26/6/2016
Những thay đổi chánh sách Nhật tiếp theo bài Hiện Thực Nhật đã đăng ở THNLS Cần Thơ ngày 20 tháng 6 năm 2016.
GS Tôn Thất Trình
|
Những thay đổi chánh sách Nhật này có dấu hiệu từ bất ổn định, sau khi Liên Hiệp Sô Viết- Soviet Union sụp đổ năm 1991. Chỉ qua một đêm, lý do nguyên thủy liên minh lâu dài Hoa Kỳ - Nhật biến mất, và tương lai nền trật tự an ninh Đông Á- không nói tới tương lai hiện diện Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương trở thành không có gì là chắc chắn cả. Khi Hoa kỳ phấn đấu cố vạch ra một chiến lược toàn cầu hậu Chiến Tranh Lạnh, liên minh Hoa Kỳ - Nhật đi vào một thời kỳ thay đổi; một phần vì các câu hỏi về cam kết của Hoa Thịnh Đốn tại Vùng trong thời đại mới.
Tháng tám 1990, sau chưa đầy một năm lúc Bức Tường Bá Linh sụp đổ, Saddam Hussein xâm lăng Ku wait. Washington tập hợp một liên minh quân sự to lớn đuổi cổ Hussein, nhưng Tokyo lại từ chối gửi quân đến, chỉ nhận trả 13 tỉ đô la cho phí tổn. Tuy nhiên, bước tiến này không đem lại bao nhiêu uy tín cho Nhật cả. Các nhà chỉ trích ở Hoa Kỳ và nhiều nơi khác, cười mủi chuyển động này và giai đọan nêu lên các câu hỏi mới về khả năng Nhật chuyễn dịch sức mạnh kinh tế Nhật qua ảnh hưởng chiến lược làm lu mờ hình ảnh Nhật là một cường quốc lảnh đạo toàn cầu.
Rồi năm 1998, Bắc Hàn phóng lên một hỏa tiễn theo đường đạn – balistic missile qua đảo Honshu. Đây là “Lúc Sputnik – moment” cho Tokyo, khêu gợi cảm giác Nhật về bất ổn và lo ngại là đồng minh then chốt của Nhật có thể không đủ sức bảo vệ Nhật chống lại những đe dọa mới. Bất thình lình, Nhật nhận thức là Nhật phải đối đầu với một đe dọa tiềm thế từ một chế độ ba que được biết là đang đeo đuổi vỏ khí hạt nhân – nuclear weapons.
Ly’ do cuối cùng va` đang thi hành cho tiến trào chiến lược Nhật đã là sự bừng dậy của Trung Quốc như thể là sức mạnh chánh trị, kinh tế và quân sự. Lâu ngày quen thuộc đóng vai trò chánh yếu ở Á Châu, Tokyo mới đây bị bó buộc phải nhìn xem một tương lai trong đó Bắc Bình sẽ chủ trì Vùng. Chung lại, những thay đổi này xói mòn cam kết của Tokyo cho chủ nghĩa hòa bình và phá ngầm tin tưởng của các nhà ảnh đạo Nhật là các thể chế quốc tế riêng mình có thể trông cậy được để tạo dạng tương lai. Hầu trả lời, các lảnh đạo Nhật đã ôm chồm một lọai hiện thực cổ điển khẳng định theo tin tưởng là các quốc gia sẽ tìm kiếm sức mạnh trên hết mọi chuyện và phương cách duy nhất để bảo vệ Nhật là rèn luyện những chung sức an ninh mạnh mẽ hơn và theo đuổi một chánh sách ngọai giao tích cực hơn.
Cái nhìn thế giới mới mẽ này dẫn Nhật tới tìm kiếm một hợp tác an ninh gần gủi hơn cùng Hoa Kỳ. Sau 9/11, Thủ tướng Junichiro Koizumi, đã làm nhiều người Nhật ngạc nhiên khi chấp nhận hổ trợ Hoa Kỳ dẫn đạo “chiến tranh với khủng bố - war on terror”. Không thể gửi đi các quân lính chiến đấu, vì như vậy là vi phạm cấm đóan hiến pháp Nhật “ trên “ đe dọa hay sử dụng lực lượng như là một phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế “, Koizumi phái đi Lực Lượng tự phòng vệ biển đến Ấn Độ Dương hổ trợ các chiến dịch đồng minh chiến đấu trong Vùng. Ông cũng gửi các quân đội kiến thiết Nhật đến Irắc – Iraq tháng hai năm 2004 và dàn trải một nhóm Lực lượng tự bảo vệ không quân để chuyên chở vật liệu cung cấp giữa Kuwait và Irắc. Cuối cùng, giữa 2002 và 2009, Tokyo cam kết viện trợ 1.4 tỉ đô la cho A Phú Hãn.
Rồi khi Abe trở thành thủ tướng lần đầu tiên - ông kế vị Koizumi năm 2006, Ông đẩy mạnh một số luật lệ giúp cho cộng tác an ninh lớn hơn cùng các đồng minh với Nhật. Ông cũng duyệt xét lại cấm đóan Nhật gửi quân ra hải ngọai và đề nghị thiết lập một Ủy Ban An ninh Quốc gia và một tổ chức tình báo trung ương để cận đại hóa kế hoạch.
Nhưng chỉ một năm làm thủ tướng Abe từ chức, khi Đảng Dân Chủ Tự Do mất quyền kiểm soát Thượng Viện ở Quốc Hội. Và khi đảng Dân Chủ Nhật - DPJ nắm chủ quyền Hạ Viện, năm 2009, Yukio Hatoyama, thủ tướng mới cất vào tủ những cải cách an ninh tham vọng của Abe. Hatoyama tin rằng tương lai Nhật nằm ở Á Châu, không ở Hoa Kỳ, đặt một nệm chêm giữa Washington và Tokyo bằng chống cự một dự án định lại vị trí căn cứ của Quân Đoàn Thủy quân lục chiến Hoa kỳ - US Marine Corps tại Okinawa và cố gắng hướng Nhật về Trung Quốc và Nam Hàn, tuy nhiên cũng như- Abe, Hatoyama chỉ làm thủ tướng có một năm thôi. Kế vị ông là Naoto Kan cũng không làm tốt đẹp gì hơn: Tràn ngập vì sóng thần – tsunami năm 2011, và khủng hỏang hạt nhân Fukushima sau đó, ông bị bắt buộc phải từ chức tháng chín năm 2011.
Thủ tướng DPJ kế tiếp là Yoshihiko Noda, chấp nhận một chánh sách ngọai giao bảo thủ hơn tái định những mối nối mật thiết hơn với Hoa Kỳ và dùng lời lẽ cứng rắn với Trung Quốc, mong xác định cùng Bắc Hàn là những đe dọa chiến lược chánh cho Nhật. Noda thỏa thuận mua các máy bay chiến đấu phản lực F-35 và làm dễ dải trong thật tế cấm đóan của thập niên 1960s xuất khẩu vỏ khí. Noda cũng gia nhập các bàn thảo về Chung Sức Xuyên Thái Bình Dương - TransPacific Partnerships, hổ trợ Hoa Kỳ trong cố gắng thiết lập một khối thương mãi tự do của các nước phần lớn tự do, gạt bỏ Bắc Bình ra ngoài.
Có lẽ đáng kể ra nhất là Noda quốc hửu hóa ba đảo của dãy Senkaku (tên là dãy Điều Ngư- Diaoyu chain ở Trung Quốc) cả hai Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố là thuộc mình. Kể từ khi Okinawa trở về lại cho Nhật kiểm sóat năm 1972, Nhật đã quản trị những đảo tư nhân làm chủ này, những tháng chín năm 2012 để ngăn ngừa đốc lý phe hửu Tokyo mua mất các đảo này, Noda đã xui Chánh phủ Nhật mua chúng. Tuy chuyễn động của Noda cốt chận đứng một khiêu khích sắc bén hơn, chuyễn động đã làm tệ hại thêm nhiều liên hệ Nhật Bổn và Trung Quốc . Trung Quốc trả đủa bằng cách gửi đến đây các tàu đánh cá tư nhân và các tàu tuần dương ở vùng nước quanh các đảo theo căn bản thường xuyên, và Noda bắt đầu cảnh cáo là Trung Quốc đang cố tìm cách phá hại ngầm kiểm sóat hành chánh Senkakus, như thể là bước đầu thách thức tuyên bố lảnh thổ Nhật. Các hành động của Bắc Bình gây ra báo động ở Nhật là sức mạnh quân sự Trung Quốc gia tăng cùng sự hiện diện Trung Quốc ở Đông Hải Tàu – East China Sea là đe dọa Trung Quốc đặt ra cho dãy đảo Tây Nam Nhật (trải dài từ đảo cực Nam Kyushu đến ngoài khơi gần Đài Loan). Bảo vệ các đảo này và các biển quanh chúng trở thành tụ điểm cái nhìn chiến lược mới của Nhật, khi Abe trở lại nắm chức vụ Thủ Tướng tháng chạp năm 2012.
Đại Chiến Lược của Abe
Trước khi Abe chuyễn dịch các chánh sách mới, tuy nhiên Abe phải tháo gở các hạn chế chận đứng Nhật dùng vỏ lực ở hải ngọại. Chuyễn động đầu tiên của ông là được phép Quốc Hội chấp nhận thiết lập một Ủy Ban an ninh quốc gia tháng 11 năm 2013, phủi bụi đi hết các kế họach ông vẽ ra thời ông làm thủ tướng lần thứ nhất. Abe chọn cố vấn thân cận Shotaro Yachi điều khiển cơ quan mới và chất đầy cơ quan với nhân viên bộ Ngọai giao và bộ Quốc Phòng. Rồi ông chỉ thị cho Ủy Ban thảo ra một chiến lược an ninh quốc gia mới và chấp nhận các chỉ dẫn chính thức ngũ niên, thông tri các chương trình mua sắm của Nhật quốc phòng Nhật. Ủy Ban An Ninh Quốc gia cũng phối hợp an ninh Nhật và họat động như thể là một cơ quan trung ương cho kế họach và phản ứng khủng hỏang. Abe đã đủ khả năng làm những thay đổi thể chế này tương đối không mấy rầm rộ. Tuy vậy, các chánh sách an ninh Nhật đã gây ra nhiều sóng gió, tranh cải, đặc biệt trên những cố gắng của Abe làm dễ dãi lệnh cấm bán vỏ khí. Cấm ngăn từ lâu đã cắt xén ngành công nghệ quốc phòng Nhật. Năm 2012, 10 công ty Nhật lớn nhất chỉ có 7.25 tỉ đô la khế ước trong nước từ thị trường toàn cầu và ở cộng đồng quốc tế khảo cứu và phát triễn, cho nên chúng chỉ làm ra các sản phẩm thường đắt hơn một lần rưỡi hay cao hơn nữa, so với các kiểu mẩu ngoại quốc. Năm 2014 Abe được Quốc Hội chấp thuận cho phép nới rộng thêm các lọai vỏ khí Nhật có thể xuất cảng giúp Nhật cộng tác gần gủi hơn nữa cùng Hoa Kỳ và các chung sức khác về kỷ thuật quốc phòng.
Chuyễn động kế tiếp của Abe là đẩy mạnh xuyên qua các đạo luật gíup giới quân sự Nhật động viên ở hải ngọại, gây thêm phẩn nộ công cọng. Lệnh cấm theo hiến pháp trên tự vệ tập thể đã tạo ra nhiều vấn đề lúng túng cho Nhật nhiều năm qua. Trong các vấn đề nó đoi hỏi quốc hội phải thông qua một đạo luật đặc biệt mỗi lần Nhật muốn dàn trải vỏ lực ở hải ngoại. Nay theo cải cách Abe ( thông qua th’ngchín năm 2015, ) chánh phủ có quyền hổ trợ đồng minh khi lảnh thổ và lực lượng đồng minh bị tấn công và hổ trợ hậu cần- logistical cho các quốc gia lâm chiến,dù rằng các chiến dịch quân sự này không dính dáng trực tiếp đến an ninh Nhật.
Abe cũng bắt đầu tăng cường các khả năng quân sự Nhật. Sau gần một thập niên ngưng trệ, ông đã tăng dần dần ngân sách quốc phòng Nhật : thêm 2.9% năm 2014, và 2.8% năm 2015. Tháng chạp 2015, Quốc hội thông qua tăng 1.5% năm 2016, đưa tổng chi phí quốc phòng Nhật lên kỷ lục 42.4 tỉ đôla. So với ngân sách quốc phòng Trung Quốc là 132 tỉ năm 2014 và luôn luôn tăng thêm hai con số những năm gần đây, có vẽ còn kém xa, còn lợt lạt lắm. Tuy nhiên chúng vẫn đáng kể.Abe đã tái xác định kế họach Noda mua 42 chiến đấu cơ - fighters F-35 va tuye6n bố ý fđịnh của ông mua 17 máy bay Osprey tilt rotor và 52 xe đổ bộ tấn công – amphibious assault vehicles . Ông cũng cam kết mua hai khu trục hạm – destroyers và tăng thêm cho lực lượng tàu ngầm sub marine force Nhật 22 tàu thủy diesel cận đại. Bộ quốc phòng Nhật cũng có ý định mua 3 máy bay kiểm sóat không ngườilái drones loại tân tiến nhất, và 20 máy bay đi tuần biển thay thế những máy bay cũ kỷ, cũng như nâng cấpnhững hệ thống cảnh báo tên lữa theo đường đạn - ballistic missiles và vệ tinh Nhật.
Tokyo đã tăng cường bảo vệ trên đảo Tây Nam, lập các vị trí đài rađar ởđảo Yonaguni gần Đài Loan và xây dựng các căn cứ trên ba đảo then chốt trong Vùng . Đến năm 2020, Abe có ý định đặt 500 quân lính ở Amami Oshima, đảo lớn nhất giữa Kyushu và Okinawa, ông cũng bắt đầu đặt căn cứ ở Ishigaki và Miyako gần dãy Senkaku hầu dàn trải nhân viên quân sự khi có khủnghỏang. Nói hết mọi chuyện, gần 10 000 quân lính Nhật sẽ đồn trú trên các đảo Biển Đông Trung Quốc, song song với một mạng lưới tên lữa chống tàu và chống
Máy bay nơi đây. Tháng 8 năm 2015, Abe tung ra lọai hàng không mẩu hạm chở trực thăng hạng Izumo thứ hai của Nhật trên các biển lảnh thổ Nhật.
Nhiều hàng rào tốt làm các láng giềng tốt hơn.
Dù các cải cách an ninh trong nước đã có ý nghĩa, chính các sáng kiến ngọai quốc của Abe mới tiết lộ phạm vi thật sự tham vọng của Abe. Không bằng lòng vì Nhật chỉ hành động như một kẻ chứng kiến ngòai cuộc quốc tế, Abe đã làm hơn 40 cuộc du hành ra ngọai quốc từ nă 2013 và đã lợi dụng các thăm viếng Canberra, Sin gapore và Washington D.C. để trình bày cái nhìn ngọai quốc của ông.
Abe cũng cố gắng làm yên lòng các chỉ trích là Nhật không bao giờ nữa tham gia một cuộc chiến tranh tấn công. Để gửi về nhà thông điệp này, ông đã dùng ngọại giao không quân sự cho phần lớn chánh sách vươn tới ngọại quốc của Nhật. Chánh phủ ông đã nâng cao hình dạng Nhật ở nhiều thể chế đa phương : tỉ như đỉnh hội( Tối cao ) ĐÔng Á - East Asia Summit và Hiệp hội các Quốc Gia Đông Nam Á Châu – The Association of Southeast Asian nations băng cách nêu cao những câu hỏi về an ninh biển. Và tháng 10 năm 2015, họ đã ký kết Hiệp ƯỚc Chung Sức Xuyên Thái Bình Dương- The Trans- Pacific Partnertship treaty.
Năm 2015, khi nhấn mạnh ảnh hưởng Nhật vùng tăng gia, Abe cũng thành công ghi một quy chiếu về ổn định Nam Hải Tàu- South China Sea thêm vào một thông cáo cuối cùng của Đỉnh Hội Đông Á dù Tàu chống đối.
Suốt Chiến Tranh Lạnh, Nhật vẫn phần lớn cô độc ở Á Châu, chỉ có Hoa kỳ là đồng minh dy duy nhất. Một phần vì các liên hệ với Trung Quốc và Nam Hàn trở nên căng thẳng. Abe đã xây đắp liên hệ với Úc Châu và Ấn Độ. Cũng như củng cố liên hệ với Đông Nam Á. Abe cũng đã tái sinh đối thọại tay đôi an ninh và chánh trị ông khởi sự từ năm 2007 với Úc Châu, Ấn Độ, và Hoa Kỳ, là một phần thuộc sáng kiế n t ạo dựng một cộng đồng những quyền lợi tự do ở Á châu.
Khác các tiền nhiệm, chỉ duy tr ì căn bản sơ khởi các liên hệ ngoại giao với các quốc gia này, Abe đặt hợp tác an ninh làm then chốt cho các vươn tới ngoại giao và kinh tế.
Liên hệ gần gủi nhất của Nhật ở Á Châu có thể là Úc châu. Các chức quyền Nhật mô tả là tương tự một liên minh. Năm2014, hai quốc gia ký kết một thỏa hiệp tăng cường chia sẽ thông tin và kỷ thuật quốc phòng. Tháng 11 năm 2015, Tokyo đệ trình một cống hiến chánh thức chế tạo các tàu ngầm tie6n cho Hải quân Úc giúp cho hải quân hai nước họat động mật thiết cùng nhau hơn nữa.
Ấn Độ cũng nằm trên cao trong danh sách các chung sức của Abe.Abe thích thú các liên hệ tốt đẹp với thủ tướng Ấn Narenda Modi đã tuyên bố “ một chung sức toàn cầu chiến lược đặc biệt với Tân Đề li- New Dehli” . Ông cũng cùng Hoa kỳ tập trận hải quân Malabar Ấn Độ tổ chức năm 2015 và Ấn Nhật đã thảo luận là Tân Đề Li có thể mua các tàu ngầm Nhật và các máy bay tìm kiếm và cứu trợ, có cơ giúp Hải quân Ấn kiểm sóat Đông Đại Dương Ấn - eastern Indian Ocean, nơi các tàu Trung Quốc đang lang thang khắp nơi.
Tokyo cũng đang ti`m cách đóng một vai trò tương tự ở Đông Nam Á Châu,nơi một số quốc gia khác mỗi ngày mỗi thấy họ là mục tiêu của tuyên bố họ là lảnh thổ Trung Quốc. Abe đã bênh vực cho vai trò của Nhật làm duy trì tự do chuyễn vận an ninh biển . Xem Nhật là kẻ bảo vệ Trật tự theo luật lệ và tự do trong vùng này. Năm 2015, Nhật ký những thỏa hiệp chung sức chiến lược vói Inđô nêxia, MÃ Lai Á, Phi Luật Tân và Việt Nam. Abe cũng chấp thuận cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần biển và bán 3 tu cho Inđô nêxia, cho Manila vay tiền mua 10 tàu tuần biển ,và tuyên bố dự tính cho hải quânPhi Luật Tân vay mượn các máy bay củ kỷ kiểm sóat biển. Tháng 5 năm 2016, Nhât và Phi Luật Tân đã tập trận quân sự chung lần đầu tiên và Việt Nam cũng đồng ý tham gia các tập trận hải quân tháng 11 năm2015.-
Abe cũng đã vưƠn tới Âu Châu, cố tâm đặt Nhật vào vị trí là một chung sức chánh yếu cho cả lục địa Á Châu. Năm 2014, ông cũng đã chánh thức hóa các thắt chặc của Nhật với NATO, ký kết “ một chương trình chung sức cá nhân và hợp tác : ra dấu hiệu là Ông muốn tham gia một tổ-hợp consortium chế tạo hỏa tiễn của NATO. Abe cũng đào sâu hơn các liên hệ quốc phòng song phương với Pháp vPha’p, và Vương quốc Anh-United Kingdom khi ky’ những thỏa hiệp chuyễn giao thiết bị quân sự. và chuyễn giao kỷ thuật với Pháp và hợp tác thiết bị quốc phòng với UK.
Trên hết, Abe đã làm nhiều chuyễn động củng cố liên hệ chiến lược quan trọng nhất của Nhật: liên minh với Hoa Kỳ. Tháng tư năm 1215, Tokyo và Washington nâng cấp những nối kết với nhau lần đầu tiên kể từ năm 1997, tuyên bố là hai nước sẽ bắt đầu hợp tác mật thiết hơn về an ninh biển và ổn định Vùng. Hai nước cũng thỏa thuận hoạt động cùng nhau để giải quyết những tình trạng nhập nhằng tuy chưa đi đến gần xung đột chánh thức và cùng trả lời các đe dọa trên không gian và đe dọa điều khiển học cyber threats.
Tái tạo Á Châu
Bằng cách lọai bỏ dần dần những hạn chế về hợ và nhấn mạnh hợp tác an ninh, và đào sâu liên hệ với Hoa KỲ, nhấn mạnh đến từ chương tự do lực lưỡng hơn. Nhật bổn Abe tự đặt mình vào một loại chống Trung Quốc ở Á Châu và xa hơn nữa. Tuy nhiên nhiều hạn chế khác về quân sự Nhật vẫn còn duy trì tại chổ và chúng sẽ không bị hủy bỏ sớm đâu. Xã hội Nhật sẽ không cho phép quân sự Nhật ngại các liên minh tròng tréo.
Thế nhưng thượng lưu Nhật lại rất lo sợ. Những đe dọa của Trung Quốc và Bắc Hàn và ai lo đóng vai trò bình thường khi đối phó với các khủng hỏang ngọại quốc ; Và dân Nhật cũng vẫn rất e sợ Hoa Kỳ bị xao lãng vì những khủng hoảng ở Trung Đông và Ukraine, đã ôm đồm hiện thực mói của Nhật. Nhưng tay suy tư dẫn đạo như nhà cựu ngoa.i giao Kuni Miyake, gồm luôn cả nhà báo Yoichi Fu nbashi , nhà cựu ngọai giao Kuni Mikke, nhà khoa học chánh trị Koji Murata, và cựu bộ trưởng quốc phòng Satoshi Morimoto là những kẻ đã viết và đã nói về lý do cần thiết Nhật phải có một vị thế lực lưỡng. Thật vậy, có một cộng đồng đang tăng gia về các nhà hàn lâm viện, các nhà phân tích chánh sách và chánh trị gia tin rằng Nhật phải làm nhiều hơn nữa, để bảo đảm an ninh của chính Nhật , cũng như giúp hổ trợ một hệ thống toàn cầu đã bảo vệ Nhật, kể từ khi Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai chấm dứt.
Khi Abe mở rộng thêm vai trò toàn cầu của Nhật, các chánh sách của Abe sẽ gồm luôn những họạt động mới ở ngoại quốc và sẽ đòi hỏi hợp tác an ninh sâu đậm hơn với những kẻ chung sức hiện hửu. Môi trường toàn cầu càng bất ổn, thì Nhật lại càng phải đóng vai trò toàn cầu thích ứng với kích thước và sức mạnh kinh tế Nhật. Vai trò này sẽ phải lợi dụng các tổ chức đa phương, nhưng phải làm an ninh Nhật ân hưởng.
Sau nhiều thập niên ngưng trệ ở các chánh sách ngọại quốc và an ninh Nhật, vị thế mới của Nhật sẽ góp phần duy trì trật tự Á châu tự do, của hậu Thế Chiến Thứ Hai trong thập niên sắp đe6’n và xa h ơn. Các chánh sách Abe xây đắp trên vài chánh sách những kẻ tiền nhiệm ông. Ông làm một lọat bước tiến nhỏ nhưng liên kết nhau, sẽ tăng cường an ninh, ngọai giao và kinh tế. Khi tụ điểm căn bản là chận đứng đe dọa từ Trung Quốc, Abe đang cố gắng làm một cân bằng xảo quyệt : hầu tránh những liên hệ chua cay giữa Bắc Bình và Tokyo, nhưng cũng cố tâm duy trì cân bằng chủ quyên các nước ÁChâu quá nghiêng về phía Trung Quốc.
Cac dự tính của Abe rất là đáng tranh cải, nhưng một căng thẳng dân chủ lành mạnh giữa nhân dân đa số ưa hòa bình và một giới thượng lưu l o ngại về các đe dọa đang trổi dậy cho an ninh Nhật, sẽ giúp Tokyo tránh được các thái cực cô độc ở một phía và can thiệp ở phía kia. Khi đề cao c’c giá trị tự do, Abe đã làm minh bạch sự ông nhìn nhận trách nhiệm của Nhật duy trì ổn định.Các chánh sách mới của Nhật đặc biệt quan trọng để bảo đảm liên minh Hoa Kỳ- Nhật , có lẽ là kẻ bảo đảm then chốt hòa bình Vùng, đáng tin cậy và là một dụng cụ vạm vỡ những thập niên tới.
70 năm sau Thế Chiến Thứ Hai, một lần nữa, Nhật trở thành một tay chơi quân sự. đáng kể ở Á ở Á Châu cũng như là một lực lượng chánh trị hùng mạnh.Nhưng khác với thập niên 1930, khi chủ nghĩa Quốc gia cực gia cực đoan- ultranationalism, đẩy mạnh Nhật trên lối mòn tệ hại xâm lăng, và chiến tranh chống lại các láng giềng . Ngày nay Nhật đang gọt bỏ những hạn chế cũ và để củng cố bảo vệ hệ thống cởi mở tự do, bảo vệ Hệ Thống tự do – liberal đã làm giàu Á châu và dẫn tới nhiều thập niên ổn định tổng quát. Trên một thế giới,nơi các cường quốc độc đóan đang trổi dậy đe dọa hòa bình thế giới, chánh sách hiện thực mới của Nhật sẽ giúp tạo dạng thập niên tới ở Thái Bình Dương và bảo đảm là không một cường quốc nào sẽ chủ trì Á Châu được cả.
( Irvine, Nam Ca Li- Hoa Kỳ ngày 18 tháng 6 năm 2016 )