26/6/2016
Tại sao gạo tím đen (dark purple) lại có màu tím đen và các sinh-hóa của nó giúp sức khỏe con người ra sao?
TS Bùi Thế Trường
(Riêng tặng Dr Nguyễn Phan Khuê, CA USA; Dr Ngô anh Tuấn, Adelaide Australia)
Dẫn nhập.
Gạo (Oryza sativa L..indica) là thực phẩm chánh (staple food) nuôi dưỡng của hơn nửa dân số trên trái đất nầy, mà 95% sản phẫm là gạo lại đươc sản xuất tại Á châu . Gạo lại có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, tím, đen, đỏ, và nâu. Tại trung tâm nghiên cứu tại miền Nam Thái Lan (Pattani Research Center. Pattani .Thái lan) thì có tất cả là 8 thứ gạocó màu sắc tất cả, gôm có: 5 loại đỏ (red waxy rice): đó là 1-Homkradunga (HK) ,1- Kamyan (KN ), 3- Sangyod (SY); 4-Kramrad (KR); và 5-Red waxy rice 96060 (RWR-96060); còn 3 loại tím đen (dark purple waxy rice) là: 1-Black waxy-rice -96044 (BWR-96044); 2- Black waxy rice 96025 (BWR-96025 và 3-Chormaiphai (CMP)( Yodmanee S, et al.,. 2011).
Câu hỏi là như vầy: vậy màu sắc của gạo nói chung như tím đen nói riêng là tại sao lại có? và nếu có thì nó ảnh hưởng như thế nào đối với sức khoẻ con người?
Tại sao gạo tím đen lại có màu tím đen (dark purple)
Khoa học đã xác nhận rằng tám loại gạo trên có máu là do sự cấu thành bởi một chất gọi là phytochemicals mà ra. Phytochemicals mà khoa học đã chứng minh là tốt cho sức khoẻ hơn hết và mọi người đều cảm nhận là chính nó đem lại những lơi ích tuyệt vời cho sức khoẻ loài người ( Wagstaff et al., 1993). Mặt khác, một nhóm khoa học gia khác gồm có Yodmance,Karrila and Pakde echanuan, (2011) tại Facullty of Science and Technology Pattani 94000 Thailan, cho rằng: giữa 2 nhóm gạo tím (dark purple group) như (BWR-96044, BWR-96025 và CMP, và nhóm gạo đỏ (red group) (HK, KN, SY, KR và BWR 96060) thì nhóm gạo tím đen (dark purple) có các thành phần như săt (iron ) phytochemicals trong đó có anthocyanins , hơn nhóm gạo đỏ (red rice). Như vậy màu tím đen của gạo có đươc là do chất sắt (iron) và phytochemicals kể trên nhiều hơn mà ra. Còn các thành phần trên lại có với tỉ lệ thấp hơn thì tạo thành gạo đỏ. Nói một cách chi tiết khác hơn thì trong gạo đỏ, phần lớn là phenolic acid ở trạng thái tư do gồm có ferulic acid, protocatechuic acid và vanillic acid ; ngươc lại gạo tím đen thì những biến đổi của protocatechuic acid là ưu thế theo sau là vanillic acid và ferulic acid. Nhưng trong giới hạn do sự hợp thành 2 loại gạo, thì ferulic acid là chiếm ưu thế cho cả hai loại đỏ và tím đen, theo sau là p-coumaric và vanillic acid. Còn tính chất antioxidant của cả hai thứ gạo thì không khác nhau giữa 2 màu gạo đỏ và tím đen kể trên nhất là trong sự di truyền giống gạo. Vì nó mang những đăc tính sinh hóa do từ Phytochemicals như vậy, nên:
Rất nhiều cuộc nghiên cứu về khoa học cho biết rằng nhiều nước trên thế giới đã dùng Flavonoids trong chế độ dinh dưỡng hắng ngày nên tỷ lệ người chết và sự suy thoái bịnh tật do tim mạch đã giảm và thấp hơn hết nếu so với các nươc khác mà người dân ít dùng nó (Hertog et al., 1995). Flavonoids là chất có tính chất antioxidants cực mạnh, và giúp cơ thể chống lại cholesterol xấu LDL, chống lại oxit hoá trong ngủ tạng, và làm giãm đi các tiểu cầu máu dính nhau (blood platelet stickiness), nghĩa là làm giảm hiện tượng máu như đóng cục (blood clots) (Fuhrman and Aviram., 2001). Nếu bàn qua về khía cạnh tiêu thụ, trên thị trường thì gạo trắng là thứ đươc tiêu thụ gần như hầu hết và khắp mọi nơi, còn gạo có màu thì lại ít người tiêu thụ.
Về dinh dưỡng của gạo tím đen.
Về phương diện dinh dưỡng, thì gạo đen cho vô số dinh dưỡng hữu ích cho loài người hơn những gạo thường, chẳng hạn như: hàm lượng protein, vitamins và minerals có trong gạo đen cao hơn các loại gạo khác của bất cứ giống trồng ở khắp nơi trong vũ trụ nầy. Về Fibre của gạo tím đen có hàm lượng cao hơn bởi vì cám ( bran) vẫn còn nguyên và không có chế biến như gạo trắng ( white rice). Cám của chúng thuộc insoluble fibre (không tan) nên tốt cho sự tiêu hóa. Dĩ nhiên tiêu thụ cám của 2 loại gạo như thế thì hẳn là tốt cho sức khỏe hơn tiêu thụ loại gạo trắng. Nói theo khoa hoc về dinh dưỡng, thì môt khi tiêu thụ nhiều fibre vào cơ thể thì giúp áp huyết giãm, các bịnh về tim mạch lại cũng gãm, và nhiều bịnh khác cũng cải thiện. Điều nầy một nhóm khoa học gia dầy công nghiên cứu và công bố như Suzuki et al ., (2004).
Ngày nay khoa học đã khám phá là gạo tím đen hay gạo đỏ lại có nhiều dinh dưỡng hơn, nhiều hoá chất rất tốt hơn cho sưc khoẻ con người nếu so với gạo trắng, là nhờ có hoá chất quan trọng nhất là anthocyanins (Ryu et al., 1998). Tại Nhật, đặc biệt lại có gạo đỏ (red rice) là thứ gạo đươc coi là phổ cập nhất quần chúng về dinh dưỡng lại đươc coi là tốt nhất cho sức khoẻ người Nhật, vì nó chứa nhiều hàm lượng polyphenols và anthocyanins, lại được người Nhật coi là ân huệ đươc Trời ban cho họ (Itani and Ogawa., 2004; Nigdikar et al., 1998). Với sự phát triển của khoa dinh dưỡng, “thức ăn chính là thuốc”, và vì it người biết đến cái gía trị của Phytochemicals -anthocyanins, nên bài biên khảo nầy đươc biên soạn để nói lên cái giá trị hữu ích tuyệt đối cho sức khoẻ của gạo có màu tím đen để cho đồng bào, bà con cô bác khắp nơi quan tâm và nên tiêu dùng để tự cải thiện sưc khoẻ cho chính mình và gia đình mình.
Vậy Anthocyanins là gì?
Là nhóm do Phytochemicals có màu sắc tan trong nước, như Anthocyanins thuộc họ flavonoids, nó được cấu tạo và bao phủ quanh hạt gạo nhiều nhiều lớp, và tạo ra màu sắc của hạt gạo tím đen so với màu của các loại gạo khác (H et al., 2008). Vã lại, anthocyanins thuộc họ flavonoids lại có chứa nhiều chất carotenoids. Tiêu thụ carotenoids nghĩa là tự mình làm giãm hẳn các bịnh suy thoái hay rủi ro xãy ra về tim mạch (Liu et al.,2001) Ngoài ra, chính chất cám của gạo đen khi đươc trích ra, lại có tác dụng là ức chế hiệu qủa về mọi tác dụng của dị ứng (allergy) nghĩa là cơ thể do quá mẫn cảm khi bị kích thich bởi sự hít vào, ăn vào, tiêm hay tiếp xúc với allergens , lại được nhóm khoa học thí nghiệm thành công trong lab như ( Choi , Kang et al 2007). Vì anthocyanins do chính màu sắc của nó lại đươc nhiều khoa học trên thế giới khảo cứu và kết luận là chính nó làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể con người ( Lee, Kim, Hsie ., 2008). Anthocyanins là nhóm lại đươc coi là tốt nhất cho sức khỏe vì chính nó chứa hàm lượng antioxidant rất cao, gồm có 6 thứ anthocyanins đươc khoa học tìm thấy là: delphinidin, cyaniding, peonodin, pelargonidin, petunidin, và malvidin. Trong gạo tím đen, đươc tìm thấy có cyaniding, và peonidin có hai công dụng là ức chế hữu hiêu sự oxít hóa trong cơ thể, làm thấp tỉ trọng của nhóm liên hợp lipoprotein- là chất trong nhóm protein đươc kết hợp với các chất béo hay lipid, có nhiệm vụ chuyên chở chất béo và bạch huyết cầu-, và làm giảm đi sự hợp thành của nitric oxide (Zawistowski J et al., 2003). Còn vai trò của 2 chất cyaniding và malvidin của gạo đỏ và tím đen là làm giãm đi sự sơ cứng của động mạch vành (atherosclerotic plaque formation) do các chất béo của thành động mạch phát triển hợp thành cái gọi là plaque ( Wang T., et al., 2001). Đặc biệt, Chen et al., (2006 ) thí nghiệm thành công rằng chính tác dụng của peonidin, peonidin-3-glucoside and cyaniding-3-gluconiside (C3G) là những chất trích từ cám của gạo đen lại có tác dụng là ức-chế hiệu-qủa các tế-bào ung-thư xâm-lấn lan tràn trên các tế bào lành (cell ) và khi các cell lành nầy bị chế ngự bởi các tế bào ung thư trong cơ thể (Chen at al. 20006)
Và nếu dùng phổ sắc ký (chromatogram) để đo dung môi đươc chiết xuất từ nước gạo đen (extract of black rice (BRE) ta có đươc sự sự hấp thụ cao nhất tại 2 cột là cyaniding-3-glucoside (C3G), và peonidin-3-glucoside(P3G) ( xem hình dưới)
Đồng thời với sự tách rời các hợp chất từ sắc tố của gạo đen, ta có những chất như anthocyanins, cyaniding-3-glucoside, pelargonidin -3- glucoside) trong đó có chứa một loại đường monosacarite, mà phân tử có chứa nhóm aldehyte nên nó làm giảm đi mọi ức chế sự hoạt động vì thế nên chính nó có công dụng ngăn ngừa bịnh liên quan đến tiểu đường
Trong công thức của anthocyanins, theo Dziedzic et al., (1983), thì có 3 yếu tố quan trọng có khả năng tác động ngăn chận đối với free radicals như:
1- chất ortho-dihydroxy có cấu trúc của một của một B vòng, nên nó có dặc tính là cho điện tử (electron) nhiều và làm bền vững các radicals hợp thành
2- Nối 2-3 double với 4-oxo trong C vòng, có công dụng trong trách nhiệm cho điện tử liên kết chuyển vị phân tử trong B vòng ( B ring)
3- Nhóm 3 và 5 của hydroxyl với 4-oxo trong A và C vòng, là yếu tố chính trên tác nhân radicals tối đa.
Vì tính chất đa dạng của phytonutrients nên thường đươc gọi là polyphenols. Có hơn 8000 loại polyphenols khác nhau, lại đươc xếp thành 14 thứ (classes). Có những tên đươc biết trong 14 thứ đó như là: couramins, flavonoids, phenoids acids, simple phenols, lignans, quinines và xanthones. Tuy nhiên có trên 2/3 các polyphenols trên lại đươc xếp vào class goi là flavonoids hay bioflavonoids, cũng còn gọi là tannins, đươc thấy trong rau cải, trái cây, các hạt, lá, bông và vỏ.. tất cả đều mang màu sắc đặc thù của chúng. Dù là màu sắc gì đều có đặc tính là đậm đà, như đỏ đậm, tím đậm, màu hoa cà (mauve) rất đậm đà và màu xanh rất đậm đà. Vì thế hợp chất trên có lẽ giúp chúng chống lại nào tật bịnh hay suy thoái do môi trường gây nên cho chúng, chống lại ánh sáng của tia UV và các loài thú ăn thịt (predators) không hay ít ăn chúng. Anthocyanins là một dạng khác của flavonoid, có tính chất antoxidant cực mạnh và lại chống viêm (anti inflammatory properties). Anthocyanins còn giúp làm giãm hàm lượng trong máu và giúp cơ thể tiêu dùng đường rất hữu ích. Vì tính chất là làm giãm đường trong máu và vì tính chất là chống sự oxy hóa (antioxidant) nghĩa là ngăn ngừa sự oxýt hóa bởi oxy phân tử, nên anthocyanins ngăn chận mọi free radical vì chính free radical nầy mà nó làm hư hại đôi mắt con người, và nhất là khi tiểu đường (diabetes) gia trọng trong vai trò mù mắt. Anthocyanins không những phòng ngừa các mạch máu nhỏ bị hư hại (small blood vessel) mà còn phục hồi sửa chữa và làm sạch mọi hư hại các tiểu mạch máu trên. Nó lại giúp các mạch máu nhỏ ngưng rò rỉ máu trong mắt và làm hư hại mắt, mọi việc đều đươc khắc phục tốt nếu một khi có sự việc xãy ra. Vì tính chất antioxidant cực mạnhh nên nó ức chế sự oxy hóa LDL-C, trong việc ngăn ngừa các mạch máu trong hệ tim bị hư hại.
Flavonoids và anthocyanins giúp gia tăng năng lượng trong cơ thề, làm giãm huyết áp, làm giãm bớt hiện tượng Pakinson’s. Chúng cũng giúp là ngăn chận sự huỹ hoại của thần kinh vận động và cải thiện trí nhớ, sa sút trí tuệ (dementia), và kể cả sự nhận thức (cognition). Chúng còn ức chế và ngăn chận hữu hiệu các ung thư như vú, ruột già, prostate, và cả ung thư phổi. Chúng cải thiện ung thư bao tử, và bảo vệ các bịnh liên quan đến tim mạch. Ngoài ra, chúng còn chống lại các tác động của vi sinh (antimicrobial actions) trong việc bảo vệ răng, miệng, và những sự nhiễm trùng. Chúng ngăn ngừa và neutralize các free radical hữu hiệu như (HORAC) như singlet oxygen, superoxide radical và peroxynitrate, mà các radical nầy làm hư hại mọi sự hoạt động của cơ thể. Ngoài ra bioflavonoids còn ức chế enzymes COX-2, bằng cách blocking COX-2 nầy lại, tức là gián tiếp giúp và cải thiện hệ thống miễm nhiễm (immune system) làm việc tốt hơn, làm giãm đau nơi các mối nối (joints) chẳng hạn như đầu gối, các ngón tay, ngón chân, và cả mắt cá bàn chân, và mặt khác chúng ngăn chận sự tái tạo các free radical khác để phá hoại cơ thể con người. Hơn thế nữa, khi free radical hoạt động và phát triển thì chúng làm hư hại mọi tế bào trong ngũ tạng, làm gia tăng sự già nua cằn cỗi, và tạo sự thành hình của các tế bào ung thư. Vì tính chất antioxidant mạnh của amthocyanins nên giúp con người trẻ hơn trẻ mãi không già, khoẻ hơn và khỏe mãi, một khi con người biết dung nó. Theo Dr Jockers thì các thực vật đều đươc trực diện với ánh sáng mặt trời hay các tia UV qua hàng ngày, tháng và năm năm.., nên chính cơ chế sinh hoá của chúng phải tạo ra một chất gọi là antioxidant mạnh để tự chúng đươc sống còn tồn tại với thới gian và môi trường khắc nghiệt. Từ đó, một cách gián tiếp, là thực vật đã giúp cho con người có được những gì mà con người không tự làm được để bảo vệ sức khỏe. Cũng the Dr Jockers, thì khoa học đã tìm ra trên 600 loại anthocyanin trong thiên nhiên trong hệ sinh thái của chúng. Chất Cyanidin 3-glucoside (C3G) là một hợp chất hữu cơ (organic compound), đăc biệt của anthocyanins. Tế bào ung thư khi thành hình có tên gọi là “ an undifferentiated state” vì cái công dụng (function) của nó không có gì gọi là khác biệt với các tế bào gan hay da phát triển bình thường. Chính C3G là một chất đươc chứng minh là đem lại (induce) sự phát triển bình thường của nhiều loại ung thư như là tế bào melanoma (melanoma cell) goị là các khối u ác tính tạo thành melanin (tế bào hắc tố), thường thấy trong da, mắt và màn nhầy trong cơ thể. Các khối u trên, chúng có thể chứa melanin hay không chứa melanin và thường lan tràn đến ngũ tạng đặc biệt là bạch huyết và gan. Vì thế, cách tốt nhất để ngăn ngừa phòng bịnh hơn trị bịnh, là nên tiêu thụ thực phẫm hằng ngày –“vì thưc phẫm chính là thuốc để ăn”- có nhiều polyphenols –anthocyanins gồm có như sau:
Thực phẫm với màu sắc như berries, grapes, loganberry, billberry, blackberry, blueberry, cherry, cranberry, elderberry và raspberry, kể thêm nữa, như grapes, plums, red cabbage and red onion là thưc phẫm có màu đỏ vàng (ređish orange color), mà chính chúng lại có pH khác nhau tùy theo môi trường. Môi trường acid, hợp chất có màu đỏ với pH<3, môi trường base, có màu tím với pH=7-8, và xanh với pH>11. Chính vì anthocyanins tạo ra đươc 3 môi trường pH khác nhau, nên chính nó mang đến những lợi ích vô cùng trong việc bảo vệ sưc khoẻ của con người. Xin qúy vị xem bài do tôi biên khảo và giải thích tại sao pH của anthocyanins lại hiện diện thì đem lơi ích trong việc chống lại ung thư, mà ít thấy trong các hợp chất hữu cơ khác, và ngay cả thuốc y-dươc..( xem công thức)
Trong hoa qủa, người ta thấy chất cyaniding tập trung nhiều nhất là ở trong các hạt, và vỏ của cây cho trái. Đây là điểm mà ta cần chú ý để khi ăn trái cây biết nơi nào, phần nào có nhiều phyto-biochemicals tốt giúp ta cải thiện sức khoẻ.
Nhiều cuộc thí nghiệm trong lab cho thấy chính chất anthocyanins trích lấy từ gạo đen với hàm lượng là 31,3g/100 g ) sẽ làm giãm hàm lượng cholesterol đáng kể, nhất là cholesterol xấu (LDL), kể cả chất triacylglycerol trong huyết tương của các loại chuột đươc thí nghiệm (Zawistowski et al., 2009). Về màu sắc của gạo tím đen, qua sự nghiên cứu của Zhimin Xu, Associate Profesor at the Deparment of Food and Science at Luoisiana State University Agriculture Center in Baton Rouge, ông cho rằng anthocyanin có tính chất antioxidant mạnh. Nếu so sánh với blueberry thì anthocyanins là chất antioxidant mạnh nghĩa là chính nó chống sự lão hóa (anti Aging), ngăn ngừa ung thư (cancer prevention) và giúp ích cho tim mạch luôn khỏe. Trong Journal of the American College of Nutrition 2007; vol 26 (2) pp 170-181, thì việc chống lão hóa là chống lại sự việc oxít xâm thực ngũ tạng trong cơ thể, làm liên quan đến sự già nua như sự quên ngắn bất thường do bịnh lú lẫn ( Alzheimer’s ) một phần và các bịnh mãn tính (chronic disease and aging). Một điều quan trọng mà Khoa học đã xác nhận sau nhiều cuộc thí nghiệm rằng khi tế bào DNA (deoxyribonucleic) bị hư hại (damage) mà nguồn gốc hầu như là do free radicals mà ra, thì bịnh nhân dùng gạo tím đen nói riêng hay các thưc phẫm có nhiều chất antioxidant trong đó, thì cuộc khảo cứu thì thấy có một tỉ lệ đảo ngươc (inverse) giữa DNA damage và gạo tím đen hay gạo đỏ tiêu thụ nói riêng hay vegetable nói chung, nghĩa là khi tiêu thụ gạo đen hay rau trái nhiều chừng nào thì DNA damage lại càng ít hẳn đi. Ngươc lại, nếu tiêu thụ nhiều thịt (thịt bò hay heo, vv ) nhiều thì sự phát triển của DNA damage càng cao (Djuric et al., 1998). Hơn nữa lại có trên 10,000 phytochemicals đã đươc khảo cứu với các chất dinh dưỡng của nó, mà kết qủa xác định là các phytochemicals đã làm gĩam thiểu tối đa sự tổn hại (damage) tế bào DNA là do bởi anthocyanins trong nhiệm vụ:
-Giới hạn cho free radical hợp thành trong cơ thể.
-Tiêu hũy các free radical hay các hiện tượng kết hợp thành chúng
– Kích thích sự hoạt động của antioxidant enzyme (diếu tố chống antioxidant)
– Sửa chữa và hồi phục lại các tế bào bị oxit làm tổn hại.
-Kích thích sự hoạt động của các diếu tố phục hồi (repair enzyme activity)
Đó là những công việc quan trọng của phytochemicals hay anthocyanins trong vai trò bảo vệ thân thể chồng lại cancer và heart disease (ung thư và sự suy thoái tim mạch), hay stroke.vv…
Quan sát về tác dụng khoa học của 2 chất cyaniding-3 glucoside và neonidin 3-glucoside, ta nhận thấy những gì?
Ta biết sự ức chế của anthocyanins đối với Peroxyl Radical ảnh hưởng đến DNA damaged mà khoa học đã thưc hiện bằng sự đo đạt với những kết qủa ghi trong bản ở trên, để biết anthoyanins đã bảo vệ DNA và phục hồi DNA ra sao trong việc ức chế gốc hydroxyl radical, mà con người, rất tiếc, vì không biết dùng nó trong chế độ dinh dưởng hằng ngày..
Còn Cyanidin và Peonodin cũng thuộc anthocyanins ( flavonoids) trong nhóm Flavonoids (polyphenols) đươc thấy nhiều nhất bilberry, blueberry, cherry, cranberry, peach, grape, etc .Chúng có nhiệm vụ chống và phục hồi:
Ung thư phổi (lung cancer) (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20432172), ung thư vú ( breast cancer) (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19166352), chống lại sự hoạt động của các vi sinh vật như bacteria, cho cả hai vi khuẩn âm (gram negative) như Escherichia coli and Salmonella typhimurium, và gram positive như Enterococcus faecalis, Listeria monocytogenes, Staphylacoccus aureus and Bacillus subtitus (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20173403), Tiểu đường (diabetes) http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21797278), Sự suy thoái tim mạch (cardiovascular disease) (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21289511) etc…
Nhiều cuộc khảo cứu đã thực hiện trên gạo tím đen để xác định thêm tính chất sinh hoá của anthocyanins của nhiều nhóm khoa học (Ichikawa et al., 2001; Ryu et al., 1998; yawadio et al., 2007), và tính chất antioxidant của loại gạo nầy ( Choi, Jeong et al., 2007; Shen, Jin et al., 2009), lại còn kể thêm là mới đây có nhiều cuộc thuyết trình khắp nơi trên diễn đàn khoa học thế giới về từng phần nghiên cứu kể cả về chất cám của loại gạo tím đen lại đươc công bố ( Chotimarkon, Benjakul et al., 2008; Lai, Li et al., 2009). Điều đó đươc khẳng định về giá trị khoa học của nó.
Làm sao lấy anthocyanins ra khỏi từ hạt gạo?
Trong khoa học, việc tách rời anthocyanins đươc dùng bằng hoá chất với một pH thích ứng, hay cũng đươc dùng bằng cơ chế cơ học trong việc bào mòn vỏ ngoài của hạt gạo tím đen như việc làm rượu sake’ của Nhật đươc cất từ sự lên men do từng hạt gạo trắng sau khi đươc bào mòn. Việc nầy rất khó thưc hiện cho bà con mình, vậy làm sao tách anthocyanins từ hạt gạo?. Dễ thôi. Nên biết rằng bởi vì anthocyanins và nhân của gạo tím đen làm nên hạt gạo là 2 thành phần nguyên liệu (material) khác nhau nhưng lại dính liền nhau rất chắc. Nên việc tách ra chúng ra, nên dùng nhiệt độ và ma xát cũng là một phương pháp. Thường thì dùng nồi hay chảo để rang gạo cho thật khô (nhiệt độ), rồi dùng máy quay sinh tố đề cắt hạt gạo ra làm 4-5 phần nhỏ. Khi dùng một hoặc 2 muổng cà-phê hột gạo rang trên, bỏ vào một ly, rồi đổ nươc sôi vào (nhiệt), ta liền thấy có một dung dịch màu đỏ hơi vàng như váng có chút ít tím vàng sẫm tan ngay trong nước sôi. Đó là tất cả thành phần của Phytochemicals-flavonoids mà anthocyanins là thành phần chánh. Nước ấy có đầy đủ tất cả các tính chất phytobiochemicals đã kể trong bài, và nước ấy giúp ích cho sức khỏe con người như đã kể.
Kết luận.
Chần chờ gì nữa sau khi hiểu qua sự phân tách về phytochemicals, về flavonoids, về dinh dưỡng và về C3G vv….
BÙI THẾ TRƯỜNG, PhD
References:
Chen, P.-N., Kuo, W.-H., Chiang, C.-L., Chiou, H.-L., Hsieh, Y.-S., & Chu, S.-C. (2006).Black rice anthocyanins inhibit cancer cells invasion via repressions of MMPs and u-PA expression. Chemico-Biological Interactions, 163(3), 218–229.
Choi, Y., Jeong, H.-S., & Lee, J. (2007). Antioxidant activity of methanolic extracts from some grains consumed in Korea. Food Chemistry, 103(1), 130–138.
Choi, S. P., Kang, M. Y., Koh, H. J., Nam, S. H., & Friedman, M. (2007). Antiallergic activities of pigmented rice bran extracts in cell assays. Journal of Food Science,72(9), S719–S726.
Chotimarkorn, C., Benjakul, S., & Silalai, N. (2008). Antioxidant components and properties of five long-grained rice bran extracts from commercial available cultivars in Thailand. Food Chemistry, 111(3), 636–641
Chu Hu et al., 2003 Black rice Pigmented fraction .Suppresses both reaction oxygen species and Nitric oxid in Chemical and Biological model stems.J Agri Fo od Chem vol 51; pp 5271-5277.
Dziedzic S.Z et al., 1983. Polyhydroxyl chalcones and flavones as antioxidants for edible oil. Food Chem vol 12, pp 295-212 .
Djuric.Z. et al., 1998. Oxidative DNA damage levels in blood from women at high risk for breast cancer are associated with dietary intakes with high meats, low vegetables and fruits. Journal of the American of Dietetic Association vol 98; pp 524-528
Fuhrman and Aviram., 2001 Flavonoids protect LDL from oxidation and attenuate atherosclerosis, Current Opinion in Lipidology vol 12; pp 41-48.
Itani, T., & Ogawa, M. (2004). History and recent trends of red rice in Japan. Japanese Journal of Crop Science, 73(2), 137–147.
Lee, J.-C., Kim, J.-D., Hsieh, F.-H., & Eun, J.-B. (2008). Production of black rice cake using ground black rice and medium-grain brown rice. International Journal of Food Science and Technology, 43(6), 1078–1082.
Lai, P., Li, K. Y., Lu, S., & Chen, H. H. (2009). Phytochemicals and antioxidant properties of solvent extracts from Japonica rice bran. Food Chemistry, 117(3),538–544.
Liu S et al., 2001. Intake of vegetables rich in carotenoids and risk of coronary heart disease in men The Physicians” Heart study”. International Journal of Epidemiology vol 30, pp 130-135
Ryu et al., 1998).High performance liquid chromatographic determination of anthocyanin pigments in some varieties of black rice J Food Drug Analysis vol 6 (4); pp 729-736
Sompond.S , Siebendandl-Ehn et al., 2011. Physicochemical and antioxidative properties of red and black rice varieties from Thailand, China and Sri Lanka. Food Chemistry vol 124; pp132 140
Yodmanee S, Karrila T.T and Pakdeechanuan P. 2011. Physical, Chemical and Pro-perties of pigments rice grown in Southern Thailan. International Food Resaerch Journal vol 18(3); pp: 901-906
Wang.T ., et al., 2001 Red and Black rice decrease atherosclerotic paque formation and increase antioxidant status in rabbits. Am J, Nutr Sci., vol 131 (5) ; pp 1421-26
Zawistowski .J., et al., 2003) Black rice ( Oryza sativa L.. indica) pigment fraction suppresses both reactive oxygen species and nitric oxide in chemical and biological model systems. J Agri. Food Chem. Vol 52, pp 2213-17
Zawistowski et al., 2009 Effects of black ric extract( Oryza sativa L. Indica) on cholesterol levels and plasma lipid parameters . Journals of Functional Foods vol1 (1) ;pp 50-56
Wagstaff M.A et al., 1993 Organo flavonoids as lipid antioxidants. Journals of The American Dietetic Association , vol 93, pp:1217
Yawadio et al., 2007, Identification of phenolic compoumds isolated from pigmented rices and their aldose reductase inhibitory activities. Fo od Chemistry 101(4); pp 1616-25
Tabart et el., 2009. Comparative antioxidant capacities of phenolic compounds measured by various test. Food Chemistry vol 101(4); pp 1226-1233
Zhang et al., 2006).Separation, purification and identification of antioxidant composition in black rice. Agri Science in China, vol 5 ( 6); pp 431-440
Yawadio et al., 2007. Identification of phenolic compounds isolated from pigmented rices and their aldose reductase inhibitory activities. Food Chem vol 101 (4); pp 1611-1625
Suzuki, M., Kimura, T., Yamagishi, K., Shinmoto, H., & Yamaki, K. (2004). Comparison of mineral contents in 8 cultivars of pigmented brown rice. Nippon Shokuhin Kagaku Kogaku Kaishi, 51(8), 424–427.
Hertog.M.G et al., 1995. Flavonoid intakes and long term risk of coronary heart disease and cancer in the seven countries study Archives of Internal Medicine. Vol 155; pp 381-386
Nigdikar S.V et al., 1998 Consumption of red rice polyphenols reduces the susceptibility of low density lipoprotein to oxidation in vivo . American Journal of Clinical Nutrition vol 68; pp 258-265.