng này vẫn còn hoang vắng lắm. Một trái táo trong tiệm đề giá 2 AUD. Nước phải chở từ thị trấn Norseman cách đó 200km tới.  Dường như người qua đây vẫn chưa hoàn hồn nên chạy luôn. Nếu năm 1979 trạm thí nghiệm không gian Skylab không “tình cờ” rơi xuống vùng này thì chắng ai biết tới địa danh Balladonia. Đương nhiên người ta ̣đã xây một viện bảo tàng lịch sử của làng, trong đó có một khu dành riêng cho Skylab với các mảnh vỡ thu lượm được, vào xem miễn phí, nhưng nó lại nằm khuất bên cạnh quán ăn duy nhất trong làng, nên ít người biết.

Điều đáng ghi nhận trong vùng sa mạc này là tại mỗi nơi nghỉ chân đều có hai cabin điện thoại công cộng của hãng Telstra có thể gọi hay gởi tin nhắn bằng tiền xu. Mọi liên lạc đều phải trông cậy vào chiếc điện thoại. Nhiều cơ sở nhỏ có cách tự sinh tồn nhờ một bồn chứa nước đặt sau nhà và trên nóc có gắn những tấm thu năng lượng mặt trời cung cấp đủ điện tiêu dùng.

Từ Balladonia tới Esperance: Trở lại thế giới có người và cây

Balladonia không thể gọi là làng mà chỉ là “nơi nghỉ chân” như nhiều trạm nghỉ chân khác trong vùng sa mạc, tuy nó khá hơn một chút. Tức là chỉ có một tụm gia cư, bên cạnh đó là trạm xăng, motel, quầy hướng dẫn du lịch, quán cơm kiêm quán rượu. Và như trên đã ghi, do Skylab, có thêm một “viện bảo tàng” bỏ túi ước chừng ba chục thước vuông. Trong vùng Nullarbor Plain hoang vu, ngày trước có các quán trọ dọc đường – road house, cho những người lỡ độ đường có thề ngủ qua đêm, nhưng ngày nay xe hơi và đường xá đã cải tiến nhiều, những quán trọ này không còn lý do để tồn tại. Người nào gặp rủi ro không thể ráng lết tới những trạm nghỉ chân cách nhau cả vài trăm cây số thì chỉ còn cách ngủ trong xe. Có những trường hợp xe hư dọc đường, quá giang xe khác tới trạm sửa xe, khi trạm cho xe tới trục về thì chủ xe lại phải bấm bụng mua thêm bốn bánh mới vì “ai đó” đã nhẹ tay rinh đi mất. Trên xa lộ có nhiều đoạn được sửa thành phi đạo cho máy bay đáp – thường là của cảnh sát hay của đội ngũ cấp cứu Royal Flying Doctors, họ có một hệ thống cấp cứu bao trùm cả nước Úc.

Sau khi châm thêm xăng lấy từ chiếc can dự trữ mang theo, chúng tôi rời Balladonia, đi tiếp về hướng tây thêm 200km, tới Norseman, thị trấn đông đúc đầu tiên sau vùng Nullarbor Plain. Từ đây đổ lên mạn Tây Bắc là vùng mỏ vàng và nickel, xa hơn nữa là vùng khai thác ngọc trai. Từ Norseman đi xuống – chặng đường chúng tôi sẽ đi – là vùng Tây Nam Úc, với bờ biển nhiều tôm cua, những khu rừng khuynh diệp đại thụ và cũng là vùng đất giàu chất vôi, thích hợp với nghề trồng nho cất rượu.

Cư dân cả thị trấn gần ngàn dân này sống nhờ mỏ vàng lớn thứ nhì tại Úc, chỉ thua mỏ Kalgoorlie. Mỏ vàng nằm tại Dundas, cách Norseman 22km về phía nam. Nơi đây suốt ngày bụi mịt mù và ồn ào tiếng máy. Những chiếc xe vận tải chở quặng chạy ì ạch đi tới đi lui, nghe nói mỗi chuyến tới hơn 200 tấn đất đá. Phía xa là một mô đất lớn như một quả đồi nhỏ, cao cả trăm thước, đó là đất đá thải ra sau khi khai thác. Cho tới nay người ta đã tinh chế được hơn 5,5 triệu ounce vàng từ đây. Con số mới nhìn tưởng lớn, nhưng nó ch́ỉ nặng tổng cộng 160 tấn, chưa đầy một chiếc xe vận tải cỡ lớn. Số vàng này không thấm vào đâu so với “ngọn đồi chất thải”. Bên cạnh đó là cái lỗ sâu hoắm, nơi có mạch vàng. Khách du lịch có thể mua vé vào một khu dành riêng để “tìm may mắn”, nhưng ai biết khôn một chút thì thấy đó chỉ là một trò đùa để chụp hình khoe với người thân. Khu mỏ vàng nhuốm bầu không khí hoang dại, phảng phất miền viễn tây của Hoa Kỳ thấy trong phim ảnh, nhà cửa nhếch nhác, người ngợm áo quần luộm thuộm bám đầy bụi vàng ố. Chỉ thiếu những saloon và cowboy cưỡi ngựa, vì mọi người đều chạy xe hơi. Hiện nay người ta bắt đầu khai thác nickel tại đây, nhưng không dễ, do qui trình tinh chế rắc rối và nhiều người bị dị ứng với nickel.

Xe chở quặng tại mỏ vàng ở Dundas. Norseman. Phía sau là ngọn đồi chất thải

Để có nước cho cả thị trấn, luôn cả cho làng Balladonia cách đó 200km cùng những làng lân cận, cho các trang trại trong vùng và nhất là cho nhu cầu khủng khiếp của kỹ nghệ luyện kim, một hệ thống ống dẫn vĩ đại dẫn nước từ con đập gần Perth tới. Đó là chưa kể tới hệ thống lọc nước thải. Những vùng mỏ ở Việt Nam với nạn bùn đỏ tràn lan, Formosa làm chết cả triệu cá... còn cần phải học hỏi nhiều từ khu mỏ này.

Giã từ Norseman với bức tượng con ngựa Hardy Norseman của anh em nhà thám hiểm Sinclair, người đã tìm được mạch vàng ở đây vào cuối thế kỷ 19 – giờ là biểu tượng của thành phố, chúng tôi rẽ xuống phía nam. Thay vì đi xa lộ, chúng tôi men theo con đường mòn khi xưa là đường xe đò liên tỉnh, hiện nay thành một di tích được bảo tồn. Gọi là giữ nguyên trạng, nhưng con đường bị bỏ hoang lâu ngày, quanh co gập ghềnh với những bảng chỉ đường mờ nhạt, tôi tự hỏi đường xá như vầy khi xưa mỗi tuần có mấy chuyến xe đi qua, mà đi đâu?

Thế rồi con đường mòn cuối cùng cũng bắt vô đường xa lộ, từ đây đổ xuống và qua hướng tây có nhiều địa danh tận cùng bằng -up (thổ dân Aboriginal thực ra có rất nhiều chủng tộc, mỗi chủng tộc có cách đặt tên theo ngôn ngữ của họ). Xe chạy miết thấu bờ biển phía nam, đụng cảng Esperance. Sau nhiều ngày chỉ thấy cát bụi, nay chúng tôi đón được ngọn gió biển tanh nồng mùi rong. Esperance có con đường nổi tiếng cho du khách ngắm cảnh, dài 38km mang tên Esperance Great Ocean Drive, tên gợi nhớ tới con đường ven biển Tây Bắc Cali 17 Mile Drive. Khúc đầu EGOD dẫn qua gần chục cái bãi đẹp, mỗi nơi một vẻ, gió thổi ù ù mát rượi. Đi thăm qua hết những bãi này cũng mất gần hai tiếng, BãiSalmonBeach là nơi vào mùa thu người trong vùng có cái thú leo lên mấy gộp đá để câu cá hồi. Khi chúng tôi xuống tới bãi, tuy chưa tới mùa cá nhưng cũng có vài người xách cần câu tới với hy vọng mong manh có cá cắn câu.

Những gộp đá trên Salmon Beach, nơi bạn có thể câu cá hồi, mặc dù dễ bị trượt té gãy chân.

Qua đoạn dọc bãi biển, con đường chạy ngang qua chiếc hồ lớn mang tên PinkLake. Đáy hồ có loại tảo xanh lục, khi gặp điều kiện thích hợp – nhiệt độ, độ mặn và ánh sáng trong mùa hè, chúng sinh ra beta-caroten nhuộm nước thành đỏ hồng. Đọc bảng giải thích tới khúc này, tôi chợt nhớ tới vụ Formosa ồn ào một dạo với những lời chối tội loanh quanh, đổ cho đám tảo đỏ không biết nói.

Từ phố biển Ceduna chạy tới đây cả ngàn cây số, hy vọng nhà hàng có món tôm, nhưng nơi đây cũng như Ceduna, trong thực đơn những món tôm phía dưới lại có kèm thêm chú thích “không có tôm”. Hỏi ra mới biết là tôm nhập từ Việt Nam đang “có vấn đề”, giải rõ nghĩa là họ tìm thấy trong tôm có những mầm bệnh, cho nên tạm thời cấm nhập. Muốn tôm thì mời bạn qua nhà hàng sang, họ dọn tôm Úc cho ăn, với giá VIP. Thế là tôi đành phải chọn một trong hai thứ cá phổ thông ở đây là King George Whiting,  thịt lạt lẽo; và cá nhám – tức cá mập nhỏ, một phó sản do chúng thường bị mắc lưới khi tàu đánh bắt cá khác. Và cũng nhờ nói chuyện, tôi mới biết loại tôm hùm marron tại vùng Marron Creek trên đảo Kangaroo Island phía nam Adelaide là chở từ vùng biển này tới, chứ không phải sản vật địa phương như tôi vẫn nghĩ trong một lần sang đảo chơi.

Từ Esperance tới Bunbury: Bán đảo Tây Nam Úc

Bỏ Esperance lại đằng sau, chúng tôi đi tiếp vòng cung bờ biển 300km tới Albany, một thị trấn khá sầm uất nằm nơi đầu doi đất của bán đảo Tây Nam Úc. Albany gắn với lịch sử Úc. Khi thế chiến I bùng nổ, Úc và Tân Tây Lan phải tuân lệnh đế quốc Anh, gởi binh đoàn Úc-Tân Tây Lan, tức ANZAC, tham chiến. Hai đoàn tàu dài chở khẳm lính mới nhập ngũ, ngựa và chiến cụ, xuất phát từ KingGeorgeSoundAlbany, xung vào chiến tranh. Nhiều thanh niên thích mạo hiểm tới vùng đất lạ, hoặc cần tiền, đã hăng hái nhập ngũ. Ai dè đế quốc Anh, giữ vai trò điều động, chơi xấu, thảy đám ANZAC vào trận chiến tại Ai Cập chống lại quân đế quốc Ottoman hung dữ và thiện chiến lại quen phong thổ, với kết cuộc bi đát. Trong National ANZAC Centre ở Albany người ta có thể xem lại những gì đã xảy ra khi đó qua một hình thức rất lạ: mỗi người được một chiểc thẻ mang tên một quân nhân, để rồi qua mỗi chặng trong cuộc đời anh ta – từ khi nhập ngũ cho tới khi kết cuộc, bạn có thể “mở hồ sơ” của anh – lưu trong computer, xem những đơn từ, công văn, hình ảnh, lưu bút và thư gia đình mà người ta còn góp nhặt được. 41.265 binh sĩ lên đường, hơn một phần ba không trở về. Tôi được tấm thẻ của một anh binh nhất người Tân Tây Lan, tham chiến vài tháng thì bị xử tử vì tội ngủ gục trong phiên gác. Số phận những con ngựa còn bi thảm hơn: chỉ có duy nhất một con trở về, vì khi đó dịch cúm Tây Ban Nha đang hoành hành, súc vật không được nhập vào Úc. Ngày 25/04/1915 là đợt đổ bộ đầu tiên của ANZAC lên bán đảo Gallipoli của Ai Cập. Ngày này đã trở thành ngày quốc lễ Anzac Day, tại những thành phố lớn có diễn binh. Kế bên National Anzac Centre là khu di tích vòng đai phòng thủ vùng biển này trong thế chiến II, với một số xe tăng, bunker, pháo đài v.v...

Xem lại đời binh nghiệp của anh binh nhất John 'Jack' Dunn, tôi không khỏi bùi ngùi khi nghĩ đến những thanh niên Việt non thế kỷ trước, vì óc mạo hiểm cũng có mà vì lóa mắt trước tám mươi đồng bạc Đông Dương tiền thưởng cũng có (số tiền thực ra rất lớn, đủ ăn mấy năm), đã 'tòng quân' đi Tân Thế Giới. Ai dè đám lính thợ này bị lùa lên tàu, chen chúc dưới hầm, heo gà bên trên, chở tuốt qua Bắc Phi sống với mọi đen.

Albany còn gắn liền với lịch sử Úc bằng khu triển lãm Historic Whaling Station đặt tại trạm xẻ thịt cá voi để nấu dầu cuối cùng. Năm 1979, khi Úc hoàn toàn cấm đánh bắt cá voi, con tàu đánh cá voi cuối cùng Cheynes IV và một phần lớn trạm chế biến tại Albany được giữ nguyên trạng, trở thành nơi triển lãm về nghề đánh cá voi đầy đủ nhất trên thế giới. Mấy trăm năm trước, người ta dùng dầu cá voi để thắp đèn. Hiện tại, dầu và mỡ cá voi vẫn còn được dùng trong vài trường hợp không có chất nhờn khác thay thế, điển hình nhất là các loại mỡ bôi trơn trong các trục chân vịt của tàu ngầm. Cá voi là tên gọi chung loài có vú mang dạng cá, thở bằng phổi và sinh con, còn xét theo khoa học thì có nhiều loại cá voi mang tên khác nhau, tùy theo hình dạng trong viện bảo tàng nơi trạm xẻ thịt này có trưng bày gần chục bộ xương các loại cá voi khác nhau. Dân săn cá voi thích nhất là cá nhà táng (Physeter macrocephalus, tiếng Anh là sperm whale), lý do là kích cỡ, và trong ruột của nó thường có cục long diên hương (ambergris) rất quý và được các nhà chế tạo nước hoa lùng mua với giá bằng nửa giá vàng, tuy mùi nó rất tanh. Cũng như chuột xạ, có cục tuyến rất hôi nhưng chỉ cần một vi lượng trong dầu thơm là nó trở thành mùi quyến rũ phái nữ lạ kỳ. Trong đầu cá nhà táng có vài ngàn lít chất sáp cá voi, tên gọi là spermaceti hay cetaceum mà khi xưa người ta dùng làm đèn cầy cao cấp hay dùng trong kỹ nghệ mỹ phẩm và dược phẩm. Cá voi có thể nặng tới 40 tấn. Công việc xẻ thịt bằng những con dao thật bén có cán dài như chiếc xẻng là một việc rất cam go. Trong sân sừng sững một dãy bồn lớn tựa bồn xăng, đó là những bồn khi xưa chứa dầu cá voi. “Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”, nhưng khi vào thăm xưởng rồi sau đó lên chiếc tàu để xem tường tận những công việc thủy thủ phải làm thì thấy là chỉ có đám chủ tàu là nhiều tiền lắm bạc mà thôi. Vào thăm trạm này, đặc sắc là khúc phim diễn tả cuộc sống của một gia đình thủy thủ trong giai đoạn phải bó nghề, phim thực hiện bằng kỹ thuật hologram rất sống động.

Con tàu săn cá voi Cheynes IV và những bồn dầu phía sau

Bên cạnh trạm này là một vườn có trồng nhiều cây đặc thù của Úc và có chuồng nhốt những con thú của xứ Úc. Tại đây bạn có thể thấy đủ loại kangaroo, wallaby (một loại tương cận, có hình dạng tương tự kangaroo) từ lớn tới nhỏ, từ trắng, xám tới đỏ, nâu..., một số chim lạ, và đương nhiên có gấu koala luôn ẩn trong tàng cây.

Tại Albany, người thích xem cảnh lạ thiên nhiên chắc chắn phải tới xem hẻm núi The Gap và cây cầu đá thiên nhiên bên cạnh đó. Muốn xem The Gap thì phải leo lên cây cầu bắt de ra ngoài mỏm đá. Nơi đây sóng gió rất dữ, vỗ ầm ầm. Theo truyền thuyế́t của dân Aboriginal, xưa kia có hai anh em cùng yêu một cô gái, đâm ra thù hận tới mức đánh nhau. Hai người đứng hai bờ vực, một người cầm cây lao, người kia cầm cây boomerang, họ cùng ra tay một lượt và cùng trúng đích. Người trúng lao rớt xuống, hóa thành con cá đuối (có cái đuôi giống ngọn giáo), người kia bị cây boomerang quật từ sau lưng tới, té xuống và hóa thành con cá voi (có cái đuôi giống hình cây boomerang). Việt Nam thì có truyện Trầu Cau và truyện Ông Bà Táo, hóa ra thảm cảnh gia đình trên thế giới không khác nhau bao nhiêu. Thực sự, rớt xuống đây là chết liền. Trong lịch sử, chỉ có một lần duy nhất: một người đang đứng trên bờ bỗng bị sóng đập lên, kéo xuống biển và nhờ một “phép lạ”, anh ta mắc kẹt trong hốc đá, không ra được. Người ta phải huy động trực thăng và nhờ tới một thủy thủ tàu đánh cá voi, với kinh nghiệm xông pha trên biển động mới có thể mang anh ta ra khỏi nơi nguy hiểm.

Hẻm núi The Gap (trái) và cây cầu đá thiên nhiên (phải)

Albany còn nhiều thứ hấp dẫn, nhưng chúng tôi phải đi tiếp, theo bờ biển Tây Úc tiến dần lên phía Bắc. Vùng này chịu ảnh hưởng giòng hải lưu nóng Leeuwin và gió từ biển thổi vào nên khí hậu ôn hòa, cây cối tốt tươi. Cộng thêm chất đất là đá vôi, thích hợp với cây nho. Đây là vùng rượu nho Denmark khá có tiếng tại Úc. Đi qua những trang trại lớn nuôi bò đen Angus và bò nâu Wagyu – nghe nói bò Wagyu nuôi tại vùng này được cho uống rượu nho đỏ cho thịt đậm đà hơn, cạnh đó có những trại nuôi nai, nuôi đà điểu emu... là đến những rừng cây khuynh diệp đại thụ. Tới Úc tôi mới biết, và thấy tận mắt, các loại cây khuynh diệp – eucalyptus – có hàng trăm loại khác nhau, từ những bụi nhỏ cho tới những cây đại thụ gốc hai ba người ôm, cao tới hơn 70m và sống cả 400 năm như trong những khu rừng này. Phần nhiều chúng mang tên do thổ dân Aboriginal đặt. Đang từ những nơi chỉ có cỏ và bụi rậm cây mặn saltbush hay bụi gai spinifex cằn cỗi, nay lái xe len giữa cả triệu cây cột khổng lồ, cảm thấy choáng váng. Tiếng dân gian Úc gọi vùng này là vùng big tree, khoa học hơn chút thì có hai tên: cây tingle và cây karri, nhưng chúng cũng là khuynh diệp cả. Bên cạnh đó có cây karri she-oak, cũng loại đại thụ. Hơn 70% đất trong những khu rừng này ánh sáng mặt trời không lọt tới, đủ biết rừng dày cỡ nào. Tại Wilderness Discovery Centre, trong khu lâm viên Valley of the Giants, nếu bạn có khá tiền thì có thể bỏ ra 21 AUD để vào thăm và bước lên cái cầu treo Treetop Walk với một kiến trúc độc đáo, vắt vẻo trên độ cao 40m luồn qua những ngọn cây, dài ba bốn trăm thước, và đi dạo trên con đường len qua những cây khổng lồ rỗng ruột, chỉ kém những cây sequoia trong Yosemity Park bên Hoa Kỳ một chút. Có những cây hình dáng rất cổ quái, thí dụ cây mang tên “bà nội” có gốc xù xì như mặt bà già da nhăn nheo. Nếu không muốn mất tiền thì đi thêm một khúc nữa, bạn có thể vào con đường đặc biệt cho xe hơi dài 25km giữa rừng cây, nhưng mà phải tính trước vì khá hao xăng do xe không chạy nhanh được, đường rừng gập ghềnh, và đã vào rồi là không còn lui trở ra được nữa.

Gốc cây khuynh diệp đại thụ mang tên “Bà Nội”

Hoặc bạn có thể chạy thêm một chút, tới làng Pemberton, cũng là một vùng rượu nho nổi tiếng miền Tây Úc, cách làng vài cây số có cánh rừng khuynh diệp đại thụ Gloucester, nổi tiếng với cây khuynh diệp Gloucester mà người ta đã đóng thang dây cho bạn leo lên tới độ cao 53m để ngắm rừng cây từ ngọn. Ít người dám leo, sợ nhất là khi hai người lên xuống phải nép sang hai bên tránh nhau trên cùng một chiếc thang, tuy cấu trúc của thang khá an toàn nếu bạn không sợ quá mà buông tay.

Ra khỏi mấy khu rừng âm u này, chạy một đỗi là tới làng Augusta (CapeLeeuwin), nằm nơi cực nam của mỏm đất nhô ra biển thuộc tiểu bang Tây Úc. Từ đây trở đi dịch vụ cho khách du lịch bắt đầu nở rộ, điều đó có nghĩa là bắt đầu có nhiều tiệm bán đồ lưu niệm – như tranh, đồ thủ công mỹ nghệ..., và bạn sẽ phải chi tiền cho những chuyện lẻ tẻ. Nơi đây, ngoài phố bắt đầu thấy nhiều khách du lịch Trung Quốc đi chơi bằng xe hơi riêng, chứng tỏ họ đã định cư tại Úc. Nhiều vườn nho cũng có thêm hàng tiếng Tàu trên bảng dẫn đường. Từ Augusta tức mỏm dưới đi dọc bờ biển lên tới mỏm trên (CapeNaturaliste), có thể đi hai cách: phía biển có nhiều bãi nhưng nước thì lạnh mà sóng ào ạt đưa vào bờ rất dữ. Nếu không phải là dân thích chơi trượt nước thì chỉ có leo xuống xe đứng ngó, không bõ công chụp hình, ngoại trừ bãi Canal Rocks có nhiều mỏm đá nhô lên gần bờ và những rạn đá ngầm hắt sóng lên triền đá, đổ xuống như thác, mỗi đợt mỗi kiểu, nhìn hoài không chán mắt. Phía trong núi có mấy chục cái hang động thạch nhũ, nhưng chúng là hang đớp tiền du khách, cũng như hai cột hải đăng cao ngất, trấn hai mỏm nam bắc, quảng cáo um sùm là cao nhất vùng, nhưng chẳng có gì đáng xem.

Một cô gái Trung Quốc đang thực hiện một videoclip quảng cáo rượu nho Tây Úc cho một công ty du lịch.

Qua chặng đường có những bãi surfing và hang động này, xe vào thị trấn MargaretRiver – một vùng rượu nho nổi tiếng, có con sông Margaret rất lạ, dài chừng chục cây số mà từ con lạch đen ngòm nơi đầu nguồn trở thành rộng mênh mông nơi cửa biển. Rồi tới Busselton, nơi đây không khí vui chơi đã rõ nét lắm. Có nhiều hàng quán và tiệm ăn nhậu ngó ra biển. Chiếc cầu tàu tại đây dài mút mắt, tới mức người ta làm đường rầy cho chiếc xe lửa nhỏ đưa đón khách từ bờ ra tới cuối, ngừng ba trạm cho khách có thể xuống hưởng thú mình thích: câu cá, lặn xem cá, chèo thuyền.... Đi bộ lên cầu cũng phải trả hơn ba đô, rồi hàng bán rong mồi chài..., tóm lại mất vui phần nào.

Tới đích: Perth

Loay hoay tính sai đường cho nên qua Busselton chúng tôi phải tấp vào Bunbury để qua đêm. Thị trấn sầm uất, tiệm tùng, nhà hàng... tấp nập, nhưng tìm hoài không thấy nét đặc sắc, tóm lại nó y như nhiều thành phố du lịch để du khách đến shopping và ăn uống. 200 km đường xa lộ nữa là tới Perth mà không ráng nổi. Sáng hôm sau chúng tôi lên đường, buổi trưa cái đích đã hiện ra trước mắt. Khúc đường này thực ra có thể đi bằng hai cách: theo xa lộ chính hoặc theo đường nhỏ qua vùng rượu nho của phần đất này. Tuy nhiên mọi thứ thấy mang vẻ thương mại, cho nên chúng tôi chọn con đường nhanh nhất, và tới Perth kịp giờ ăn trưa.

Perth có công viên King với vườn thảo mộc Western Autralian Botanic Garden rộng mênh mông, miễn phí, còn có tour hướng dẫn tận tình gần hai tiếng đồng hồ do những phụ nữ tình nguyện đảm trách. Nhờ khí hậu đặc biệt của Perth, chịu ảnh hưởng của gió ấm từ Ấn Độ Dương phía tây, gió lạnh từ Nam Băng Dương lên và gió từ miền sa mạc phía đông thổi vào nên vườn thảo mộc này rất phong phú. Tôi học được nhiều điều bổ ích về những giống khuynh diệp – tức Eucalyptus và ngạc nhiên về sự đa dạng của những bông Banksia, từ nhỏ như ngón tay tới lớn bằng cây chổi lông gà nhỏ. Trong vườn có cây Boab 750 tuổi, được bứng từ vùng sa mạc về trồng. Cuộc di dời vĩ đại này là một kỳ công. Perth có khu Dalkeith kề bên con sông Swan, với Jutland Parade và khúc đường Victoria là nơi nếu túi tiền của bạn không có bảy tám số thì chỉ có đứng ngó những căn nhà đồ sộ, như tôi hiện giờ. Đi trong khu, tôi bắt gặp chiếc xe hơi mang bảng số FW, bảng số ngắn nhất tôi được thấy trong những ngày ở Úc (biển số xe càng ngắn càng phải trả nhiều tiền).

Rất tiếc, vì thời giờ eo hẹp, tôi đã không có cơ hội đi thăm những khu như Mirrabooka và Gerawheen, là nơi tập trung sinh hoạt của người Việt tại Perth, cũng như đón phà tới đảo Rottnest, một nơi được nhiều người thích trò lặn hụp hay lướt sóng viếng thăm.

Cây Boab 750 tuổi tại vườn thảo mộc Tây Úc ở  Perth

Tới Perth mà không đi thăm Fremantle là một thiếu sót. Fremantle là một hải cảng phía nam, nằm ngay cửa sông Swan, cách Perth nửa giờ xe lửa. Mỗi chiều, gió mát từ Fremantle đưa lên làm dịu bớt cái nắng gắt của Perth. Không như Perth với những cao ốc đồ sộ, Fremantle mang vẻ dễ thương, nhà cửa nhỏ nhắn, xinh xắn, đượm nét Âu châu, có những khu cộng đồng người Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ v.v... sống tập trung. Nơi đây có viện bảo tàng những chiếc tàu bị đắm, trong đó có một tầng triển lãm những di tích thu lượm được từ những chiếc tàu buôn Hòa Lan từ 400 năm trước, phần lớn của công ty VOC. Rất nhiều tiền cổ và vật dụng, bộ sưu tập này đương nhiên lớn hơn kho cồ vật ở Hòa Lan rất nhiều. Dưới hầm có cả một sàn nhà rộng lót gạch nung lấy từ những xác tàu đắm, là nơi dành để triển lãm mảnh vỡ của con tàu Batavia người ta còn vớ́t được, con tàu với cả một bi kịch dài mấy năm, từ khi tàu đụng đá ngầm cho tới cuộc phản loạn, tàn sát tập thể và cuối cùng là những kẻ có tội bị chặt tay trước khi bị xử tử. Ngoài bến cảng người ta sắp hoàn thành bản sao của con tàu buôn Hòa Lan Duyfken (theo sử liệu là con tàu Âu châu đầu tiên tới Úc), sẽ làm tàu du lịch hạng sang, dự định khai trương vào mùa thu năm nay.

Bản sao của con tàu Duyfken

Tại cảng Fremantle chúng tôi còn thấy được con tàu nổi tiếng thế giới Ocean Warrior đang neo nơi đây. Tàu này do tiền quyên góp từ những cuộc xổ số tại Hòa Lan, Anh và Thụy Điển, tặng cho hội Sea Shepherd Conservation Society để thực hiện chiến dịch chống hoạt động săn cá voi tại Nam Băng Dương.

Vì lượng du khách tới Fremantle quá đông so với khả năng cung cấp, mà một phần không nhỏ trong số này là những người tới bằng du thuyền, nên bến cảng luôn luôn tấp nập, bia rượu tràn bờ. Buổi trưa tại tiệm Fish & Chips Cicerello's nổi tiếng tại đây, người chờ tới phiên đứng sắp hàng dài cả chục thước, nhà hàng phải làm theo kiểu dây chuyền mới phục vụ kịp.

Sau Perth?                    

Ngồi trong quán trên bến cảng Fremantle, trước ngày rời khỏi Perth, tôi hồi tưởng lại chặng đường đã qua. Rời Melbourne ngày 19/04/2017, tới Perth ngày 11/05, nếu kể thêm những ngày ở hai đầu đường, thì chúng tôi đã rong ruổi đúng một tháng. Hơn 5500 km đã vượt qua theo kiểu “thích đâu dừng đó” là một trải nghiệm hiếm có trong đời. Ngẫm lại, rất may khi chúng tôi chọn đúng thời điểm – ngay sau kỳ nghỉ Phục sinh, khi khách du lịch bắt đầu thưa vắng, và trước khi trời trở lạnh, bắt đầu một đợt du lịch mới của những người cao tuổi, họ đi xe camper như đàn chim thiên di vĩ đại lên miền bắc có nắng ắm. Có những đêm nằm nghe Peter trong giấc ngủ cố chống chọi lại, theo phản ứng vô thức, những cơn nghẹt thở, tôi thầm cảm ơn trời cho tôi còn mạnh khỏe và được hưởng sự may mắn kỳ lạ, vì nếu không có Peter giảng giải thêm, cuộc du hành của tôi, nếu có thực hiện được, cũng mất nhiều phần thích thú. Phần nữa là tôi đã học được từ Peter nhiều điều bổ ích. Chúng tôi đã qua những làng mạc heo hút, những thị trấn nhộn nhịp, lên núi xuống biển, xem tận nơi cả mấy ngàn loại cây,  chắc có hơn trăm loài động vật khác nhau không sao nhớ hết tên. Thấy được đời sống dân Úc tại nhiều vùng đất khác nhau, mà tôi cảm phục nhất là những người tình nguyện tại các vườn thảo mộc, công viên và lâm viên quốc gia. Hầu hết những nơi này bạn vào thăm không phải mua vé. Làng nào có hơn trăm người là có phòng hướng dẫn du lịch, họ chỉ bảo tận tình những địa điểm nên xem trong khu vực một cách sốt sắng như đang hãnh diện giới thiệu căn nhà riêng của họ cho khách mới tới chơi, và chỉ cho những chỗ trọ tùy sở thích của bạn. Chúng tôi đã nhờ họ rất nhiều. Là người từng đi du lịch nhiều nơi, tôi chưa thấy quốc gia nào chăm sóc cho cái khoái thứ tư của bạn chu đáo như Úc. Ở mọi nơi, phố cũng như rừng, bạn không phải lo cuống lên đi kiếm WC, để rồi tới nơi chưng hửng vì bạn phải trả tiền (có khi qua máy tự động) mà trong túi lại không có bạc cắc. Và đậu xe nơi những thắng cảnh thường là miễn phí,



Thú vị nhất là trên suốt con đường dài, thỉnh thoảng chúng tôi gặp lại những “người bạn mới quen”, tốc độ đi có thể khác nhau, nhưng mục đích thì giống nhau, là thực hiện “giấc mộng lớn” của mình. Và nghe chuyện của dân đi bụi trong các quán rượu, chuyện vui cũng nhiều mà chuyện buồn cũng lắm.

Tới Perth, giấc mộng du lịch từ bờ đông sang bờ tây đã đạt, tôi quay về Adelaide để tiếp tục du ngoạn trong vùng sa mạc Trung Úc. Peter vài ngày sau cũng phải tạm bỏ xe lại ở đó, bay về nhà vì cái máy thở gặp trục trặc. Ông nói khi xong sẽ trở lên để... đi tiếp theo một con đường khác về nhà lại.

Bạn đọc xong bài du ký dài, chắc có câu hỏi: vậy chứ cái gì của Úc để lại ấn tượng mạnh nhất trong tôi? Câu trả lời có lẽ sẽ làm bạn ngạc nhiên: đó là tấm bảng “coi chừng trẻ em”. Tấm bảng, với logo đứa bé gái dáng điệu hăng hái tự tin đang dắt đứa em trai. Em bé này rõ ràng rụt rè nhưng vẫn phải ráng chạy theo cô chị. Nó đặc sắc ở chỗ diễn tả đúng tâm sinh lý trẻ em trai gái và thói tục xã hội. Bạn có bao giờ thấy thằng anh dắt đứa em gái kiểu đó không? Tấm bảng này được dựng rất nhiều nơi, ngay cả bên đường xa lộ trong khu sa mạc hoang vắng. Nhiều chỗ tôi tự hỏi họ phải dựng bảng đó làm gì, vì xem địa thế thì chẳng thể có em bé nào trong suốt một vùng rộng lớn. Nơi phố thị, bảng này thường được kèm theo một bảng hạn chế tốc độ – thường là 40km/giờ, và người dân thường tỏ ra tôn trọng giới hạn. Có thể họ sợ bị phạt, nhưng khi đi sâu vào xã hội Úc, tôi thấy chính phủ rất quan tâm đến trẻ em, và đây là điều tôi muốn chia xẻ với bạn: một quốc gia biết lo nghĩ nhiều đến trẻ em là một quốc gia văn minh, nhân bản. Hẳn bây giờ thì bạn đồng ý với tôi.

Nguyễn Hiền 

 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1063137 visitors (3178390 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free