17/12/2015
Y học thường thức – Bác sĩ Trần Văn Diên
|
Lưỡi được cấu tạo bởi 8 bắp cơ (4 phía trên và 4 phía dưới) trực hệ với thần kinh não số 3,5,9, 10 và 12,dinh dưỡng cho lưỡi được cung cấp bởi hệ thống mạch máu động mạch và tĩnh mạch liên đới với thần kinh giao cảm (sympathetic) và trực giao cảm (parasympathetic).Lưỡi được kiểm soát bởi 2 nguồn thần kinh vận động và cảm giác. Lưỡi có những chùm dây thần kinh vị giác: đắng (bitter), chua (sour) mặn (salty), ngọt (sweet). Dĩ nhiên khi bắp cơ lưỡi chuyển động giúp phát âm thành lời được kiểm soát bởidâythần kinh vận động. Cơ thịt mềmcủa lưỡi chuyển động thè ra thụt vào,quấn lên môi, nếm thức ăn, liếm chung quanh vành môi, quét sạch thức ăn bám xung quanh răng, lượn vào vòm họng,có thể dài ra khi diễn tả sự ngạc nhiên quá độthì ú ớ vì xúc cảm thình lình nên có danh gọi “bị đớ lưỡi”…
Bẩm sinh Down syndrome khi vừa mới lọt lòng nam hay nữ không thể khóc oa oa được vì cái lưỡi dài ra phát âm rất khó nên sau nầy có giọng phát âm nghe “ngọng ngịu” đành chịu cả đời. Khi lớn tuổi có trường hợp tế bào lưỡi phát triễn hết kiểm soát “bị ung thư” đành phải bị bác sĩ khoa ung thư liềnkhuyên “cắt lưỡi” ngay. Trong sinh hoạt thường ngày khi ấu đả nhau tức giận vì hơn thua lời qua tiếng lại nên to tiếng rằng “vừa vừa thôi nghen, nói quá… cắt lưỡi mày à!”.
Hồi xưa đầu thập niên 1980, khi mới vào lớp học y khoa tại Hoa Kỳ, thầy dạy về cơ thể học khi giảng về cái lưỡi, thầy thỏ thẻ “It does wonderful thing” khiến cho cả lớp cười lên “cái rần” làm tôi “hốt hền” không biết chuyện gì gì… xứ này thầy trò trong lớp không nghiêm trang lễ nghĩa như khung trời đại học Việt Nam của mìnhđâu. Tôi nhớ năm 1974, trong giờ Hóa Hữu Cơ ở giảng đường II Khoa Học Sài Gòn của thầy tiến sĩ Lê Văn Thới, bỗng nhiên thầy cao giọng quát to lên “xích ra… xích ra… xích ra nữa… xích ra nữa…” khiến cho tất cả kinh ngạc… thì ra thầy rầy “một cặp” đang “kề sát vai hú hí rù rì thè lưỡi ra cười khà” trong lúc thầy đang thao thao đứng trên bục giảng.
Câu nói còn truyền tụng mãitrong dân gian tađã có từ xa xưa không nhớ ai là tác giả: “Lưỡi không xương, nhiều đường lắc léo”, câu ngụ ngôn này có nghĩa bóng chỉ cái tâm tính của con người,nói không giữ lấy lời,nói ra không đảm bảo lời nói của mình,thay đổi như chong chóng, lúc thế này,lúc thế khác.Mẫu người đó gọi là loại xảo ngôn hoặc là loại người nham hiểm,dùng lời nói điên đảo để làm hại người khác.Câu ca dao trên với ý chỉ châm biếm mắng nhiếc loại người xấu bụng vì hay phát ngôn bừa bãi không phù hợp.Còn có ý chỉmẫu người ăn nói khéo léo dọn lưỡi trau chuốt vòng vo tam quốc uốn nắn che lấp sự thật cũng như câu nói “Hạng người miệng lưỡi”…
Cái lưỡi thiết thựccủa cơ thể trong đời sống thường ngày. Nhu cầu thực phẩm cần đầy đủ cho cơ thể khỏe mạnh thì cái lưỡi mới mạnh khỏe giọng nói nghe thanh bai ngọt ngào.
Y học torng đời sống nhận diện từ cái lưỡi khi cơ thể thiếu sinh tố B6biểu hiện thấy rõ khi bảo bệnh nhân le lưỡi dài ra liền thấy cái lưỡi phình to lên bất thường với nhiều chất nhầy màu trắng đục thoáng nhìn trông giống như miếng thịt bò (beefly tongue) thì khuyên ngay bệnh nhân mình nên đi vào supermarket đến quầy thuốc chọn ngay hộp thuốc mua tự do không cần đến toa của bác sĩ đó là hộp thuốc sinh tố B6về nhà để cạnh nồi cơm nuốt ngay mỗi ngày 1 viên trong lúc ăn cơm qua 1 tuần lễ sau là cái lưỡi trở lại bình thường. Nếu ở vùng quê vùng sâu vùng xa chợ búa thìrất giản đơn, nhanh tay nấu nồi canh rau cải màu vàng tươi, bí rợxào chuột đồng hay hầm dừa… thì sẽ lưỡi trở lạibình thường giúp lên vọng cổ thanh thót như giọng Út Trà Ôn hay trong trẻo như tiếng chimchíu chít lúctrời hừng sáng trên miền đồng bằng sông Cữu Long.
BS Trần Văn Diên ngày 11/12/2015
Circumvallate Papillae: Nhú dạng vòng
Fungiform Papillae: Nhú dạng nấm
Palatine Tonsil: Hạnh nhân khẩu cái hay Amidal khẩu cái
Lingual Tonsil: Hạnh nhân lưỡi hay Amidal lưỡi
Foliate Papillae: Nhú dạng lá
Filiform Papillae: Nhú dạng chỉ