9/7/2015
Con em nước nhà tưởng cũng nên biết :
Lực xô đẩy quyền uy - sức mạnh mềm
của Trung Quốc ngày nay
GS Tôn thất Trình |
PHẦN II
Các bài học Tàu
Một vỏ khi khác trong kho đạn Trung Quốc là giáo dục. Hiện nay có khỏang 300 000 sinh viên ngọai quốc đng học tại các viện đại học Tàu (đa số học ngôn ngữ Tàu; bao nhiêu sinh viên từ Việt Nam ? ) chưa kể một số ở các đại học chuyên nghiệp - dạy nghề . Mỗi năm Ủy Ban Học Bổng Trung Quốc cấp chừng 200 000 học bổng cho sinh viên ngọai quốc ( bao nhiêu cho Việt Nam ? ) . Các bộ Trung Quốc , trong lúc đó , lại quản trị một lọat môn học cho các chức quyền , nhà ngọai giao, và nhân viên quân sự từ các nước đang mỏ mang , chậm tiến . Những lớp này dạy sinh viên trau dồi lành nghề - hiểu biết và cũng cố gắng chiếm tâm can và trí óc họ .
Tuy nhiên ,các viện đại học Tàu vẫn chưa lọt được vào hàng ngũ thượng lưu thế giới. Chỉ mới có ba viện lục đia Trung Quốc là Bắc Kinh - Peking , Thanh hoa - Tsinghua, Phúc Đan? - Fudan kể tên ở Thời báo Đại học- Times Higher Education ghi danh 100 đại học xấp hàng đầu thế giới ( trong đó không có Viện đại học Việt Nam nào cả, chứng tỏ đại học VN cần cải tiến nhiều hơn nữa) . Vướng víu với danh tiếng hàn lâm thật là nghiêm trọng. Đảng Cọng Sản Tàu- CCP vẫn tiếp tục giới hạn tư tưởng tự do và điều nghiên, đặc biệt về khoa học nhân văn- humanities và khoa học xã hội. Các viện đại học Tàu đầy rãy chủ nghĩa bạn bè chí thân – nối khô -cronyism, thư ủy nhiệm giả-false credentials, ăn cắp - đạo văn - plagiarism, và ăn trộm tài sản trí tuệ. Sáng kiến, theo chánh phủ Tàu là một ưu tiên kinh tế hàng đầu, đòi hỏi thám hiểm trí thức, điểm cuối cùng mở toang để ấp nở, nhưng giáo dục sư phạm Tàu vẫn chưa thóat khỏi nhấn mạnh lịch sử là học nhớ như vẹt - rote memorization và kiểm duyệt.
Các viện Khổng Tử Trung Quốc , những trung tâm phụ trách dạy tiếng Tàu và văn hóa Tàu ở ngọai quốc là một thành phần then chốt khác trong cố gắng xây đắp giáo dục quyền lực mềm. Với 475 trung tâm họat động ở 120 quốc gia , các Viện Khổng Tử đã đặt chân trên khắp thế giới . ( tương phản lại, các Viện Goethe Đức Quốc thành lập đã lâu, chỉ có160 trung tâm trên 94 quốc gia ). Nhưng các Viện Khổng Tử đã bị chỉ trích nặng nề. Ở Hoa Kỳ và Gia Nã Đại - Canada , các giáo sư đã kêu gọi các viện đại học đóng cửa các Viện Khổng Tử hiện có và không mở thêm viện mới, vì chúng hại ngầm tự do hàn lâm . Và năm 2014 ở Bồ Đào Nha - Portugal ỏ hội nghị Nghiên cứu Tàu , các nhà Hán học - sinologists thấy bực bội khi Xu Lin - Từ, Hứa ( ? ) Lâm , giám đốc cơ quan thuộc bộ Giáo dục giám sát các Viện Khổng Tử và lệnh là các trang chương trình hội nghị nào nêu danh Đài Loan phải xé rách đi. Cũng như ở Hoa Kỳ , các đường ra mê đia và các lập pháp khắp Âu Châu nay đang quan sát chu đáo các viện Khổng Tử và Stockholm - Thụy Điển đã đóng cửa một viện này .
Tại một chiến tuyến khác , Bắc Bình đang đề xướng khẳng định văn hóa và xã hội Tàu qua thể thao, nghệ thuật tinh vi, nghệ thuật trình diễn, âm nhạc, phim, văn chương , kiến trúc và đã tiến xa. Trình diễn nghệ thuật Đế quốc Tàu quá khứ giàu sang, đã luôn luôn rất phổ thông khắp thế giới. Thật vậy, hơn 3000 năm di sản văn minh Tàu có thể là tích sản quyền lực mềm mạnh mẽ nhất . Các nghệ sĩ võ nghệ Tàu và các tay trình diễn Tàu khác , cũng hút dẫn cử tọa , những nhóm đang tăng trưởng xếp hạng giỏi thế giới nhạc sĩ cổ điển do nhà chơi pia nô Tàu Lang Lang dẫn đạo. Các phim Tàu tiếp tục tranh đấu chia phần thị trường quốc tế và các tác giả và kiến trúc sư Tàu càng thêm phổ thông hơn bao giờ hết. Năm 2012 , Mo Yan - Mộ Ngôn ? đọat giải Nobel văn chương và Wang Shu- Vương Thư ? đoạt giải Kiến trúc Pritzker. Dù rằng các đội nhà nghề bóng rỗ, đánh gậy trên băng tuyết - hockey , túc cầu- đá banh ít cạnh tranh hơn là các đội Hoa Kỳ và Âu Châu , các lực sĩ Tàu đã đọat nhiều mề đay Thế vận Hội trên nhiều lọat tranh đua rộng lớn.
Trung Quốc cũng đang tham dự điều gọi là “ ngọai giao chủ nhân - host diplomacy” , tổ chức vô số hội nghị diễn thuyết chánh phủ và không chánh phủ . Những hội nghị bí mật -conclave kích thước lớn như Diễn đàn Bao Forum cho Á châu ( là Davos Trung Quốc ) , Diễn Đàn Phát Triễn Trung Quốc, Diễn Đàn Bắc Bình, Hòa Bình Thế giới của Viện Đại học Thanh Hoa - Tsinghua, Diễn Đàn Thế giới Nghiên cứu Trung Quốc và Hội nghị tối cao- Đĩnh Hội Suy tư Chánh sách Tòan cầu Global Think Tank Summit - đem những khuôn mặt lảnh đạo từ khắp thế giới đến Trung Quốc mỗi năm. Vài sự cố đúng là cuồng khúc , tỉ như Thế Vận Hội Bắc Bình năm 2008, Triễn lãm Thế giới năm 2010 ở Thượng Hải, và hội nghị Hợp tác Kinh tế Á Châu Thái Bình Dương năm 2014 . Năm 2016, hội đĩnh G- 20 ở Hàng Châu - Hangzhou , chờ đợi một tủ trưng bày cũng công phu như vậy.
Rồi thì còn có các chương trình trao đổi chánh phủ gia nhập . Ban Quốc tế của CCP và tố chức tiền tuyến của nó là Trung tâm Nghiên cứu Thế giới Hiện thời, triệu tập một diễn thuyết hàng năm tên gọi là “ Đối Thọai Đảng Và Thế giới” đem tới một dòng vững chắc các chánh trị và trí thức ngọai quốc ở nhiều chuyến du hành thăm viếng Trung Quốc khỏi phải trả tiền . Viện Ngọai Giao của Nhân dân Tàu có Bộ Ngọai giao gia nhập đã tham dự từ lâu những trải dài tương tự. Những chương trình như vậy, cống hiến một phương cách khôn khéo cho Đảng CCP nuôi nấng quan hệ với các nhà chính trị đang trổi dậy khắp thế giới. Trong khi đó, Cơ quan Trao đổi giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, tọa lạc ở Hồng Kông, phóng đại tiếng nói các học giả Tàu qua những trang web của họ và đề xướng những vị trí của Chánh phủ Tàu xuyên qua những trợ cấp khỏi trả tiền vay làm khảo cứu cho các thể chế Hoa Kỳ . Cho đến nay , Trung Quốc chưa cấp vốn liếng nào cho các trung tâm khảo cứu các viện đại học hay cho các chức giáo sư cả. Nếu khi nào nó làm , nó sẽ học hỏi là ở Tây Phương có nhiều giới hạn thật sự mua ảnh hưởng chánh trị ở đại học xá và khi suy tư chánh sách .
Quân sự Tàu duy trì các tổ chức phạm vi vươn tới của mình : Viện Nghiên cứu Sách lược Quốc tế của Trung Quốc và Cơ quan Trung Quốc cho Nghiên cứu Sách lược Quốc tế. Cả hai đều được tình báo quân sự gia nhập và hành động phục vụ như thể là một một vật dẫn truyền chánh yếu, mời mọc các chuyên viên an ninh ngọai quốc đến Trung Quốc . Cả hai thể chế này vừa phát thanh - phát hình và thu nhận : thêm vào giải thích vị trí Trung Quốc về các vấn đề sách lược và quân sự cho người ngọai quốc, chúng còn thu thập cách nhìn và tình báo từ các chuyên viên và chức quyền ngọai quốc .
Nhiều suy tư sách lược chánh sách ngọai giao Trung Quốc, thực hiện một chức năng đôi- kép tương tự . Quan trọng nhất gồm Các viện Quan hệ Quốc tế Hiện thời của Trung Quốc , Viện Nghiên cứu Quốctê Trung Quốc , các Viện cho Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải thảy đều dính dáng đến nhiều thành phần của Chánh phủ Tàu . Ít dính dáng hơn là Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc và Viện Hàn L âm Khoa học Xã Hội Thượng Hải, cũng hành động tương tự, nhưng trên một rạng dài vấn đề rộng lớn hơn . Năm 2009 , các người tặng dử tư thíết lập Viện Charhar Institute, tụ điểm đặc thù về cải thiện hình ảnh ngọai kiều Tàu. Cọng chung lại, tập hợp các thể chế được tài trợ nhiều này và sáng kiến mục đích sinh cường danh tiếng Trung Quốc khắp thế giới, là một di chúc cho ưu tiên Bắc Bình đặt vào cố gắng này.
Không mua được tình yêu cho tôi
Dù Trung Quốc đã chi tiêu hàng tỉ đô la- $ cho những cố gắng kể trên , vẫn chưa thấy gì chứng minh là Trung Quốc đã cải thiện hình ảnh tòan cầu của mình cả , ít nhất là những đo lường nghiên cứu công luận. Thật sự, danh tiếng Trung Quốc đã suy giảm đều đều . Một thăm dò ý kiến của BBC, năm 2014 trình bày là kể từ năm 2005, cái nhìn tích cực về ảnh hưởng Trung Quốc đã giảm bớt 14 % và 49 % trả lời nhìn Trung Quốc âm tính. Đáng ngạc nhiên, theo Dự án Thái độ Tòan cầu của trung tâm Khảo cứu Pew cho thấy, thâm thủng quyền lực mềm Trung Quốc còn rỏ rệt hơn nữa ở Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh, những vùng ai đó tưởng rằng uy tín Trung Quốc có vẽ mạnh mẽ nhất.
Dù những thành quả ít ỏi này, Bắc Bình vẫn nới rộng thêm cố gắng đồ sộ và tài guyên hầu thay đổi ý niệm tiếp nhận. Vậy chớ tại sao lại có ngắ’t rời như thế’? Câu trả lời là lề lối chánh phủ Tàu xem ngọai giao công cọng theo đúng cách Trung Quốc xây đắp xe lữa cao tốc hay hạ tầng cơ sở , bằng cách đầu tư tiền bạc và mong chờ nhìn thấy phát triễn. Điều Trung Quố’c thâ’t bại hiểu biế’t là dù rằ`ng mình có một nê`n văn hóa, nấ’u nướng và tư bản nhân sự cấ’p thế’ giới và dù một trổi dậy lạ thường kinh tế’ trong mấy chục năm vừa qua, vì hệ thống chánh trị đã lâu ngày chối bỏ phát triễn con người tự do, các cố‘ gắ’ng Trung Quốc vẫn phải đố’i đầ`u một cuộc chiế’n lên dố’c khó khăn .
Quyền uy mềm không thể mua đuợc. Phải kiếm được . Và kiếm được tốt nhất là khi các công dân tài ba của xã hội được phép tương tác trực tiê’p với thế’ giới, hơn là bị chức quyền kiểm sóat . Đố’i với Trung Quố’c, điề`u này có nghĩa là phải nới lỏng các kiềm hảm hà khắc trong nước và giảm bớt cố gắng kiểm sóat dư luận ngòai nước . Chỉ khi đó, Trung Quốc mới khai thác được dự trữ to lớn quyề`n lực mềm chưa thực thi .
( Irvine, Nam Ca Li- Hoa Kỳ, ngày 3 tháng 7 năm 2015 )