3/1/2016
Cập nhật hiểu biết “mới” từ năm 2016
G S Tôn thất Trình
A - Quân sự
Lẽ thường : Cao nhân tất hửu cao nhân trị
Người giỏi ắt có kẻ giỏi khác dạy bảo.
Ca dao : Ở nhà nhất mẹ nhì con
Ra đường lắm kẻ còn dòn hơn ta .
I – Ý niệm và Kiểu mẩu đầu tiên ở ngành quân sự , quốc phòng :
Tàu chiến để chấm dứt mọi cuộc chiến ở Hải Quân Anh
Năm 1906, Hải quân Hòang gia Anh đã làm mọi tàu chiến khác lỗi thời khi tiết lộ tàu “ HMS DreadNought- Không Biết Sợ” chạy hơi nước có đặt cà nông nòng 30.48 cm(12 ngón Anh ) và vỏ bọc xi măng củng cố . Hè năm 2015, các kỷ sư Hải quân Anh vén màn bí mật một cái nhìn tàu kế tiếp là “ Dreadnaught 2050”. Tàu này lén lút và nữa ngầm – semisubmersible họa kiểu ra đễ di chuyễn lanh lẹ quanh một vùng chiến và duy trì mềm dẻo ở bất cứ sứ mệnh nào, theo lời Mark Steel , quản trị viên Nhóm Hệ thống Chiến đấu của BMT Dịch vụ Quốc Phòng, một hảng họa kiểu hải quân liên can đến dự án . Tàu chiến này có thể họat động với môt đòan thủy quân nhỏ chỉ 50 người thay vì phải 200 người thường lệ . Nó sẽ là trung tâm chỉ huy lưu động , giải tỏa và chỉ huy những đòan quân máy bay không người lái – drones , hỏa tiễn và xe lăn – rovers . Steel nói: “Ngành robotics giúp chúng ta họat động tàu ở rặng dài , đủ khiến cho ai đó không còn gây tai họa nữa”. Các ý niệm mới là:
1- Hồ tắm Mặt trăng – Moon Pool
Hồ tắm Mặt trăng là một vùng bến tàu đậu ở đuôi tàu , sẽ giúp dàn trải mau lẹ các xe lăn dưới nước , không người lái hay các thủy thủ - người lặn Hải quân Hoàng gia Anh
2- Nơi phóng đi các drones
Một boong tàu và kho chứa máy bay giúp đủ khả năng phóng lên những drones lái từ xa, nhiều chiếc có thể in 3-D ngay trên tàu
3- Các máy bay xiềng xích trực thăng - Quad Copters Tethering
Trên tàu, trực thăng quad copter bay lượn sẽ cống hiến tầm nhìn xa 360 độ. Các máy cảm dò – sensors của nó có thể chụp bắt các phát thải ở những tần số xuyên quang phổ điện từ- electromagnetic spectrum , hầu dò ra các tàu địch. Một xiềng xích làm lạnh bằng các ống nanô carbon hổn hợp sinh hàn – cryogenic , sẽ truyền đi năng lượng từ tàu chiến giúp nó tiếp tục bay. Và quad copter cũng có thể trang bị lasers để lấy đi những đe dọa tầm gần, tỉ như các hỏa tiễn tầm gần đã lọt qua các phòng vệ khác của tàu.
4- Nhìn qua sức mạnh
Thân – hull tàu làm bằng avrylic siêu chắc chắn graphene bao phủ (các đặc tính ghét nước - hydrophobic cắt bớt lôi kéo đi ). “Các cửa sổ thông minh – smart windows” sẽ đổi thành trong mờ traslucent , khi một số lượng điện thế nào đó sẽ ứng vào , giúp những cái nhìn không bị cản trở các họat động tới gần . Ngòai thân chính còn có hai thân xà nách –outrigger hay armas sẽ chứa đựng các ống phóng thủy lôi .
5- Sức đẩy lén lút
Để đẩy tàu tiến tới, một lò phản ứng dung hợp- fusion reactor ( và nếu lò không thực hiện được , thì là các tua bin hiệu năng cao ) sẽ chạy các motors điện im lặng. Dreadnought sẽ là tàu chiến trên mặt biển đầu tiên có khả năng dùng đồ dằn- ballast ở các phần tàu thấp nhất dưới nước , làm cho nó khó ai dò ra bằng rađar hay tia hồng nội.
6- Phòng Họat động Chữ Viết tay Holo ( graphic ) –OP
Bên trong phòng kiểm sóat Dreadnought, các nhà chỉ huy có thể bay vọt lên ra vào chiến trận, dùng một bảng chỉ huy Viết tay . Nó có thể cung cấp một cái nhìn 3-D cho một cuộc chiến thời gian thật sự, từ bất cứ điểm lợi thế nào – trên không , ở mặt đại dương , trên đất liền hay ngay cả dưới nước .
7- Hỏa lực TRIFECTA
Trước tiên , tàu sẽ được trang bị những hỏa tiễn siêu âm có khả năng đánh gục các kẻ tấn công nào đó . Thứ hai, nó sè có các thủy lôi siêu tạo lỗ hổng –super cavitating . Những vỏ khí đẩy đi bằng rốc két - tên lữa này, di chuyễn mau lẹ đến nổi chúng bốc hơi nước quanh chúng để tạo ra một bong bóng không khí gần như không bị ma (cọ) xát. Chúng có thể đuổi theo các tàu địch ở tốc độ 330 + hải lý (dặm biển ) . Thứ ba, một cà nông trên đường rầy – rail gun có thể bắn đi những đạn xa đến hàng trăm dặm , tương tự các hỏa tiễn tầm xa ngày nay .
((chiếu theo Khoa học phổ thông- Popular Science , số Giêng – Hai năm 2016)
Không rỏ số phận Dreadnought 50 có hẩm hiu hai tàu chiến “Prince of Wales- Thái Tử Anh “ Và “ Repulse - Đẩy Lui” hải quân Anh cho là vô địch trong thời gian 1942 -45 ( ? ) phòng thủ vùng Singapore, lại bị các máy bay phóng pháo” thô hào” Zerô Nhật đánh chìm ở gần hải phận Singapore sau đó , lúc lục quân Nhật tiến chiếm hải cảng thuộc địa Anh này .
II- Lý do Hoa Kỳ bải bỏ Dự Án “ Theo Dấu Chánh Xác Hệ Thống Không Gian”
Các nhà đề nghị dự án “ Theo Dấu Chánh Xác Hệ Thống Không Gian- Precision Tracking Space System”. PTSS , tỉ như đại tướng Giám đốc Cơ quan Hỏa tiễn Phòng vệ Patrick J. O‘ Reilly nói rằng PTSS biểu hiện “ một khả năng chưa hề có” để bảo vệ Hoa Kỳ và các đồng minh chống lại một tấn công hạt nhân, từ những nước như Bắc Hàn và Iran . Một tay ủng hộ then chốt của quốc hội Hoa Kỳ cũng mô tả PTSS là một khẩn thiết cho nước nhà .
Mạng lưới dự tính này là 9 đến 12 vệ tinh , bay trên qủi đạo cao của Xích đạo sẽ dò ra mọi hỏa tiễn phóng đi và theo dõi vỏ khí chiến tranh đang bay với một độ chánh xác lớn . Nó đủ khả năng xé rời các hỏa tiễn thật sự từ các nhữ mồi – decoys , nghĩa là một khả năng có tính chất lẫn tránh tên gọi là “ Sáng suốt phân biệt -discrimination” . Nó sẽ giúp hướng dẫn các chận bắt hỏa tiễn của Hoa Kỳ, để phá hủy các đầu đạn chiến tranh đang tới. Và nó làm như vậy chỉ tốn một phân số của những thể thức thay thế. Căn cứ trên các hứa hẹn này , chánh quyền Obama và Quốc Hội đã bỏ ra 230 triệu $ - đô la Mỹ để họa kiểu và công trình công nghệ cho PTSS khởi đầu năm 2009 . Nhưng 4 năm sau, ngày1 tháng10 năm 2013, chánh phủ Hoa Kỳ Obama, lặng lẽ giết chết chương trình , trước khi phóng đi được một hỏa tiễn duy nhất.
Cơ quan Phòng vệ Hỏa tiễn nói rằng PTSS ngã gục vì các trắc trở ngân sách . Nhưng thật sự chương trình bị chấm dứt , khi các chuyên viên ngòai Cơ quan qui định là tòan thể ý niệm đã sai lầm không hy vọng sửa chửa nổi và tuyên bố của những tay đề xướng cũng sai bét . Đây là sai lầm mới nhất của một dây dài sai lầm tốn kém của Cơ quan Hỏa tiễn. Báo LA Times, ngày 27 tháng chạp năm 2015,đã duyệt xét hàng trăm trang trần tình quốc hội và các ghi chép khác của chánh phủ và phỏng vấn các nhà khoa học lảnh đạo cùng những ai quen thuộc chương trình PTSS. Sau đây là những khám phá của LA Times :
· Ỏ qủi đạo trên xích đạo chúng , các vệ tinh sẽ mù qúang đối với các đầu đạn bay trên Bắc Cực , một trong những lối đi cho hỏa tiễn từ Iran hay Bắc Hàn, ở vĩ tuyến 35 độ và 490 độ phía Bắc Xích đạo.
· Đối với cả 12 vệ tinh, hệ thống không thể nào cung cấp theo dấu liên tục xuyên qua Bắc Bán Cầu, như hứa hẹn. Phải cần đến ít nhất gấp đôi ( 24 ) vệ tinh mới theo dấu liên tục được
· PTSS không còn phân biệt đáng tin cậy giữa các đầu đạn chiến tranh với các
nhữ mồi và mảnh vụn không tai hại gì cả .
. Phí tổn Cơ quan Phòng vệ Hỏa tiễn ước lượng là 10 tỉ đô la trong vòng 20 năm đã bị vượt xa . Làm PTSS sẽ tốn đến 24 tỉ đô la trong thời gian này theo một định lượng độc lập cho Ngũ Giác Đài ( bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ) và Quốc Hội .
. Ngay cả khi hệ thống hòan tất theo đúng phí tổn , nó cũng sẽ là quá dư thừa . Các vệ tinh hiện hửu và rađars có thể làm được những gì PTSS dự tính làm .
Theo David Barton, nhà vật lý học và kỷ sư rađar phục vụ Ủy Ban Viện Hàn Lâm Khoa học Quốc gia( Hoa Kỳ ) duyệt xét các chương trình phòng vệ Hỏa tiễn gồm luôn PTSS , đây là một thí dụ cái gì có thể sai lầm khi mua sắm: những số tiền to lớn đã bị hoang phí về những điều không bao giờ nên tiến tới khỏi mức nghiên cứu. Philip E . Coyle III, nguyên là gíam đốc thử nghiệm họat động và định giá cho Ngũ Giác Đài , nói rằng thất bại hòan tòan PTSS có thể tránh được, nếu ý niệm đã được hiệu đính từ lúc ban đầu. Chúng ta có thể làm như thế trên một khăn ăn. Những gì bạn cần phải làm là đưa viết chì đến tờ giấy . Thúc đẩy các phòng vệ hỏa tiễn là do các lo sợ Bắc Hàn , Iran và các quốc gia “ hung tợn “ khác có thể đánh phá Hoa Kỳ với võ khí phát hủy khối lượng. Hoa Kỳ phòng thủ chống lại tấn công hạt nhân to lớn từ Nga hay Trung Quốc, vẫn còn căn cứ trên học thuyết Chiến Tranh Lạnh- Cold War là “phá hủy tan tành chắc chắn lẫn nhau” : một ý kiến là không siêu cường nào sẽ đánh trước nhất, vì lo sợ bị tấn công trả đủa tàn khốc. Các diều hâu Quốc Phòng biện cứ là Bắc Hàn và Iran ít ổn định hơn , tiên đóan khó hơn và đe dọa các quốc gia này gây ra đòi hỏi một trả lờI khác hẳn : nghĩa là một hệ thống phòng thủ trên đất liền đủ khả năng phá hủy các hỏa tiễn đang bay .
Năm 2002, Tổng thống George W. Bush kêu gọi dàn trải mau lẹ một nghiên mộc hỏa tiễn như thế. Các họa kiểu đầu tiên đã phát triễn kể từ chánh quyền Clinton. Hệ thống Phòng vệ Nữa chừng , căn cứ trên đất đã dựng lên mau chóng ngòai trời và họat động năm 2004 . Gồm có các chận bắt rốc két , đặt tại Căn cứ Không quân Vandenberg - quận Santa Barbara county - bang California và Fort Greely - bang Alaska. Những hệ thống khác do Cơ quan Hỏa tiễn Phòng vệ ,dùng để bảo vệ các tàu Hải quân và quân lính Hoa Kỳ ở hải ngọai. Các vệ tinh dùng các máy dò tia hồng nội, để dò tìm các các lông chím tinh tế từ các hỏa tiễn phóng đi . Nhưng chúng không theo dõi được một đầu đạn chiến tranh, khi vỏ khí này tách rời khỏi rốc két phóng đi và ra khỏi khí quyễnTrái Đất , vì ký hiệu nhiệt nó quá mờ nhạt . Đây là lúc rađar bước vào . Rađar có thể theo dõi lối đi các vỏ khí chiến tranh sau khi tách rời . Nhưng mức chúng đến nơi bị độ cong của Trái Đất giới hạn, thành lỗ trống ra đar không bao phủ nổi. Các máy dò tia hồng nội tân tiến này, theo các chức quyền chóp bu ở Cơ Quan Phòng vệ Hỏa tiễn và văn phòng bộ trưởng Quốc Phòng cũng như các tay vận động hành lang cho công ty Northrop Grumman hổ trợ công trình công nghệ này , sẽ lượm lấy các phóng đi lẫn các phát xạ làn sóng dài rất mờ nhạt các vỏ khí chiến tranh nhả ra sau khi tách rời . Họ cũng cho biết là các máy dò này đủ khả năng sáng suốt phân biệt – discrimination ngay cả những cách ly xa xôi, phân biệt hỏa tiễn với các nhữ mồi, những cục khúc nhiên liệu rốc két đã xài rồi và các rác rưới khác . Khi có PTSS đứng nhìn , các tay ủng hộ nói là giới quân sự Hoa Kỳ sẽ khỏi cần xây đắp và thiết lập thêm nhiều rađars nữa , vì đó là một đề nghị đắt tiền và rắc rối , vài rađar phải căn cứ trên đất ngọai quốc .
( chiếu theo LA Times, ngày 27 tháng chạp năm 2015)
Vụ này là chúng tôi nhớ đến hàng rào điện tử ( hình như gồm có máy dò- sensors không rỏ có phải là tia hồng nội không ? ) vào đầu thập niên 1960, bộ trưởng Quốc Phòng Mc Namara cam đoan là sẽ dò ra hết mọi xâm nhập quân Bắc Việt ở biên giới Việt Miên Lào, đặc biệt ở các tỉnh Tây Nguyên và Mỹ sẽ thả bom phá tan tành hết. Sự thật , các máy dò này chỉ thâu nhận các cử động , vết chân trâu Thượng ( ? ) , Việt Bắc lùa qua để các máy dò ghi nhớ đưa về cho Mỹ , và xâm nhập mỗi ngày mỗi tăng theo đường Mòn Hồ Chí Minh, sau đó !
(Irvine , Nam Ca li, ngày 30 tháng 12 năm 2015)
Còn tiếp phần 2