12/4/2015
Trong khi Hoa Kỳ Obama muốn thỏa hiệp lại với Iran( Ba tư- Persia cũ ), thanh niên Việt Nam cần :
Biết rỏ thêm cập nhật về vỏ khí hạt nhân ngày nay trên thế giới
G S Tôn Thất Trình
|
Phần II : ( tiếp theo, các tỉnh Việt Nam và xung quanh dự trù làm Điện Hạt Nhân có lẽ nên biết qua chuyện kể thị trấn Apollo và Công ty Tổ Hợp NUMEC? )
1 -Bên dưới nhà máy NUMEC
Ở thập niên 1960 khi còn nhỏ bé , thị trưởng Jeff Held tưởng rằng có một công ty hạt nhân ở gần sân vườn nhà mình tại Apollo một thị trấn bang Pennsylvania - Hoa Kỳ là đáng thú vị cho đời sống dân gian. Khỏang 2400 người Apollo sống dọc theo nhà Công nghệ Vật liệu và Trang bị Hạt nhân - NUMEC, Nuclear Materials and Equipment Corporation là công ty sử dụng đa số nhân công thị trấn . Khu phố Held sinh sống nhờ bộ phận nguyên tử giữa mắt - miệng thị trấn: chỉ cách đó hơn 53 km ( 33 miles ), trên con đường xuống thành phố Pittsburg, Tổ hợp Westinghouse Corporation đã giúp xây dựng một tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới và ở Apollo NUMEC tiếp theo sau, chế tạo nhiên liệu hạt nhân cần thiết, nguồn gốc hảnh diện khuấy động Chiến Tranh Lạnh làm ra .
Trước mắt Held, nhà máy ánh sáng lập lòe này, phía bìa Tây thị trấn trên bờ Sông Kiskiminetas là một cái gì sạch sẽ, ngăn nắp. Khi một máy theo dõi phóng xạ của thị trấn tắt mất, con trẻ sẽ chạy mau, từ các sân vườn nhà đến cơ sở, nằm bên trong một nhà máy thép tân trang với sàn nhà dơ bẩn, nhiều cửa sổ to lớn và hàng tá ống khói để xem là cái gì đã xảy ra. Khi Held lớn tuổi hơn, nhà máy sinh ớn lạnh thời niên thiếu đã trở thành một cái gì làm bối rối hơn, kinh hải hơn. NUMEC đóng cửa năm1983, và giữa thập niên 1990 chánh quyền liên bang đột kích vào, tuyên bố là nhiều khối thành phố bị ô nhiễm. Nhiều cơ quan xông vào với máy ủi đất, san bằng nhà máy và chở đi nhiều mảng phóng xạ, từng thùng một, đem phế thải. Kể từ lúc đó, các cư dân Apollo đã phải vật lộn cùng những lo sợ là NUMEC đã bỏ thuốc độc thị trấn nhà.
Một ngày lạnh cay đắng tháng giêng 2015, Held, nay 53 tuổi và là thị trưởng Apollo, lái xe đưa chúng tôi đến phía Bắc Xa lộ Bang - State Route 66, cắt ngang một góc dọc theo vị trí NUMEC. Một hàng rào dây chuyền xanh lục vẽ viền khu đất tiêu điều khuôn viên nhà máy trước đây. Held bự con, bộ râu trở xám, chỉ tay đến một đồi nhiều dinh thự kiểu bà Hòang Victoria đang suy tàn. Các cư dân đã khốn khổ vì nhiều lọai ung thư : phổi , tuyến giáp- thyroid , tuyến tiền liệt - prostate, nảo. Họ đã biện cứ là trải qua nhiều năm phóng xạ ngâm nhúng đất đai, không khí,nước nôi, áo quần và nhà cửa họ, đã đưa tới những bệnh tật này. Cho đến nay, các chủ nhân của tài sản NUMEC đã bỏ ra hàng chục triệu đô la Mỹ, bồi thường cho những dân địa phương nạp đơn kiện .
Tuy nhiên, nổi thống khổ của Apollo không chấm dứt với các bồi thường này. Held nói rằng các sự cố thay đổi, đáng cảnh báo, một ngày tháng 9 năm 2011, 2 năm trước khi ông đắc cử thị trưởng . Khi ông thấy nhiều xe SUV trắng với hình vẽ can lại hai bên xe của bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, đậu trên xa lộ Công viên thị trấn cách 8km phía Bắc. Khi ông lái xe đến đó, nhiều đàn ông mang súng tấn công quân sự cấp cao xục xạo bên quanh . Tuồng như là phim Hồ Ly Vọng nổi bật về một tấn công khủng bố .
Ở Công viên, một cơ sở NUMEC thứ hai đã sản xuất plutonium từ năm 1960, nhưng đã phục vụ một mục đích khác: phá hủy hạt nhân. Từ năm 1961 đến năm 1970, tổ hợp đã đào ít nhất là 10 đường hào cạn trải dài xuyên qua gần 22 ha, nơi đó Tổ hợp thải đổ các phế thải phóng xạ. Vài nhà địa phương cũng đóan rằng các công ty khác khắp Hoa Kỳ chuyên chở phế thải đến chôn ở Công Viên. Dù rằng Quân đòan Kỷ sư Bộ binh Hoa Kỳ - USACE US Army Corps of Engineer có trách nhiệm phải làm sạch vị trí năm 2002, theo chấp thuận của Quốc Hội Hoa Kỳ tiến trình vẫn chưa khởi sự, mãi đến một chục năm sau, sau khi Held chạn trán với điên lọan trên xa lộ .
Tháng 10 năm 2011, USACE tuyên bố là Dịch vụ Cabrera, một nhà thầu căn cứ ở bang Connecticut thuê để làm sạch Công Viên , bị ngưng việc vì sai quấy trong các họat động đào hào, điều công ty chấp nhận. Năm sau, USACE khám phá một lọat bất ngờ các chất làm ô nhiễm phóng xạ “ phức tạp” trên đất, nhưng lại không nói rỏ tất cả mọi điều và bao nhiêu quân đòan tìm thấy . Ở báo cáo tháng 12 năm 2014 , USACE lưu ý là trong số các chất làm ô nhiễm hy vọng khám phá là “ các nucleotides phóng xạ đạng lo ngại” , gồm luôn cả americanum - 241 , radium - 228 , uranium -235, và nhiều lọai plutonium mà dưới điều kiện đứng đắn có thể sử dụng chế tạo bom dơ bẩn. Tuồng như vật liệu chôn ở Công Viên nguy hiểm hơn là mọi người tin tưởng trước đó. USACE tức thì ngưng ngay đào hào và thiết lập một chu vi an ninh có tuần tra 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày, vẫn còn thi hành mãi cho đến hôm nay. Cho đấu thầu mùa hè năm 2015 , tìm kiếm một nhà thầu làm sạch và công tác dự trù bắt đầu năm 2017 , tổn phí lên đến gần nữa tỉ đô la, 10 lần hơn ước luợng nguyên thủy .
2- Thám tử họat động cho Mossad, cơ quan tình báo Israel, có ăn cắp uranium NUMEC?
Vào đầu thập niên 1960 , các nhà điều tra Ủy ban Năng lượng Nguyên tử -Atomic Energy Commission,AEC, cơ quan điều hòa các cơ sở hạt nhân Hoa Kỳ lúc đó, bắt đầu đặt câu hỏi là bao lớn uranium làm cao - giàu thêm thành hạng uranium chế tạo vỏ khí được , đã thất thóat từ NUMEC . Bất cứ vị trí hạt nhân nào cũng mất mát đi một số lượng từ rò rỉ đến tường , sàn nhà, chặng hạn. Thực tế từ 1952 đến 1968 , tiêu chuẩn lỏng lẻo ở 20 vị trí hạt nhân thương mãi Hoa Kỳ đã có thành quả mất đi chừng 995 ki lô ( 2 194 cân Anh ) uranium - 235 . Nhưng NUMEC lại mất đến hàng trăm cân Anh, nhiều hơn ở bất cứ một nhà máy nào khác . Môt số nhà chuyrên môn hạt nhân đề nghị một lý thuyết tựa như một phim trinh thám rợn tóc gáy: là uranium đã bị các thám tử họat động cho Mossad ăn cắp đưa qua Israel . Trong thập niên 1960, để bảo đảm có được kỷ thuật và vật liệu hạt nhân, Israel đã tổ chức nhiều chiến dịch bí mật khắp thế giới , kể cả ít nhất là một chiến dịch cho là chuyễn giao qua đại dương hàng trăm cân Anh uranium. Nhiều chuyên viên còn cho chính ngay Zalman Shapiro đã làm việc này. Shapiro, một nhà hóa học Hoa Kỳ là người thiết lập ra NUMEC . Shapiro liên lạc sâu đậm với các cơ quan tình báo và quốc phòng Israel khi ông chạy nhà máy NUMEC, nhiều nhân viên này có mặt nhiều lần ở nhà máy nhưng dấu biến tư cách nghề nghiệp mình khi họ đến đó. Tuy nhiên, 50 năm sau khi điều tra bắt đầu AEC, và cơ quan tiếp theo , Quốc Hội , FBI , CIA và nhiều cơ quan chánh phủ Hoa Kỳ khác, NUMEC vẫn còn là một trò con rối mờ óc của thời đại hạt nhân. Shapiro ủng hộ American Technion Society, rồi sau đó cố tìm ngân khỏan tài trợ cho Viện thượng đẳng Technion - Israel Institute of Technology, tổng thống đệ nhất Cộng hòa có gửi một phái đòan sang quan sát đầu thập niên 1950. Năm1966, sau khi NUMEC thành công, Shapiro thiết lập một doanh vụ hiểm nguy mới tên gọi là ISORAD - Isotopes and Radiation Enterprises Limited , để xây đắp kỷ thuật có thể bức xạ - irradiate các rau hoa , trái cây dễ hư thối và tăng thêm đời sống cất giữ chúng trên kệ hàng. Nhưng tham vọng Israel tiến xa hơn pom - táo tây và rau cải. Thập niên 1960 , tổng tống Pháp Charles de Gaulle và tổng thống Hoa KỲ John F. Kennedy đã bắt đầu nhận thứic là Israel có ý định phát trirễn bom hạt nhân . Vài chuyên viên cũng tin rằng vào thời gian chiến tranh năm 1967 với Ai Cập, Israel đã có ít nhất là một vỏ khí hạt nhân. Ở một chiến dịch táo bạo năm 1968, các nhân viên Mossad đã mua chừng 200 tấn bánh vàng - yellow cake, một dạng quặng uranium đã làm giàu thêm từ một công ty Bỉ . Chiến dịch Plumbat đã xảy ra khi một tàu chuyên chở tên là Scheeerberg , nhổ neo rời Antwerp để đi đến Genoa , nước Ý, mang theo uranium trên tàu. Tàu không bao giờ đến cảng nước Ý , mà đến Thổ nhĩ Kỳ, nhưng không còn vật liệu uranium . Các chuyên viên tình báo đều đồng ý các các nhân viên Mossad đã chuyễn hàng qua tàu khác, ngay giữa biển Địa Trung Hải. Israel chưa bao giờ công nhận hành động này . Nhưng nếu giả thiết là uranium đã đến Israel thì có lẽ nó sẽ đến Dimona , một lò phản ứng hạt nhân mua của Pháp cuối thập niên 1950 và dựng lên ở Sa mạc Negev Desert . Trong thập niên kế tiếp, Israel nói rằng Dimona chỉ có mục đích hòa bình một thời gian ngắn , rồi thì chuyễn chánh sách Israel qua tình trạng tối tăm , không trong suốt. Cho đến ngày nay Israel chưa bao giờ công nhận là có một kho võ khí hạt nhân; tuy rằng ai nấy đều tin rằng Israel đã có ít nhất là 75 hay có lẽ đến 400 đầu đạn hạt nhân .
Tháng 4 năm 1968,, giám đốc CIA Richard Helms đã biết gì đó về NUMEC và Shapiro , khiến ông đã phải xin gặp ngay tổng thống Lyndon B. Johnson. Tiếp xúc này vẫn còn bí mật, nhưng trước đó vài tháng các nhân viên CIA ở Israel đã lấy đi một cách lén lút và thử nghiệm nhiều mẩu môi trường quanh lò phản ứng Dimona. Thành quả thật là rắc rối, vì chúng cho thấy sự hiện diện của một lọai uranium rất hiếm hoi, dùng làm nhiên liệu hải quân , đã được làm giàu đến 97.7 %. Những tài liệu giải mật cho biết là tổng thống Johnson đã trả lời : “ Đừng nói với ai khác cả . Ngay cả với bộ trưởng ngọai giao Dean Rusk hay bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara ” .
Năm 2001 , bộ Năng Lượng Hoa Kỳ thảo ra một bá cáo tiết lộ nhiều chi tiết về vụ mất uranium ở NUMEC. Nghiên cứu tìm thấy là ngòai mất mát công nghệ qua không khí và nước, 593 cân Anh uranium giàu cao độ đã không ghi chép ở Apollo từ năm 1957 đến măm 1968 , ít hơn phân nữa số uranium không tính này thu hồi lại ở tiến trình cho nghĩ , khỏi làm việc. Ngược lại trong vòng 9 năm kế tiếp , chỉ chừng 168 cân Anh biến mất, dù cho số lượng uranium chế biến tăng thêm. Năm 2012 Shapiro gợi ý ở trang web Trib Live Pittburgh là uranium mất mát vẫn còn được chôn dưới đất quanh Công Viên Park Township. Ông nói rằng có nhhiều vật liệu ở đó hơn là các thanh tra Ủy Ban Năng Lượng Nguyên tử Hoa Kỳ ước lượng . Cuối năm 2013 , nói chuyện với một phóng viên báo Wall Street Journal và một lần nữa chối cải là ông không hề dính dáng gì tới vụ đánh lạc mục tiêu, mất mát này .
Khi đào đất năm 2017 ở Parks Township, số lượng các vật liệu trích chiết ở đó có thể xóa bỏ mọi nghi ngờ còn luẩn quẩn về vụ mất mát. Nhưng không như vậy, một phần vì không thể chứng minh được là những gì có ở đây lại không phải đã được đưa tới từ các vị trí hạt nhân khác đến đổ phế thải tại đây, mãi cho đến khi nào các tài liệu then chốt , đặc biệt của CIA đã biên chép vẫn chưa phổ biến cho dân gian, các câu hỏi chúng làm phiền nảo về việc chúng chứng minh hay xóa bỏ, vẫn lưu hành. Trong lúc đó , thị trưởng Jeff Held chỉ muốn là tòan thể chuyện kể đi xa hẳn ra . Ông nói: “ có một thời gian, ai ở đây đều có thể kể chuyện NUMEC. Nhưng ngày nay chúng tôi đang cố tâm tiến tới tương lai thôi, ” Tòan thể công nghệ hạt nhân là thành phần gia sản chúng tôi . Chúng tôi không chối cải điểm này. Nhưng chúng tôi lại không cho phép nó định nghĩa chúng tôi” .
( chiếu theo Scott C. Johnson , chủ biên ở Phi Châu cho Newsweek, tuần báo Chánh Sách Ngọai Giao -FP , Foreign Policy số tháng 03- 04 năm 2015 )
( Irvine , Nam Ca Li - Hoa Kỳ , ngày 5 tháng 4 năm 2015 )
Phần III : những khía cạnh khác về vấn đề hạt nhân ( Thay đổi ở Nhật về tiện nghi hạt nhân ngày nay; Chương trình hạt nhân của Iran …)
1- Thay đổi ở Nhật về tiện nghi hạt nhân ngày nay
Bốn năm sau tai họa Fukushima , những điều hòa mới có thể làm bớt lo sợ phần nào chăng . Nhưng Kazhushi Machida một nhà biểu tình ở thành phố Fukushima ngày thứ sáu 26 tháng 3 năm 2015chống lại hạt nhân Nhật bổn, đồng ca “ Tai họa Fukushima chưa chấm dứt . Làm sạch đang tiếp diễn , nhưng chánh phủ Nhật hiện do thủ tướng Shinzo Abe lảnh đạo muốn chạy lại cácnhà máy hạt nhân khác” . Nhắc lại là nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi , xây cất cách phía Đông Nam thủ đô Tokyo hơn 80km đã bị nung chảy - meltdown ba lò phản ứng sau trận động đất và sóng thần xảy ra tháng 3 năm 2011 .
Gần 4 năm sau khi đóng cửa mọi nhà máy năng lượng hạt nhân tiếp theo tai họa Fukushima, Nhật đang xích lại gần một quyết định quan trọng là có nên cho chạy trở lại vài lò này, có lẽ vào năm tới 2016 không .
Di chuyễn như thế không thể nghĩ tới được ngay sau tai họa, đã gây ra kinh hải trong tâm trí nhiều dân Nhật và lo ngại khắp thế giới. Dù rằng điện hạt nhân chiếm đến 30 % điện khắp nước trước tai họa, thủ tướng lúc đó là Naoto Kan đã kêu gọi nước Nhật nên từ bỏ niềm tin cậy vào kỷ thuật hạt nhân và nghiên cứu cho thấy là ¾ dư luận dân gian Nhật ủng hộ quan niệm của thủ tướng.
Một thăm dò dân ý tháng 10 năm 2014 do nhật báo Kyodo News thực hiện, cũng cho thấy là 60 % dân trả lời vẫn còn chống đối tái lập, nhưng bàn luận đã bắt đầu chuyễn hướng vì một lọat thừa tố, gồm cả việc dẫn nhập nhiều điều hành vạm vỡ hơn và việc thiết lập những cơ quan mới kiểm tra và việc thành lập một nội các Nhật mới, cuối năm 2012, do thủ tướng Shinzo Abe lảnh đạo, người đã đưa ra năm ngóai 2014, một chánh sách năng lượng mới ủng hộ điện hạt nhân.
Nhật là quốc gia duy nhất bị thả trên đất nước các bom hạt nhân và xúc động về phóng xạ - bức xạ ở Nhật rất là sâu đậm, phức tạp. Nhưng lo ngại đang dâng lên vì chí phí điện cao hơn, tùy thuộc lớn hơn vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch và phát thải carbon tăng gia, cũng nằm trong tính tóan Nhật. Sau một mùa hè đèn lờ mờ vì thiếu điện, Nhật đã thay thế mọi điện hạt nhân mất mát bằng cách tăng sản xuất các nhà máy điện chạy khí dầu và than đá.
Tiến triễn ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi có thể thoa dịu vài chống đối. 4 lò phản ứng bị hư hại đã được theo lề lối “ đóng cửa lạnh lùng - cold shutdown” hơn 3 năm và 7000 nhân viên ở vị trí đang làm công tác cho nhà máy thôi việc. Họ đã đi đến một cột mốc tháng 12 năm 29014 khi hòan tất lấy đi mọi nhiên liệu đã tắt và còn tươi tắn từ hồ nhiên liệu tắt ở Đơn vị 4. Nhưng các họat động cho nghỉ việc còn kéo dài ít nhất là 20 năm nữa, và các thanh tra Cơ quan Năng lượng Quốc tế- IAEA, tháng hai 2015, nói rằng tình trạng ở Fukushima còn đang “rất là phức tạp”. An ninh cho nhân công vẫn còn là mối quan tâm cực trọng, và phóng xạ cao, có nghĩa là các cán bộ chuyên môn vẫn chưa có thể vào vài cơ cấu, còn phải trông cậy vào rô bốt để khám xét vài lò phản ứng bị tai hại .
Một trong những vấn đề cấp bách nhất IAEA nhấn mạnh là phải làm gì với 732 triệu lít ( 158 triêu ga lông ) hay 600 000 m3 nước ô nhiễm được tồn trữ trong thùng - hồ nông trại ở vị trí . Vì các kỷ sư vẫn chưa biết cách làm ngưng nước ngầm dưới đất chảy vào các lò phản ứng bị hư hại , mỗi ngày có thêm 300m3 chảy vào thêm. Tháng giêng 2015, một nhân công thanh tra hồ rất xuống nước và chết. Tháng ba này, hảng Điện Tokyo - Tokyo Electric Power , Tepco nói là 750 tấn nước ô nhiểm nặng nề với Strontium - 90 đã thất thóat từ cùng thùng - hồ chứa xuống đất . Một số lượng nhỏ nước ô nhiễm cũng đã thóat ra Thái Bình Dương như Tepco đã nhìn nhận cuối tháng qua , dù rằng Tepco xem nó không tai hại gì mấy.
Thử nghiệm tháng giêng năm 201 , tìm thấy chỉ 0.3 % mọi mẩu hải sản do Cơ quan Ngư nghiệp Nhật bắt được, vượt qúa các giới hạn về phóng xạ. Nhưng với các rò rỉ tươi tắn xảy ra, lo ngại về ảnh hưởng trên đời sống biển cả không giảm bớt và đánh cá bờ biển ngòai khơi quận Fukushima vẫn bị ngưng kể từ khi có tai họa. Chánh phủ có thể tìm ra một giải pháp kỷ thuật thích nghi và nuốt được trên phương diện chánh trị cho vấn đề nước nôi này, đúng là khẩn thiết cho cả hai về giảm thiểu các nguy cơ cho công nhân ở vị trí Fukushima và lập lại lòng tin ở trong và ngòai nước là Nhật đang quay góc đường tránh tai họa, đang sẳn sàng chạy lại các nhà máy hạt nhân khác .
Theo Tatsuya Shinkawa, Giám đốc Nhóm về các vấn đề Nước Ô nhiễm và cho nhà máy nghỉ việc thuộc Văn phòng Nội Các ; “ vấn đề nước này liên hệ đến mọi người, từ dân đánh cá đến bộ Nông Lâm Ngư Nhật, đến các kỷ sư dân sự, ở bộ Điền địa, Hạ tầng cơ sở, Chuyên chở và Du lịch”. Edwin Lyman, đồng tác giả sách “ Fukushima : Câu chuyện tai họa Hạt nhân” và là chuyên viên hạt nhân ở Hiệp hội Các nhà Khoa học Liên quan, cho rằng xử lý nước nôi sau tai họa đã phức tạp hơn là bất cứ ai tưởng tượng” . Ông nói: “ nếu họ muốn chạy lại các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật, họ cần suy nghĩ nhiều hơn về vấn đề này .”
Trong 4 năm qua, Tepco và chánh phủ đã cố tâm, với thành công giới hạn, làm những dòng nước ngầm chạy và nay còn cố tâm làm đông gía đất đai quanh các lò phản ứng hạt nhân. Họ đã thiết lập những hệ thống chửa trị nước ô nhiễm, lấy đi một lọat các chất làm ô nhiễm phóng xạ gồm luôn cả cesium và strontium. Hảng nói ngày 16 tháng ba năm 2015 là 90 % nước tồn trữ sẽ được chế biến qua các hệ thống này vào tháng 5 tới .
Nhưng các hệ thống này không lấy đi được tritium phóng xạ . Tritium rất gần hydrogen . Nước là hợp chất hydrogen và oxygen và các tritium nối kết như hydrogen với oxygen để sản xất ra “ nước tritium”. Nước tritium không mùi vị , không màu sắc và tritium rất khó tách rời. Tritium không được xem là nguy hiểm như cesium hay như strontium, vì nó phát thải tia phóng xạ năng lượng rất thấp, có một nữa đời sống- half-life ngắn ngủi và nếu bị hấp thụ sẽ rời thân thể tương đối mau lẹ. Tritium là một radionuclide ít nguy hiểm nhất, theo Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ. IAEA còn kêu gọi Nhật xem xét việc giải tỏa nước tritium khỏi tồn trữ, có lẽ đổ ra đại dương .
Nhưng theo Lake Barrett, giám đốc Ủy ban Điều hành Hạt nhân Hoa Kỳ của Việc Làm Sạch vị trí Three Mile Island từ 1980 đến 1984, nay là cố vấn đặc biệt cho chủ tịch Tepco, thì bất cứ một giải tỏa phóng xạ rađiô nào cũng gây ra xúc động mạnh mẽ. Theo lời Barrett: “Các dân đánh cá sẽ nói với bạn rằng nếu giải tỏa, sẽ không còn ai mua cá chúng tôi nữa. Nam Hàn và Trung Quốc cũng có thể phản đối và hành động thánh thiện hơn bạn, ngay cả khi họ đều có lò phản ứng giải tỏa tritium đều đặn thường xuyên” ; “ quan điểm của tôi là nó phải được giải tỏa, nhưng Nhật đang tìm kiếm mọi kỷ thuật thích nghi khác sẳn có để giải quyết vấn đề .” Một nhóm đặc nhiệm tritium đang nghiên cứu vấn đề.
Theo Teruaki Kobayashi, tổng xử lý điện hạt nhân Tepco và cục vị trí nhà máy “ Chúng tôi có một năm để hình dung nó. Cho đến nay, bên trong công ty, chúng tôi chưa có hướng chắc chắn phải làm gì, nhưng sau khi nghe các gợi ý của nhóm, chúng tôi sẽ quyết định hành động chúng tôi.” Trọng tâm cho thảo luận là một công ty Quận Cam ( quận bao gồm thành phố Irvine ) tên là Kurion, đã nhận một khế ước nhiều triệu đô la từ Tepco năm 2014, cố làm ra một họa kiểu giải pháp cho nước tritium. Gaetan Bonhomme, chánh chuyên viên kỷ thuật cho Kurion nói là công ty có một hệ thống tách rời tritium khỏi nước, nhưng còn cần trình bày là hệ thống tăng thêm kích thước được để hoạt động với số lượng chất lỏng khổng lồ ở Fukushima. Hệ thống Kurion có thể lấy đi tritium từ 800 000 m3 nước, thế cho nên chỉ còn một m3 vật liệu phóng xạ rađiô.
Theo Bonhomme ước lượng, tiến trình cần 5 -8 năm mới thực hiện xong và tốn chừng 1 tỉ đô la để thiết lập, cọng thêm kinh phí hàng trăm triệu đô la một năm. Vài người sẽ nói đó là chi phí tốn kém, nhưng so sánh với cái gì đây ? Tôi rất thích thú nói chuyện với ai đó cho rằng bạn phải giải tỏa nước này và thảo luận về phí tổn này; cách nào nạn làm việc này ? và ảnh hưởng sẽ ra sao ? ; cách nào bạn bồi thường ai đó có thể bị ảnh hưởng ?
Cho nghỉ việc - decommissioning sẽ tốn 8.5 tỉ đô la ,theo Kobayashi. Nhưng Tepco tin là cần thêm 8.7 tỉ nữa 10 năm kế tiếp cho các phí tổn không tính trước được . Ở Nhật, phí tổn đứng lùi phía sau các mối quan tâm khác, tỉ như thuyết phục dân gian là Tepco tuân thủ triệt để các chỉ dẫn quốc gia những giải tỏa vật liệu phóng xạ rađiô. The Bonhomme, Nhật có điều hành cả hai về nồng lượng nước tritium có thể được giải tỏa và các giới hạn tổng thể tích hàng năm. Tepco có thể tìm cách pha lỏang nước tritium, nhưng số lượng tritium Tepco đang có trong tay nay là 40 lần hơn giới hạn giải tỏa hàng năm.
Barrett nói là các lệ luật cần phải sửa đổi và kỷ thuật lấy đi tritium này “không thực tiễn” . Nhưng ông lưu ý là dân Nhất ít nhạy cảm về phí tổn hơn dân Hoa Kỳ nhiều. Làm sạch Three Mile Island tốn chừng 2,3 tỉ đô la ngày nay, nhưng làm sạch Fukushima tốn hơn ông tưởng nhiều lắm. Dù cho Tepco hay chánh phủ chi tiêu cho sửa chửa hay cho nghỉ việc ở Fukushima , cũng sẽ không thuyết phục nổi ai đó như Hiromitsu Ito không xem tái họat động các nhà máy hạt nhân là một ý kiến tốt đẹp. Anh chàng ngư phủ ở thị trấn phía Bắc Ogatsu gần Sendai nói rằng anh đã chống điện hạt nhân từ lâu và anh rất bất mãn là không một ai bị kết án hình tội vì nung chảy Fukushima. Anh nói : tôi nghĩ rằng dân làm việc ở Tepco là hình tội, nhưng họ không bao giờ bị xử án cả . Ai đó ở công nghệ hạt nhân học thuộc lòng là họ sẽ không bao giờ bị trừng phạt cả .
Eiju Hangai là một kẻ hòai nghi khác . Hangai nguyên là một thành viên Ủy Ban quản trị Tepco , ông nghỉ hưu một năm trước t i họa Fukushima và nay đang dấn thân vào đề xướng điện mặt trời. Ở thành phố Minamisoma ngày phía Bắc vùng bắt buộc phải di tản xung quanh nhà máy hạt nhân , ông đã xây dựng một công viên mặt trời nhỏ và tổ chức những buổi họp cho học sinh con trẽ , dạy chúng về năng lượng xanh. Ông nói: “ tôi là một kẻ có trách nhiệm về tai họa. Tôi cần phải giúp tái thiết lại vùng. Tôi nghĩ rằng nay không nên nói đến hạt nhân , mãi cho đến khi nào chúng ta làm tốt đẹp hơn việc gây hiểu biết về năng lượng tái sinh được .”
2- Chương trình hạt nhân của Iran ( Ba Tư )
Mấy ngày rày báo chí Hoa Kỳ bàn tán nhiều về thỏa hiêp Obama Hoa Kỳ với Iran. Thỏa hiệp sẽ giới hạn khả năng làm giàu uranium hay sản xuất plutonium và Iran sẽ để các tiên nghi cơ sở hạt nhân cho thanh tra rộng rải. Ngược lại, Iran sẽ bớt bị trừng phạt. Thỏa hiệp đến tháng 6 năm 2015 mới hoàn tất.
a- Cách nào uranium được làm giàu thêm
Ở hình đính kèm:
- Khí uranium đi vào máy ly tâm - centrifuge , quay tròn hai lần mau hơn tốc độ âm thanh
- Lực ly tâm giúp phân chia uranium -238 ( là uranium không phân hạch - non fissile ) nặng hơn từ uranium -235 ( là uranium phân hạch - fissile ) nhẹ hơn
- Uranium lam giàu thêm đi xuyên qua một thác lũ máy ly tâm, làm tăng dần thành phần uranium -235, cuối cùng trở thành một hạng vỏ khí hạt nhân.
Ba vị trí làm chú ý nhất khi thương lượng là Natanz , Fordow và Arak . Natanz hiện có 16 428 máy ly tâm đã thiết kế và 9156 máy họat động. Iran chỉ được phép họat động trên 5000 máy ly tâm theo các khỏan thỏa hiệp. Và cũng chỉ được phép làm giàu uranium tới 3.76% , không đủ để thành một hạng bom hạt nhân . Fordow là một vị trí chôn sâu dưới đất để khỏi bị phi cơ đánh phá, hiện có 2710 máy ly tâm thiết kế và 696 máy họat động Theo thỏa hiệp, Fordow sẽ không được thiết kế máy ly tâm nào cả. Sẽ phải chuyễn hóa qua những mục đích khảo cứu . Lò phản ứng Arak, họa kiểu để sản xuất đủ plutonium cho hai vỏ khí một năm , sẽ phải phá hủy hay chở ra khỏi Iran. Iran sẽ được phép xây cất một lò phản ứng nước nặng - heavy -water không được phép sản xuất ra plutonium hạng bom . Phức tạp quân sự Parchin là nơi giới quân sự Iran làm các khảo cứu. Các thanh tra quốc tế đã cố tìm cách đi vào Parchin, để xem xét là Parchin có được sử dụng hầu thử nghiệm các thành phần của những chất nổ hạt nhân - nuclear explosives không. Iran đã kháng cự lại mọi thanh tra. Esfahan là nơi Iran họat động 4 lò hạt nhân nhỏ bé, Trung Quốc xây dựng và một nhà máy chuyễn hóa quặng uranium và sửa sọan nó cho công cuộc làm giàu thêm quặng. Lò phản ứng khảo cứu ở thủ đô Tehran dành cho các đồng vị phóng xạ y khoa , do Hoa Kỳ cung cấp cho Iran năm 1967. Không rỏ là họat động lò phản ứng này có bị thỏa hiệp ảnh hưởng đến không ? Nhà máy điện nguyên tử Bushehr không là thành phần của đàm phán. Đây là nhà máy điện hạt nhân duy nhất của Iran, đã bắt đầu phát điện tháng 9 năm 2014 . Các vị trí số 8, 9,10 ở hình kèm là các nhà máy khai thác quặng mỏ Gachin , Yazd và Saghand . Chúng sẽ đựợc quốc tế theo dõi theo thỏa hiệp .
Không biết rỏ thời Đệ nhất Cộng hòa lò nguyên tử khảo cứu Đà Lạt đã trang bị những gì, các dự án 6 nhà máy điện nguyên tử ( Ninh Thuận , Phú Yên….) đã tiến tới đâu ? Và các quặng mỏ uranium ở Phong Thổ và ở Quảng Nam- Kontum đã bắt đầu khai thác chưa ?
( chiếu theo tài liệu báo LA Times cuối tháng 3 cho Nhật và đầu tháng tư 2015 cho Iran )
( Irvine, Nam Ca Li - Hoa Kỳ, ngày 7 tháng tư năm 2015 )